intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

43
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm rõ cơ sở khoa học, pháp lý của tội hiếp dâm, đánh giá thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm qua đó rút ra được những hạn chế, tìm ra những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN PHÚ TỘI HIẾP DÂM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN PHÚ TỘI HIẾP DÂM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Phú
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI HIẾP DÂM .................................................................. 8 1.1. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý tội hiếp dâm ................................................. 8 1.2. Lý luận định tội danh và quyết định hình phạt tội hiếp dâm ................... 20 1.3. Khái quát lịch sử phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm ................................................................................................ 26 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM Ở TỈNH BẮC NINH ........................................................ 43 2.1. Khái quát tình hình xét xử tội phạm hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................................... 43 2.2. Thực tiễn định tội danh tội danh tội hiếp dâm tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh .......................................................................................................... 44 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................. 53 Chương 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM ...................... 62 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự về tội hiếp dâm ............................ 62 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội hiếp dâm .... 62 3.3. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội hiếp dâm .......................................................................................................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số liệu vụ án Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bắc Ninh thụ lý về tội hiếp dâm từ năm 2015 - 2019 .................................................. 43 Bảng 2.2. Số liệu các vụ án hiếp dâm được đưa ra xét xử tại tỉnh Bắc Ninh và cả nước từ năm 2015 đến 2019 ............................................................... 45 Bảng 2.3. Số lượng bị cáo được đưa ra xét xử tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 đến 2019 phân theo địa bàn ................................................................ 45 Bảng 2.4. Số vụ án tội hiếp dâm được xét xử phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2019 .................................................................. 49 Bảng 2.5. Số liệu khung hình phạt đã áp dụng trong các vụ án hiếp dâm từ năm 2015 đến 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. ......................................... 54 Bảng 2.6. Số liệu hình phạt bổ sung đã áp dụng trong các vụ án hiếp dâm từ năm 2015 đến 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. ......................................... 55
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật hình sự Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát huy được vai trò quan trọng trong phòng, chống tội phạm, là căn cứ quan trọng để định tội danh cũng như quyết định hình phạt đối với các loại tội phạm. Hơn nữa, trong tình hình tội phạm có diễn biến khó lượng và phức tạp như hiện nay thì vao trò đó càng được thể hiện rõ hơn. Cùng với sự bùng nổ về phát triển kinh tế thì tình hình tội phạm tại Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng với thủ đoạn nguy hiểm. Trong đó, sự diễn biến phức tạp của các tội phạm về tình dục, đặc biệt là tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em là một điều đáng lưu tâm. Cùng với sự phát triển xã hội và giao lưu văn hóa, sự phát triển không ngừng của internet và mạng xã hội đã kéo theo mặt trái là sự xâm thực của những luồng văn hóa độc hại, làm ảnh hưởng và dẫn đến việc gia tăng các tội phạm về tình dục, trong đó có tội hiếp dâm. Trong những năm gần đây đã xuất hiện những vụ án xâm hại tình dục mà nạn nhân là nam giới, đặc biệt là tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em nam. Những hành vi xâm hại tình dục có những tác động khôn lường đến cả nạn nhân và gia đình nạn nhân mà còn tạo ra những dư luận xã hội tiêu cực. Hành động đó, làm tổn thương, hủy hoại tinh thần, xâm hại nghiêm trọng đến sự phát triển theo chiều hướng bình thường, lành mạnh của người bị xâm hại, tác động mạnh mẽ đến sự ổn định của gia đình họ. Ở khía cạnh xã hội, những hành vi này còn có tác động xấu đến môi trường xung quanh, gây phẫn nộ, bức xúc, nhức nhối trong dư luận [25, tr.46-47]. Năm 2009, trước tình hình tội phạm phức tạp, những hạn chế của pháp luật hình sự hiện hành thì Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Tuy nhiên, quy định của Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 1
  7. 2009) cùng với những quan điểm hiện hành về tội hiếp dâm sau nhiều năm áp dụng đã thể hiện một số điểm bất cập so với sự phát triển của xã hội, từ đó gây vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Vì thế, những vấn đề xoay quanh quy định của Bộ luật hình sự về tội hiếp dâm luôn là một đề tài tranh luận hết sức sôi nổi trên các diễn đàn khoa học, trên các báo và tạp chí. Cùng với đó, sự phát triển, hoàn thiện của Hiến pháp năm 2013 trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền công dân thể hiện sự đổi mới nhận thức, tư duy trong việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền này của người dân trên thực tế tại Việt Nam. Cùng với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mục tiêu quan trọng được nhà nước ta luôn đặt ra đó là bảo đảm quyền con người - quyền mà hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận và là một trong những thước đo sự phát triển của đất nước đó. Tội hiếp dâm với khách thể bảo vệ là quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em và phụ nữ; nhân phẩm, danh dự, sức khỏe của trẻ em, phụ nữ và trật tự an toàn xã hội. Do đó, cần phải có những công trình khoa học nghiên cứu, đánh giá và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về các tội hiếp dâm sao cho pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Cùng với sự phát triển và giao lưu văn hóa, sự phát triển không ngừng về internet và mạng xã hội giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, dễ dàng hơn trong việc tiếp thu nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, song song với đó là sự xâm thực của những luồng văn hóa độc hại, làm ảnh hưởng và suy đồi văn hóa của một bộ phận giới trẻ hiện nay, dẫn đến việc gia tăng, biến dạng các tội phạm xâm phạm về tình dục hay các tội phạm hiếp dâm được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, cần có cái nhìn tổng quát về loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình xã hội hiện nay và góp 2
  8. phần vào việc sửa đổi Bộ luật hình sự trình Quốc hội khóa XIII năm 2015 kịp thời thông qua, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta. Đặc biệt là những thay đổi trong nội dung quy định về tội phạm hiếp dâm tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã phù hợp hơn với thực tiễn tình hình tội phạm này tại Việt Nam. Việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn về tội hiếp dâm sẽ làm sáng tỏ được vai trò, tầm quan trọng và tính thực tiễn của Bộ luật hình sự năm 2015 của Việt Nam, qua đó rút ra những bài học, hạn chế nhằm đề xuất xem xét điều chỉnh phù hợp. Tỉnh Bắc Ninh được đánh giá là địa phương phát triển năng động với việc thu hút rất nhiều các doanh nghiệp FDI đầu tư và phát triển sản xuất trên địa bàn. Đi đôi với sự phát triển kinh tế là sự xuất hiện của nhiều loại hình tội phạm trên địa bàn tỉnh, trong đó có tội phạm hiếp dâm. Việc đi sâu nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ giúp đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật, rút kinh nghiệm những vấn đề còn thiếu sót trong hoạt động xét xử các vụ án về tội hiếp dâm của cơ quan xét xử. Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tội hiếp dâm đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, tác giả khác nhau và được phân tích dưới nhiều góc độ từ tội phạm học đến luật hình sự và tố tụng hình sự, có thể kể đến một số công trình khoa học tiêu biểu: Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài: Tác giả Trần Thạch Xuân (2019), Tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em từ thực tiễn xét xử tại tỉnh Vĩnh Phúc, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; tác giả Bùi Thị Yến (2019), Quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh 3
