Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
lượt xem 6
download
Thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đưa ra khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển; khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật một số nước trên thế giới về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân (hay Viện Công tố).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN VIẾT KIÊN C¥ QUAN §IÒU TRA CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N - Mét sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN VIẾT KIÊN C¥ QUAN §IÒU TRA CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N - Mét sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trần Viết Kiên
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN................................................ 9 1.1. Những vấn đề chung về Viện kiểm sát nhân dân............................. 9 1.1.1. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân .......................................... 9 1.1.2. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ............................ 10 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân............................. 11 1.2. Sự cần thiết và lịch sử hình hành Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ............................................................................. 15 1.2.1. Sự cần thiết của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân .......... 15 1.2.2. Lịch sử hình thành Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ......... 18 1.3. Khái niệm và đặc điểm Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân............................................................................................. 23 1.3.1. Khái niệm Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân .................. 23 1.3.2. Đặc điểm Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân .................... 25 1.4. Tổ chức và hoạt động điều tra trong luật Tố tụng hình sự ở một số nước trên thế giới .................................................................. 37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 41
- Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN .............................................................................. 43 2.1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành .......................................................................... 43 2.1.1. Cơ sở pháp lý về nhiệm vụ, quyền hạn ............................................... 43 2.1.2. Đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao .................................................................... 44 2.1.3. Nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ............................................................................. 45 2.1.4. Về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân ............................................................................................. 54 2.1.5. Về tổ chức bộ máy của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao .................................................................................................. 61 2.1.6. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 ................................ 62 2.2. Thực tiễn hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân ............................................................................................ 63 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................... 63 2.2.2. Những hạn chế, vƣớng mắc ................................................................ 73 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc ............................... 75 2.3.1. Những nguyên nhân khách quan ........................................................ 75 2.3.2. Những nguyên nhân chủ quan ............................................................ 78 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 80 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN ............... 82 3.1. Sự cần thiết phải tiếp tục tổ chức Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân ............................................................................. 82
- 3.2. Những giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân ............................................. 90 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật ............................................... 90 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân................................................................................ 95 3.2.3. Đẩy mạnh công tác hƣớng dẫn và áp dụng pháp luật ......................... 98 3.2.4. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ, điều tra viên ................................................. 99 3.2.5. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng...................................................... 99 3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân ............................................................... 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CHLB: Cộng hòa Liên Bang Đức CQĐT: Cơ quan điều tra KSND: Kiểm sát nhân dân TAND: Tòa án nhân dân TPHS: Tƣ pháp hình sự TTHS: Tố tụng hình sự VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Bảng phân tích số liệu tiếp nhận, phân loại và giải quyết thông tin về vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong 5 năm gần đây (2009 – 2014) 65 Bảng 2.2: Bảng phân tích số liệu kết quả giải quyết thông tin về vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong 5 năm gần đây (2009 – 2014) 66 Bảng 2.3: Bảng phân tích số liệu khởi tố, thụ lý, điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong 5 năm gần đây (2009 – 2014) 67 Bảng 2.4: Bảng phân tích kết quả, điều tra, xử lý tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong 5 năm gần đây (2009 – 2014) 68
