intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội cướp tài sản, trên cơ sở tình hình thực tiễn tại tỉnh Bắc Ninh, học viên đã đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng tội cướp tài sản. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ HỮU HIỂN TỘI CƯỚP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ HỮU HIỂN TỘI CƯỚP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ HỮU DU Hà Nội - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá học và luận văn thạc sỹ Luật học của mình, trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy cô trong Học viện Khoa học xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ Luật học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Hữu Du đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tạ Hữu Hiển
  5. MỤC LỤC Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN ............................................................................... 5 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội cướp tài sản .............................................. 5 1.2. Dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội cướp tài sản ................................... 7 1.4. Phân biệt tội cướp tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác ........... 16 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 24 Chương 2 THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TẠI TỈNH BẮC NINH ..................................................................... 25 2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh .............. 25 2.2. Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội cướp tài sản tại tỉnh Bắc Ninh .......................................................................................................... 26 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 52 Chương 3 MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN ............................................................................................ 53 3.1. Một số yêu cầu nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt tội cướp tài sản ................................................................................................ 53 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản .......................................................................................... 54 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 63
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CSĐT : Cảnh sát điều tra HSST : Hình sự sơ thẩm TAND : Tòa án nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta càng phát triển, hiện đại, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì các tệ nạn xã hội cũng ngày một gia tăng và có diễn biến phức tạp. Một trong những tệ nạn xã hội đó phải kể đến là tội cướp tài sản cũng là một trong những tội phạm đã gây ra không ít những hậu quả xấu cho xã hội. Cướp tài sản là một trong những loại tội phạm nguy hiểm không những xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp mà còn có thể xâm phạm đến sức khỏe của nạn nhân. Chính vì vậy, pháp luật hình sự quy định cướp tài sản là tội phạm và những người vi phạm đáp ứng các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị áp dụng chế tài nghiêm khắc nhất là hình phạt trong đó chỉ quy định về hình phạt tước tự do là tù có thời hạn và tù chung thân. Tuy nhiên, do sự đa dạng của các hình thức cướp tài sản, nên hành vi cướp tài sản cũng rất đa dạng, việc xác định những hành vi nào cần phải xử lý hình sự không phải là việc đơn giản. Theo quy định của Bộ luật hình sự 1985, 1999 và 2015 thì hành vi cướp tài sản được coi là tội phạm nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm này xâm phạm trực tiếp tới trật tự xã hội, không tuân theo các quy tắc bắt buộc đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng. Nhà nước ta không chấp nhận để hành vi trên phát triển, bởi đó là trái với truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; đi ngược lý với chủ trương xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại với con người. Qua các phân tích một số ưu điểm, tiến bộ cũng như những điểm hạn chế, chưa hoàn thiện trong các quy định của pháp luật về tội cướp tài sản, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi BLHS 2015 đã có hiệu lực thi hành hơn 2 năm, tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng đối với Tội cướp tài sản. 1
  8. Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều khu công nghiệp trọng điểm, trường đại học và cao đẳng dạy nghề đóng trên địa bàn nên thu hút đông đảo số lượng lớn người lao động và sinh viên của các tỉnh khác đến làm việc, học tập. Sự phức tạp về thành phần, trình độ, nhận thức, phong tục, tập quán… của người lao động; kèm theo những ảnh hưởng xấu của sự chuyển đổi kinh tế, mở của thị trường, sự du nhập văn hoá thế giới khiến Bắc Ninh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là tội phạm hình sự, trong đó nổi lên là nhóm tội xâm phạm sở hữu như: tội trộm cắp, cướp giật, cướp tài sản… Xuất phát từ thực tế nêu trên, học viên đã chọn đề tài: “Tội cướp tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nội dung nghiên cứu chủ yếu về định tội danh và quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và tội cướp tài sản nói riêng, có thể nhắc tới nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như: - Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2007), Luận văn thạc sĩ luật học “Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định”; - Trần Thị Lan Anh (2013), Luận văn thạc sĩ luật học “Phòng ngừa tội cướp tài sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội”; - Nguyễn Thị Tuyết Thanh (2019), Luận văn thạc sĩ luật học: Tội cướp tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, . 2
  9. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Học viên nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội cướp tài sản, trên cơ sở tình hình thực tiễn tại tỉnh Bắc Ninh, học viên đã đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng tội cướp tài sản. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội cướp tài sản. - Phân tích, đánh giá các kết quả thực thi cũng như định tôi danh và quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự giai đoạn 2015 - 2019 tại tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật hình sự về tội phạm cướp tài sản và thực tiễn hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2015 - 2019. Địa bàn: thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh, chủ yếu là số liệu của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bắc Ninh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm, chủ chương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách hình sự và cải cách tư pháp. 3
  10. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với yêu cầu của từng vấn đề cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn, lịch sử cụ thể… để làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về tội cướp tài sản. - Ý nghĩa thực tiễn: Việc chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng tội cướp tài sản. Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tội cướp tài sản trong luận văn có giá trị tham khảo thiết thực đối với các nhà lập pháp hình sự trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự cũng như đối với cán bộ làm công tác thực tiễn trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật. Cùng đó, luận văn cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình giảng dạy hình sự và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật việt nam về tội cướp tài sản Chương 2: Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tại tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Một số yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản 4
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội cướp tài sản 1.1.1. Khái niệm * Khái niệm tội phạm Để bảo vệ đặc quyền của của giai cấp thống trị, Nhà nước đã quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với những người nào thực hiện các hành vi đó. Do đó, tội phạm mang bản chất là một hiện tượng có tính chất pháp lý. Với thuộc tính là hiện tượng mang tính xã hội - pháp lý, tội phạm luôn chứa đựng đặc tính chống lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, làm ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích chung của cộng đồng, xâm phạm tới quyền, tự do, các lợi ích hợp pháp của con người, xâm phạm tới trật tự an toàn xã hội. Nghiên cứu Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, nhà làm luật nước ta đã ghi nhận định nghĩa tội phạm tại khoản 1 Điều 8 BLHS. Đây được coi là khái niệm đầy đủ, khoa học và toàn diện nhất dưới mọi góc độ nghiên cứu khoa học luật hình sự. * Khái niệm tội cướp tài sản: Hành vi cướp tài sản được coi là tội phạm và được quy định tại Điều 168 BLHS năm 2015. Tuy được quy định và xét xử sớm như vậy nhưng trong lí luận và thực tiễn khái niệm này dưới sự mô tả hành vi khách quan vẫn còn có sự nhận thức khác nhau được quy định trong luật, cơ quan có thẩm quyền cũng không kịp thời ban hành văn bản giải thích quy định của luật, việc có 5
  12. các cách hiểu khác nhau về quy định của luật, nhất là của những người làm công tác áp dụng pháp luật trong các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm cho công tác áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn thiếu chính xác và không thống nhất, làm giảm chất lượng xét xử. Từ đó có thể hiểu, khái niệm tội cướp tài sản như sau: Tội cướp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện một trong các hành vi sau: 1) Hành vi dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản; 2) Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản; 3) Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. 1.1.2. Đặc điểm Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy tội cướp tài sản có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, tội cướp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm 02 khách thể quan trọng đó là quyền sở hữu tài sản và sức khỏe của con người. Đây là đặc điểm khá căn bản của tội cướp tài sản, bởi các tội phạm thông thường chỉ xâm phạm đến 01 khách thể. Ví dụ tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm quyền sở hữu của công dân. Tuy nhiên, tội cướp tài sản lại xâm phạm 02 khách thể, đây cũng được sử dụng làm dấu hiệu phân biệt với các tội phạm tương đồng khác. Thứ hai, tội cướp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Theo đó, khi xác định hành vi của một người phạm tội cướp tài sản thì chắc chắn lỗi của người đó là lỗi có ý trực tiếp, người thực hiện hành vi cướp tài sản với mong muốn chiếm đoạt tài sản và chắc chắn nhận thức được việc cướp, dùng 6
