intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chủ yếu của luận văn là nghiên cứu hệ thống quan điểm, chính sách, quy định pháp luật và chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN và thực tiễn áp dụng trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ, quyền lợi NLĐ trong và sau khi CPH DNNN. Dưới góc độ so sánh, đề tài cũng đề cập đến quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện về vấn đề này ở một số nước điển hình để so sánh và rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ..…….. NGUYỄN XUÂN VINH BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN NIÊN Hà Nội, 2009
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ..…….. NGUYỄN XUÂN VINH BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN NIÊN Hà Nội, 2009
  3. MỤC LỤC TRANG Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Bảng chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ 6 DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 1.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 6 1.1.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 6 1.1.2. Phương thức tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 10 1.2. Vai trò cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với vấn đề 17 quyền lợi người lao động 1.3. Kinh nghiệm của một số nước về cổ phần hoá, bảo vệ 19 quyền lợi của người lao động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.3.1. Cổ phần hoá ở Nga 19 1.3.2. Cổ phần hoá ở Trung Quốc 20 1.3.3. Cổ phần hoá ở Hàn Quốc 22 1.3.4. Bµi häc kinh nghiÖm cho ViÖt Nam: 24 CHƢƠNG 2: BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG 28 TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC – PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. Lịch sử phát triển pháp luật về quyền lợi của người lao 28 động khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 1
  4. 2.1.1. Giai đoạn thí điểm (từ 1990 đến tháng 5/1996) 28 2.1.2. Giai đoạn mở rộng thí điểm - từ tháng 5/1996 đến tháng 30 6/1998 2.1.3 Giai đoạn triển khai (từ tháng 7/1998 đến nay) 32 2.2. Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi 41 người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành 2.2.1 Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi 41 người lao động trong quá trình cổ phần hoá theo pháp luật hiện hành 2.2.1.1 Quyền lợi của người lao động tiếp tục làm việc tại c«ng ty 42 cæ phÇn 2.2.1.2. Quyền lợi của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu 46 2.2.1.3. Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao 48 động 2.2.1.4 Quyền lợi của người lao động bị dôi dư khi cổ phần hoá 49 doanh nghiệp nhà nước 2.2.2. Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi 56 người lao động sau cổ phần hoá theo ph¸p luËt hiÖn hµnh 2.3. Thực trạng bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và 59 sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 2.3.1. Ưu điểm 59 2.3.1.1. Ưu điểm về mặt xây dựng pháp luật 59 2.3.1.2. Ưu điểm về mặt thực hiện pháp luật 60 2.3.2. Khuyết điểm 66 2.3.2.1. Khuyết điểm về mặt xây dựng pháp luật 66 2
  5. 2.3.2.2. Khuyết điểm về mặt thực hiện pháp luật 68 2.4. Nguyên nhân 75 2.4.1. Nguyên nhân của ưu điểm 75 2.4.2. Nguyên nhân của khuyết điểm 77 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ 80 QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 3.1. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, 80 chính sách pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vµ ph¸p luËt vÒ b¶o vÖ quyÒn lîi ng-êi lao ®éng 3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi 82 người lao động trong cổ phần hóa 3.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát việc tuân 84 thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và sau quá trình cổ phần hóa 3.4. Bồi dưỡng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ 88 quyền lợi người lao động của cán bộ làm công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và cán bộ quản lý tại các công ty cổ phần có vốn Nhà nước sau cổ phần hoá 3.5. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ 91 quyền lợi người lao động trong và sau cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 3.6. Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa 96 gắn với bảo vệ quyền lợi người lao động KẾT LUẬN 99 Danh mục tài liệu tham khảo 101 3
  6. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội CPH: Cổ phần hoá CPH DNNN: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước CTCP: Công ty cổ phần DNNN: Doanh nghiệp nhà nước HĐLĐ: Hợp đồng lao động NLĐ: Người lao động TTCK: Thị trường chứng khoán 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người lao động (NLĐ) trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN): - Những quyền lợi của NLĐ là những quyền cơ bản, chính đáng của NLĐ được pháp luật quy định. Bảo đảm quyền được lao động, xác lập quyền làm chủ thực sự của người lao động. Quyền được lao động là một quyền hiến định được quy định trong hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001): “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”[1]. Cổ phần hóa (CPH) còn tạo điều kiện để NLĐ góp vốn, có cổ phần trong doanh nghiệp, thông qua đó tăng cường vai trò làm chủ thực sự của NLĐ và hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của NLĐ. - Việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ cũng chính là giúp giải quyết thoả đáng chế độ chính sách cho NLĐ. NLĐ trong doanh nghiệp là người công nhân trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Do vậy họ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội. 1.2. Xuất phát từ thực trạng bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. CPH DNNN là một chủ trương đúng đã được khẳng định trong thực tế. Đó là “phác đồ điều trị” hữu hiệu để vực dậy những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang tồn tại ngắc ngoải trong nhiều năm; là biện pháp tích cực để thu hút vốn của mọi tầng lớp nhân dân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là điều kiện quan trọng nhất để xoá bỏ cơ chế chủ quản – cái nôi của cơ chế “xin – cho”. CPH là biện pháp có hiệu quả để biến những 5