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử tƣ pháp hình sự của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 (sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013, đều khẳng định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002 và năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, trong đó Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu tổ chức và trong chỉnh thể thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ quy định tổ chức hai Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, đó là ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ở Viện kiểm sát Quân sự trung ƣơng. Về phạm vi thẩm quyền cũng có những thay đổi theo hƣớng: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà ngƣời phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tƣ pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân hoặc Tòa án quân sự. Sau hơn 50 năm đƣợc tổ chức và hoạt động, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đã thực hiện điều tra một khối lƣợng lớn các vụ án hình sự, góp phần rất tích cực cho thực hiện chức năng công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật nói riêng và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Song thực tiễn cũng không tránh khỏi những hạn chế và có ý kiến cho rằng: Quyền điều tra không nằm trong phạm trù quyền kiểm sát tuân theo pháp luật; phải phân định rạch ròi chức năng điều tra và chức năng kiểm sát, trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát phê chuẩn các áp dụng các biện pháp ngăn chặn, 1
- phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, thực hiện truy tố mà Viện kiểm sát lại có quyền điều tra sẽ thiếu khách quan, là vừa đá bóng vừa thổi còi. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân vẫn còn có những bất cập, mâu thuẫn đan xen với các Cơ quan điều tra khác. Phạm vi thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân cũng chƣa đƣợc xác định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự và pháp lệnh điều tra hình sự. Đặc biệt là vấn đề cơ sở khoa học pháp lý trong tổ chức và hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân... Nhƣng cũng có ý kiến cho rằng nên mở rộng thẩm quyền điều tra các vụ án về chức vụ, tham nhũng cho Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân và tổ chức Cơ quan đều tra của Viện kiểm sát nhân dân ở hai cấp hoặc thêm cấp khu vực. Những tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây ra vƣớng mắc, lúng túng trong việc áp dụng pháp luật và có không ít trƣờng hợp chƣa thống nhất trong thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự. Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng, do chƣa đánh giá hết vai trò, chức năng, kết quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nên dẫn đến những nhận thức phiến diện về hoạt động chức năng công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Tất cả những vấn đề này là nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp nói riêng. Trƣớc đòi hỏi đó, việc nghiên cứu về sự cần thiết của CQĐT Viện kiểm sát cũng nhƣ địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động, thẩm quyền điều tra, nhất là phạm vi thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra này là hết sức cần thiết. Vì vậy, để góp phần thực hiện cải cách tƣ pháp, triển khai thi hành Hiến pháp 2013 học viên lựa chọn đề tài: “Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, khoa học luật tố tụng hình sự là một trong những ngành 2
- khoa học pháp lý phát triển so với các ngành khoa học pháp lý khác. Về Cơ quan điều tra đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, nhiều luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ nghiên cứu nhƣng mới tập trung nghiên cứu về Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, trong Quân đội nhân dân hay các luận văn nghiên cứu về khía cạnh nào đó đề cập đến Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. Nhƣng các công trình khoa học nghiên cứu tổng thể về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân còn rất hạn chế, hoặc đã không còn tính lịch sử mà chủ yếu là các nghiên cứu dƣới một hay nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề này nhƣ: “Quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua các thời kỳ” – Lại Thị Loan, Tạp chí Kiểm sát số 11 – tháng 6/2012; “Địa vị pháp lý và thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao” – Lại Hồng Thanh, Tạp chí Kiểm sát số 11 – tháng 6/2011; “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng két công tác thực tiễn hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” – Nguyễn Tiến Sơn, Tạp chí kiểm sát số 11 – tháng 6/2012; “Quyền điều tra của Viện kiểm sát và sự cần thiết phải giao trách nhiệm điều tra tội phạm về chức vụ, tham nhũng cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao” – TS. Đỗ Văn Đƣơng – Tài liệu tại Hội thảo khoa học Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi về chế định cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao” Hà Nội, ngày 25/9/2013; “ Tổ chức và hoạt động điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát/Viện công tố ở một số nước trên thế giới – những kinh nghiệm rút ra đối với việc đổi mới cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân” - PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí - Tài liệu tại Hội thảo khoa học Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi về chế định cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao” Hà Nội, ngày 25/9/2013; “Đổi mới Cơ quan điều tra của viện kiểm sát trong cải cách tư pháp đang tiến hành ở nước ta” – GS.TS Trần Ngọc Đƣờng - Tài liệu tại Hội 3