  9. Bình Định, Đại học Huế; Tác giả Nguyễn Ngọc Huyền (2018), Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội; Tác giả Bùi Thị Hằng Nga (2016), Tội hiếp dâm và tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội; Tác giả Phạm Nữ Quỳnh Trâm (2017), Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội; Tác giả Phạm Thái Hùng (2019), Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận, Luận văn Thạc sĩ thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội; Tác giả Lại Văn Giang (2019), Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội; Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh My (2019), Tội hiếp dâm theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội… Ngoài ra, tác giả nghiên cứu và phân tích các công trình nghiên cứu: Tác giả Phạm Văn Báu (2010), “Những bất cập và phương hướng hoàn thiện quy định về một số tội xâm phạm nhân phẩm của con người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, Tạp chí Luật học (01); Tác giả Đỗ Đức Hồng Hà (2010), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (08); Tác giả Bùi Thị Quyên (2012), “Bàn về một số dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm”, Tạp chí Tòa án nhân dân (23); Tác giả Dương Tuyết Miên, Bùi Thị Quyên (2013), “So sánh dấu hiệu phạm tội hiếp dâm trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành với Bộ luật hình sự của một số nước và một số kiến nghị”, Tạp chí Tòa án nhân dân (07). 4
  10. Có thể nhận thấy, đề tài về tội hiếp dâm đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả, trong đó có tác giả làm rõ các dấu hiệu pháp lý, khái niệm, đặc điểm của tội hiếp dâm. Cũng có tác giả phân tích khía cạnh định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỉnh hình tội phạm phức tạp như hiện nay thì nghiên cứu thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là cần thiết và chưa có tác giả nào nghiên cứu. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” không bị trùng lặp với các nghiên cứu đi trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm rõ cơ sở khoa học, pháp lý của tội hiếp dâm, đánh giá thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm qua đó rút ra được những hạn chế, tìm ra những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể để làm rõ các mục đích nghiên cứu như sau: Thứ nhất, phân tích lý luận về tôi hiếp dâm và các quy định cụ thể về tội hiếp dâm trong pháp luật hình sự của Việt Nam; Thứ hai, đánh giá thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm qua thực tiễn tại tỉnh Bắc Ninh, rút ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế này; Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội hiếp dâm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
  11. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định pháp luật và thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội hiếp dâm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài luận văn được nghiên cứu về tội hiếp dâm trong phạm vi ngành khoa học luật với chuyên ngành Luật hình sự. Về không gian, luận văn được nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh Về thời gian, luận văn thu thập dữ liệu và các vụ án điển hình từ năm 2016 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội phạm và hoàn thiện pháp luật đối với các tội phạm nói chung và tội hiếp dâm nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tội hiếp dâm từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp của khoa học hình sự, luật học với các phương pháp chủ yếu như phương pháp hệ thống, lịch sử; phương pháp liệt kê, so sánh; phương pháp logic và phướng pháp phân tích, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở lý luận gắn với thực tiễn đấu tranh, phòng chống các tội hiếp dâm trong Bộ luật Hình sự hiện hành để làm sáng tỏ những kiến thức cơ bản nhất cũng như chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong các quy định về loại tội phạm này, đồng thời đưa ra quan điểm, làm sáng tỏ về những vấn đề 6
  12. gây tranh cãi xoay quanh nội dung của tội phạm hiếp dâm góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận về một tội phạm cụ thể - tội hiếp dâm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ vững chắc quyền con người, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà làm luật tham khảo để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện sách pháp luật và nâng cao hiệu quả chính sách, pháp luật về tội hiếp dâm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật ở bậc cao đẳng, đại học hoặc sau đại học về tội phạm cụ thể là tội hiếp dâm. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm; Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hiếp dâm ở tỉnh Bắc Ninh; Chương 3. Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm 7
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI HIẾP DÂM 1.1. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý tội hiếp dâm 1.1.1. Khái niệm tội hiếp dâm Để tìm hiểu nội dung của tội phạm hiếp dâm, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm tội hiếp dâm. Theo từ điển tiếng Việt thì “hiếp dâm” được hiểu là “dùng sức mạnh để cho thỏa mãn sự dâm dục” [19, tr.345], còn theo Từ điển bách khoa thì “hiếp dâm” được hiểu là “dùng sức mạnh cưỡng bức người khác để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình” [34, tr.421]. Hai khái niệm nêu trên đều giải thích “hiếp dâm” theo một hành động có tính chủ đích và cưỡng chế đối với một cá nhân khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Theo quan điểm của các nhà khoa học tại Trường Đại học Luật Hà Nội thì khái niệm tội hiếp dâm được định nghĩa trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm, quyển 1) (2014) là: hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân [31, tr.116]. Còn theo quan điểm của TANDC thì: “hiếp dâm là hành động bắt buộc người phụ nữ phải chịu sự giao cấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn của người đó bằng cách dùng bạo lực về thể chất, hay là uy hiếp về tinh thần, hay là lợi dụng hoặc gây ra tình trạng không thể tự vệ hoặc biểu lộ ý chí của người đó” [20]. Đây cũng chính là quan niệm về giao cấu truyền thống, được sử dụng cho khái niệm “giao cấu” trong quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999 và áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử tội hiếp dâm. 8
  14. Đến nay, trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141. Theo khoản 1, Điều 141 bộ luật này thì “tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân” [23]. Theo quan điểm cá nhân, tác giả đồng ý với định nghĩa tội hiếp dâm theo Bộ luật Hình sự năm 2015 vì nó đầy đủ, rõ ràng, đưa cả các hành vi quan hệ tình dục khác cũng là hiếp dâm là phù hợp với lí luận và thực tiễn tình hình tội phạm xâm hại tình dục nói chung và tội phạm hiếp dâm nói riêng. Để hiểu rõ hơn về nhận định này, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích những dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm theo Bộ luật Hình sự năm 2015 và có sự so sánh với quy định tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 1999. 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của của tội hiếp dâm 1.1.2.1. Khách thể của tội hiếp dâm Khách thể của tội hiếp dâm là quyền bất khả xâm phạm về tình dục mà đối tượng tác động của tội phạm là phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong bối cảnh của giai đoạn hiện nay, khi tình hình kinh tế - xã hội đã có những thay đổi rất lớn thì không chỉ phụ nữ, trẻ em gái mà cả nam giới và trẻ em nam cũng là đối tượng có thể bị xâm phạm về tình dục và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của nam giới, trẻ em nam cũng cần được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, cần có sự thay đổi trong quan niệm về khách thể của tội hiếp dâm, để phù hợp với tình hình xã hội và diễn biến ngày càng phức tạp của tội phạm. So sánh với khách thể của tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999, khách thể của tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những thay đổi. Theo quy định tại khoản 1, Điều 141 này thì “tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực 9
  15. hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân” [23]. Theo hướng giải thích quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, nhà làm luật đưa thêm vào cấu thành cơ bản trường hợp: cùng giới giao cấu với nhau, thỏa mãn nhu cầu tình dục. Đồng thời, với những quy định mới trong pháp luật hình sự hiện hành thì đã mở rộng phạm vi các hành vi bị coi là phạm tội hiếp dâm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn tình hình tội phạm, xét xử đối với tội hiếp dâm vì hiện nay có rất nhiều hình thức quan hệ tình dục khác nhau. Như vậy, nam giới cũng có thể là nạn nhân của tội hiếp dâm. Chính vì vậy mà khách thể của tội hiếp dâm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 phải được hiểu là quyền bất khả xâm phạm về tình dục của con người mà đối tượng tác động là cả nam và nữ từ đủ 16 tuổi trở lên. 1.1.2.2. Mặt khách quan của tội hiếp dâm Nghiên cứu về khoa học hình sự, pháp luật hình sự hiện hành thì mặt khách quan của tội hiếp dâm bao gồm các dấu hiệu sau đây: Dấu hiệu thứ nhất, người phạm tội có thể có một trong các thủ đoạn (hành vi) sau: Hành vi dùng vũ lực; Hành vi đe dọa dùng vũ lực; Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; Thủ đoạn khác. Dấu hiệu thứ hai, người phạm tội hiếp dâm khi có có hành vi giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. Đồng thời, tội phạm hiếp dâm được hoàn thành khi có hành vi giao cấu với nạn nhân. Để hiểu rõ mặt khách quan của tội phạm này, cần tìm hiểu từng hành vi khách quan cụ thể: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác Dùng vũ lực là các hành vi thực hiện để buộc nạn nhân phải cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác như: Vật lộn, giữ chân tay, bịt mồm, đánh đấm, trói… Những hành vi này chủ yếu làm tê liệt sự 10
