intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

137
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn khảo sát thực trạng áp dụng các quy định luật hình sự về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; nêu ra nhận xét, đánh giá về những vướng mắc, bất cập trong các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và ở cả nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ANH TUẤN TỘI ĐÁNH BẠC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỤ HÀ NỘI, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ANH TUẤN TỘI ĐÁNH BẠC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN ANH TUẤN HÀ NỘI, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực, những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Anh Tuấn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI ĐÁNH BẠC ...................................................................................... 9 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc .................................... 9 1.2. Phân biệt tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam với một số tội phạm khác ..................................................................................................................... 16 1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc từ năm 1945 đến nay....................................................................................................................... 17 1.4. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội đánh bạc ..................... 26 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ............................................................ 31 2.1. Khái quát tình hình xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây............................................................................................. 31 2.2. Định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................... 35 2.3. Định khung hình phạt tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................. 43 2.4. Quyết định hình phạt đối với tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...... 46 2.5. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai............................................................................................... 54 Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC .................................................... 57 3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội đánh bạc ..................... 57 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội đánh bạc: .. 61 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm QĐHP : Quyết định hình phạt TAND : Tòa án nhân dân THTT : Tiến hành tố tụng TNHS : Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng số vụ và bị cáo phạm tội đánh bạc bị đưa ra xét xử trong nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ......................................................................................................... 32 Bảng 2.2. Tỷ lệ tội đánh bạc trong nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 ...................................................... 32 Bảng 2.3. Tỷ lệ nhóm tội phạm đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ................................................................................. 33 Bảng 2.4. Tỷ lệ tội phạm đánh bạc đã bị xét xử theo khung hình phạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 .............................................. 33
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội đang là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt, kéo dài và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Các tệ nạn xã hội, xét về lâu dài, gây ảnh hưởng rất lớn đến cả một thế hệ tương lai, làm suy giảm giống nòi, suy giảm nền kinh tế, cản trở sự tiến bộ phát triển so với các quốc gia khác. Tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay khá đa dạng, nhưng có lẽ cờ bạc là tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay. Với xu hướng lây lan mạnh và ngày càng phổ biến, tệ nạn cờ bạc nói chung và tội phạm đánh bạc nói riêng hiện nay đang phát triển mạnh dưới nhiều hình thức tinh vi và xảo quyệt, làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội thêm phức tạp. Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – đây là vùng kinh tế phát triển mạnh và năng động nhất cả nước. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và nhiều khu công nghiệp nên có một số lượng lớn là dân ngoài tỉnh đến lập nghiệp lao động sinh sống dẫn đến tình hình trật tự trị an có diễn biến phức tạp, tội phạm về đánh bạc có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, tác động không tốt đến đời sống người dân. Có nhiều biện pháp phòng chống tệ nạn cờ bạc nói chung, tuy nhiên thực tiễn đã chứng minh các biện pháp pháp lý luôn được đánh giá là một trong các biện pháp có hiệu quả nhất trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian vừa qua cho thấy những bất cập, vướng mắc trong việc xác định một số dấu hiệu định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt đối với người phạm tội như: nhận thức pháp luật về tội phạm đánh bạc còn chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tố 1
  8. tụng, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với tội đánh bạc chưa rõ ràng, dấu hiệu tội đánh bạc trong BLHS năm 2015 có một số thay đổi nhưng cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn mới về các tội này dẫn đến thực tế áp dụng quy định về các tội này còn lúng túng. Nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ những quy định về tội đánh bạc trong BLHS năm 2015, chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quy định và áp dụng pháp luật về tội đánh bạc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như trên phạm vi cả nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Đây cũng chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Để thực hiện đề tài, học viên tham khảo nhiều công trình liên quan, trong số đó có thể kể đến: - Nhóm thứ nhất: Các Giáo trình Luật hình sự, sách về Định tội danh của các cơ sở đào tạo như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (2) Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; (3) Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (4) Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (5) Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam-Phần Các tội phạm, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; (6) Nguyễn Ngọc Hoà (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội; (7) Phạm Văn Lợi (chủ biên) (2007), Chính sách hình sự 2
  9. trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội; (8) Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; (9) Lê Văn Cảm (2018), Nhận thức khoa học về Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hoá lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; (10) Đinh Văn Quế (2017), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội; (11) Hồ Sỹ Sơn (2018), Luật hình sự so sánh, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. Các giáo trình, tài liệu nêu trên có nội dung phân tích lý luận chung về định tội danh và dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho tác giả tham khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, lý luận về định tội danh đối với tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam. - Nhóm thứ hai: Các bài viết có liên quan đến tội đánh bạc, có thể kể đến: (1) Bài viết “Điểm mới về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc và tội rửa tiền theo quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015” của tác giả Dương Tấn Thanh [39]; (2) “Truy thu tiền đánh bạc” của tác giả Đỗ Ngọc Bình [3]; (3) “Áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong tội đánh bạc” của tác giả Hồ Nguyễn Quân [30]; (4) “Hướng dẫn áp dụng tình tiết định khung tăng nặng đối với tội đánh bạc, gá bạc qua mạng” của tác giả Ngân Hà [20]; (5) “Định tội danh đối với hành vi bán lô đề” của tác giả Hà Thái Thơ [40, tr. 13]; (6) “Vướng mắc trong xác định đồng phạm tội đánh bạc” của tác giả Vũ Thị Hiền [21]; ... Những bài viết trên có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật. - Nhóm thứ ba: Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ liên quan đến tội đánh bạc có thể kể đến: (1) Khóa luận tốt nghiệp “Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt 3
  10. Nam” của tác giả Phan Thị Ngọc Quí, Đại học Luật Hà Nội, năm 2015. Trong khóa luận này, tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận của các quy định về tội đánh bạc như: lịch sử hình thành và phát triển, các dấu hiệu pháp lý, đưa ra thực tiễn áp dụng pháp luật, đề ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội đánh bạc trong BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Từ khóa luận này, giúp tác giả có được một cái nhìn khái quát về tội đánh bạc trong BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), làm cơ sở để nghiên cứu phát triển hoàn thiện luận văn. (2) Luận văn thạc sĩ “Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình” của tác giả Bùi Minh Giang, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014. Trong Luận văn này, tác giả đã đưa ra một số sai sót, vướng mắc trong áp dụng pháp luật về tội đánh bạc từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình, qua đó có những đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội đánh bạc. Luận văn này giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật về tội đánh bạc từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình từ đó gắn với thực tiễn tỉnh Đồng Nai mà Luận văn nghiên cứu, làm cơ sở đánh giá một khách quan những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật. (3) Luận văn thạc sĩ “các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hoà, tỉnh Long An” của tác giả Nguyễn Thị Kim Cương, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và đầy đủ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của các loại tội phạm về cờ bạc theo BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), trong đó có tội đánh bạc và đánh giá thực tiễn xét xử trên một địa bàn cụ thể, từ đó tác giả cũng đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm này trong BLHS Việt Nam. Luận văn này giúp tác giả có nhận thức về tội đánh bạc trong mối tương quan với các tội phạm khác về cờ bạc trong 4
  11. BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng như một số vấn đề vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện tội đánh bạc. Các kết quả nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp pháp luật hình sự về tội đánh bạc của các luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp nêu trên là tài liệu tham khảo quan trọng cho luận văn. Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu về tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam, nhận thấy: Các công trình trên đã nghiên cứu một số vấn đề về dấu hiệu pháp lý, lý luận chung về định tội danh; đề cập và đánh giá một số bất cập trong quy định và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về tội đánh bạc cũng như đưa ra được một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện tội này. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung đang nghiên cứu, đang tồn tại một số ý kiến khác nhau về định tội danh đánh bạc, các dấu hiệu định khung hình phạt. Đồng thời, các công trình trên vẫn chưa nghiên cứu, chưa phân tích cụ thể các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc theo quy định mới của BLHS năm 2015; chưa đi vào trình bày lịch sử hình thành và phát triển của tội đánh bạc một cách hệ thống; chưa phân tích được một số bất cập về các dấu hiệu định tội và một số vấn đề khác còn tồn tại trong tội đánh bạc; chưa đánh giá được vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về tội đánh bạc từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai cho nên những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội này còn hạn chế. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu và sử dụng làm Luận văn Thạc sỹ Luật học, xét về tổng thể vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn áp dụng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 5
  12. Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận của luật hình sự và thực tiễn áp dụng quy định về tội đánh bạc quy định trong BLHS năm 1999 (có đối chiếu với BLHS 2015) tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong áp dụng pháp luật hình sự cả về lý luận, thực tiễn, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự trong BLHS Việt Nam và đề xuất những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội đánh bạc tại tỉnh Đồng Nai cũng như trên toàn quốc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, đồng thời phân biệt với một số tội phạm khác có liên quan. - Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hình sự nước ta và của một số nước trên thế giới về tội đánh bạc. - Khảo sát thực trạng áp dụng các quy định luật hình sự về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; nêu ra nhận xét, đánh giá về những vướng mắc, bất cập trong các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và ở cả nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, có so sánh, đối chiếu với quy định của một số nước trên thế giới về tội đánh bạc và thực tiễn áp dụng tội đánh bạc trong hoạt động xét xử của ngành TAND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
  13. - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định, áp dụng tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp lý hình sự. - Phạm vi về thời gian: khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về tội đánh bạc của ngành TAND từ năm 2013 đến năm 2017, có lựa chọn những vụ án điển hình trong năm 2018 để đảm bảo tính cập nhật của Luận văn. - Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu các bản án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin với phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm đánh bạc nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển quy định về tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. - Phương pháp so sánh: để làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa tội đánh bạc với các tội phạm khác và đối chiếu quy định về tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam với luật hình sự của một số quốc gia khác. - Phương pháp thống kê, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để làm rõ tình hình xử lý hình sự đối với tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Phương pháp nghiên cứu điển hình, phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ những vấn đề đặt ra và những hạn chế, vướng mắc về tội đánh bạc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7
  14. 6.1. Ý nghĩa lý luận : Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về tội đánh bạc, từ đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm đánh bạc. Đồng thời đưa ra những yêu cầu, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tội đánh bạc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn : Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xây dựng hoàn thiện các quy định về tội đánh bạc và góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm này trên đại bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu của Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo của chính tác giả và cho những người có quan tâm trong quá trình công tác, học tập và nghiên cứu. 7. Cơ cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam quy định về tội đánh bạc. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội đánh bạc. 8
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc 1.1.1. Khái niệm tội đánh bạc Từ trước đến nay, đánh bạc luôn được xem là một loại tệ nạn xã hội mà chưa có giải pháp tối ưu nào đề loại trừ loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội. Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc nên từ lâu trong các văn bản pháp luật hình sự của chúng ta đã quy định đây là một loại tội phạm hình sự. Tuy nhiên, để có thể xây dựng khái niệm tội đánh bạc một cách đầy đủ và toàn diện, đòi hỏi phải nghiên cứu các định nghĩa về tội này trong các sách báo pháp lý: Theo tác giả Đinh Văn Quế trong cuốn “Bình luận khoa học chuyên sâu phần các tội phạm cụ thể” thì tội đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào [32, tr. 125]. Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) - trường Đại học Luật Hà Nội, thì tội đánh bạc “Tội đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi được thua bằng tiền hay hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào” [12, tr. 295]. Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đánh bạc được hiểu là hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật. Nghị quyết số 01/2010 ngày 22/10/2010 của HĐTP TANDTC (gọi tắt Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP) thì hành vi “đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện 9
  16. không đúng với quy định trong giấy phép được cấp [28, tr.1]. Nghiên cứu các định nghĩa trên nhận thấy, các định nghĩa trên đều có cho thấy tội đánh bạc có đặc điểm chung là hành vi tham gia trò chơi được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, các định nghĩa này mà chưa nêu bật và đầy đủ được những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm như khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành [Điều 8, BLHS 2015]. Trên cơ sở đó, tác giả có thể đưa ra khái niệm tội đánh bạc như sau: Tội đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tham gia trò chơi được thua bằng tiền hay hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào trái pháp luật, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự công cộng được quy định trong BLHS. Với khái niệm trên, chúng ta có thể chỉ ra một số dấu hiệu cơ bản của tội đánh bạc như sau: - Thứ nhất, tội đánh bạc là hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Với tư cách là một tội phạm, tội đánh bạc phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đánh bạc là căn cứ để phân biệt giữa tội đánh bạc với hành vi vi phạm pháp luật hành chính về đánh bạc. Khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 đã quy định “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”, chính vì vậy tội đánh bạc phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Đặc điểm này đòi hỏi khi hoàn thiện các dấu hiệu định tội của tội đánh bạc phải đảm bảo yêu cầu là phải thể hiện cho được tính chất nguy hiểm cho xã hội phải đáng kể. - Thứ hai, tội đánh bạc là hành vi có tính có lỗi. 10
  17. Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Lỗi của tội đánh bạc là lỗi cố ý trực tiếp, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi tham gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá và hậu quả do hành vi đó gây ra. - Thứ ba, tội đánh bạc là hành vi có tính trái luật hình sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của BLHS năm 2015 thì hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu hành vi đó “được quy định trong Bộ luật hình sự...” và Điều 2 BLHS năm 2015 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Do đó, tính trái pháp luật của tội đánh bạc thể hiện ở chỗ phải được quy định trong luật hình sự.. Có quan điểm cho rằng tội phạm có tính phải chịu hình phạt, tuy nhiên theo quan điểm tác giả đồng tình với quan điểm của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hoà: “hình phạt là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, tính phải chịu hình phạt chỉ là hệ quả của các đặc điểm nội tại và đặc điểm pháp lý của hành vi phạm tội”. 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc Tội phạm xét về bản chất chính trị xã hội, bản chất pháp lý là hiện tượng được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính trái pháp luật hình sự; xét về dấu hiệu pháp lý thì tội phạm được hợp thành từ bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. Bằng cách khái quát hóa bốn yếu tố trên đối với mỗi loại tội phạm thành các dấu hiệu đặc trưng, nhà làm luật đã thực hiện việc mô tả tội phạm và ghi nhận sự mô tả đó trong cấu thành tội phạm về loại tội tương ứng. Hay nói cách khác, cấu thành tội phạm là hình thức phản ánh tội phạm trong luật qua các dấu hiệu thuộc 11
  18. bốn yếu tố có tính chất đặc trưng, thể hiện được đầy đủ nội dung chính trị - xã hội của tội phạm. Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 BLHS năm 2015, bao gồm các dấu hiệu pháp lý như sau: a. Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Một tội phạm có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội nhưng không phải tất cả các quan hệ xã hội bị xâm hại đó đều được coi là khách thể của tội phạm, chỉ khi căn cứ vào các mặt như tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ gây thiệt hại... cho quan hệ xã hội thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì được coi là khách thể của tội phạm. Theo Luật Hình sự Việt Nam khách thể của tội đánh bạc là trật tự công cộng. b. Mặt khách quan của tội phạm Theo quy định tại Điều 321 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì hành vi khách quan của tội đánh bạc là đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật. Theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010, thì: đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc tuy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Do vậy, trong thực tế không phải mọi trường hợp cứ tham gia chơi được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội, như hình thức vui chơi giải trí mà người tham gia được thua bằng tiền hay hiện vật nhưng không bị coi là hành vi phạm tội đánh bạc (chơi lô tô, xổ số, casino,…) vì các trò chơi này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Ngoài hành vi đánh bạc, 12
  19. nếu người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thực hiện hành vi rủ rê, lôi kéo người khác tham gia cùng đánh bạc, cho thuê nhà, sà lan, tàu, thuyền,…làm nơi đánh bạc hưởng lợi nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, thì họ phải chịu TNHS về đồng phạm tội đánh bạc [28, tr. 2]. Về hành vi khách quan của tội đánh bạc có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, như: xóc đĩa, bầu cua, tổ tôm, tam cúc, số đề, cá cược, đá (chọi) gà, đua xe, cá cược,…một cách trái phép; thủ đoạn phạm tội cũng rất tinh vi. Tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ; hiện vật có thể là tài sản, như: ô tô, xe máy, nhà cửa, gia súc, hàng hóa,… Hành vi đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp: (1) Số tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; (2) Số tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của BLHS hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội quy định tại Điều 322 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. c. Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS. d. Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm là biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm, được đặc trưng bởi các dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Đối với tội đánh bạc: mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi biết rõ là đánh bạc trái phép, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi nhằm mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật. 13
  20. Dấu hiệu động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu định tội của tội đánh bạc. Như vậy, qua phân tích các dấu hiệu pháp lý tội đánh bạc, xét trong bốn yếu tố hợp thành của tội phạm, ta thấy được đánh bạc, là loại tội phạm xâm phạm trực tiếp tới trật tự công cộng, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định thực hiện việc thông qua các hành vi đánh bạc trái phép nhằm mục đích được thua, sát phạt nhau bằng tiền hoặc hiện vật với lỗi cố ý trực tiếp. 1.1.3 Cấu thành tăng nặng của tội đánh bạc theo Bộ Luật hình sự năm 2015. Điều 321 BLHS năm 2015 quy định hai khung hình phạt, cụ thể: Khoản 1 quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khoản 2 quy định phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng đối với các trường hợp: a) Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 5.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính [28, Điểm d khoản 2, Điều 1]. b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Ngày 04/9/2018, TANDTC ban hành Công văn số 196 để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật việc áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1