Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
lượt xem 7
download
Luận văn có mục đích đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng PLHS đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH PHONG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, NĂM 2020 HÀ NỘI - năm
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH PHONG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HỮU TRÁNG HÀ NỘI, NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, được thu thập trong thực tế, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phạm Thanh Phong
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự BLHS Bộ luật hình sự TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TCTS Trộm cắp tài sản TNHS Trách nhiệm hình sự XHCN Xã hội chủ nghĩa HVKHXH Học viện khoa học xã hội UBND Ủy ban nhân dân PLHS Pháp luật hình sự CĐTS Chiếm đoạt tài sản CTTP Cấu thành tội phạm
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 .......................................................................................................... 8 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH, QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN............................................................................ 8 1.1. Những vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản ........................................ 8 1.2. Lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản........................................................................................................... 15 Chương 2 ........................................................................................................ 23 THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI.......................................................... 23 2.1. Khái quát tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ..................................................................................... 23 2.2. Thực tiễn định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai...................................................................... 24 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai...................................................................... 35 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản .......................... 48 Chương 3 ........................................................................................................ 51 YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TẠI TAND THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI .... 51 3.1. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật về tội trộm cắp tài sản ..................................................................................................................... 51 3.2. Các giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt chính xác đối với tội trộm cắp tài sản tại TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ..................................................................................................................... 53 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 61 DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................ 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 67
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giai đoạn vừa qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Căn cứ các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh Đồng Nai nói chung, thành phố Biên Hòa nói riêng đã thực hiện nhiều giải pháp phòng chống tội phạm như: Các cấp, các ngành quan tâm sâu sát trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; Lực lượng chức năng chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an đã mở các đợt cao điểm đấu tranh, tấn công trấn áp tội phạm trên các lĩnh vực, bố trí công an chính quy về đến cơ sở. Đối với các cơ quan tố tụng đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giải quyết các vụ án, tránh để án kéo dài, tồn đọng gây bức xúc trong nhân dân. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại. Giai đoạn năm 2015 đến năm 2019, TAND thành phố Biên Hòa đã thụ lý và xét xử 2.537 vụ án, với 4.442 bị cáo phạm tội. Trong đó tội trộm cắp tài sản, không chỉ chiếm một mức độ cao trong tình hình tội phạm nói chung, mà còn có diễn biến ngày càng phức tạp, tính chuyên nghiệp ngày càng cao, đã gây nên những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học… và bất ổn trong đời sống của nhân dân. Giai đoạn năm 2015 đến năm 2019, TAND thành phố Biên Hòa đã thụ lý và xét xử 1.152 vụ án trộm cắp tài sản với 1.439 bị cáo phạm tội, chiếm 45.41% trong tổng số các vụ án đã được xét xử trên địa bàn thành phố. 1
- Quá trình giải quyết các vụ án phạm tội trộm cắp tài sản vẫn còn những hạn chế, vướng mắc trong định tội danh và quyết định hình phạt đã làm giảm hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hình sự… Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có nhiều điểm mới, tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn còn những vướng mắc. Vấn đề áp dụng những quy định của pháp luật hình sự để xử lý tội trộm cắp tài sản vẫn có những mặt nhận thức chưa được thống nhất và còn khác nhau. Các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền ban hành kịp thời. Từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn Thạc sĩ với mong muốn kiến nghị được một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản, từ đó góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng và chống tội trộm cắp tài sản tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thực tế, trong những năm gần đây có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu lý luận về pháp luật hình sự để áp dụng cho tội trộm cắp tài sản, có thể chia thành ba nhóm lớn như sau: Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu làm rõ lý luận về tội trộm cắp tài sản và lý luận áp dụng pháp luật về tội trộm cắp tài sản (lý luận định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản) như: Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 – Phần các tội phạm – Quyển 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Cao Thị Oanh (2015), Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 - Phần thứ hai - Các tội phạm, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà 2
- Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm – Quyển 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm – Quyển 1, Nxb Hồng Đức, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; … Các công trình nghiên cứu này là những thành quả đóng góp vô cùng to lớn của các tác giả, đây là nền tảng cơ bản để nghiên cứu về lý luận về tội trộm cắp tài sản, các tác giả đã phân tích, làm rõ rất nhiều vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam. Từ đó làm cơ sở quan trọng trọng việc nghiên cứu, học tập áp dụng trong thực tiễn về khoa học hình sự đối với tội trộm cắp tài sản cho tất cả các đối tượng có nhu cầu. Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật (thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt) đối với tội trộm cắp tài như: Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2016), Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội; Hoàng Thị Hoa (2016), Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn của thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội; Nguyễn Bá Vinh (2019), Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội; … Các công trình nghiên cứu này đã phân tích, làm rõ được một số vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam như: Khái niệm, đặc điểm của tội trộm cắp tài sản, các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản cũng như lịch sử hình thành và phát triển của chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó các luận văn đều đã đề cập rất kỹ thực tiễn áp dụng PLHS về tội trộm cắp tài sản tại địa 3
- phương nghiên cứu. Tuy nhiên có rất ít công trình nghiên cứu thực tiễn áp dụng PLHS về tội trộm cắp tài sản tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự (bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng) đối với tội trộm cắp tài sản như: Trần Mạnh Hà, Một số dấu hiệu đặc trưng của tội “trộm cắp tài sản” cần nhận biết khi định tội danh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 3/2007), trang. 70-77; Đỗ Lường Thiện, Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản, Tạp chí Nghề luật-Học viện tư pháp, (số 4/2017), trang. 71-73; Võ Văn Trung, Định tội danh phải phù hợp các yếu tố cấu thành tội phạm, Diễn đàn Luật sư Việt Nam, (số 7/2016), trang. 22-25; Lê Hoàng Tấn, Nâng cao chất lượng định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu, Diễn đàn Luật sư Việt Nam, (số 3/2016), trang. 21-24. Các bài viết khoa học nêu trên đã làm rõ thêm vấn đề về lý luận của tội TCTS trong PLHS Việt Nam, trong đó làm rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, phân biệt giữa tội TCTS với các tội trong chương các tội phạm xâm phạm sở hữu khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn có mục đích đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội TCTS và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng PLHS đối với tội TCTS trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ thứ nhất: 4
- - Phân tích đánh giá làm rõ một số vấn đề lý luận về tội TCTS trong BLHS Việt Nam. - Phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội TCTS trong PLHS Việt Nam, bao gồm: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội TCTS. - Phân tích làm rõ nội dung lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội TCTS. Nhiệm vụ thứ hai: - Khái quát tình hình định tội danh và quyết định hình phạt với tội TCTS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Phân tích làm rõ những kết quả đạt được trong áp dụng các quy định PLHS Việt Nam về tội TCTS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Phân tích làm rõ những tồn tại và hạn chế trong áp dụng các quy định PLHS Việt Nam về tội TCTS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhiệm vụ thứ ba: - Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của PLHS về tội TCTS. - Đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định PLHS về tội TCTS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về tội TCTS; các quy định của PLHS Việt Nam về tội TCTS và thực tiễn áp dụng PLHS đối với tội TCTS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015- 2019. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu tội TCTS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ 2015 - 2019 và trong khuôn khổ luận văn cao học này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hai hoạt động áp dụng PLHS cơ bản là định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội TCTS. Việc định tội danh diễn ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, tuy nhiên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu định tội danh trong quá trình xét xử. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Triết học Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật trong phòng chống tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê… Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao nhận thức chung cho nhân dân cũng như các tổ chức, cá nhân áp dụng pháp luật về tội TCTS trong PLHS Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong thực tiễn công tác giải quyết các vụ án TCTS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: 6
- - Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội TCTS và lý luận về định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội TCTS. - Chương 2: Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội TCTS tại TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. - Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội TCTS tại TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 7
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH, QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 1.1. Những vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản 1.1.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản Theo Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. [24, tr.24]. Theo Điều 158 BLDS năm 2015 quy định: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản theo quy định của pháp luật. [26, tr.88] Qua đó, quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu (Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản) [26, tr. 98], quyền sử dụng (Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản) [26, tr. 101] và quyền định đoạt (Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản) [26, tr. 102]. Để bảo vệ quyền sở hữu của công dân, Nhà nước có nhiều công cụ và biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là sử dụng PLHS, bằng cách quy định những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu là tội phạm và quy định các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với người thực hiện tội phạm ấy. Hành vi TCTS thuộc nhóm hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Dưới góc độ khoa học luật hình sự, hành vi "chiếm đoạt tài sản" có thể được hiểu theo định nghĩa sau: “Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển 8
- dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình”. [35, tr.184] Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về tội TCTS, cụ thể như sau: Quan điểm thứ nhất: “(Tội) trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý”. [35, tr.209] Theo định nghĩa này, nội hàm quan trọng của tội TCTS gồm hai dấu hiệu: - Hành vi lén lút - Hành vi chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý Quan điểm thứ hai: “TCTS là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội CĐTS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. [38, tr.192] Định nghĩa này cũng cho thấy các dấu hiệu: - Hành vi lén lút - Hành vi chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác - Trị giá tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng người thực hiện đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy, so với định nghĩa trên, định nghĩa này đã cụ thể hóa hơn dấu hiệu trị giá tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới phân biệt giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác. Quan điểm thứ ba: “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”. [18, tr.207] 9
- Định nghĩa này cho thấy 2 dấu hiệu: - Hành vi lén lút - Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. So với hai định nghĩa trên, định nghĩa này có sự khác biệt: Trong khi hai định nghĩa trên đều xác định tội TCTS là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý thì định nghĩa này lại định nghĩa là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Tài sản đang có người quản lý được hiểu là tài sản đó có thể thuộc sở hữu của người quản lý hoặc có thể không thuộc sở hữu của người quản lý, mà người đó chỉ được giao quản lý. Tài sản của người khác được hiểu là tài sản thuộc sở hữu của người khác chứ không thuộc tài sản của người đang đề cập đến. Tài sản đó có thể đang do chính người khác đó sở hữu quản lý hoặc có thể đang giao cho một người nào đó khác quản lý. Như vậy, có thể thấy, về cơ bản, các định nghĩa trên đều nêu được các dấu hiệu cơ bản của tội TCTS. Tuy nhiên, các định nghĩa trên chưa toàn diện vì chưa nêu đầy đủ đặc điểm của tài sản là đối tượng của tội TCTS là thuộc người sở hữu hay người quản lý hay cả hai trường hợp. Đặc điểm nổi bật của tội TCTS là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị mất tài sản, chỉ sau khi tài sản đã bị chiếm đoạt thì họ mới biết bị mất tài sản. Như phân tích ở trên, hành vi TCTS có một số đặc trưng như sau: (1). Hành vi “lén lút” Đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của tội “Trộm cắp tài sản” là hành vi “lén lút”, bởi vì không có việc lén lút thì không phải là trộm cắp. (2). Đối tượng mà tội phạm hướng tới để thực hiện hành vi “lén lút” là tài sản thuộc sở hữu của người khác hoặc đang có người quản lý 10
- Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc tài sản đang có người quản lý. Chủ sở hữu tài sản Theo pháp luật dân sự, chủ sở hữu tài sản là người có đầy đủ 3 quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định pháp luật. Có đầy đủ 3 quyền này mới là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản và được pháp luật bảo vệ. Hay nói cách khác, chủ sở hữu là người có quyền: tự nắm giữ, quản lý, chi phối tài sản theo ý mình mà không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian; có quyền khai thác các công dụng, lợi ích, giá trị của tài sản và quyết định về số phận của tài sản đó. Người quản lý tài sản Người quản lý tài sản không phải là chủ sở hữu tài sản và không có quyền định đoạt tài sản mà chỉ được chủ tài sản giao cho nắm giữ hoặc trông coi, bảo vệ tài sản. Có thể nói, trộm cắp là chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút. Từ phân tích ở trên, có thể đưa ra định nghĩa về tội TCTS cụ thể như sau: "Trộm cắp tài sản là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý bằng thủ đoạn lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác hoặc đang do người khác quản lý và theo quy định của BLHS hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự". 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản 1.1.2.1. Chủ thể của tội trộm cắp tài sản Chủ thể của tội TCTS là chủ thể thường. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội TCTS thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 173 BLHS, vì theo quy định tại khoản 2 11
- Điều 12 BLHS thì, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLHS, trong khi đó khoản 1 Điều 173 là tội phạm ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 173 là tội phạm nghiêm trọng. [18, tr. 209] 1.1.2.2. Khách thể của tội trộm cắp tài sản Khách thể của tội TCTS là quan hệ sở hữu: “tội TCTS xâm hại quan hệ sở hữu”. [45, tr.183]. Hành vi phạm tội TCTS xâm phạm đến quan hệ sở hữu, cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ tài sản đối với tài sản bị trộm cắp. [38, tr.192] 1.1.2.3. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản Hành vi khách quan của tội phạm Đặc điểm của tội TCTS là có hành vi “chiếm đoạt” bằng hình thức lén lút, thủ đoạn là lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản. Tội TCTS có thể diễn ra trong một số trường hợp đặc thù sau: - Người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản, khi có điều kiện mới lén lút chiếm đoạt tài sản. - Người phạm tội lợi dụng địa điểm đông người, như nhà ga, bến xe để chiếm đoạt tài sản của người khác. - Người phạm tội lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản nơi công cộng vì không có người trông coi. Dấu hiệu đặc trưng của tội TCTS thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách lén lút, bí mật đối với người quản lý tài sản. Trong ý thức chủ quan của người phạm tội, họ mong muốn che giấu hành vi phạm tội 12
- của mình, họ sợ người quản lý tài sản phát hiện ra hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. [38, tr.193] Hậu quả của tội phạm Tội TCTS gây ra hậu quả là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản bị chiếm đoạt do hành vi trộm cắp gây ra thường là tiền các loại, ngoại tệ, hàng hóa và các giấy tờ có giá trị thanh toán như phiếu công trái, ngân phiếu, vàng, bạc, kím khí quý, đá quý và các động sản có giá trị khác … 1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản Người phạm tội TCTS có lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện hành vi phạm tội, họ mong muốn chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân. Mục đích chiếm đoạt bao giờ cũng có trước hành vi chiếm đoạt. Do đó, có thể nói dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội TCTS là mục đích chiếm đoạt tài sản. 1.1.2.5. Hình phạt của tội trộm cắp tài sản Điều 173 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hình phạt cho tội trộm cắp tài sản, cụ thể như sau: Khung 1: Có mức hình phạt: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung 2: Có hình phạt từ 02 đến 07 năm tù. Khung 3: Có hình phạt từ 07 đến 15 năm tù. Khung 4: Có hình phạt từ 12 đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo khoản 5 Điều 173. 1.1.3. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với các tội có liên quan 1.1.3.1. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 13
- Điều 172, BLHS hiện hành quy định tội công nhiên CĐTS. Tội công nhiên CĐTS là hành vi lợi dụng chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản không có điều kiện ngăn cản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ, không dùng bất kỳ thủ đoạn nào khác như: Dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần… Điểm khác nhau cơ bản giữa tội TCTS và tội công nhiên CĐTS là hành vi TCTS được thực hiện hoàn toàn lén lút đối với chủ tài sản hoặc người người quản lý tài sản. Ngược lại, hành vi công nhiên CĐTS lại được thực hiện hoàn toàn công khai ngay trước mắt của người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản. 1.1.3.2. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cướp giật tài sản Điều 173, BLHS hiện hành quy định tội tội cướp giật tài sản. Đó là hành vi CĐTS, mà người phạm tội thực hiện một cách công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản (giật) của người khác rồi nhanh chóng tẩu thoát. Trong tội TCTS thì trị giá tài sản tối thiểu được quy định trong CTTP để làm cơ sở truy cứu TNHS, còn ở tội cướp giật tài sản thì không quy định giá trị tài sản tối thiểu, mà chỉ quy định hành vi “người nào cướp giật tài sản của người khác…” tức chỉ cần có hành vi cướp giật là phạm tội. 1.1.3.3. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Về mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Còn đối với tội TCTS thì người thực hiện hành vi phạm tội một cách lén lút để chiếm đoạt tài sản, tức chiếm đoạt tài sản mà chủ sở hữu không hề biết. 1.1.3.4. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Hành vi CĐTS của tội lừa đảo, chủ yếu dựa vào thủ đoạn gian dối, làm cho chủ tài sản tin tưởng giao tài sản sau đó chiếm đoạt một cách công khai. 14
- Tóm lại để phân biệt được tội TCTS với các loại tội khác chúng ta cần chú ý phân biệt được người phạm tội dùng phương thức, thủ đoạn nào để chiếm đoạt. Đối với tội trộm cắp thì chiếm đoạt một cách lén lút, tội cướp thì dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt, tội lừa đảo thì dùng thủ đoạn gian dối đưa ra các thông tin giả làm cho chủ tài sản giao tài sản rồi chiếm đoạt,… 1.2. Lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản 1.2.1. Lý luận định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản Đối với tội TCTS, đòi hỏi cần làm rõ các dấu hiệu đã xảy ra trong thực tiễn, đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu: - Tính chất lén lút của hành vi chiếm đoạt tài sản. - Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt. - Nhân thân của người phạm tội (Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án hay chưa, …) - Tính chất của tài sản bị chiếm đoạt (Tài sản có phải là di vật, cổ vật hay không, …) Sau khi làm rõ các vấn đề này thì sẽ đối chiếu với các dấu hiệu của CTTP để xác định sự phù hợp giữa chúng. Từ phân tích trên, có thể định nghĩa: Định tội danh đối với tội TCTS là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi tội phạm TCTS đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm TCTS đã được quy định trong khoản 1 Điều 173 BLHS. Để việc định tội danh được đúng đắn, nhận thức của người áp dụng pháp luật phải bao quát đầy đủ, chính xác, khách quan các loại yếu tố sau: - Xác định chính xác, đầy đủ các tình tiết thực tế của vụ án; 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 322 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
86 p | 76 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
80 p | 188 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 103 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận
86 p | 138 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
83 p | 133 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
84 p | 179 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
85 p | 112 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
82 p | 46 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
85 p | 60 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào Cai
81 p | 124 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
70 p | 76 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
92 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam
91 p | 54 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Hình phạt cải tạo không giam giữ từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
85 p | 61 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 39 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
88 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
76 p | 70 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn