intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu một số quy định về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở một số thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, phân tích thực trạng và những vấn đề còn vướng mắc của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU HẰNG ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Ở NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010
  2. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ 5 NHÃN HIỆU HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI 1.1. Nhãn hiệu hàng hóa và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 5 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa 5 1.1.2. Các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu hàng hóa 6 1.1.3. Các điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 9 1.1.3.1. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ 9 1.1.3.2. Điều kiện về tính phân biệt 10 1.1.3.3. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu 13 1.1.4. Các loại nhãn hiệu hàng hóa 13 1.1.4.1. Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ 14 1.1.4.2. Nhãn hiệu tập thể 15 1.1.4.3. Nhãn hiệu chứng nhận 17 1.1.4.4. Nhãn hiệu liên kết 18 1.1.4.5. Nhãn hiệu nổi tiếng 20 1.1.5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 23 1.1.6. Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 25 1.1.6.1. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu 25
  3. 1.1.6.2. Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích 26 cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế 1.1.6.3. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp 27 1.1.6.4. Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng 28 1.1.6.5. Có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ lợi ích quốc gia 28 1.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài 30 1.2.1. Định nghĩa 30 1.2.2. Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài 30 1.2.2.1. Nguyên tắc lãnh thổ 31 1.2.2.2. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên 31 1.2.3. Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài 33 1.2.3.1. Đảm bảo cho doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh vững 34 chắc trên thị trường quốc tế 1.2.3.2. Tạo tiền đề thúc đẩy mạnh hơn hoạt động hợp tác sản xuất 35 kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài 1.3. Các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến đăng ký 36 nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài 1.3.1. Giai đoạn từ 1982 - 1996 36 1.3.2. Giai đoạn từ 1996 - 2005 37 1.3.3. Giai đoạn từ 2005 đến nay 38 Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC QUY ĐỊNH 39 VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI 2.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Công ước Paris 39 (đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia) 2.2 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước và Nghị 45 định thư Madrid
  4. 2.2.1. Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu 46 2.2.2. Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu 51 2.3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa vào Cộng đồng châu 54 Âu theo thể thức CTM (the community trade mark) Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ BẢO HỘ 59 NHÃN HIỆU HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 3.1. Thực trạng về hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng 59 hóa ở nước ngoài 3.1.1. Số lượng đơn đăng ký và nhãn hiệu được bảo hộ ở nước 59 ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp 3.1.2. Các dạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu 66 hàng hóa xảy ra thường xuyên đối với các doanh nghiệp Việt Nam 3.2. Hạn chế và nguyên nhân 70 3.2.1. Ý thức của các doanh nghiệp trong việc chủ động đăng ký 70 bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài vẫn còn yếu kém 3.2.2. Hiểu biết pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 71 ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế 3.2.3. Một số quy định về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 72 còn bất cập, chưa hợp lý 3.3. Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động đăng ký, bảo 72 hộ nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài 3.3.1. Về phía Nhà nước 72 3.3.2. Về phía doanh nghiệp 75 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
  5. MỞ ĐẦU Sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong quá trình cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vai trò này ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn trong nền kinh tế tri thức - một xu hướng của thời đại, và Việt Nam cũng coi như một mục tiêu cho công cuộc phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của mình. Chính vì vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu bước thành công to lớn trong con đường hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Việt Nam vẫn đang không ngừng nỗ lực khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang lại cho Việt Nam cũng như các doanh nghiệp những cơ hội phát triển mạnh mẽ mà còn tiềm tàng những thách thức lớn của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Bước vào sân chơi lớn WTO, các doanh nghiệp Việt Nam không khỏi bỡ ngỡ với những luật định hà khắc. Một trong những luật chơi quan trọng là về sở hữu trí tuệ, trong đó, nhãn hiệu hàng hóa là một yếu tố chủ chốt. Những năm gần đây, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng do nhận thức còn hạn chế nên việc đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài vẫn đang đứng trước những thách thức rất lớn và những điều kiện hết sức mới mẻ. Không ít doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu ngơ ngác khi bị chiếm đoạt nhãn hiệu hàng hóa hay xuất hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác rơi vào những vụ tranh 1
  6. chấp "ngoài dự kiến" về quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm quy định bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với các doanh nghiệp, đối thủ nước ngoài khác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là nhận thức của doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục được thực trạng và ngay lập tức chuẩn bị những bước đi cụ thể, nhằm chuẩn bị cho việc cạnh tranh là một hậu quả tất yếu của quá trình hội nhập, coi đây là một trong những bước thực hiện cam kết của Việt Nam khi đã gia nhập WTO. Đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chính là việc doanh nghiệp thực hiện việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm, dịch vụ của chính mình, bảo vệ và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như thiết lập các mối quan hệ thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Về phía các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các đơn vị tư vấn, đại diện về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và của nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam... cũng đã và đang cung cấp các sự hỗ trợ, các cơ chế, hoạt động tuyên truyền hướng dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là chính bản thân các doanh nghiệp; họ cần nhận thức được đúng, đủ về tầm quan trọng của vấn đề để có thể lựa chọn được cho mình sự hỗ trợ cần thiết nhất trong "thực đơn" những sự tư vấn, hỗ trợ, quản lý về sở hữu trí tuệ hiện có. Mà một trong những nhận thức gần gũi, mang ý nghĩa thực tiễn cao nhất các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung - khi tham gia vào nền kinh tế tri thức, cần được trang bị, chính là: nhận thức về luật lệ, thủ tục tại những "sân chơi" mình sẽ tham gia. Trước tình hình đó, xin được chọn đề tài: "Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam" để góp phần vào việc bổ 2
  7. sung một góc nhìn, một ý kiến tư vấn giúp nâng cao nhận thức tự thân của doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ, từ "lát cắt" của một luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn tìm hiểu một số quy định về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở một số thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, phân tích thực trạng và những vấn đề còn vướng mắc của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại một số thị trường nước ngoài, một số quy định về mặt pháp lý của một số quốc gia có quan hệ kinh tế thường xuyên với Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng tìm hiểu thực trạng của một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có uy tín của Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ứng dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng với khoa học lý luận về nhà nước pháp luật. Để thực hiện nghiên cứu đề tài, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 3
  8. Chương 1: Những vấn đề lý luận về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài. Chương 2: Một số nội dung cơ bản của các quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài. Chương 3: Thực trạng về hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và các kiến nghị. 4
  9. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA Ở NƢỚC NGOÀI 1.1. NHÃN HIỆU HÀNG HÓA VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa Thế giới bước vào nền kinh tế hội nhập kéo theo sự bùng phát không ngừng của các nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ mới. Người tiêu dùng thế giới đang đứng trước cơ hội lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ vô cùng rộng lớn, đa dạng. Tuy nhiên, thực tế, họ vẫn có thể nhận biết, phân biệt và quyết định tiêu dùng được các sản phẩm, dịch vụ khác nhau chính là nhờ nhãn hiệu của hàng hóa.Vì thế, ngày nay, hầu như không có nhà sản xuất nào lại lãng quên việc tạo ra nhãn hiệu cho bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào của họ trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt giữa hàng triệu những nhà sản xuất lớn nhỏ trên toàn cầu với sự bùng nổ của vô vàn các loại hàng hóa cùng tính năng. Vậy, nhãn hiệu hàng hóa là gì? Theo Hiệp định TRIPs, nhãn hiệu hàng hóa là: Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố minh họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa. Trường hợp dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan, các thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính 5
  10. phân biệt thông qua việc sử dụng. Các thành viên có thể yêu cầu như một điều kiện để được đăng ký là dấu hiệu phải nhận thức được [11]. Theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, định nghĩa về nhãn hiệu hàng hóa cũng không có nhiều điểm khác biệt: Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa [10]. Như vậy, theo các quy định quốc tế, nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Luật pháp Việt Nam quy định về nhãn hiệu hàng hóa có những điểm cụ thể và thu hẹp hơn so với các hiệp định quốc tế. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau [21]. Như vậy, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa tại Luật Sở hữu trí tuệ được định nghĩa theo tiêu chí chức năng của nhãn hiệu. Chúng ta có thể thấy chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở khác nhau, do đó, dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa phải làm cho người tiêu dùng dễ nhận biết, phân biệt được đó là hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh nào. Vì vậy, các dấu hiệu này phải độc đáo, không giống với bất cứ dấu hiệu nào của các cơ sở kinh doanh khác. 1.1.2. Các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu hàng hóa Theo xu hướng quốc tế hiện nay thì các dấu hiệu có thể được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa rất phong phú, nó có thể cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc là sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, 6
  11. dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Trên tinh thần của các Điều ước quốc tế, có thể phân loại một số dấu hiệu hiện nay được dùng làm nhãn hiệu hàng hóa như sau:  Dấu hiệu từ ngữ Từ ngữ là dấu hiệu được dùng phổ biến nhất và chiếm số lượng lớn trong thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Loại dấu hiệu này bao gồm: - Nhãn hiệu là tên người: May Hồng Ngọc, Bông Bạch Tuyết... - Nhãn hiệu là tên địa danh: Bia Hà Nội, Xi Măng Bỉm Sơn... - Nhãn hiệu là tên sự vật: Bánh Kinh Đô, Diêm Thống Nhất - Nhãn hiệu là tên tự đặt: Sony, Omo... - Nhãn hiệu là tên ghép: VINATABA, VINAMILK...  Dấu hiệu là chữ cái và con số Dấu hiệu này bao gồm một hoặc nhiều chữ cái, một hoặc nhiều chữ số hoặc kết hợp cả hai. Ở Việt Nam, không phải mọi chữ cái và con số đều được thừa nhận là nhãn hiệu hàng hóa.. Các chữ cái đơn lẻ và không được cách điệu thì thường được coi là không có khả năng phân biệt và do vậy không được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các chữ số, chữ cái thuộc các ngôn ngữ không thông dụng bị loại trừ. Tuy nhiên, các dấu hiệu này được bảo hộ với điều kiện đã được sử dụng và được thừa nhận rộng rãi hoặc phải được thể hiện dưới hình thức hình họa sáng tạo chứ không phải đơn thuần là các chữ in. Ví dụ: "333", "IBM" hay chữ "M" được trình bày cách điệu của McDonald...  Dấu hiệu là hình vẽ Dấu hiệu này bao gồm các hình họa, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì. Pháp luật của nhiều nước trong đó có Việt Nam không chấp nhận cho đăng ký các hình và hình học đơn giản như 7
  12. hình chữ, hình vuông, hình tròn...vì chúng bị coi là không có khả năng phân biệt (Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).  Dấu hiệu là sự kết hợp các dấu hiệu từ ngữ, chữ cái, con số, hình vẽ với nhau. Loại dấu hiệu này được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cũng như ở các nước khác  Dấu hiệu là các biểu tượng: bao gồm những biểu tượng vui, những hình vẽ... như biểu tượng "bò cười" sử dụng cho sản phẩm phomat...  Dấu hiệu tổ hợp màu sắc: Bao gồm các từ ngữ, hình ảnh và bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng có màu sắc hoặc sự kết hợp màu sắc với các yếu tố khác hoặc chỉ riêng màu sắc. Việc sử dụng các chữ cái, hình họa với màu sắc thường làm tăng thêm tính phân biệt của chúng và thường dễ dàng được chấp nhận đăng ký hơn. Hiệp định TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đều quy định tổ hợp màu sắc là một loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 lại không thừa nhận dấu hiệu màu sắc có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa mà chỉ xác định màu sắc là phương thức thể hiện của các loại dấu hiệu khác. Vì vậy, trong thời gian tới, pháp luật Việt Nam cần có sự bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hơn đối với việc cho phép tổ hợp màu sắc được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu hàng hóa. Trên đây là những dấu hiệu được sử dụng rộng rãi nhất trong các nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều quốc gia nhất là những quốc gia phát triển, những dấu hiệu mà con người có khả năng tri giác được đều có thể sử dụng như là một nhãn hiệu hàng hóa. Vì vậy, bên cạnh những dấu hiệu nhìn thấy được như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, sự kết hợp của các yếu tố này thì những dấu hiệu nghe thấy được, ngửi thấy được như âm thanh, mùi vị cũng đã được một số quốc gia bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa. Hiện nay, các nhà sản xuất luôn tìm kiếm những nhãn hiệu mới lạ, độc đáo và hấp dẫn cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình để tạo ấn tượng đến 8
  13. công chúng và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra thì việc công nhận, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại các quốc gia khác là một xu thế tất yếu của thời đại. Do vậy, theo chúng tôi thì pháp luật Việt Nam nên có quy định để bảo hộ cho các loại dấu hiệu này nếu việc bảo hộ đó không trái với quy định của pháp luật và ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. 1.1.3. Các điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Việc lựa chọn sản phẩm thích hợp của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi uy tín của nhãn hiệu hàng hóa đồng thời là uy tín của doanh nghiệp đó. Do vậy, hầu hết mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu hàng hóa để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của người khác. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhãn hiệu đăng ký đều được pháp luật bảo hộ. Mà một nhãn hiệu chỉ được chấp nhận bảo hộ nếu nó đáp ứng các quy định của pháp luật. Luật Sở hữu trí tuệ quy định để đăng ký và bảo hộ như một nhãn hiệu hàng hóa thì nhãn hiệu đó phải đáp ứng một số điều kiện sau: 1.1.3.1. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; - Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, nếu như khái niệm nhãn hiệu tại Điều 4 mang tính mở thì tại Điều này đã giới hạn phạm vi các dấu hiệu có thể được bảo hộ. 9
  14. 1.1.3.2. Điều kiện về tính phân biệt Tính phân biệt là yêu cầu trước tiên cần phải có nếu một nhãn hiệu hàng hóa muốn được đăng ký bảo hộ vì để thực hiện chức năng cơ bản là phân biệt sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất này với sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất khác thì nhãn hiệu hàng hóa phải có khả năng phân biệt. Điều 15.1 Hiệp định TRIPS quy định bất kỳ một dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Mục B điểm 2 Điều 6quinquies Công ước Paris quy định rằng nhãn hiệu hàng hóa sẽ bị từ chối đăng ký nếu nhãn hiệu hàng hóa đó không hề có bất cứ dấu hiệu phân biệt nào hoặc chỉ bao gồm toàn các dấu hiệu hoặc các chỉ dẫn được sử dụng trong thương mại để chỉ chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích sử dụng, giá trị, xuất xứ của một hàng hóa, hoặc thời gian sản xuất, hoặc đã trở thành thông dụng trong ngôn ngữ hiện thời hoặc trong tập quán thương mại lành mạnh và lâu đời tại nước có yêu cầu bảo hộ. Theo Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không phải là các dấu hiệu bị loại trừ sau đây: - Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu. Các hình tròn, vuông, hình chữ nhật đơn giản hoặc các chữ số 1, 2, 3, các chữ cái A, B, C hay chữ Lào, Campuchia… sẽ không được đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ như nhãn hiệu "333" là nhãn hiệu bao gồm các chữ số đơn thuần nhưng vẫn được bảo hộ vì đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi. 10
  15. - Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến. Hiện nay có nhiều dấu hiệu, biểu tượng, quy ước đã được thừa nhận chính thức như các ký hiệu giao thông, năm vòng tròn lồng vào nhau là biểu tượng cho các thế vận hội thể thao, hình chữ thập đỏ biểu tượng cho ngành y tế… Các biểu tượng, quy ước này không thể được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hóa. - Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. - Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Chẳng hạn, "xây dựng" không thể được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hóa cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. - Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; - Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ 11
  16. trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục mà không có lý do chính đáng; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa; - Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; - Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. 12
  17. Tóm lại, các quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ khá chi tiết, đầy đủ, các nhà làm luật cũng đã ghi nhận trường hợp khả năng phân biệt được của nhãn hiệu qua quá trình sử dụng. 1.1.3.3. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm: - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; - Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. 1.1.4. Các loại nhãn hiệu hàng hóa Việc phân loại nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa rất lớn, không chỉ về mặt lý luận mà cả trong thực tiễn. Trước hết, phân loại nhãn hiệu hàng hóa 13
  18. cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu hàng hóa - đặc trưng này không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố cảm nhận nhãn hiệu hàng hóa trong người tiê dùng, tới tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa mà còn ảnh hưởng tới cả quá trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đó [1]. Về cơ bản, các nước trên thế giới thừa nhận một số loại nhãn hiệu sau: 1.1.4.1. Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ Trong các điều ước quốc tế như Hiệp định TRIPs, Công ước Paris, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ khi đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa đều có sự phân biệt nhất định giữa nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại nhãn hiệu này chỉ ở chỗ nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu phân biệt được gắn lên các sản phẩm hữu hình còn các nhãn hiệu dịch vụ là những dấu hiệu phân biệt dành cho các sản phẩm vô hình. Nhưng về mặt bản chất, hai loại nhãn hiệu này cơ bản giống nhau. Vì nhãn hiệu dịch vụ cũng mang đầy đủ chức năng biểu hiện nguồn gốc và phân biệt đối với dịch vụ khác giống như các chức năng tương tự của nhãn hiệu hàng hóa đối với hàng hóa. Đồng thời trong hầu hết các hệ thống pháp luật nhãn hiệu hàng hóa quốc gia hay quốc tế, nhãn hiệu dịch vụ được đăng ký, gia hạn và hủy bỏ theo cùng một cách như nhãn hiệu hàng hóa và được chuyển giao và cấp phép sử dụng theo cùng những điều kiện như nhãn hiệu hàng hóa. Vì thế, các quy định điều chỉnh nhãn hiệu hàng hóa ở các nước cũng được áp dụng, về nguyên tắc, giống hệt như nhãn hiệu dịch vụ. Ở Việt Nam, trước đây, thuật ngữ nhãn hiệu dịch vụ được đề cập đến trong Khoản 1 Điều 6, Chương II, Nghị định 63 của Chính phủ: "Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ". Tuy nhiên, đến Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các nhà làm luật không tách bạch giữa khái niệm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ mà quy định một cách khái quát: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Như vậy, trong khái niệm nhãn hiệu đã bao hàm cả nhãn hiệu dịch vụ. 14
  19. 1.1.4.2. Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu bởi một tập thể mà bản thân tập thể này không sử dụng nhãn hiệu nhưng mỗi thành viên của nó có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể đã đăng ký. Mỗi thành viên của tập thể được sử dụng nhãn hiệu tập thể đó đối với hàng hóa, dịch vụ của riêng mình nhưng phải tuân thủ quy chế do tập thể đưa ra. Vì vậy, chức năng của nhãn hiệu tập thể là để thông báo cho công chúng biết về các đặc điểm đặc biệt của các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Thông thường, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể phải có trong đơn xin đăng ký nhãn hiệu tập thể và bất kỳ sự sửa đổi nào đối với quy chế này phải được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Tại nhiều nước trên thế giới, đăng ký nhãn hiệu tập thể có thể bị hủy bỏ nếu nhãn hiệu này trái với các điều khoản của quy chế sử dụng hoặc nhãn hiệu này có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Như vậy, nhãn hiệu tập thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng. Các điều ước quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa không đi sâu vào việc quy định về nội dung của nhãn hiệu tập thể. Hiệp định TRIPS không có quy định về khái niệm hay việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng chỉ quy định về nhãn hiệu tập thể như sau: "Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận". Công ước Paris có quy định về nhãn hiệu tập thể tại Điều 7bis. Theo đó, các nước thành viên của Liên minh phải có trách nhiệm chấp nhận đơn đăng ký và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể với chủ sở hữu là các tập thể tồn tại hợp pháp theo pháp luật của các nước sở tại, cho dù các tập thể đó có trực tiếp sở hữu các cơ sở công nghiệp và thương mại hay không. Mặc dù tổ chức tập thể có thể không thành lập ở nước sở tại nhưng nước sở tại vẫn có trách nhiệm cho đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tập thể miễn là sự tồn tại của tổ chức tập thể đó không trái với pháp luật của nước sở tại. Đương nhiên, các nước 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2