  8. NLĐ làm thuê tại các DNNN thành những người đồng sở hữu thực sự; phát huy vai trò tự chủ, năng động sáng tạo của NLĐ và doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doạnh. Mặc dù CPH, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên thì nó cũng bộc lộ những mặt hạn chế như: biến một bộ phận NLĐ trở thành trắng tay [2] sau khi đã “bán lúa non” [3] cổ phiếu của mình để kiếm chút tiền chênh lệch và trở thành người làm thuê; vai trò của nhà nước, pháp luật và tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ cũng chưa được phát huy có hiệu quả. 1.3. Xuất phát từ yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay. CPH DNNN là một chủ trương đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo vệ quyền lợi NLĐ, nhất là quyền có việc làm, quyền nhân thân như danh dự, nhân phẩm. CPH có nơi, có lúc bị biến thành tư nhân hoá [4], [5], là cơ hội cho nhà quản lý doanh nghiệp “chuyển tài sản công vào tay họ một cách hợp pháp và rồi đột nhiên trở thành những người sở hữu chính của doanh nghiệp” [6]. NLĐ bị đẩy ra khỏi doanh nghiệp, bị mất việc làm, một số chế độ chính sách chính đáng của LNLĐ không được giải quyết đầy đủ. Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ là một vấn đề bức thiết được đặt ra cả trong lý luận cũng như thực tiễn, để chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước ta đến được với người dân lao động, hạn chế tham nhũng và nguy cơ bất bình đẳng trong xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích Mục đích chủ yếu của luận văn là nghiên cứu hệ thống quan điểm, chính sách, quy định pháp luật và chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN và thực tiễn áp dụng trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp 6
  9. nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ, quyền lợi NLĐ trong và sau khi CPH DNNN. Dưới góc độ so sánh, đề tài cũng đề cập đến quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện về vấn đề này ở một số nước điển hình để so sánh và rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Khái quát lý luận và thực tiễn CPH DNNN ở nước ta. - Thực trạng quy định của pháp luật và việc thực hiện bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau CPH. - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi NLĐ trong và sau CPH. 3. Tình hình nghiên cứu Bảo vệ quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH DNNN là một vấn đề đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về vấn đề này nhưng chủ yếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế. Dưới góc độ pháp luật lao động, trong phạm vi nghiên cứu khoa học tác giả thấy có: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Chế độ, quyền lợi người lao động khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước” năm 2007 của Trường Đại học Luật Hà Nội do Tiến sỹ Nguyễn Hữu Chí làm chủ nhiệm đề tài. Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài này như: - “Cổ phần hoá cần đảm bảo quyền lợi người lao động” đăng trên Việt Báo ngày 6/11/2006; 7
  10. - “Lao động dôi dư sau cổ phần hoá doanh nghiệp: Chờ một hướng đi thích hợp” báo điện tử của Bộ Tài chính (http://www.mof.gov.vn) ngày 4/12/2006; - “Cổ phần hóa: Đừng để người lao động trắng tay”, Báo người lao động, ngày 28/3/2007. - “Cổ phần hoá DNNN: Người lao động phải thật sự được hưởng lợi”, báo điện tử của Tổng công ty thép Việt Nam (http://www.vsc.com.vn), ngày 26/6/2007; - “ Về chế độ, quyền lợi người lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” của tác giả TS. Nguyễn Hữu Chí trên tạp chí nghiên cứu Lập pháp số tháng 10/2007; vvv… Và một số các bài viết khác trên các tạp chí, báo… trong các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008… Nói chung, các công trình, bài viết nói trên chủ yếu tập trung vào những khía cạnh, vấn đề cụ thể của việc cổ phần hóa và tại những thời điểm nhất định với chế độ, chính sách, quy định pháp luật cho giai đoạn đó mà chưa có sự đánh giá, tổng kết toàn diện. Đặc biệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội, mặc dù đã có sự đi sâu nghiên về vấn đề quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH của tập thể 13 tác giả, nhưng đây mới là tập hợp các chuyên đề riêng rẽ, mà chưa có sự đánh giá tổng quát và đưa ra các giải pháp toàn diện. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: từ khi có chủ trương CPH (năm 1990) đến nay. Trong đó đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN. 8
  11. - Về không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật và quá trình thực hiện về bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau quá trình CPH ở một số ngành, lĩnh vực tiêu biểu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học xã hội như: Phương pháp luận cơ bản của triết học Mác – Lênin; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường nói chung về CPH DNNN nói riêng. Các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu gồm: Phân tích, tổng hợp, so sánh, … 6. Ý nghĩa của luận văn - Góp phần khái quát quá trình CPH DNNN, hệ thống quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau CPH. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ trong và sau CPH. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cầu gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về CPH DNNN và bảo vệ quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN. - Chương 2: Bảo vệ quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN- Pháp luật, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm. - Chương 3: Một số giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN. 9
