Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
lượt xem 6
download
Việc nghiên cứu đề tài nhằm luận giải một cách khoa học cũng như xem xét, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc dẫn độ, trên cơ sở đó, đề xuất việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động dẫn độ trong quá trình giải quyết vụ án ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LY CHÕ §ÞNH DÉN §é TRONG HîP T¸C QUèC TÕ THEO LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LY CHÕ §ÞNH DÉN §é TRONG HîP T¸C QUèC TÕ THEO LUËT Tè TôNG H×NH Sù VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Ly
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH DẪN ĐỘ TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ .......................... 6 1.1. KHÁI NIỆM “DẪN ĐỘ” VÀ “CHẾ ĐỊNH DẪN ĐỘ” ............................. 6 1.1.1. Sự ra đời và khái niệm dẫn độ .................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm chế định dẫn độ ....................................................................... 13 1.2. NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỊNH DẪN ĐỘ ................................................. 20 1.2.1. Cơ sở dẫn độ ............................................................................................ 20 1.2.2. Các nguyên tắc của dẫn độ ....................................................................... 22 1.2.3. Thủ tục dẫn độ ......................................................................................... 30 1.2.4. Thẩm quyền thực hiện dẫn độ .................................................................. 32 1.2.5. Một số quy định khác về dẫn độ ............................................................... 33 1.3. PHÁP LUẬT MỘT SỐ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ DẪN ĐỘ .................................................................................. 34 1.3.1. Pháp luật Châu Âu về dẫn độ ................................................................... 34 1.3.2. Pháp luật Hoa Kỳ về dẫn độ ..................................................................... 37 Chương 2: CHẾ ĐỊNH DẪN ĐỘ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................................................................................. 39 2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DẪN ĐỘ TRƯỚC NĂM 2003 ............................................................................................... 39 2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DẪN ĐỘ TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY............................................................................. 44
- 2.2.1. Tình hình ký kết các hiệp định và quy định của pháp luật trong nước về dẫn độ.................................................................................................. 44 2.2.2. Những nội dung về dẫn độ trong các văn bản pháp luật của Việt Nam ........... 49 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẪN ĐỘ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ....... 87 3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẪN ĐỘ Ở VIỆT NAM ........................ 87 3.1.1. Tình hình thực hiện các yêu cầu dẫn độ.................................................... 87 3.1.2. Nguyên nhân hạn chế hiệu quả của hoạt động dẫn độ ở Việt Nam............ 90 3.2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH DẪN ĐỘ ......................................... 94 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng chế định dẫn độ ............................................................................... 94 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ ................................................................ 99 3.2.3. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả hoạt động dẫn độ ........................ 105 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 111
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự ĐƯQT: Điều ước quốc tế TAND: Tòa án nhân dân TNHS: Trách nhiệm hình sự TTHS: Tố tụng hình sự TTTP: Tương trợ tư pháp VKSND: Viện kiểm sát nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1. Thống kê yêu cầu dẫn độ tội phạm ở Việt Nam từ 01/07/2008 88 đến 30/06/2014
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp đe dọa đến an ninh của các quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình trên phạm vi toàn cầu. Trước tình hình đó, nhu cầu hợp tác quốc tế trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm cần phải được tăng cường, củng cố. Dẫn độ là một trong những nội dung quan trọng của hợp tác quốc tế đất tranh, phòng ngừa tội phạm và được quy định trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia, thể hiện sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Những năm gần đây ở Việt Nam các tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia có diễn biến phức tạp, theo chiều hướng gia tăng, đặc biệt xuất hiện nhiều tội phạm mới như các tội phạm về tin học, rửa tiền, tội phạm sử dụng công nghệ cao…,các cơ quan tố tụng ngày càng phải xử lý nhiều hơn các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài và các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước ngoài cũng phải xử lý nhiều vụ án hình sự liên quan đến người Việt Nam. Những điều này đã đặt ra nhu cầu hợp tác với các hoạt động hợp tác quốc tế trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nhằm nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh với tình trạng người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, qua đó, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam đã dành Phần VIII để quy định vấn đề hợp tác quốc tế, trong đó có chế định dẫn độ. Trước đó, vấn đề dẫn độ đã được quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam với một số nước. Tuy nhiên, những quy định trong các Hiệp định tương trợ còn nhiều hạn chế, một số nội dung không còn phù hợp với xu thế và thực tiễn hợp tác quốc tế như: Quy định về dẫn độ, chuyển giao tài liệu hồ sơ vụ án; Quy định việc giải quyết vấn đề quốc tịch trong lĩnh vực tư pháp; vấn đề hợp tác có đi có lại... trong đấu tranh xử lý tội phạm. Những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về dẫn độ tội phạm cũng mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa cụ thể nên khó áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan 1
- tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các hiệp định đã được ký kết còn nhiều hạn chế, thiếu các văn bản hướng dẫn cần thiết, chưa có sự quan tâm chỉ đạo của các ngành chức năng liên quan. dẫn đến tình trạng các quy định về dẫn độ ở Việt Nam còn mang nhiều tính hình thức; Năng lực, trình độ của cán bộ tiến hành tố tụng còn hạn chế là một trong những nguyên nhân làm cho việc thực thi pháp luật về dẫn độ tội phạm ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu chế định dẫn độ tội phạm không những có ý nghĩa góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, xử lý tội phạm; hội nhập quốc tế; bảo đảm quyền con người; thực hiện yêu cầu cải cách tư pháp mà còn góp phần xây dựng lý luận về hợp tác quốc tế trong khoa học pháp lý tố tụng hình sự. Vì vậy, em chọn đề tŕi “Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về dẫn độ tội phạm dưới dạng các bài tạp chí, luận văn thạc sỹ, sách tham khảo… như nghiên cứu về Hoạt động dẫn độ tội phạm theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước theo Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 05 năm 2000 của tác giả Nguyễn Ngọc Anh, nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên về “Vấn đề dẫn độ tội phạm” (Tạp chí Tòa án số 10 năm 2006), nghiên cứu của tác giả Nguyễn Giang Nam về “Dẫn độ tội phạm theo pháp luật hiện hành” (Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và pháp luật số 12 năm 2008), Luận văn thạc sỹ của tác giả Đào Thị Hà (2006) về “Vấn đề dẫn độ trong pháp luật Việt Nam”… Bên cạnh đó một số giáo trình, sách tham khảo của một số cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam như “Giáo trình Công pháp Quốc tế” do PGS.TS Nguyễn Bá Diến chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội năm 2013, “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội năm 2013, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về luật hình sự quốc tế, Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2011), NXB Chính trị Quốc gia năm 2013, “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt nam”, Nxb Công an nhân dân năm 2008 của trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã đề cập đến những nội dung cơ bản của vấn đề dẫn độ trên cơ sở các văn bản pháp luật. 2
- Tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn mới tập trung vào việc tiếp cận vấn đề và khái quát nội dung của việc dẫn độ tội phạm trên cơ sở quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước. Một số nghiên cứu chưa thể hiện được tính ứng dụng vào thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam, đồng thời chưa có nghiên cứu nào mang tính tổng thể về dẫn độ với tư cách là một chế định của luật hình sự. Vì vậy, khi nghiên cứu, luận văn sẽ xem xét một cách toàn diện những vấn đề cơ bản liên quan đến dẫn độ, đồng thời nghiên cứu thực trạng dẫn độ trên cơ sở kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả dẫn độ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm luận giải một cách khoa học cũng như xem xét, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc dẫn độ, trên cơ sở đó, đề xuất việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động dẫn độ trong quá trình giải quyết vụ án ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phân tích trên bình diện lý luận về khái niệm dẫn độ, khái niệm về chế định dẫn độ và làm rõ những nội dung của chế đình này cũng như phân biệt khái niệm dẫn độ với một số khái niệm khác như “chuyển giao người bị kết án”, “trao đổi tội phạm”, “trao trả tội phạm”… - Làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về dẫn độ; - Nêu thực trạng, phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động dẫn độ ở Việt Nam; - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động dẫn độ tội phạm. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề dẫn độ với tư cách là một chế định trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, Luật tương trợ tư pháp năm 2007 và Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới như Hàn Quốc, Ốt – xtrây – lia, Ấn Độ, Indonesia,… 3
- 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trước xu thế quốc tế hóa, việc nghiên cứu luận văn còn được thực hiện trên tư tưởng tiến bộ của nhân loại về việc đấu tranh phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp lịch sử; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp tổng kết thực tiễn. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn 5.1. Những điểm mới Luận văn thể hiện những điểm mới của việc nghiên cứu chế định dẫn độ như sau: Nghiên cứu toàn diện, có hệ thống những vấn đề pháp lý liên quan đến dẫn độ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở những hiệp ước quốc tế về vấn đề dẫn độ được ký kết giữa Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, đồng thời có sự đánh giá liên hệ với diễn biến tình hình các tội phạm có tính chất quốc tế. Nghiên cứu chế định dẫn độ trên cơ sở tương quan so sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt qua đó đóng góp kiến nghị về sự phù hợp của chế định dẫn độ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. 5.2. Đóng góp của luận văn Việc nghiên cứu sẽ làm rõ hơn, đầy đủ hơn những vấn đề lý luận về dẫn 4
- độ, giúp ta có nhận thức một cách khoa học về vấn đề; các kết quả tìm tòi, nghiên cứu có thể được ứng dụng vào hoạt động dẫn độ ở Việt Nam qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình giải quyết vụ án hình sự về các tội phạm có tính chất quốc tế. Đồng thời các kiến nghị, giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể được coi là một trong các nguồn tài liệu phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dẫn độ trên cơ sở nội luật hóa các quy định về dẫn độ của các điều ước quốc tế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo luật tố tụng hình sự Chương 2. Chế định dẫn độ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Chương 3. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dẫn độ trong tố tụng hình sự Việt Nam. 5
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH DẪN ĐỘ TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. KHÁI NIỆM “DẪN ĐỘ” VÀ “CHẾ ĐỊNH DẪN ĐỘ” 1.1.1. Sự ra đời và khái niệm dẫn độ 1.1.1.1. Sự ra đời của dẫn độ Dẫn độ được hình thành và phát triển cùng với luật quốc tế, là một bộ phận của Luật hình sự quốc tế, nó được ra đời khi có nhu cầu trao đổi về tội phạm giữa các quốc gia thông qua một thỏa ước quốc tế. Các nghiên cứu cho rằng, thời cổ đại qui chế về dẫn độ đã ra đời, khi người nước ngoài phạm tội chống lại công dân nước ngoài ở quốc gia sở tại, nơi người phạm tội cư trú. Trong thời kỳ này, đã xuất hiện các điều ước quốc tế giữa một số quốc gia về dẫn độ, chẳng hạn: Năm 1296 trước công nguyên, điều ước quốc tế về dẫn độ ở vùng Ai Cập cổ đại có nêu rõ rằng: Nếu như một ai đó chạy khỏi Ai Cập và tới quốc gia Khettôv, thì vua Khettôv sẽ không bắt giữ anh ta, mà bắt anh ta quay trở lại Ai Cập. Đặc điểm của điều ước quốc tế này thể hiện ở chỗ, vấn đề không phải chỉ là các tội phạm và thời kỳ đó, chế định dẫn độ còn đề cập tới cả người nô lệ da trắng, đặc biệt là ở Hy Lạp và đế chế La Mã. Đồng thời, có các điều ước quốc tế về dẫn độ giữa một số quốc gia thành phố của Hy Lạp [42, tr. 341]. Quan điểm này cũng được Christopher L. Blakesley khẳng định: Trong thực tế, văn bản ngoại giao được biết đến sớm nhất có chứa một phần quy định về sự lộ diện của những kẻ trốn chạy. Đó là Hiệp ước về Hòa bình giữa Ramses II, Pharaon của Ai Cập, và vua Hittite Hattusili III, được ký sau khi các nước cố gắng xâm chiếm Ai cập. Văn bản này được viết bằng chữ tượng hình, được khắc trên Đền của Ammon ở Karnak và nó cũng được bảo quản trên những chiếc bàn bằng đất sét ở Akkodrain trong kho Hittite của Boghazkoi. Văn bản này được coi là các ví dụ sớm nhất về các thỏa thuận về dẫn độ và những biểu hiện của nó mà trong đó dẫn độ chỉ là một phần của một văn bản lớn được thiết kế 6
- dành cho một mục đích lớn. Đối với các văn bản về dẫn độ đầu tiên của thời kỳ hiện đại cũng vậy [49, tr.44]. Như vậy, dẫn độ ra đời khá sớm, từ thời kỳ cổ đại chứ không phải cho đến thời kỳ hiện đại như một số học giả đưa ra. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng qui chế về dẫn độ thời kỳ cổ đại chưa có đầy đủ các nội hàm và phạm vi như ngày nay chúng ta quan niệm. Trải qua quá trình lịch sử, sự phát triển của qui chế về dẫn độ gắn liền với sự phát triển của các quan hệ quốc tế và sự hợp tác trong đấu tranh xử lý tội phạm của các quốc gia trên thế giới. “Nhiều nhà chức trách ở Pháp và Mỹ đã viết rằng trước thế kỷ XIX, sự dẫn độ với nghĩa như thời hiện đại không tồn tại” [49, tr.44]. Nội dung của quy chế dẫn độ đã thay đổi trong quá trình phát triển hợp tác giữa các quốc gia trong đấu tranh xử lý tội phạm. Những thay đổi này được gắn liền với những thay đổi của chế định di tản. Trong thời kỳ cổ đại, việc áp dụng chế định dẫn độ gắn liền với việc tiếp nhận người tản cư. Sự quan hệ phụ thuộc nhau giữa chế độ dẫn độ và chế độ di tản diễn ra trong nhiều thời đại. Vào năm 1303, Anh và Pháp đã ký điều ước quốc tế về việc không dẫn độ đối với kẻ thù và người nổi loạn đối với cả hai nước. Tới đầu thế kỷ thứ XVIII, bắt đầu có việc ký kết các điều ước quốc tế giữa các quốc gia về việc dẫn độ các tội phạm chính trị và những người thực hiện các tội phạm hình sự. Sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia về dẫn độ diễn ra vào thế kỷ XVIII. Trong thời gian đó các điều ước quốc tế về dẫn độ được ký kết trước sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ. Cũng theo sự phát triển này, một lượng lớn dân cư từ Châu Âu đã di cư sang Châu Mỹ và các châu lục khác, một nhóm tội phạm hình sự đã lợi dụng tình hình này để bỏ chạy khỏi tổ quốc của mình nhằm thoát khỏi sự truy lùng và kết án hình sự. Tình trạng này đã thúc đẩy các quốc gia với mục đích bảo vệ nền pháp chế tìm kiếm các chế định mới mà một trong các chế định đó là dẫn độ. Có nhiều điều ước song phương cũng như đa phương về dẫn độ được ký kết bởi các quốc gia Châu Âu, theo PGS.TS Nguyễn Trung Tín: Một trong số các điều ước đa phương đầu tiên về dẫn độ là điều ước Amenski năm 1802 với sự tham gia của Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh. Sau đó một loạt các điều ước quốc tế được ký kết ở Châu 7
- Mỹ, Châu Âu và các Châu lục khác. Việc mở rộng sự hợp tác của các quốc gia về vấn đề dẫn độ tội phạm được hậu thuẫn bởi sự ra đời và củng cố các nguyên tắc của chế định dẫn độ tội phạm. Các nguyên tắc “có đi có lại”, “chuyên môn” và các nguyên tắc khác [42, tr.342]. Trong thời gian ấy, pháp luật về dẫn độ tội phạm có hai mục đích: Một là công cụ hợp tác của các quốc gia để ngăn chặn tội phạm, hai là công cụ để bảo vệ chính người bị dẫn độ. Vì vậy, ngay vào các năm 40 của thế kỷ XIX các nước Châu Âu đã thông qua một nguyên tắc là chỉ dẫn độ các tội phạm hình sự, chứ không dẫn độ tội phạm chính trị hay những người đào ngũ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vào năm 1924, “Ủy ban các chuyên viên về pháp điển hóa tiến bộ về luật pháp quốc tế” của Hội quốc liên đã dự thảo và kiến nghị ký kết các công ước phổ cập điều chỉnh vấn đề hợp tác quốc tế về dẫn độ tội phạm. Tuy nhiên, dự thảo này chưa được ký kết thì Hội quốc liên đã ngừng hoạt động do chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Tòa án Nuremberg và tòa án Tokyo xét xử phát xít đã đề cập đến việc dẫn độ tội phạm, do đó năm 1946 Đại hội đồng liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết áp dụng các biện pháp truy tìm, bắt giữ và dẫn độ các tội phạm chiến tranh về quốc gia nơi thực hiện tội phạm để xét xử theo pháp luật quốc gia sở tại. Năm 1947, Đại hội đồng liên hợp quốc tiếp tục thông qua Nghị quyết về nghĩa vụ của các quốc gia trong việc dẫn độ và chuyển giao tội phạm chiến tranh cho tòa án xét xử. Trong quá trình phát triển, hàng loạt các công ước quốc tế về chống tội phạm có tính chất xuyên quốc gia ra đời, trong đó phần quan trọng là các qui định về dẫn độ tội phạm, như: Công ước về khủng bố, trẻ em, buôn bán ma túy, buôn bán người…Bên cạnh đó, năm 1990 Đại hội đồng Liên hợp quốc còn thông qua điều ước mẫu về dẫn độ tội phạm làm cơ sở để các quốc gia tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về đấu tranh chống tội phạm nói chung và dẫn độ tội phạm nói riêng. Trên cơ sở đó, những điều ước quốc tế đa phương mang tính toàn cầu, các khu vực cũng đã ký kết các điều ước khu vực, mà tiêu biểu là Công ước quốc tế về dẫn độ tội phạm châu Âu năm 1957… Như vậy, cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, qui chế 8
- dẫn độ ngày càng được hoàn thiện, phát triển bảo đảm cho việc dẫn độ tội phạm có hiệu quả, góp phần đấu tranh phòng ngừa tội phạm trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia, khu vực. Sự phát triển, hoàn thiện này thể hiện ở sự gia tăng các điều ước quốc tế về dẫn độ, trong đó đã cụ thể hóa nhóm người thuộc diện dẫn độ tội phạm, các phạm trù và các căn cứ dẫn độ cũng được xác định cụ thể hơn. Trong đó, một nguyên tắc về dẫn độ tội phạm được hình thành và ngày càng được thừa nhận rộng rãi là nguyên tắc mà theo đó những người thực hiện các hành vi vì động cơ chính trị và vì thế phải rời khỏi tổ quốc của mình thì không thuộc diện bị dẫn độ. 1.1.1.2. Khái niệm dẫn độ tội phạm Trong khoa học pháp lý, có nhiều khái niệm về dẫn độ được đưa ra căn cứ vào phạm vi và cách tiếp cận khác nhau, GS.TSKH Lê Văn Cảm đưa ra khái niệm dẫn độ khá cơ mở, hàm chứa nhiều nội dung: Dẫn độ người phạm tội là một chế định của luật hình sự nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm quốc tế và các tội phạm xuyên quốc gia, được thể hiện trong việc: một quốc gia này (nước được yêu cầu) căn cứ vào các quy định của Hiệp ước quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự đã được ký kết (hoặc các quy phạm pháp luật quốc tế trong trường hợp Hiệp định tương ứng chưa được ký kết) chuyển giao người phạm tội đang ở trên lãnh thổ của nó theo đề nghị của quốc gia kia (nước yêu cầu) mà trên lãnh thổ có việc thực hiện tội phạm hoặc có người phạm tội là công dân của mình (nước yêu cầu) để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt với người ấy [11, tr.230]. Định nghĩa này không chỉ nêu lên đặc điểm của dẫn độ mà còn bao gồm cả những nội hàm của khái niệm “Chế định dẫn độ” nên nội dung của nó khá phong phú do tác giả tiếp cận dẫn độ với tư cách là một chế định pháp lý hình sự. Tuy nhiên, trong giới hạn của việc đưa ra khái niệm “dẫn độ” của luận văn này, tác giả luận văn chỉ tham khảo những đặc điểm về dẫn độ tội phạm mà định nghĩa đã nêu ra. 9
- Từ điển Oxford đã đưa ra khái niệm “Dẫn độ tội phạm là việc dẫn độ một người bị buộc tội hoặc bị kết án đối với một tội phạm” [23, tr.14]. Định nghĩa này về dẫn độ đã thiếu đi tính thuyết phục khi giải thích khái niệm dẫn độ bằng việc lặp lại chính cụm từ “dẫn độ” (dẫn độ là dẫn độ). Đồng thời, định nghĩa này mới chỉ đề cập đến đối tượng của dẫn độ mà chưa chỉ ra được chủ thể tiến hành dẫn độ, nguyên tắc, thủ tục và mục đích của dẫn độ. Đặc biệt, định nghĩa chưa làm rõ được bản chất của dẫn độ là một quá trình hướng tới mục đích chuyển giao người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án giữa các quốc gia trong đấu tranh xử lý tội phạm ở phạm vi toàn cầu. Từ điển Tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa về dẫn độ, theo đó:“dẫn độ là việc đưa phạm nhân người nước ngoài bị bắt ở nước mình giao cho cơ quan tư pháp ở nước ngoài đó xét xử” [23, tr.15]. Tuy nhiên, đây được coi là cách giải thích chưa hoàn chỉnh về dẫn độ bởi chỉ đề cập đến một nội dung của dẫn độ người phạm tội để xét xử, trong khi đó, theo pháp luật quốc tế thì việc dẫn độ tội phạm còn nhằm mục đích đưa người bị kết án trở về nước được yêu cầu để thi hành hình phạt. Đồng thời, cũng giống như định nghĩa của Từ điển Oxford, định nghĩa này chưa nêu được nguyên tắc, thủ tục và bản chất của dẫn độ. Với cách tiếp cận tổng thể, xem xét dẫn độ tội phạm là một hiện tượng xã hội, một quá trình xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đấu tranh xử lý tội phạm giữa các quốc gia, những định nghĩa về dẫn độ trong các điều ước quốc tế hoặc định nghĩa do các học giả nước ngoài đưa ra ngắn gọn, đi vào bản chất hơn. Theo Interpol thì dẫn độ là một quá trình, theo đó một nước (nước được yêu cầu) chuyển giao cá nhân có mặt trên lãnh thổ của mình cho nước khác (nước yêu cầu) khi nước này muốn xét xử hoặc thi hành bản án đã được tuyên đối với anh ta [23, tr.15]. Theo Marjorie Whiteman, một chuyên gia về luật hình sự quốc tế của Mỹ thì: “dẫn độ là quá trình mà theo đó người mà bị kết tội hoặc bị kết án tù về hành vi phạm tội trái với pháp luật của một quốc gia và được tìm thấy ở một quốc gia khác sẽ được đưa trở về quốc gia ban đầu để xét xử hoặc tuyên án” [49, tr.40]. 10
- Cũng theo xu hướng này, Giáo trình Công pháp quốc tế của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã định nghĩa “Dẫn độ tội phạm là hành vi chuyển giao thể nhân đang hiện diện trên lãnh thổ nước mình cho quốc gia yêu cầu nhằm mục đích tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành phán quyết hình sự đã có hiệu lực pháp luật đối với thể nhân này” [21, tr.324]. Định nghĩa này khẳng định việc dẫn độ chỉ áp dụng đối cá nhân người phạm tội (thể nhân) chứ không áp dụng đối với pháp nhân là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về dẫn độ. Đồng thời, định nghĩa đã nêu được mục đích của dẫn độ không chỉ để truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn để thi hành hình phạt, thông qua đó phần nào phản ánh được bản chất của dẫn độ. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng chưa nêu được đầy đủ nội hàm của dẫn độ như nguyên tắc, thủ tục… Trong cuốn “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về luật hình sự quốc tế”, PGS.TS Nguyễn Trung Tín đưa ra định nghĩa: “Dẫn độ trong luật hình sự quốc tế được hiểu là việc một quốc gia chuyển trao người bị cáo phạm tội hoặc người bị kết án (quốc gia nơi những người đó có mặt) cho một quốc gia khác (thường là quốc gia nơi tội phạm gây ra hoặc là quốc gia đã kết án người đó” [42, tr.335]. Đây là định nghĩa tuy có cụ thể hơn nhưng mới dừng lại ở việc chỉ ra mục đích của dẫn độ và phần nào phản ánh được bản chất dẫn độ mà còn thiếu đi những nội dung quan trọng của dẫn độ. Từ những phân tích, đánh giá các định nghĩa (nêu trên) về dẫn độ, tác giả luận văn với cách tiếp tổng thể, dựa vào quy định pháp luật và thực tiễn dẫn độ đưa ra định nghĩa sau: “Dẫn độ là một quá trình, theo đó, một nước (nước được yêu cầu) chuyển giao người phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ của mình cho nước khác (nước yêu cầu) để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó theo các nguyên tắc, thủ tục được qui định trong điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia”. Định nghĩa này khắc phục được những hạn chế của các định nghĩa đã nêu trên, do vậy nó phản ánh được đầy đủ bản chất của dẫn độ với các nội hàm sau: Thứ nhất, mục đích dẫn độ: Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra mục đích của dẫn 11
- độ là truy cứu trách nhiệm hình sự và thi hành hình phạt đối với người phạm tội. Hai mục đích này quyết định các nguyên tắc, thủ tục, trình tự dẫn độ trong các điều ước quốc tế và cũng còn để phân biệt dẫn độ với các khái niệm liên quan, liền kề trong luật quốc tế, như chuyển giao tội phạm đã bị kết án; chuyển giao vật chứng, tài liệu hồ sơ vụ án... Thứ hai, đối tượng của dẫn độ là người thực hiện hành vi phạm tội đang có mặt ở một quốc gia (quốc gia được yêu cầu dẫn độ) về quốc gia (quốc gia yêu cầu dẫn độ) để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. Cũng cần lưu ý là gần đây, vào những năm 60 của thế kỷ 20 xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều quy định chủ thể tội phạm là pháp nhân trong luật hình sự quốc gia. Tuy nhiên, quy chế dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế, cho đến hiện nay chỉ thừa nhận dẫn độ đối với thể nhân (cá nhân) người phạm tội, không dẫn độ đối với pháp nhân. Thứ ba, dẫn độ được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc được xác định do các bên thỏa thuận trong điều ước quốc tế. Dẫn độ được thực hiện trên cơ sở sự tự nguyện, thỏa thuận của các quốc gia, nhưng qua quá trình hình thành và phát triển của chế định này cũng cho thấy việc dẫn độ được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế về dẫn độ. Những nguyên tắc này được các quốc gia thừa nhận và xác định trong các điều ước quốc tế và nó giữ vai trò nền tảng, định hướng cho toàn bộ quá trình dẫn độ, cũng như đối với việc giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể có liên quan trực tiếp đến dẫn độ, như: Các trường hợp dẫn độ, trường hợp không tiến hành dẫn độ và điều kiện dẫn độ tội phạm… Ở mức độ khái quát nhất, những nguyên tắc dẫn độ sau được thừa nhận rộng rãi và mang tính phổ biến như nguyên tắc chủ quyền quốc gia, nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc không dẫn độ công dân của mình, nguyên tắc tội phạm kép, nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị… Thứ tư, dẫn độ tội phạm là một quá trình với các thủ tục pháp lý của các bên liên quan. Dẫn độ liên quan đến pháp luật của các quốc gia và những thỏa thuận giữa họ với nhau tạo ra hệ thống các thủ tục tố tụng chặt chẽ trong quá trình dẫn độ. Thủ tục này khác với thủ tục tố tụng giải quyết vụ án hình sự thông thường ở chỗ, 12
- ngoài việc tuân theo thủ tục tố tụng hình sự chung, còn phải thực thi những thủ tục tố tụng được thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan về dẫn độ. Do đó, thủ tục dẫn độ là một trong những đặc điểm, những nội hàm của khái niệm dẫn độ. 1.1.2. Khái niệm chế định dẫn độ Nếu như khái niệm “dẫn độ” dùng chỉ quá trình chuyển giao người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đối với người đó (như đã phân tích ở phần trên) thì “chế định dẫn độ” là khái niệm pháp lý để chỉ hệ thống các quy phạm pháp lý điều chỉnh hoạt động dẫn độ giữa các quốc gia với nhau trong quan hệ quốc tế. Chế định pháp luật hay định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Nghĩa chung và rộng là các yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội, nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý. Trong các giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào luật ở Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về chế định pháp luật: “Chế định pháp luật là nhóm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau” [46, tr.335] hoặc “Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau, nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng” [39, tr 195]… Trên cơ sở cách tiếp cận này thì chế định dẫn độ tội phạm được hiểu là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia, chỉ ra phạm vi tồn tại của các quy định làm cơ sở cho việc dẫn độ giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Do đặc trưng của hoạt động dẫn độ thể hiện nội dung ngoài biên giới của các quốc gia nên chế định dẫn độ tội phạm mang tính tổng hợp vừa bao gồm các quy phạm pháp luật quốc tế vừa bao gồm các quy phạm của quốc gia. Trong khoa học luật hình sự và khoa học luật quốc tế, các nhà khoa học còn có nhiều cách hiểu khác nhau về chế định dẫn độ. Có quan điểm cho rằng, dẫn độ là chế định thuộc ngành luật nhà nước hoặc ngành luật hành chính, vì quyết định về 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 234 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn