intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định thừa kế theo Bộ luật dân sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu quá trình phát triển pháp luật về thừa kế ở Lào qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, luận văn đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của pháp luật thừa kế Lào hiện nay. Trên cơ sở đối chiếu với pháp luật thừa kế của Việt Nam để từ đó nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế của quốc gia Lào trong thời đại ngày nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định thừa kế theo Bộ luật dân sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT SOUKSAVANH BOUDCHANTHALATH CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NƢỚC CHDCND LÀO Chuyên ngành: Luâ ̣t dân sƣ̣ Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Bá Diến HÀ NỘI - 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN SOUKSAVANH BOUDCHANTHALATH
  3. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................. 3 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn .............................. 4 5. Những đóng góp về khoa học của luận văn .................................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 5 7. Kết cấu của Luận văn .................................................................................... 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................ 7 1.1. Khái niệm thừa kế ................................................................................ 7 1.2. Các phƣơng thức thừa kế ................................................................... 11 1.3. Quá trình hình thành và phát triển chế định thừa kế nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .................................................................. 14 1.3.1. Giai đoạn trƣớc cách mạng tháng 12 năm 1975 ................................ 14 1.3.2. Giai đoạn từ ngày 02/12/1975 đến nay .............................................. 18 1.4. Cơ sở pháp lý của chế định thừa kế theo pháp luật nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .................................................................. 21 1.5. Vị trí, vai trò của chế định thừa kế trong hệ thống pháp luật dân sự nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .......................................... 29 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 36 Chƣơng 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRÊN CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU VỚI CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...................................................... 37
  4. 2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật thừa kế của nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .................................................................. 37 2.1.1. Nhóm các quy phạm pháp luật quy định chung về thừa kế ............... 37 2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thừa kế theo di chúc............ 47 2.1.3. Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thừa kế theo pháp luật ........ 60 2.1.4. Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thừa kế quyền sử dụng đất......... 72 2.2. Đánh giá pháp luật thừa kế của Lào trên cơ sở đối chiếu với pháp luật thừa kế của Việt Nam .................................................................. 75 2.2.1. Sự giống nhau..................................................................................... 75 2.2.2. Sự khác nhau ...................................................................................... 76 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 90 Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG, THỰC THI PHÁP LUẬT THỪA KẾ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .................................................................... 91 3.1. Thực tiễn áp dụng, thực thi pháp luật thừa kế nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ............................................................................... 91 3.1.1. Những ƣu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật thừa kế nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ........................................................ 91 3.1.2. Những vấn đề phát sinh trong quá trình áp dụng và thực thi pháp luật thừa kế ....................................................................................... 108 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về chế định thừa kế trong pháp luật nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ...................................... 112 3.2.1. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Lào .................................... 112 3.2.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật thừa kế ................................... 118 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 131 KẾT LUẬN ................................................................................................... 132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 134
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời là sự vận động không ngừng của tự nhiên và xã hội. Từ thuở sơ khai, cùng với những hình thái kinh tế bắt đầu manh nha xuất hiện tuy còn đơn giản thì quan hệ “Thừa kế” cũng đã theo đó xuất hiện nhƣ một tất yếu khách quan và có mối liên hệ ràng buộc với nhau. Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận và bảo vệ quyền thừa kế của công dân quốc gia mình. Mỗi Nhà nƣớc dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhƣng đều coi thừa kế là một quyền quan trọng của công dân và đƣợc ghi nhận trọng đạo luật cơ bản đó là Hiến pháp. Ở Lào, từ thời phong kiến cho đến nay, pháp luật về thừa kế đƣợc xây dựng và hoàn thiện phù hợp với quan hệ sản xuất ở từng giai đoạn nhất định, theo đó quyền và lợi ích về tài sản của công dân đƣợc chú ý bảo vệ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nƣớc. Lịch sử đã cho thấy rằng, pháp luật về thừa kế ở Lào luôn đƣợc bổ sung và hoàn thiện ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộc vào thành quả phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa dân chủ ở Lào, các quy định này đã đƣợc ghi nhận, mở rộng, phát triển và đƣợc thực hiện trên thực tế tại các Hiến pháp 1991, Bộ luật dân sự 1990 đƣợc bổ sung vào năm 2008. Đặc biệt, là bổ sung của Luật thừa kế năm 2008 đã đánh dấu một bƣớc phát triển của pháp luật Lào nói chung và Luật thừa kế nói riêng. Bộ luật dân sự 1990 là kết quả của quá trình pháp điển hóa những quy định của pháp luật thừa kế. Nó kế thừa và pháp triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để đảm bảo quyền và lợi ích ngƣời dân một cách có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn hiện nay, khi số lƣợng và giá trị tài sản của cá nhân 1
  6. ngày càng đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp. Bộ luật dân sự nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 1990 nói chung và Luật thừa kế năm 2008 nói riêng dù đã quy định rất cụ thể rõ ràng nhƣng vẫn chƣa trù liệu hết đƣợc những trƣờng hợp, tình huống xảy ra trên thực tế. Còn một vài quy định về thừa kế còn chung chung chƣa đƣợc văn bản hƣớng dẫn cụ thể, khó áp dụng vào tình hình thực tế. Khi xảy ra những tình huống trên thực tế thì cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng vì không biết xử lý nhƣ thế nào. Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao. Có những bản án của Tòa án vẫn chƣa đƣợc xem là “thấu tình đạt lý” điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn sinh hoạt của mỗi gia đình nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Chế định thừa kế theo Bộ luật dân sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” là yêu cầu khách quan, cấp bách nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định còn thiếu tính nhất quán về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ phƣơng diện thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, bƣớc đầu hệ thống pháp luật đƣợc hoàn thiện, trong đó có các quy định về thừa kế đã học tập những kinh nghiệm của Việt Nam, có tính riêng biệt phù hợp với điều kiện của Lào. Ở Việt Nam, thừa kế di sản là vấn đề rộng và phức tạp, vừa có lịch sử hình thành và phát triển khá phong phú. Do vậy, thừa kế đã đƣợc nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu. Trƣớc khi Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 đƣợc ban hành, đã có một số sách nghiên cứu về thừa kế dƣới góc độ pháp luật thƣờng thức nhƣ “Câu hỏi và giải đáp pháp luật thừa kế” năm 1994 của luật sƣ Lê Kim Quý; “Hỏi đáp về pháp luật thừa kế” năm 1995 của Trần Hữu Bền và Đinh Văn Thành. Các công trình trên đƣợc thực hiện khi nhà nƣớc 2
  7. Việt Nam chƣa ban hành Bộ luật dân sự nên tất cả đều dựa vào pháp lệnh thừa kế. Các công trình này chƣa giải quyết đƣợc bản chất pháp lý thừa kế, các loại thừa kế mà chỉ đơn giản dừng lại ở tìm hiểu pháp luật. Sau khi Nhà nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ban hành Luật thừa kế 1990 thì việc nghiên cứu đề tài vẫn có một số tài liệu, sách tham khảo đề cập tới. Nhƣng so với Việt Nam, thì ở Lào rất ít có những tài liệu phân tích kỹ về vấn đề này. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên chủ yếu mới dừng lại phân tích các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế và chỉ ra định hƣớng hoàn thiện cho Luật thừa kế 1990 mà không khái quát đƣợc lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về thừa kế qua các thời kỳ cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế Lào. Hơn nữa các tác phẩm trên chủ yếu viết trƣớc năm 2008 nên có rất nhiều điểm thay đổi cả về mặt pháp luật và thực tiễn cuộc sống. Do đó, trong bối cảnh hiện nay khi mà Bộ luật dân sự năm 1990 mới đƣợc bổ sung năm 2008 quy định về thừa kế nhƣng vẫn còn tồn tại một vài điểm bất cập so với thực tế thì luận văn mang một ý nghĩa rất riêng và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu * Mục đích: Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu quá trình phát triển pháp luật về thừa kế ở Lào qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, luận văn đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của pháp luật thừa kế Lào hiện nay. Trên cơ sở đối chiếu với pháp luật thừa kế của Việt Nam để từ đó nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế của quốc gia Lào trong thời đại ngày nay. + Nhiệm vụ: Trên cơ sở mục đích đó, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về thừa kế ở Lào nhƣ khái niệm 3
  8. thừa kế, quyền thừa kế, pháp luật thừa kế, nguyên tắc và vai trò của pháp luật thừa kế. - Đồng thời tìm hiểu pháp luật thừa kế của Việt Nam (nhiều kinh nghiệm cho xây dựng pháp luật thừa kế Lào). - Phân tích quá trình phát triển và thực trạng pháp luật thừa kế ở Lào. Quan đó, nhận xét, đánh giá những ƣu điểm, nhƣợc điểm của pháp luật thừa kế hiện hành. - Nêu sự cần thiết khách quan, quan điểm, tiêu chí cũng nhƣ giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế * Phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này đƣợc xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật về thừa kế ở Lào từ chế độ phong kiến cho đến nay. Tuy nhiên, để luận văn có độ sâu, rộng cần thiết thì trong một chừng mực nhất định, tác giả cũng đề cập tới một số quy định tƣơng ứng trong pháp luật một số nƣớc để từ đó so sánh và đƣa ra những kết luận, kiến nghị có tính tham khảo nhất định. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cở sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc Lào về pháp luật. Đặc biệt là quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc nói về đƣờng lối phát triển hình thức sở hữu toàn dân, hoàn thiện pháp luật trong thời kỳ đổi mới, đƣợc thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, các văn bản pháp luật Lào qua các thời kỳ và của một số nƣớc trên thế giới về thừa kế. Đề tài cũng đƣợc hoàn thành dựa trên cơ sở phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khoa học chuyên ngành nhƣ phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp nghị luận. 4
  9. 5. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Lào cũng nhƣ so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam, tác giả đƣa ra quan điểm của cá nhân về khái niệm pháp luật thừa kế cũng nhƣ nguyên tắc, vai trò pháp luật thừa kế nhằm chứng minh tính đặc thù pháp luật thừa kế ở Lào, từ đó góp phần hoàn thiện hơn khoa học trong lĩnh vực thừa kế. - Hệ thống hóa những quy định của pháp luật về thừa kế qua các giai đoạn lịch sử, để phân tích đƣa ra những nhận định, đánh giá nhằm làm sáng tỏ quá trình phát triển và thực trạng của pháp luật thừa kế Lào. - Từ nhận xét, đánh giá sự phát triển và thực trạng pháp luật thừa kế ở Lào, tham khảo kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới, nhất là Việt Nam, luận văn đã đƣa ra các quan điểm, giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Lào trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm cơ sở lý luận quan trọng cho việc bổ sung Bộ luật dân sự năm 1990 của Lào, đặc biệt là pháp luật về thừa kế. Đồng thời luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công việc nghiên cứu giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên chuyên ngành Luật. - Về thực tiễn: Luận văn đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế sẽ có ý nghĩa thiết thực cho ngƣời có thẩm quyền áp dụng luật để giải quyết tranh chấp về thừa kế trên thực tiễn. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu bổ ích cho mọi cá nhân trong việc để lại di sản thừa kế, lập di chúc cũng nhƣ trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình về lĩnh vực thừa kế. 7. Kết cấu của Luận văn Kết cấu cụ thể nhƣ sau: Mở đầu, kết luận và 3 chƣơng 5
  10. Chương 1. Tổng qua những vấn đề lý luận về chế định thừa kế theo pháp luật nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chương 2. Nội dung các quy định về thừa kế trong pháp luật nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên cơ sở đối chiếu với chế định thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Chương 3. Thực tiễn áp dụng, thực thi pháp luật thừa kế và phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật thừa kế nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 6
  11. Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1. Khái niệm thừa kế Thừa kế là một quan hệ xã hội có mầm mống và xuất hiện từ thời sơ khai của xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên, ở thời kỳ đó nó còn đƣợc hiểu đơn giản rằng thừa kế là việc di chuyển tài sản của ngƣời chết sang cho những ngƣời còn sống đƣợc tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định và chƣa đƣợc quy định thành văn bản và phức tạp nhƣ bây giờ. Chính Ph.Anghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới đƣợc thừa kế những ngƣời trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ ngƣời ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những ngƣời cùng huyết tộc với ngƣời mẹ” [14; tr.79]. Nhƣ vậy, chúng ta thấy trong giai đoạn đầu của chế độ thị tộc, bộ lạc vai trò của ngƣời mẹ rất quan trọng, vì trong khi xã hội chƣa phân chia giai cấp, mọi ngƣời sống theo kiểu quần hôn thì đứa trẻ sinh ra không thể xác định đƣợc ngƣời cha mà chỉ có thể phụ thuộc vào dòng máu của ngƣời mẹ. Sự kế thừa tài sản trong thị tộc, bộ lạc theo chế độ mẫu hệ đã đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của việc thừa kế tài sản theo huyết thống. Hiện nay, ở Lào và một số nƣớc trên thế giới vẫn tồn tại một bộ phận dân cƣ vẫn duy trì việc thừa kế di sản theo huyết thống của ngƣời mẹ. Cũng chính từ thời sơ khai đó, khi mà nhà nƣớc chƣa xuất hiện, pháp luật chƣa ra đời thì quyền sở hữu và thừa kế đã xuất hiện nhƣ một tất yếu 7
  12. khách quan và mang tính chất nhƣ một phạm trù kinh tế, giữa hai quan hệ đó có mối liên quan ràng buộc qua lại với nhau. Mối quan hệ giữa sở hữu và thừa kế phát sinh trong xã hội rất mật thiết và đƣợc thể hiện ở chỗ: Nếu sở hữu là yếu tố tiền đề để thừa kế phát sinh, thì ngƣợc lại thừa kế lại là phƣơng tiện để duy trì, cũng cố và phát triển sở hữu tài sản. Thừa kế là một thực tế xã hội đƣợc thể hiện ở sự chuyển dịch tài sản của ngƣời chết cho ngƣời còn sống, nó gắn với lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ, vì thế trong bất kỳ chế độ xã hội nào cũng có sự tác động của các quy tắc xã hội. Quy tắc đó đƣợc biểu hiện ở những yếu tố nhƣ phong tục tập quán và cao hơn nữa là các quy phạm pháp luật. Theo tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, năng xuất lao động đƣợc nâng cao làm cho xã hội có sự phân chia giai cấp do từ sự dƣ thừa sản phẩm, một số ngƣời đã chiếm làm của riêng, từ đó xuất hiện tầng lớp tƣ hữu và cũng đồng nghĩa với việc các thị tộc, bộ lạc chế độ cộng sản nguyên thủy dần bị phá vỡ và điều tất nhiên, khi giai cấp xuất hiện (gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị) thì các giai cấp có quyền lợi đối lập nhau, giai cấp nào cũng muốn bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình. Do đó, xảy ra những cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp. Khi các cuộc chiến xảy ra thì cũng là lúc các tổ chức thị tộc bộ lạc sẽ không còn phù hợp với sự tồn tại của nó nữa. Lúc này “Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy hoặc để cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dƣới một hình thức gọi là hợp pháp. Tổ chức đó là Nhà nƣớc và Nhà nƣớc đã xuất hiện” [15; tr.38]. Cùng với nó là sự phân công lao động trong xã hội khi ngƣời đàn ông đã tạo ra nhiều của cải nuôi sống các thành viên trong thị tộc, bộ lạc nhiều hơn ngƣời phụ nữ đã làm thay đổi quan hệ xã hội. Sự thiết lập địa vị của ngƣời đàn ông trong gia đình và trong từng thị tộc, bộ lạc làm căn 8
  13. cứ cho sự sắp xếp lại trật tự của thị tộc, bộ lạc. Theo đó quan hệ mẫu hệ đƣợc thay bằng phụ hệ. Các con trong gia đình sinh ra có quan hệ huyết thống với ngƣời cha, mang họ của cha và thừa kế tài sản của ngƣời cha đƣợc xác lập. Nếu trƣớc đây, thừa kế trong xã hội thị tộc đƣợc dịch chuyển theo phong tục tập quán thì khi Nhà nƣớc xuất hiện, quá trình dịch chuyển tài sản từ một ngƣời đã chết cho một ngƣời còn sống đã có sự tác động bằng ý chí của Nhà nƣớc, để phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị (Nhà nƣớc). Giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nƣớc để ban hành các quy định điều chỉnh các quan hệ trong việc xác định phạm vi chủ thể, nội dung, hình thức, điều kiện. Qua nhiều vấn đề xảy ra phức tạp trên thực tế, ngày nay ngƣời ta hiểu thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của ngƣời chết cho ngƣời khác theo di chúc hoặc theo một trình tự pháp luật nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền nghĩa vụ và phƣơng thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của ngƣời thừa kế. Ngƣời thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân và phải là ngƣời có quan hệ hôn nhân huyết thống hoặc nuôi dƣỡng đối với ngƣời để lại di sản. Còn ngƣời thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nƣớc cho dù di sản do ngƣời chết để lại thuộc về cá nhân hay tổ chức đƣợc hƣởng thừa kế thì nó vấn tồn tại chung cho xã hội vì khi di sản ấy đƣợc đƣa ra sử dụng, khai thác hợp lý thì cũng mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ đối với ngƣời đƣợc hƣởng thừa kế mà còn cho những ngƣời xung quanh nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ở Lào, trong các triều đại phong kiến trƣớc đây, pháp luật về thừa kế cũng đƣợc manh nha hình thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Đồng thời ở “đất nƣớc triệu voi” này chịu nhiều tác động của nền văn hóa khác nhau, cả một thời kỳ lãnh thổ của Lào nhƣ là những vùng phụ thuộc của Việt Nam, chịu phụ thuộc triều đình Huế, rồi bị trao quyền kiểm soát cho Pháp. 9
  14. Nên Pháp đã áp đặt một khái niệm quốc gia kiểu Châu Âu lên những quan hệ phong kiến đó, và từ đó dựng lên một tuyên bố chủ quyền về lãnh thổ đối với toàn bộ lãnh thổ từng thuộc về vƣơng quốc Lān Xāng. Do vậy, pháp luật nói chung và Luật thừa kế nói riêng cũng theo đó mà ảnh hƣởng. Pháp luật về thừa kế thời kỳ này còn nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyền thống chế độ gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu đối với dòng họ. Những quan niệm về gia đình, lễ giáo, tín ngƣỡng và chuẩn mực đạo đức thờ cúng tổ tiên đã tác động mạnh lên quan hệ thừa kế. Vì vậy, quan hệ thừa kế thời kỳ này còn thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa vợ chồng, giữa nam và nữ. Có sự khác nhau khi để lại di sản giữa các tài sản khác và đất hƣơng hỏa dùng thờ cúng ông bà tổ tiên. Quyền để lại di sản cho ngƣời còn sống thời kỳ này còn mang tính trói buộc, nó chƣa thật sự tôn trọng quyền tự do định đoạt của chủ sở hữu. Đối với tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ này nếu mà một bên đã chết ngƣời nào còn sống sẽ đƣợc quản lý và có quyền sử dụng di sản của ngƣời chết, nhƣng họ sẽ căn cứ trên văn miệng nhiều hơn bằng văn bản. Sau khi bị Pháp đô hộ hệ thống pháp luật Lào nói chung đã dựa theo truyền thống, trình tự, quy tắc pháp luật của Pháp, rồi đến Nhật chiếm, đất nƣớc Lào đã chịu nhiều ảnh hƣởng từ đời sống văn hóa đến các tập tục của các nƣớc phƣơng Tây. Do đó, pháp luật thừa kế thời kỳ này ít nhiều chịu ảnh hƣởng của các nƣớc đô hộ Lào, mang tính bình đẳng và dân chủ hơn so với trƣớc kia. Thời kỳ này không còn các quan niệm gò bó của các tập tục lạc hậu ảnh hƣởng lên đời sống pháp luật của đất nƣớc Lào. Đặc biệt, với sự ra đời của Hiến pháp năm 1991 đã thể hiện sự tiến bộ vƣợt trội trong việc tôn trọng quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế của mọi công dân. Tóm lại, pháp luật thừa kế là một phạm trù mang tính khả biến. Tính khả biến đƣợc thể hiện bằng các quy phạm pháp luật mà các quy phạm này không những phụ thuộc vào mức độ phát triển trong một chế độ xã hội nhất 10
  15. định, nghĩa là cũng có quy định khác nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ về thừa kế. Thừa kế khi đó không những là phạm trù kinh tế, phạm trù pháp luật, mà còn mang tính lịch sử, bởi vì nó thể hiện rõ nét quá trình phát triển kinh tế-xã hội của các chế độ xã hội khác nhau và của một chế độ xã hội theo từng giai đoạn phát triển nhất định. 1.2. Các phƣơng thức thừa kế Nói đến phƣơng thức đó là cách thức thực hiện một vấn đề nào đó. Phƣơng thức thừa kế tức là cách thức mà pháp luật quy định cho phép những ngƣời có liên quan đƣợc thực hiện quyền mình trong phạm vi cách thức pháp luật cho phép. Pháp luật thừa kế của Lào cũng nhƣ các nƣớc đều quy định hai phƣơng thức thừa kế chủ yếu là phƣơng thức thừa kế bằng di chúc và phƣơng thức thừa kế theo pháp luật. Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn. Một là, thừa kế theo di chúc (testato): Di chúc là ý chí chủ quan của ngƣời có tài sản định đoạt tài sản của mình cho ngƣời khác sau khi chết. Theo luật gia Ulpian thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó đƣợc thực hiện sau khi chúng ta chết”. Luật La Mã quy định trong di chúc không đƣợc phép “im lặng bỏ qua” đối với hàng thừa kế thứ nhất (các con, nếu con chết thì các cháu). Nếu “Im lặng bỏ qua” thì di chúc vô hiệu mặc dù tuân thủ đầy đủ các điều kiện khác. Ví dụ: Ông A có ba ngƣời con là B, C, D, ông để lại di chúc với nội dung: “Tôi cho hai con tôi là B và C mỗi đứa một nửa tài sản” mà không ghi “truất quyền thừa kế của D” thì di chúc vô hiệu vì đã im lặng bỏ qua D. Nếu A chết tài sản sẽ đƣợc chia theo luật cho B, C, D. 11
  16. Ngƣời lập di chúc có quyền bổ sung, hủy bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào. Nếu có ngƣời lập nhiều di chúc thì di chúc sau có giá trị hơn di chúc trƣớc. Luật La Mã quy định khá chặt chẽ các điều kiện để một di chúc có hiệu lực nhƣ: ngƣời lập di chúc phải có khả năng lập di chúc (con gái từ 12 tuổi, con trai từ 14 tuổi trở lên, không bị tâm thần, không phạm trọng tội); hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật (di chúc viết phải đƣợc quan tòa, quan chấp chính chứng thực, di chúc miệng phải có bảy ngƣời làm chứng, ngƣời thừa kế phải đƣợc chỉ định rõ ràng, chính xác); ngƣời đƣợc chỉ định trong di chúc phải là ngƣời có khả năng trở thành ngƣời thừa kế (thai nhi sinh vào tháng thứ mƣời một, đàn ông từ 25 đến 60 tuổi, đàn bà từ 20 đến 50 tuổi mà không lập gia đình thì không đƣợc hƣởng thừa kế…). Một nguyên tắc quan trọng của luật La Mã và thừa kế là Semel heres, semper heres – ngƣời đƣợc chỉ định là ngƣời thừa kế sẽ vĩnh viễn là ngƣời thừa kế. Điều này có nghĩa là luật pháp chỉ công nhận di chúc có điều kiện phát sinh, không công nhận di chúc có điều kiện đình chỉ. Ví dụ: Một di chúc có nội dung sau: “Tôi không cho con tôi là M hƣởng tài sản nếu nó không thi đậu vào trƣờng Trung cấp pháp lý La Mã”. Trƣờng hợp này, M vẫn là ngƣời đƣợc hƣởng di sản thừa kế bởi vì điều kiện trong di chúc là điều kiện đình chỉ (chấm dứt) trái với nguyên tắc “ngƣời thừa kế là vĩnh viễn”. Một vấn đề mà trong hầu hết pháp luật dân sự của các nƣớc có quy định đƣợc xuất phát từ Luật La Mã là việc quy định những ngƣời đƣợc hƣởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (hay còn gọi là kỷ phần bắt buộc). Ở thời kỳ đầu (thời kỳ Cộng hòa La Mã sơ khai) thì gia chủ chia tài sản nhƣ thế nào thì sẽ là nhƣ thế (Unti legassit super pecunia tutelave suae rei ita ius esto) nhƣng dần dần về sau đối với những ngƣời ở hàng thừa kế thứ nhất nếu bị ngƣời lập di chúc truất quyền thừa kế thì sẽ đƣợc hƣởng một kỷ phần bắt buộc.[ 29, Tr. 10]. 12
  17. Dựa trên cở sở đó, pháp luật thừa kế của Lào cũng quy định phƣơng thức thừa kế theo di chúc phù hợp với ngƣời dân Lào. Hai là, thừa kế theo pháp luật: Trong trƣờng hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản của ngƣời chết để lại đƣợc chia theo luật. So với Luật thừa kế của Lào, Luật La Mã có sự khác biệt về việc phân chia hàng thừa kế mà cụ thể là quy định theo hàng, bậc nhƣ sau: - Hàng thứ nhất: Các con (các cháu nếu các con chết) - Hàng thứ hai: Bố mẹ (nếu bố mẹ chết thì ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột). - Hàng thứ ba: Anh, chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. - Hàng thứ tƣ: Họ hàng nội, ngoại theo nhánh ngang tính từ gần đến xa, từ nội đến ngoại trong phạm vi sáu đời. - Hàng thứ năm: Nếu không có những ngƣời ở bốn hàng trên thì quan tòa có quyền quyết định cho vợ hƣởng một phần di sản. Có thể nói Luật La Mã nói chung và chế định về quyền thừa kế nói riêng vẫn là minh chứng hùng hồn cho quan điểm của những ai cho rằng Luật La Mã là một phần không thể thiếu đƣợc của văn minh nhân loại. Tất nhiên cho đến nay một số quy phạm của Luật La Mã không còn phù hợp nữa. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị của xã hội La Mã khoảng hai ngàn năm về trƣớc khác xa so với bây giờ. Dẫu sao một số quy định của Luật La Mã thiết nghĩ rằng có thể đƣợc kế thừa vào luật dân sự của các nƣớc trong đó có Lào. Vì vậy, mà dù mỗi nƣớc có những quy định khác nhau trong vấn đề thừa kế, nhƣng nhìn chung phƣơng thức thừa kế chủ yếu thì đều có quy định giống nhau đó là hai phƣơng thức nhƣ đã nói ở trên. Ở phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn các phƣơng thức thừa kế của Lào trên cơ sở so sánh với Việt Nam. 13
  18. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển chế định thừa kế nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 1.3.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng 12 năm 1975 Lào là quốc gia có nền lịch sử hình thành và phát triển khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau dó đó mà nền pháp luật cũng trải qua nhiều chặng đƣờng mà mỗi giai đoạn đều mang một đặc thù riêng của nó. Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển của pháp luật nói chung, nội dung pháp luật thừa kế nói riêng phải căn cứ trên cơ sở các quy định của pháp luật qua các thời kỳ. Sự phân chia các giai đoạn hình thành và phát triển của pháp luật thừa kế dƣới đây dựa trên các mốc văn bản pháp luật đƣợc ban hành và hƣớng dẫn từ văn bản thừa kế đầu tiên nhƣ: văn bản nói về gia đình, văn bản nói về lao động của công nhân làm ăn và về đất đai. Trƣớc khi độc lập, đất nƣớc Lào chịu nhiều sự áp bức, đô hộ của nhiều nƣớc vì vậy giai đoạn trƣớc năm 1975 pháp luật Lào chỉ là những công cụ để thể hiện quyền lực của các nƣớc thực dân trên quốc gia Lào. Trong phạm vi đề tài, chỉ đề cập nội dung pháp luật thừa kế từ 1945 đến trƣớc cách mạng tháng 12 năm 1975. Trong thế chiến thứ hai, ngƣời Nhật chiếm Đông Dƣơng, Lào cũng là một trong những quốc gia bị ngƣời Nhật đô hộ. Pháp luật thời kỳ này đƣợc ngƣời Nhật lập nên chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi khai thác thuộc địa của họ nói chung, vấn đề thừa kế không đƣợc coi trọng đồng thời cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ cho một bộ máy thực dân mà thôi. Khi Nhật đầu hàng, những ngƣời quốc gia Lào tuyên bố độc lập. Nhƣng chƣa kịp xây dựng và cải tổ bộ máy nhà nƣớc thì tới đầu năm 1946, quân Pháp tái chiếm Lào và chỉ trao cho ngƣời dân Lào một số quyền tự trị hạn chế. Vì vậy, cũng nhƣ Việt Nam pháp luật thời kỳ này chỉ là công cụ của thực dân Pháp nhằm thực hiện triệt để chính sách khai thác thuộc địa. Bản chất của chế độ nô dịch thuộc địa đƣợc 14
  19. bộc lộ công khai không những trong chính sách cai trị của thực dân Pháp, mà còn cả trong các quy phạm pháp luật. Mặc dù hệ thống pháp luật của Cộng hòa Pháp thời kỳ đó đƣợc xem là hệ thống pháp luật tiến bộ, dân chủ, nhƣng với bản chất của chủ nghĩa thực dân, Pháp đã tận dụng những hủ tục phong kiến lạc hậu của quốc gia Lào trong thời kỳ đó để xây dựng hệ thống pháp luật làm công cụ của kẻ xâm lƣợc thuộc địa, do đó pháp luật dân sự của Lào ra đời trong thời kỳ đó chứa đựng bản chất thực dân-phong kiến khá rõ nét. Đặc biệt, chỉ là nói bằng miệng và tập trung nhau một buổi họp mà thôi do lúc này chƣa có các văn bản nào mà hƣớng dẫn khác nhƣng phải tuân theo nội quy khi giải thích trong buổi họp. Những quy định này điều chỉnh quan hệ pháp luật về thừa kế mang các tính chất trọng nam, khinh nữ, mang nặng tƣ tƣởng hiếu nghĩa giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng không có quan hệ bình đẳng. Ví dụ ngƣời vợ không có quyền bằng con trai vì ngƣời vợ chỉ có quyền trong khi ngƣời chồng chết thôi. Do coi trọng quan hệ huyết thống, pháp luật thừa kế thời kỳ này đã chú ý đến quyền bình đẳng của các con trong việc hƣởng di sản thừa kế của bố mẹ, thể hiện ở trong Luật hôn nhân gia đình và Luật lao động. Luật thừa kế đã bảo vệ những quyền chính đáng của các con trong gia đình theo nguyên tắc tài sản của cha, mẹ sẽ thuộc về các con khi cha, mẹ qua đời. Đây chính là điểm quan trọng trong quan hệ thừa kế theo pháp luật. Trong chiến tranh Đông Dƣơng lần thứ nhất, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã lập ra tổ chức kháng chiến Patht Lào nhằm giành độc lập cho Lào. Lào hoàn toàn độc lập sau khi Pháp bị những ngƣời Cộng sản Việt Nam đánh bại và sau hội nghị Genève năm 1954. Từ khi giành đƣợc độc lập, cuộc tổng tuyển cử đƣợc tổ chức năm 1955, và chính phủ đầu tiên do hoàng tử Souvanna Phouma lãnh đạo đƣợc thành lập năm 1957. Các mối quan hệ xã hội dần đƣợc thay đổi theo những chủ trƣơng của chính quyền mới. Cùng với 15
  20. sự ra đời của Nhà nƣớc non trẻ, pháp luật của chế độ mới cũng đƣợc hình thành và phát triển, trong đó vấn đề thừa kế cũng đƣợc chú ý cải tổ. Dù giành đƣợc độc lập nhƣng quyền lực của nhà nƣớc Lào vẫn nằm trong tay các chế độ phong kiến. Do vậy, pháp luật thừa kế thời kỳ này nhìn chung cũng không có gì thay đổi nhiều so với thời kỳ trƣớc. Pháp luật cũng còn là công cụ bảo vệ quyền lực của giai cấp thống trị phong kiến, trong đó chủ yếu là bảo vệ quyền lực về chính trị. Vì vậy, vấn đề thừa kế của công dân trong thời kỳ này không đƣợc chú trọng, mà vẫn áp dụng những quy định cũ dựa trên sự cải biến không tích cực của hệ thống bộ máy nhà nƣớc thời bấy giờ. Không nhƣ ở Lào, Việt Nam giành đƣợc độc lập từ 1945, dựng lên nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, là Nhà nƣớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sau khi cũng cố về mặt chính trị, Việt Nam đã ra sức xây dựng nền pháp luật tiên tiến, do mình tự quyết, không phụ thuộc vào ý chí của nƣớc đi khai thác thuộc địa nhƣ ở Lào. Biểu hiện rõ nhất là Hiến pháp 1946 đã quy định những quyền bình đẳng của mọi công dân, quyền “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phƣơng diện” [20; Đ9] và “Quyền tƣ hữu tài sản của công dân Việt Nam đƣợc bảo đảm”. Pháp luật thừa kế của Việt Nam thời kỳ này đã xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến trong quan hệ thừa kế và thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ chồng, giữa các con...loại bỏ tƣ tƣởng trọng nam, khinh nữ, bảo vệ quyền thừa kế của ngƣời vợ góa và ngƣời con gái đã kết hôn. Ngƣời vợ góa dù đã kết hôn với ngƣời khác vẫn đƣợc thừa kế di sản của ngƣời chồng. Thời kỳ này, Việt Nam có sắc lệnh 10/10/1945 cho phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ, trong đó có quyền về thừa kế, ngoại trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó có sắc lệnh 22/5/1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã làm nền tảng cho việc xây dựng pháp luật sau này, trong đó có luật hôn nhân gia đình, về thừa kế di 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2