  16. kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện việc giao cấu hoặc hành vi tình dục khác. Đe doạ dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe doạ sợ hãi như: doạ giết, doạ bắn, dọa đánh… làm cho người bị hại sợ hãi phải để cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác trái với ý muốn của mình. Pháp luật hình sự hiện hành không quy định về đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, nên có thể hiểu hành vi đe doạ dùng vũ lực được pháp luật quy định ở đây bao gồm cả trường hợp đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc và trường hợp đe doạ dùng vũ lực sau đó cách một thời gian nhất định [24, tr.17-18]. Trong trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng bị giao cấu mà không thể chống cự lại được thì được gọi là hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân. Tình trạng này có thể có sẵn ở nạn nhân (nạn nhân bị bại liệt, bệnh tâm thần...) hoặc do người phạm tội tạo ra (người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc ngủ), hoặc do các nguyên nhân khách quan khác (nạn nhân bị say, bất tỉnh, ốm đau bệnh tật mà sức khoẻ yếu...). Thủ đoạn khác trong mặt khách quan của tội phạm hiếp dâm là những thủ đoạn ngoài những hành vi cụ thể đã được quy định trong cấu thành tội phạm hiếp dâm theo pháp luật hình sự hiện hành (dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân) như cho uống thuốc kích dục, lợi dụng thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân khi sự hiểu biết của nạn nhân còn hạn chế. Căn cứ vào những quy định về tội hiếp dâm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), ta thấy những thay đổi quan trọng về mặt khách quan của tội hiếp dâm, cụ thể “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân”. Chính vì vậy, so với quy định của pháp luật hình sự trước đây thì mặt khách quan của tội hiếp dâm theo quy định trong Bộ luật 11
  17. Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) gồm hai dấu hiệu: dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác và dấu hiệu giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân. Trước đây, chúng ta quan niệm hành vi giao cấu chỉ bó hẹp trong phạm vi được thực hiện giữa hai người khác giới. Quan niệm này không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà hành vi quan hệ tình dục không chỉ thực hiện tại bộ phận sinh dục của phụ nữ mà còn có thể thực hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như hậu môn, miệng. Mặt khác, quan hệ tình dục không chỉ giữa những người khác giới mà còn được thực hiện giữa những người đồng giới. Theo hướng này, các nhà làm luật khi xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015 đã đưa thêm vào cấu thành cơ bản trường hợp cùng giới giao cấu với nhau, thỏa mãn nhu cầu tình dục đồng mở rộng phạm vi các hành vi bị coi là phạm tội hiếp dâm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn vì hiện nay có rất nhiều hình thức quan hệ tình dục, đặc biệt là dùng các dụng cụ để quan hệ tình dục và quan hệ tình dục của những người đồng giới. Vì vậy, dù hiện nay chưa có văn bản mới giải thích khái niệm “giao cấu”, nội hàm khái niệm này dù không được mở rộng thì “hành vi quan hệ tình dục khác” cũng có thể bao trùm được những những hành vi này. 1.1.2.3. Chủ thể của tội hiếp dâm Theo quy định về tội hiếp dâm tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015, điều luật này đã có một sửa đổi quan trọng trong cấu thành cơ bản, đó là quy định hành vi khách quan “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân” bên cạnh hành vi giao cấu trái ý muốn. Tuy chưa có văn bản giải thích thế nào là “hành vi quan hệ tình dục khác” [23] nhưng khi giải trình quy định này trong các văn bản hướng dẫn, các nhà làm luật đã giải thích theo hướng: Đưa thêm vào cấu thành cơ bản trường hợp: cùng giới giao 12
  18. cấu với nhau, thỏa mãn nhu cầu tình dục; mở rộng phạm vi các hành vi bị coi là phạm tội hiếp dâm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn vì hiện nay có rất nhiều hình thức quan hệ tình dục, đặc biệt là dùng các dụng cụ để quan hệ tình dục và quan hệ tình dục của những người đồng giới. Như vậy, với việc mở rộng phạm vi các hành vi bị coi là phạm tội hiếp dâm thì nữ giới có thể là chủ thể của tội phạm hiếp dâm trong trường hợp quan hệ khác giới và cùng giới. Đồng thời, như đã phân tích ở trên, nữ giới cũng có thể là chủ thể của tội phạm hiếp dâm trong cả trường hợp giao cấu trái ý muốn với nam giới. Vậy nên, phải hiểu chủ thể của tội hiếp dâm, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 là chủ thể thường. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có sự thay đổi về độ tuổi của chủ thể của tội hiếp dâm. Nếu theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm theo tất cả các khung; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội hiếp dâm theo các khung tăng nặng thứ nhất, thứ hai và thứ ba (không phải chịu TNHS về tội hiếp dâm theo khung cơ bản vì đây là tội nghiêm trọng). Tuy nhiên, sang Bộ luật Hình sự năm 2015, khoản 2 Điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã có sự thay đổi: “2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:...”. Theo quy định này thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội hiếp dâm cho dù đó là tội nghiêm trọng, tức là phải chịu cả TNHS về tội hiếp dâm theo quy định của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 13
  19. 2015.Như vậy, chủ thể của tội hiếp dâm (nói chung) theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 là người từ đủ 14 tuổi trở lên [23]. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về vấn đề người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội hiếp dâm có phần không hợp lý. Bởi tội hiếp dâm theo Điều 141 khoản 1 Bộ luật Hình sự năm 2015 là tội nghiêm trọng. Việc quy định như vậy đã làm mở rộng phạm vi xử lý đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, mâu thuẫn với chính quy định ở phần tiếp theo của Điều 12 về việc người trong độ tuổi này chỉ phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều. Bên cạnh đó, việc Điều 12 quy định người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội hiếp dâm ở khoản 1 Điều 141 cũng không phù hợp với nguyên tắc “những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” quy định tại Điều 3 Công ước Liên hợp Quốc về quyền của trẻ em năm 1989, đồng thời không đáp ứng được một trong những lý do sửa đổi, bổ sung chương “tội phạm” của Bộ luật Hình sự năm 1999 là thu hẹp phạm vi tội phạm mà người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quan điểm của tác giả, không nên quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội hiếp dâm theo khoản 1 mà vẫn giữ nguyên như quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, tức là chỉ phải chịu TNHS về tội hiếp dâm theo các khoản 2, 3, 4 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 [23]. 1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội hiếp dâm Theo quy định về tội hiếp dâm trong Bộ luật Hình sự năm 1999, “lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp” [21]. Người phạm tội biết hành vi giao cấu của mình là trái ý muốn của nạn nhân nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó bằng một trong những thủ đoạn được phân tích trong phần mặt khách quan của tội phạm theo tôi là “bị hại”. 14
  20. Khi xác định lỗi của người phạm tội hiếp dâm cần xác định người phạm tội hiếp dâm có biết rõ hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác và hành vi giao cấu của mình là nguy hiểm cho xã hội và trái ý muốn của nạn nhân nhưng vẫn thực hiện vì mong muốn hành vi đó bởi vì Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm hình thức. Có thể thấy rằng Điều 111 Bộ luật Hình sự năm 1999 mô tả thái độ của nạn nhân đối với hành vi giao cấu là trái ý muốn nhưng không mô tả thái độ biết rõ của người phạm tội. Có thể mô tả thái độ biết rõ sự trái ý muốn của nạn nhân trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm nhằm thể hiện rõ dấu hiệu lỗi cố ý trực tiếp. Như vậy, cùng với việc miêu tả thái độ trái ý muốn của nạn nhân, nhà làm luật Việt Nam cũng có thể mô tả thái độ biết rõ của người phạm tội [21]. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc so sánh với quy định tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có thể thấy, về mặt chủ quan của tội phạm hiếp dâm không có gì thay đổi nhiều so với các quy định tại các bộ luật hình sự trước đây. Tội hiếp dâm vẫn được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân và người phạm tội hiếp dâm biết rõ hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác và hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác là nguy hiểm cho xã hội và trái ý muốn của nạn nhân những vẫn thực hiện vì mong muốn hành vi đó. 1.1.3. Phân biệt tội hiếp dâm với các tội danh khác Nghiên cứu về tội hiếp dâm, tác giả thực hiện so sánh tội hiếp dâm với các tội danh khác theo tổng hợp tại Bảng 1.1 dưới đây. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2