  12. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 1.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước CPH là cách nói ngắn gọn của chủ trương chuyển DNNN thành công ty cổ phần (CTCP), được đưa ra từ năm 1987 tại Điều 22 của Quyết định số 214/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới thành phần kinh tế quốc doanh, nhưng phải hơn hai năm sau đó, khái niệm về CPH mới chính thức được đề cập (tuy chưa cụ thể) tại Điều 2 Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng: “Chuyển DN quốc doanh thành CTCP với mục đích đảm bảo sở hữu về tài sản và sở hữu của nhà nước, người lao động có điều kiện thực sự làm chủ DN, huy động vốn" [7]. Đến năm 1996, tại Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ, khái niệm CPH được đề cập đầy đủ và chặt chẽ hơn: DNNN chuyển thành CTCP (hay còn gọi là CPH DNNN) là một biện pháp chuyển DN từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần trong đó tồn tại một phần sở hữu Nhà nước… Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007, CPH DNNN chính là việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 [8]. Với khái niệm này, đối tượng của CPH DNNN chỉ là DNNN có 100% vốn Nhà nước. Các loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối không phải là đối tượng của CPH. Các DNNN sau khi CPH sẽ được 10
  13. chuyển đổi thành CTCP – là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thái cổ phần. - CTCP có đặc trưng cơ bản sau: + Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. + Thành viên của CTCP (cổ đông) có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đóng góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. + CTCP có quyền phát hành cổ phiếu các loại để huy động vốn. Từ những phân tích trên, có thể hiểu CPH dưới góc độ pháp lý như sau: CPH là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển các DNNN thuộc sở hữu Nhà nước thành CTCP thuộc sở hữu của các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu. - Các hình thức cổ phần hoá DNNN: + Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. + Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. + Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. - Cổ phần hoá các DNNN nhằm các mục tiêu sau: 11
  14. + Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. + Đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và NLĐ trong doanh nghiệp. + Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Từ các mục tiêu trên, CPH DNN có những đặc trưng cơ bản sau: Một là, CPH DNNN là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ DNNN sang CTCP. DNNN sau khi đã hoàn thành CPH sẽ có địa vị pháp lý của CTCP. Khi đó tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: cơ chế pháp lý về thành lập, giải thể, phá sản, quyền và nghĩa vụ của công ty, cơ chế quản lý … đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty cổ phần (Luật Doanh nghiệp). Hai là, CPH DNNN là quá trình chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần. Nếu như trước khi CPH, toàn bộ vốn của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thì sau khi tiến hành CPH, vốn của doanh nghiệp không chỉ là của riêng Nhà nước mà còn là của các chủ sở hữu khác như: NLĐ trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Điều đặc biệt là NLĐ đã trở thành người chủ thực sự cho phần vốn góp của mình trong CTCP. Ba là, CPH DNNN là biện pháp duy trì một phần sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản suất dưới hình thức CTCP. Thực tế cho thấy khi thực hiện 12
  15. CPH DNNN, Nhà nước không chuyển tất cả các DNNN thành CTCP mà chỉ chuyển một bộ phận doanh nghiệp không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân trở thành CTCP. Hiện nay, sau khi CPH thì Nhà nước vẫn thường là một cổ đông trong doanh nghiệp. Vậy CPH DNNN ở nước ta có điểm gì khác với tư nhân hóa. Tư nhân hoá được hiểu là quá trình chuyển DNNN sang doanh nghiệp tư nhân. Tư nhân hoá có thể diễn ra ở ba mức độ sau: 1- Thay đổi một phần chế độ sở hữu của doanh nghiệp ; 2- Tự do hoá việc tham gia những hoạt động mà trước đây chỉ dành cho khu vực nhà nước; 3- Uỷ quyền kinh doanh hoặc cho phép tư nhân thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc cho tư nhân thuê các tài sản công [9]. Ta thấy, CPH DNNN ở nước ta là một hiện tượng đặc thù, khác hẳn với tư nhân hóa, thể hiện như sau: - CPH DNNN nhằm cơ cấu lại hệ thống DNNN bằng cách du nhập mô hình CTCP, có hỗn hợp sở hữu nhà nước và tư nhân để một mặt giảm bớt vốn của Nhà nước ở các ngành, lĩnh vực mà với hình thức kinh tế tư bản nhà nước sẽ tốt hơn hẳn hình thức doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước. Làm như vậy thành phần kinh tế nhà nước có thể mạnh hơn, kiểm soát được phạm vi rộng hơn mà không cần tăng vốn đầu tư của Nhà nước. - Hình thức CPH DNNN kết hợp với việc vận dụng các chính sách ưu đãi đối với NLĐ trong các CTCP được chuyển đổi từ DNNN cho thấy mục đích là tạo điều kiện cho NLĐ làm chủ và doanh nghiệp sau CPH hoạt động hiệu quả. - CPH DNNN không nhằm mục đích tư nhân hoá các doanh nghiệp này để giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà nước mà trước hết nhằm vào huy động vốn cho doanh nghiệp và ngay cả khoản tiền thu về do bán cổ phần vẫn được Nhà nước tiếp tục đầu tư vào DNNN. 13
  16. Các đặc trưng của CPH DNNN nêu trên đã làm cho CPH trở thành một giải pháp triệt để nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN, giải quyết được căn nguyên của DNNN - đó là vấn đề sở hữu. CPH được coi là “giải pháp cải cách DNNN tối ưu trong điều kiện nước ta hiện nay” [10]. Bên cạnh đó CPH DNNN là một tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, nhà nước ta phải thực hiện các cam kết quốc tế, phải bãi bỏ các loại hình bao cấp và trợ cấp, hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp trong nước trái với quy định của WTO, các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh bình đẳng với các đối tác quốc tế trên cả thị trường trong nước và thế giới [11]. Bên cạnh đó, CPH cũng là giải pháp cải cách DNNN tác động đến rất nhiều vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm như công bằng xã hội, quyền lợi cũng như việc làm, trợ cấp thất nghiệp của NLĐ… 1.1.2. Phương thức tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007 của Chính phủ và Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính [12], CPH DNNN sẽ được tiến hành theo các bước để chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP, cụ thể như sau: Bước 1. Xây dựng phương án CPH. * Thành lập Ban chỉ đạo CPH và tổ giúp việc. - Cơ quan quyết định CPH ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo CPH đồng thời với Quyết định CPH doanh nghiệp. - Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc CPH trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban chỉ đạo CPH. * Chuẩn bị hồ sơ tài liệu: 14
  17. Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Tổ giúp việc CPH, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp tiến hành: - Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến CPH. - Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau: + Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp. + Các Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê). + Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp). + Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi. + Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (kể cả các công trình đã có quyết định đình hoãn). + Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác. + Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. + Lập dự toán chi phí CPH theo chế độ quy định. * Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp: 15
  18. Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành: - Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. - Xác định giá trị doanh nghiệp: Ban chỉ đạo CPH lựa chọn (hoặc đấu thấu lựa chọn) tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho Tổ giúp việc, doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói: lập phương án CPH, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần. - Ban chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và Bộ Tài chính. Thời gian để hoàn tất các công việc nêu trên không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày chuẩn bị xong hồ sơ tài liệu đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ; không quá 60 ngày đối với các trường hợp còn lại. - Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp: Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo CPH, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải ra quyết định công bố giá trị doanh nghiệp CPH. * Căn cứ thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp lập: - Danh sách NLĐ có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để xác định số cổ phần dự kiến NLĐ được mua ưu đãi. 16
  19. - Lập danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, phân loại lao động theo các đối tượng: hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm, danh sách lao động dôi dư… * Hoàn tất Phương án CPH: Lập Phương án CPH: Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban chỉ đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập Phương án CPH với các nội dung chính sau: - Giới thiệu về công ty, trong đó mô tả khái quát về quá trình thành lập công ty và mô hình tổ chức của công ty; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 - 5 năm liền kề trước khi CPH. - Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm: + Thực trạng về tài sản (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê). + Thực trạng về tài chính, công nợ. + Thực trạng về lao động. + Những vấn đề cần tiếp tục xử lý. - Phương án sắp xếp lại lao động: + Số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp. + Số lao động tiếp tục tuyển dụng. + Số lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng. - Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo, trong đó nêu rõ: 17
  20. + Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành CTCP: sắp xếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh; đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. + Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo về sản phẩm, sản lượng, thị trường, lợi nhuận … và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, … - Phương án CPH : + Hình thức CPH và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần. + Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần bán ưu đãi cho NLĐ (kèm theo danh sách đăng ký mua cổ phần của NLĐ), số cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, số cổ phần bán cho các nhà đầu tư chiến lược (kèm theo danh sách) và số cổ phần dự kiến bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường. + Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định (đấu giá trực tiếp tại công ty, hoặc đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, hoặc đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán). - Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành. Hoàn thiện Phương án CPH. + Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp CPH, Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án CPH và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức hội nghị công nhân viên chức (bất thường). + Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến hoàn thiện phương án CPH. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2