intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng việc phân tích dựa trên vấn đề lý luận và pháp luật cũng như thực trạng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018) luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và góp ý kiến điều chỉnh một số bất cập trong luật hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG PHONG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG PHONG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIAGIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số:838.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH TUYÊN HÀ NỘI, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Luật học về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là hoàn toàn trung thực và không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu khác. Các số liệu, nội dung trình bày trong luận văn có trích dẫn nguồn gốc. Luận văn này là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo, TS. Phạm Minh Tuyên. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Phong
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 8 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành .................................. 8 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ..................................................................... 18 Chương 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......... 32 2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 32 2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 35 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .... 40 Chương 3:CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM ĐÚNG TRONG ÁP DỤNGPHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 50 3.1. Yêu cầu đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 50
  5. 3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về xử lý tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ................ 53 KẾT LUẬN................................................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông BLHS Bộ Luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CTTP Cấu thành tội phạm GTĐB Giao thông đường bộ TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiệm hình sự VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình tai nạn GTĐB và va chạm giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018 ............................................... 33 Bảng 2.2. Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ 2014 – 2018 ...................................................................... 34 Bảng 2.3. Cơ cấu hình phạt Tòa án áp dụng khi xét xử sơ thẩm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2014 - 2018...................................................................................................... 40 Bảng 2.4. Tỷ lệ bị cáo được Tòa án sơ thẩm cho hưởng án treo trên tổng số bị cáo bị xử phạt tù không quá 3 năm trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 ......................................................................................... 41
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới và phát triển đất nước, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển về hạ tầng và phương tiện giao thông đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và sự phát triển xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành thành phố thông minh, hiện đại, nghĩa tình, nhưng bên cạnh những mục tiêu đó, Thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, một trong số đó là tình hình tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng đang diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước . Theo số liệu của Ban an toàn giao thông thành phố Hồ Chí Minh, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn có những diễn biến phức tạp, tuy số vụ TNGT có giảm nhưng chưa bền vững, các trường hợp vi phạm giao thông lại tăng, số người chết vẫn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2018, trên địa bàn TP.HCM xảy ra tổng cộng 3.643 vụ tai nạn giao thông (kể cả va chạm giao thông), làm chết 702 người, bị thương 2.517 người. So với cùng kỳ năm 2017 giảm 245 vụ (giảm 6,3%), giảm 41 người chết (giảm 6,91%) và giảm 440 người bị thương (giảm 17,75%). [25] Tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là do chủ thể điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; đã để tình trạng mình say rượu, bia hay dùng các chất kích thích khác, rồi sau đó chạy quá tốc độ, còn đối với người đi bộ thì lại đi không đúng làn đường, phần đường, có khi còn chuyển hướng nhưng lại không quan sát, làm cản trở các phương tiện giao thông khác rồi dẫn đến gây ra tai nạn 1
  9. nghiêm trọng hoặc tai nạn rất nghiêm trọng, liên quan đến sức khỏe, tài sản của người khác. Trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vàcác cơ quan bảo vệ pháp luật khác đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm. Quá trình xét xử các vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nhìn chung là nghiêm minh, góp phần tích cực cho hoạt động phòng, chống tội phạm, bước đầu giảm được số vụ và số người chết, bị thương, qua đó nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước về xử lý vấn đề này. Dù vậy, xét trên phương diện thực tiễn, việc xác định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động phòng và chống tội phạm này còn để xảy ra tình trạng thụ động, thiếu cơ sở pháp lý và thiếu tính khoa học. Khi áp dụng pháp luật hình sự, một số dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ vẫn chưa được làm rõ hoặc định tội danh xử lý trách nhiệm hình sự chưa đúng quy định pháp luật với một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhằm giúp cho hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả, cần thiết các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt Công an,Tòa án, Viện kiểm sát phải có giải pháp đúng đắn, phải có cơ sở khoa học, tính pháp lý về định tội danh và xác định trách nhiệm hình sự đúng đối tượng vi phạm. Và phải có sự liên lạc, trao đổi thông tin một cách đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt các cơ quan tham mưu, cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực pháp luật. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan trọng là phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan pháp luật. 2
  10. Để vấn đề trên mang tính khả thi, người có thẩm quyền phải trang bị nền tảng pháp lý vững vàng và phải có giải pháp thiết thực cho đội ngũ cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật của Thành phố trong hoạt động đấu tranh với tội vi phạm quy định tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Namtừ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ với mong muốn làm rõ hơn những bất cập quy định trong luật hiện hành, cũng như đóng góp một số ý kiến nhỏ xung quanh việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến hiện tại đã có các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như: - Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình . Luận văn thạc sĩ luật học. - Phạm Thị Thanh Thảo (2008), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ tại tỉnh Long An, Luận văn tiến sĩ luật học. - Bùi Kiến Quốc (2001), Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, Luận văn tiến sĩ luật học. - Ngô Hoàng Huy (2010), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Luận văn thạc sĩ. 3
  11. Và các giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học gồm: - GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), Chương X: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - TS. Phạm Minh Tuyên (2014), Các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử ở Việt Nam), NXB Thanh niên. - TS. Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Bên cạnh đó, cũng đã có một số bài viết được đăng trên các tạp chí về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như: - Tạp chí Khoa học 2011 bàn về tội vi phạm GTĐB theo Bộ luật hình sự năm 2015 Lê Văn Luật (2011), Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tòa án nhân dân, tr. 10-14. - Lê Văn Meo (2013), Trần Thị H. Phạm tội quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ, Tòa án nhân dân, tr.27-28. - Mai Thế Cần (2010), Tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. Có thể thấy rằng các công trình khoa học trên đa số tập trung chủ yếu nghiên cứu về hoạt động đấu tranh đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông, chưa tập trung nêu lên thực trạng, phân tích hạn chế bất cập, nguyên nhân để đưa ra giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính thực thi và hiệu quả. 4
  12. Tôi chọn việc nghiên cứu tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh còn là vấn đề cần phải được quan tâm hơn, từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn, làm rõ hơn những bất cập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Bằng việc phân tích dựa trên vấn đề lý luận và pháp luật cũng như thực trạng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018) luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và góp ý kiến điều chỉnh một số bất cập trong luật hiện hành. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cũng như các quy định pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Nhằm phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và các loại tội phạm khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Đánh giá tình hình thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà Tòa án nhân dân thành phố Hổ Chí Minh đưa ra, thấy được những bất cập, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm này. Từ đó nêu lên các giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5
  13. Đối tượng nghiên cứu là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác giả nghiên cứu theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Không gian nghiên cứu được giới hạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu được xác định từ năm 2014 đến năm 2018. Về thực tiễn áp dụng thì tác giả nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam cùng với việc tìm thêm nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết cũng liên quan đến tội phạm này thông qua các nội dung đã được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong luận văn chỉ đề cập đến định tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan trọng hơn đó là áp dụng thật hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong phương pháp luận đó. Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề lý luận chung về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, về định tội danh và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học,lý luận gắn thực tiễn và các phương pháp khác liên quan để nghiên cứu đề tài này. 6
  14. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bao gồm các vấn đề chung vàcác vấn đề về định tội danh, trách nhiệm hình sự được áp dụng. Dựa trên việc nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan, tác giả làm sáng tỏ phần lý luận về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ cũng như đề cập đến nội dung về tội vi phạm tham gia giao thông đường bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và vai trò trong hoạt động phòng, chống xử lý tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư) các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước và các các cơ quan tại các địa phương khác sử dụng làm tài liệu tham khảo, áp dụng trong hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành. 7. Kết cấu của luận văn - Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam. - Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo đúng trong áp dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. 7
  15. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘTRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộtheo Luật hình sự hiện hành 1.1.1.Khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Trong các khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dưới góc độ Luật hình sự của các tác giả, nhà nghiên cứu khoa học. Nhằm xác định và đưa ra các yêu cầu theo pháp luật hình sự trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đầu tiên tacần làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trong Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 260 có quy định tội phạm vi phạm quy định về tham gia GTĐB được hiểu như sau: đó là việc một người có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và người này điều khiển hoặc sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; hoặc người này dẫn dắt súc vật hoặc người này thực hiện hành vi đi bộ trên đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Vậy hành vi của người điều khiển phương tiện đường bộ hoặc thực hiện hành vi như đi bộ, chăn dắt súc vật nhưng vi phạm quy định về an toàn GTĐB, sẽ là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi một cách vô ý, và người đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng của người khác. 8
  16. Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có những đặc điểm riêng và đặc điểm chung của tội phạm là: Thứ nhất, đặc điểm mang tính nguy hiểm cho xã hội: Theo quy định của BLHS thì tính nguy hiểm được hiểu là đã hoặc đe dọa gây ra hậu quả, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông thì tính nguy hiểm được hiểu là đã hoặc sẽ xâm hại đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Thứ hai: Về hành vi, đây là những hành vi không tuân thủ các quy định về tham gia giao thông đường bộ bằng cách không thực hiện hoặc không thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông. Thứ ba: Về ý chí chủ quan, được thể hiện dưới dạng lỗi vô ý thưởng được thực hiện thông qua hình thức vô ý vì tự tin và vô ý do cẩu thả. Thứ tư: Đặc điểm về chủ thể, là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự Căn cứ vào đặc điểm trên, đã có những quan điểm khác nhau về khái niệm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác” [27, tr.13]. Quan điểm này mới chỉ nêu định nghĩa hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội phạm, vì khái niệm tội phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành. 9
  17. Còn tác giả Trần Minh Hưởng lại cho rằng “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi xâm phạm những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ”[15, tr.434]. Chúng tôi cho rằng, quan điểm này khá chung chung, chưa đầy đủ và chưa nêu cụ thể hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này [15]. Đặc biệt tác giả Ngô Ngọc Thủy lại đưa ra quan điểm cụ thể hóa hơn biểu hiện của hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đã nêu tương đối đầy đủ nội dung khái niệm tội này, song vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm [40], theo đó: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB( đây là cách giải thích theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999), tức là hành vi của người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB sau đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác”. Tác giả cơ bản đồng ý với khái niệm trên, vì khái niệm trên đã bao quát được tính nguy hiểm của hành vi, chỉ ra được khách thể bị xâm hại và chủ thể vi phạm… Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cần thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của khái niệm tội phạm (chung) đã nêu trên. Do đó, tác giả luận văn đã tổng hợp và đưa ra khái niệm tội phạm này theo định nghĩa như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tức là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ (tác giả đồng thuận với nghĩa của từ “tham gia” trong BLHS năm 2015) có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, do lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng 10
  18. cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác. Do đó, tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB phải được hiểu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã tham gia GTĐB nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định trong pháp luật GTĐB cụ thể là vi phạm Luật giao thông đường bộ năm Việt Nam. Theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam thì: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm: Người điều khiển xe thô sơ, Người điều khiển xe máy chuyên dùng, Người điều khiển xe cơ giới, tham gia giao thông đường bộ. Còn người đi bộ do hành vi không chấp hành các quy định, đã có hành động đi ra lòng đường hoặc chạy qua đường một cách tự ý tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm dẫn dắt súc vật đi không đúng quy định hoặc mang theo các đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao thông gây ra hậu quả về tài sản, tính mạng, sức khỏe. 1.1.2 . Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia GTĐB. Người đi bộ hoặc dẫn dắt súc vật đi không theo đúng quy định hoặc mang theo các đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao thông gây ra hậu quả. Do đó cần xác định cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm này trong điều kiện tham gia GTĐB, như sau: * Khách thể của tội vi phạm: Được quy định là những quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, nhưng lại bị tội phạm xâm hại. Xác định khách thể của tội phạm có tầm quan 11
  19. trọng đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này. Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là An toàn công cộng, trật tự công cộng cụ thể hơn đó là an toàn giao thông, an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, có thể xác định khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB đó là vấn đề an toàn trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ, vấn đề an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân, của Nhà nước, của các chủ thể khác trong xã hội đã được xác lập”. Dù vậy, phải nhìn nhận rằng trong tất cả các hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB thì không phải hành vi nào cũng đều bị coi là tội phạm. Chỉ có hành vi vi phạm bị xử lý về hình sự khi hành vi vi phạm đó có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, mà nguy hiểm đáng kể cho xã hội tức là đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại về tính mạng người khác hoặc trong tình huống có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu hành vi đó không được ngăn chặn kịp thời. * Mặt khách quan của tội phạm Được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, sẽ là những biểu hiện của tội phạm được diễn ra trong thế giới khách quan, như là: hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khác, không bắt buộc gắn liền với hành vi phạm tội như phương tiện, công cụ, phương pháp, địa điểm, thủ đoạn hoặc hoàn cảnh phạm tội. Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ cụ thể là: - Không bằng lái xe hoặc không có giấy phép lái xe theo quy định. 12
  20. - Say do dùng các chất kích thích mạnh khác hoặc trong khi say rượu. - Cố ý không cứu giúp người bị nạn hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm. - Đi bộ dẫn dắt súc vật đi tùy tiện không theo đúng quy định hoặc đi bộ không đúng quy định làn đường. - Không chấp hành hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông hoặc người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông. - Hệ thống báo hiệu đường bộ bật lên nhưng người vi phạm đã không chấp hành đúng tín hiệu. - Không quan sát; không làm chủ tốc độ; không đi đúng làn đường; chuyển hướng xe, vượt xe, lùi xe, dừng, đỗ xe trên đường bộ không đúng quy định… - Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB chính là hậu quả. Như gây thiệt hại đến tính mạng tức là làm người khác bị thương hoặc chết, cũng như gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khoẻ người khác. Đây là hậu quả gây ra mà không gì bù đắp được. Hành vi chưa cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS nếu hành vi đó chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khoẻ người khác. Từ phân tích trên, có thể hiểu mặt khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là những biểu hiện của tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ ra thế giới khách quan. Cụ thể: - Hành vi nguy hiểm cho xã hội Hành vi chỉ được coi là tội phạm, nếu có đầy đủ các đặc điểm đã được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0