  13. vũ lực có thể gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của bị hại, mất mát về tài sản nhưng người phạm tội vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả trực tiếp là thiệt hại về tài sản xảy ra. Thứ ba: Hành vi cướp là hành vi trái pháp luật. Bộ luật hình sự là văn bản pháp luật duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt, theo đó, một hành vi bị coi là tội phạm và ghi nhận trong bộ luật hình sự thì chắc chắn hành vi đó mang đặc trưng là có tính trái pháp luật, xâm phạm khách thể được pháp luật hình sự. Và điều đó không ngoài trừ trong tội cướp tài sản. Thứ tư, tội cướp tài sản là tội đặc biệt nguy hiểm cho xã hội với mức khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân. Có thể thấy, tội cướp tài sản là một trong những tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội đặc biệt cao, bởi trong các tội xâm phạm sở hữu thì tôi cướp tài sản là tội phạm có mức khung hình phạt cao nhất có thể lên đến tù chung thân. 1.2. Dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội cướp tài sản 1.2.1. Dấu hiệu pháp lý Tội cướp tài sản được cấu thành khi thỏa mãn đủ 04 yếu tố: mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, khách thể của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Cụ thể: 1.2.1.1. Về mặt khách quan Tội cướp tài sản được thể hiện bởi một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong đó: + Hành vi dùng vũ lực: Hành vi dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội như 7
  14. dao, súng... trợ giúp) tác động đến thân thể người bị tấn công (thường là người chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, trông coi tài sản) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành động tấn công tác động vào cơ thể của người bị tấn công (như: Đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém...) có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công tức (làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị chết) và làm cho họ mất khả năng chống cự lại nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể (không có tỷ lệ thương tật) hoặc công khai để cho người bị tấn công biết. Xét mối quan hệ sở hữu, thì tài sản bị chiếm đoạt có thể là tài sản của người bị tấn công hoặc của người khác nhưng người bị tấn công thường là người đang trực tiếp quản lý tài sản hoặc cá biệt người bị tấn công không có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng có thể làm cản trở việc chiếm đoạt của người phạm tội. + Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói đe doạ (dọa giết chết, dọa gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ) hoặc hành động đe dọa (dí dao, súng vào người) hoặc và thường là kết hợp cả hai (có lời nói, cử chỉ đe doạ và kèm theo công cụ, phương tiện trợ giúp) dọa sẽ dùng ngay tức thì vũ lực nếu người bị tấn công (người chủ tài sản người quản lí tài sản, người thân của người chủ tài sản...) chống cự lại để buộc người bị tấn công phải sợ và tin rằng nếu không đưa tài sản thì tính mạng, sức khỏe sẽ bị nguy hại. Ví dụ: dí dao vào cổ, dí súng vào người yêu cầu người bị hại giao ngay tài sản nếu không sẽ bị đâm, bị bắn ngay lập tức. Người bị tấn công không có điều kiện để chống cự cũng là dấu hiệu quan trọng cho phép phân biệt hành vi “đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” 8
  15. trong tội cướp tài sản với hành vi “đe doạ sẽ dùng vũ lực” trong tội cưỡng đoạt tài sản. + Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: là hành vi không phải là dùng vũ lực, cũng không phải là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có cách nào chống cự được (như bị trói, bị nhét giẻ vào mồm không kêu cứu được, bị nhốt vào buồng kín không thể chạy đi cầu cứu…), hoặc tuy không bị nguy hại đến tính mạng, sức khỏe nhựng không thể nhận thức được sự việc đang xảy ra. Để xác định hành vi này, trước hết phải xuất phát từ phía người bị hại phải là người bị tấn công, nhưng không phải bị tấn công bởi hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc mà bị trấn công bởi hành vi khác. Như vậy, hành vi khác mà nhà làm luật quy định trong cấu thành trước hết nó phải là hành vi tấn công người bị hại, mức độ tấn công tới mức người bị hại không thể chống cự được. - Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không. Do khách thể của tội cướp là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nên hậu quả của tội cướp tài sản có thể là thiệt hại về tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. 1.2.1.2. Mặt chủ quan của tội phạm 9
  16. Tội cướp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Theo đó, khi xác định hành vi của một người phạm tội cướp tài sản thì chắc chắn lỗi của người đó là lỗi có ý trực tiếp, người thực hiện hành vi cướp tài sản với mong muốn chiếm đoạt tài sản và chắc chắn nhận thức được việc cướp, dùng vũ lực có thể gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của bị hại, mất mát về tài sản nhưng người phạm tội vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả trực tiếp là thiệt hại về tài sản xảy ra. 1.2.1.3. Khách thể tội phạm Khách thể của tội cướp tài sản chính là quyền sở hữu hợp pháp về tài sản và quyền được bảo hộ về sức khỏe. Đây là đặc trưng riêng của tội cướp tài sản so với các tội xâm phạm sở hữu khách khi xâm phạm 02 khách thể là quyền sở hữu và sức khỏe của người khác. Trong đó khách thể trực tiếp hướng tới chính là chiếm đoạt tài sản của người khác, để đạt được mục đích trên thì người phạm tội có thể xâm phạm sức khỏe của bị hại dưới nhiều hình thức có thể là đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực ngay tức khắc. 1.2.1.4. Chủ thể của tội phạm Người phạm tội cướp tài sản phải là người đủ từ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Bởi vì, tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý và theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì có liệt kê đây là tội danh mà người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. 1.2.2. Hình phạt Điều 168 BLHS quy định 5 khung hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản như sau: 10
  17. - Quy định phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. - Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Phạm tội có tổ chức: là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong quá trình phạm tội. Trong đó có một hoặc một số người thực hành; và có thể có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. + Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%: + Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác: + Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai triệu đồng: + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ: + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: + Tái phạm nguy hiểm: - Quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 11
  18. + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. - Quy định hình phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; + Làm chết người; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Trong đó: - Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, thì tại khoản 5 Điều 168 BLHS quy định người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 BLHS, thì chuẩn bị phạm tội cướp tài sản là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. - Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 168 BLHS là người phạm tội cướp còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản./. 1.3. Những điểm mới của BLHS 2015 về tội cướp tài sản Thứ nhất: Loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi khung hình phạt. Về cơ bản khung hình phạt qui định tại Điều 133 BLHS 1999 và Điều 168 BLHS 2015 không có sự thay đổi ở các Khoản 1, 2, 3 của Điều luật: khoản 1 vẫn là mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; khoản 2 từ 7 năm đến 15 năm; khoản 3 từ 12 năm đến 20 năm. Điểm khác biệt lớn nhất về hình phạt 12
  19. được áp dụng là qui định tại khoản 4: khoản 4 Điều 133 Bộ BLHS năm 1999 qui định hình phạt tù “từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”, còn tại khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 qui định hình phạt tù “từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”. Như vậy, theo qui định của Bộ luật hình sự năm 1999, mức hình phạt cao nhất của tội Cướp tài sản là “Tử hình ”, thì đến Bộ luật hình sự năm 2015 qui định mức hình phạt cao nhất chỉ là “Tù chung thân”, hình phạt tử hình không còn được áp dụng đối với người phạm tội Cướp tài sản. Tội Cướp tài sản là một trong 07 tội danh trong Bộ luật hình sự năm 2015 được loại bỏ hình phạt tử hình (ngoài tội cướp tài sản (Điều 168) còn có 06 tội danh khác được loại bỏ hình phạt tử hình là: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 252); Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều 394) và Tội đầu hàng địch (Điều 399)). Việc loại bỏ hình phạt tử hình này là cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm hình phạt tử hình, góp phần bảo vệ quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, thể hiện tính nhân văn của pháp luật hình sự XHCN, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế đồng thời tạo cơ hội cho người phạm tội được phục thiện, tái hòa nhập cộng đồng. Thứ hai, Bổ sung và loại bỏ một số tình tiết định khung tăng nặng. Những tình tiết định khung mới được bổ sung trong tội Cướp tài sản qui định tại Điều 168 BLHS 2015 là: 13
  20. Điểm e, khoản 2: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc không có khả năng tự vệ. Điểm g, khoản 2: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Điểm c, khoản 3: Lợi dung thiên tai, dịch bệnh. Điểm d khoản 4: Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Việc bổ sung những tình tiết định khung tặng nặng này là cần thiết để răn đe cũng như xử lý nghiêm khắc những đối tượng phạm tội nhằm vào người bị xâm phạm là những người yếu thế như trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, đồng thời, thể hiện rõ hơn quan điểm xử lý đối với hành vi phạm tội có những ảnh hưởng xấu, gây tổn hại về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội,... Bên cạnh việc bổ sung các tình tiết định khung mới cụ thể, rõ ràng hơn, Điều luật đã loại bỏ một số tình tiết định khung tăng nặng được qui định tại Điều 133 BLHS năm 1999 là: Điểm g, khoản 2: : Gây hậu quả nghiêm trọng. Điểm c, khoản 3: Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Điểm c, khoản 4: Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đây là những tình tiết định khung mang tính chất định tính không rõ ràng, thiếu tính minh bạch, khi áp dụng trên thực tế đã nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, các cơ quan tố tụng và cơ quan hữu quan đã phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết, trong đó nhiều trường hợp phải tiến hành giám định, định giá và chờ kết quả mới có cơ sở định tội, định khung hình phạt, gây ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh, xử lý tội phạm. Việc loại bỏ các tình tiết định khung trên ra khỏi điều luật nhằm bảo đảm minh bạch và áp 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2