- thảo khoa học Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi về chế định cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao” Hà Nội, ngày 25/9/2013; “Sự cần thiết phải tiếp tục tổ chức Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp” – Mai Văn Minh – Tạp chí Kiểm sát số 19 – tháng 10/2013; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” – Lại Viết Quang – Tạp chí Kiểm sát số 11 – tháng 6/2013; “Một số ý kiến về tổ chức và hoạt động điều tra ở Việt Nam” – TS. Đỗ Văn Đƣơng – Tạp chí Kiểm sát số 13 – tháng 7/2013; “Trao đổi về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và vấn đề bổ nhiệm thủ trưởng Cơ quan điều tra” – TS. Mai Thế Bày – Tạp chí Kiểm sát số 13 – tháng 7/2013. Tra cứu thông tin tại Trung tâm tƣ liệu – Khoa luật Đại học Quốc gia Hà nội thì trong vòng 5 năm trở lại đây không có luận văn cấp thạc sỹ nào nghiên cứu về chế định Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân một cách độc lập mà chỉ có luận văn thạc sỹ: “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” – Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang bảo vệ năm 2012, có đề cập đến Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ở một khía cạnh rất hẹp. Vì vậy, các bài viết nghiên cứu khoa học, các đề tài cấp độ thác sỹ về chế định Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong khuôn khổ phạm vi hẹp, thời gian nghiên cứu đến nay đã có những thay đổi, phát sinh nên việc nghiên cứu và mở rộng đề tài là điều cần thiết. Nhƣ vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 4
- 3. Mục đích, nhiệm vụ 3.1. Mục đích Thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đƣa ra khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển; khái quát các quy định của pháp luật Việt nam cũng nhƣ pháp luật một số nƣớc trên thế giới về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân (hay Viện Công tố). Từ đó giải quyết vấn đề về tổ chức hoạt động, nhiệm vụ, thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong pháp luật tố tụng hình sự Việt nam – Đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/05/2005 của Bộ Chính trị. 3.2. Nhiệm vụ Tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nƣớc về cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. - Khái quát sự ra đời và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân trong lịch sử tƣ pháp của nƣớc ta từ năm 1960 đến nay để rút ra những nhận xét, đánh giá; - Đánh giá một cách có hệ thống và tƣơng đối toàn diện về những vấn đề lý luận của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh thực tiễn hoạt động và những nguyên nhân cơ bản của nó; - Nghiên cứu các quy định cụ thể về tổ chức hoạt động, thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong pháp luật hiện hành của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá; -Thông qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng đƣa ra những kiến nghị, 5
- giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng với yêu cầu cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về chính sách tố tụng hình sự, về vấn đề cải cách tƣ pháp đƣợc thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng IX, X, XI và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phƣơng pháp cụ thể và đặc thù của khoa học pháp lý nhƣ: phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp diễn dịch; phƣơng pháp quy nạp; phƣơng pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học pháp lý và luận chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu trong luận văn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân mà cụ thể là về cơ cấu tổ chức hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành; kết quả hoạt động thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong đó tập trung từ năm 2009 đến nay. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của Pháp luật từ năm 1960, sau khi ngành kiểm sát nhân dân đƣợc thành lập theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. 6
- Đề tài nghiên cứu giải quyết những vấn đề xung quanh tổ chức, hoạt động và thẩm quyền của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá so sánh với tổ chức, hoạt động, thẩm quyền của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân (hay Viện công tố) của một số quốc gia trên thế giới để rút ra những tiến bộ trong lập pháp có thể vận dụng đối với Việt Nam. Từ đó làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động, phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân. 6. Những đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới tổ chức, hoạt động, thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, tƣơng đối toàn diện về lịch sử hình thành, cơ sở lý luận và thực tiễn về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. - Luận văn phân tích và so sánh giữa Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam với Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân các nƣớc có cùng chế độ, hay chức năng điều tra của Viện công tố trong pháp luật tố tụng của các nƣớc khác trên thế giới để đúc rút ra những vấn đề tiến bộ có thể vận dụng ở nƣớc ta. - Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay đƣa ra những kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. 7
- Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tƣ pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 7. Cơ cầu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,cơ cấu của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. Chương 2: Các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiêm sát nhân dân. 8
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1. Những vấn đề chung về Viện kiểm sát nhân dân 1.1.1. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân Trong gần 55 năm qua, theo quy định của Hiế n pháp năm 1959, Hiế n pháp năm 1980, Hiế n pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2014, trong Bộ máy của nhà nƣớc ta đã duy trì một hệ thố ng thố ng nhấ t của Viện kiểm sát nhân dân. Về tổ chƣ́c, Viện kiểm sát nhân dân tố i cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng và Viện kiểm sát quân sự tạo thành một hệ thố ng, theo đó Viện kiểm sát nhân dân cấ p dƣới chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấ p trên, các Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng và Viện kiểm sát quân sự chịu sự lãnh đạo thố ng nhấ t của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tố i cao. Viện trƣởng, các Phó Viện trƣởng và Kiể m sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng và Viện kiểm sát các quân khu và khu vực do Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tố i cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tố i cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quố c hội, trong thời gian Quố c hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Ủy ban Thƣờng vụ Quố c hội và Chủ tịch nƣớc. Nhiệm kỳ của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tố i cao theo nhiệm kỳ của Quố c hội. Bắ t đầ u từ Hiế n pháp năm 1992 có thêm trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng báo cáo trƣớc Hội đồ ng nhân dân về tình hình thi hành pháp luật ở địa phƣơng và trả lời chấ t vấ n của đại biể u Hội đồ ng nhân dân. Nhƣ vậy, xét về vị trí và về tổ chức, Viện kiểm sát nhân dân hiện nay ở Việt Nam là một hệ thố ng cơ quan độc lập và thố ng nhấ t do Hiến pháp quy định. 9
- Tính thố ng nhấ t đƣợc thể hiện: Viện trƣởng Viện kiểm sát cấ p dƣới chịu sƣ̣ lãnh đạo của Viện trƣởng Viện kiểm sát cấ p trên. Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng chịu sƣ̣ lãnh đạo thố ng nhấ t của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trƣởng, các Phó Viện trƣởng và Kiể m sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng và Viện kiểm sát quân sự các quân khu và khu vƣ̣c đều do Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tính độc lâ ̣p thể hiện: Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngƣời đứng đầ u hệ thố ng thố ng nhấ t đó chịu trách nhiệm và báo cáo trƣớc Quố c hội; trong thời gian Quố c hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Ủy ban Thƣờng vụ Quố c hội và Chủ tịch nƣớc. Ở các địa phƣơng, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân chịu trách nhiệm báo cáo công tác trƣớc Hội đồng nhân dân và trả lời chấ t vấ n của đại biể u Hội đồng nhân dân. Vị trí và những chức năng của viện kiểm sát nhân dân là hoàn toàn phù hợp cho việc phát huy vai trò và tính chấ t của cơ quan giám sát công quyề n – Là một thiế t chế quyề n lƣ̣c hoàn toàn đứng trên lập trƣờng vì lợi ích chung của nhân dân, của Nhà nƣớc để duy trì pháp luật, bảo đảm cho pháp luật và lợi ích của nhân dân, bảo đảm quyền con ngƣời, quyề n và lợi ích hợp pháp của công dân đƣợc tôn trọng và bảo vệ. 1.1.2. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng, bao gồm: a,Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh); b,Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); c,Viện kiểm sát 10
- quân sự (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ƣơng, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tƣơng đƣơng (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực [22]. Hiến pháp năm 2013, có sự điều chỉnh về tổ chức của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, tại điều 107, quy định hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân gồm: Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân khác do luật định [25]. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (luật số 63/2014/QH13) đƣợc Quốc Hội khóa 13 thông qua ngày 24/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ 01/06/2015, thì hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: a.Viện kiểm sát nhân dân tối cao; b. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; c. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh); d. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tƣơng đƣơng (gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); e. Viện kiểm sát quân sự các cấp [26]. Viện kiểm sát nhân dân đƣợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc ta nói chung và những nguyên tắc đặc thù: nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành và nguyên tắc độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan nhà nƣớc nào ở địa phƣơng. 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân Bất cứ Nhà nƣớc nào trên thế giới cũng phải sử dụng quyền công tố để chống lại hành vi nguy hại đến sự thống trị và những lợi ích cơ bản của giai cấp cầm quyền và cũng để duy trì trật tự pháp luật, trật tự xã hội, bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội. Lịch sử tƣ pháp và theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thì quyền công tố đƣợc giao cho 11
- Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố thông qua chức năng và nhiệm vụ của mình. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc quy định tại Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Hiến pháp năm 2013 và các Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, 2014 đều quy định Viện kiểm sát đƣợc giao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng những công tác sau đây: a) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; b) Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà ngƣời phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tƣ pháp; c) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; d) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân; f) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục ngƣời chấp hành án phạt tù [22]. Điều 3, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội, đƣợc thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự [26]. Theo đó, thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nhằm 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn