Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức – Qua thực tiễn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
lượt xem 4
download
Trên sở sở đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hiện nay (qua thực tiễn ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nhằm đề ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ở nước ta nói chung và ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức – Qua thực tiễn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ ĐỨC ANH ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC – QUA THỰC TIỄN VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ ĐỨC ANH ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC – QUA THỰC TIỄN VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Nho Thìn HÀ NỘI - 2011
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 VỀ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở VIỆT NAM Khái niệm về công chức, viên chức và đào tạo, bồi dƣỡng công 5 chức, viên chức theo pháp luật Việt Nam Khái niệm về công chức, viên chức 5 Khái niệm về công chức 5 Khái niệm về viên chức 9 Phân biệt công chức, viên chức 11 Khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và quan 13 điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức 13 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, 14 viên chức Mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức và 18 những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức 18 -1-
- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công 18 vụ Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ năng 19 lực xây dựng nền hành chính tiên tiến hiện đại Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức 21 Những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên 23 chức Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức ở Việt Nam 28 Đội ngũ công chức, viên chức và năng lực công chức, viên chức ở 28 Việt Nam Đặc thù của công chức, viên chức trong lĩnh vực hoạt động khoa 29 học, công nghệ Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở 33 Việt Nam Kinh nghiệm đào tạo bồi dƣỡng công chức, viên chức tại một số 37 nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Slovenia 37 Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Cộng hòa 38 Pháp Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG 41 CHỨC, VIÊN CHỨC Ở VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ 41 Việt Nam Khái quát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa 41 -2-
- học và Công nghệ Việt Nam Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và 44 Công nghệ Việt Nam Đánh giá chung về năng lực công chức, viên chức của Khoa học và 46 Công nghệ Việt Nam Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức ở Viện 54 Khoa học và Công nghệ Việt nam Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học 54 và Công nghệ Việt nam Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa 58 học và Công nghệ Việt Nam Quy trình thực hiện và cơ chế tài chính về hoạt động đào tạo, bồi 61 dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức ở 64 Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam Kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện 64 Khoa học và Công nghệ Việt nam Những hạn chế, yếu kém trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công 69 chức, viên chức ở Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được và những hạn 73 chế, yếu kém trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI HOẠT 76 ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải đổi mới hoạt động đào tạo, bồi 76 -3-
- dƣỡng công chức, viên chức Nhu cầu tăng cường vai trò của công chức, viên chức trong bối cảnh 76 xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế Nhu cầu tăng cường kỹ năng, nâng cao năng lực làm việc và 77 tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức trong công cuộc cải cách nền hành chính Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên 80 chức cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước Những yêu cầu đặt ra đối với đổi mới hoạt động đào tạo, bồi 81 dƣỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi 83 dƣỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về hoạt động 84 đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên 85 chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với công việc của 86 đội ngũ công chức, viên chức của Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên và hiện đại hoá cơ sở vật 89 chất, trang thiết bị đào tạo, bồi dưỡng Xây dựng hệ thống đánh giá, báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng 91 công chức, viên chức -4-
- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên 93 chức Thay đổi nhận thức của học viên trong hoạt động trong đào tạo, bồi 94 dưỡng công chức, viên chức KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 Phụ lục 1: Nghị định số 62/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa 101 học và Công nghệ Việt Nam Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt 109 Nam (năm 2009) Phụ lục 3: Tổng hợp tiềm lực đội ngũ công chức, viên chức của 110 Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam -5-
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng số 2.1. Lực lượng công chức, viên chức của Viện Khoa học và 45 Công nghệ Việt Nam Bảng số 2.2. Tỷ lệ cán bộ biết, thành thạo ngoại ngữ của Viện Khoa 48 học và Công nghệ Việt Nam Bảng số 2.3. Kết quả đào tạo sau đại học của Viện Khoa học và 66 Công nghệ Việt Nam từ 1986 đến 2009 -6-
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Phân bố lực lượng cán bộ của Viện Khoa học và Công 45 nghệ Việt Nam theo trình độ trong 5 năm qua Biểu đồ 2.2. Số lượng công bố công trình khoa học của Viện Khoa 50 học và Công nghệ Việt Nam Biểu đồ 2.3. Sự biến động lực lượng công chức, viên chức của Viện 53 Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong 5 năm qua -7-
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức là một trong những nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Tại thời điểm cuối của giai đoạn nhìn về chặng đường đã qua, có thể nói, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã có những bước tiến rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức, viên chức, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, càng khảo sát kỹ, đi sâu vào các lĩnh vực càng thấy bộc lộ rõ sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng. Công việc cần giải quyết ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp hơn, căng thẳng hơn về áp lực thời gian và chất lượng thực thi công vụ. Trong khi đó, những gì được xem là năng lực của công chức, viên chức thường được tích lũy từ trải nghiệm của bản thân hơn là thu hoạch được qua đào tạo, bồi dưỡng (dù kinh phí, công sức đầu tư cho công tác mở các loại hình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hoàn toàn không phải là nhỏ). Là một cán bộ làm việc tại Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, qua nghiên cứu, tìm hiểu, tôi nhận thấy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của cả nước nói chung và của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được, cũng còn -8-
- bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung về đối tượng, chương trình, nội dung, chế độ chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, cả về cơ cấu đào tạo ở trong nước và nước ngoài; giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng... chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức - qua thực tiễn Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam” làm luận văn thạc sĩ là xuất phát từ yêu cầu thực tế của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và mong muốn góp một tiếng nói vào lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cho nơi tác giả đang làm việc là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã được một số bài viết, công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, các bài viết, công trình đó cũng đã đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công chức, viên chức cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Tuy nhiên, các bài viết, công trình đó chỉ mới đề cập đến đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu một cách chuyên biệt các vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức - qua thực tiễn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách chuyên biệt về về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, về những bất cập, hạn chế của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng từ thực tiễn tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ đó đưa ra một số các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu: -9-
- Trên sở sở đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hiện nay (qua thực tiễn ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nhằm đề ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ở nước ta nói chung và ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ một số vấn đề lý luận về công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; + Đánh giá đúng thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức qua thực tiễn tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; + Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của cả nước nói chung, nhưng chủ yếu qua thực tiễn ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu ở phạm vi Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của một số nước. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và công chức, viên chức của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ sở phương pháp luận trên, đề tài này sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học cụ thể như: phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp, thống kê; phương pháp phân tích, đánh giá… 6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn - 10 -
- Luận văn đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong thời gian tới. Kết quả của luận văn giúp cho những nhà quản lý có thêm thông tin, vận dụng vào việc tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của xu thế nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn bao gồm 3 chương chính, cụ thể như sau: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - 11 -
- CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về công chức, viên chức và đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức theo pháp luật Việt Nam 1.1.1. Khái niệm về công chức, viên chức 1.1.1.1. Khái niệm về công chức Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” được sử dụng đồng thời, với những nội dung vừa có điểm trùng nhau, vừa có điểm khác nhau. Đối với khái niệm công chức, ngay sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về quy chế công chức Việt Nam. Tại Điều 1 của Sắc lệnh nêu khái niệm công chức là: Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định [10]. Tuy nhiên do điều kiện đất nước chiến tranh nên bản quy chế công chức này không được triển khai đầy đủ, và suốt một thời gian dài (đến cuối những năm 1980), khái niệm công chức không được sử dụng mà thay vào đó là khái niệm cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Khái niệm này dùng chung cho tất cả mọi người làm việc cho Nhà nước, không có sự phân biệt, theo đó đội ngũ này rất đông đảo vì nó được hình thành từ rất nhiều con đường, có thể do bầu, có thể do phân công sau khi tốt nghiệp, do tuyển dụng, bổ nhiệm… Phạm vi làm việc của họ cũng rất rộng, vì vậy đội ngũ cán bộ công nhân viên chức không ổn - 12 -
- định. Thực tế trên đã gây khó khăn, thiếu thống nhất cho công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước trong việc sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Chuyển sang thời kỳ đổi mới (năm 1986), trước yêu cầu khách quan cần cải cách nền hành chính và đòi hỏi phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, khái niệm công chức được sử dụng trở lại trong Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nghị định chỉ rõ: Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước [19]. Khái niệm công chức này cũng giống như khái niệm công chức theo sắc lệnh 76/SL. Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu: “Đổi mới căn bản công tác cán bộ phù hợp với cơ chế mới. Phân định rõ cán bộ hoạt động theo nhiệm kỳ và cán bộ công chức chuyên nghiệp”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Pháp lệnh Cán bộ, công chức bắt đầu được triển khai xây dựng và đến 9/3/1998 đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Để cụ thể hoá Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP, ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo Nghị định này: Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp; những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng [7]. Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta về công chức, đánh dấu bước chuyển biến cơ bản về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Sau 2 năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ những hạn chế, nên đã được sửa đổi vào năm 2000. Tuy vậy, ngay cả Pháp lệnh sửa đổi vẫn không phân định rõ ràng được các đối tượng là công chức, chẳng hạn những người làm - 13 -
- việc trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước là công chức, trong khi đó những người làm việc trong cơ quan hành chính xã, phường, thị trấn lại không phải là công chức. Nhằm khắc phục những hạn chế đó, Pháp lệnh được sửa đổi một lần nữa vào năm 2003. Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 đã phân biệt được đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và gọi họ là viên chức, đồng thời Pháp lệnh sửa đổi đã quy định thêm công chức xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, cả Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 và Pháp lệnh công chức sửa đổi năm 2003 đều không đưa ra được khái niệm về cán bộ, khái niệm về công chức, chỉ đưa ra thuật ngữ chung là cán bộ, công chức. Để khắc phục mặt hạn chế của các văn bản từ truớc đến nay đã chưa làm rõ được các khái niệm về cán bộ, công chức. Ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII, đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010). Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay và cắt nghĩa được rõ ràng hơn về các khái niệm cán bộ, công chức. Tại Điều 4 - Khoản 2 của Luật quy định: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [21]. - 14 -
- Nếu căn cứ vào nơi làm việc, công chức ở nước ta hiện nay bao gồm: Công chức nhà nước (làm việc trong bộ máy nhà nước); công chức trong bộ máy của Đảng; công chức trong tổ chức chính trị - xã hội; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công. Công chức nói chung, có các đặc điểm sau đây: - Là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; - Được tuyển dụng, bổ nhiệm, được giao giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; giao giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập; - Công việc của công chức có tính chất thường xuyên, liên tục, tương đối ổn định, không bị giới hạn bởi nhiệm kỳ; để thực hiện được công việc của mình, họ phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định; - Được xếp vào một ngạch công chức nhất định, mỗi ngạch có tiêu chuẩn riêng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện chức trách của mình. Công chức được phân loại theo ngạch được bổ nhiệm thì có: + Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; + Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; + Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; + Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: + Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; - 15 -
- + Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Có thể quan niệm: Công chức Việt Nam là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ở trong nước hoặc ngoài nước), đơn vị sự nghiệp công, được xếp vào một ngạch công chức, có tính chuyên nghiệp, mỗi ngạch có chức danh, tiêu chuẩn riêng, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 1.1.1.2. Khái niệm về viên chức Trước khi có Luật viên chức năm 2010, các quy định về quyền, nghĩa vụ và các nội dung quản lý viên chức được quy định trong Pháp lệnh cán bộ , công chức. Tuy nhiên, các quy định này so với yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế vẫn còn nhiều bấ t câ ̣p . Hoạt động của cán bộ , công chức, viên chức đều nhằm mục tiêu chung là phục vụ nhân dân. Tính chất, đặc điểm lao động của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đươ ̣c phân biê ̣t rõ ràng với cán bô ̣ , công chức trong các cơ quan hành chiń h nhà nước . Do đó , trong thực tế , hoạt đô ̣ng nghề nghiê ̣p của viên chức nhằ m thực hiê ̣n chức năng phu ̣c vu ̣ xã hô ̣i trên các lĩnh vực chưa được các cơ quan , tổ chức quan tâm đầ y đủ . Trong các qu y đinh ̣ hiê ̣n hành, viê ̣c quy định quyền , nghĩa vụ, những việc không được làm của viên chức giống như đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đã ha ̣n chế viê ̣c xây dựng đô ̣i ngũ viên chức và nâng cao chấ t lươ ̣ng hoa ̣t đô ̣ng của các dich ̣ vu ̣ công ; chưa phát huy hế t tài năng, sáng tạo của viên chức và chưa góp phầ n thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, tay nghề giỏi tham gia vào khu vực sự nghiệp công lập. Năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức. Luâ ̣t này chỉ điều chỉnh cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan của Đảng , Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội mà không điề u chin̉ h viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, cần thiế t phải có một văn bản pháp l uật có giá trị cao do Nhà - 16 -
- nước ban hành để đă ̣t nề n tảng pháp lý thúc đẩ y viê ̣c xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức; Bên cạnh đó, thực tra ̣ng tổ chức tuyển dụng , sử dụng và quản lý viên chức còn châ ̣m đổ i mới , chưa tương thić h với cơ chế tự chủ của các đơn vi ̣sự nghiê ̣p công lâ ̣p; chưa phát huy đươ ̣c tài năng , sức sáng ta ̣o của viên chức . Mă ̣c dù năm 2003, Nhà nước đã bước đầu đổi mới viê ̣c tuyển dụng viên chức từ hình thức tuyển dụng lâu dài sang hình thức hợp đồng làm việc nhưng cách thức tuyển dụng theo hợp đồng gắn với chỉ tiêu biên chế chưa thể hiện được triệt để tinh thần đổi mới phương thức quản lý viên chức và chưa đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ viên chức hiê ̣n nay chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, thống nhất; các tiêu cực về tác phong, lề lối làm việc của viên chức đã và đang làm giảm sức sáng tạo , chấ t lươ ̣ng trong hoạt động nghề nghiệp phục vụ người dân và cộng đồng của các đơn vị sự nghiệp công lập . Các biểu hiện về thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về năng lực và trình độ nghề nghiệp , phiề n hà, sách nhiễu người dân vẫn tồn tại trong đội ngũ viên chức, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Từ yêu cầ u khách quan và thực trạng trên , nhằ m đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp và xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp , có trình độ và năng lực phục vụ nhân dân , góp phần thực hiện cải cách khu vực dịch vụ công phù hợp và đồ ng bô ̣ với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, với cơ chế thị trường, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 15/11/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Viên chức, số 58/2010/QH12. Luật này quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong - 17 -
- đơn vị sự nghiệp công lập. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [22]. Luật Viên chức năm 2010 ra đời đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập, thúc đẩy xã hội hóa các hoạt đô ̣ng nghề nghiê ̣p , góp phần tạo điều kiện chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ , tự chịu trách nhiệm. Mặt khác, Luật viên chức ra đời cũng đã làm hoàn thiện các quy định về quyền , nghĩa vụ đố i với viên chức . Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý viên chức nhằ m phát huy tối đa các tiềm năng tri thức , tài năng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầ u của quá trình cải cách khu vực dịch vụ công, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế ; Bảo đảm tính minh bạch , công khai và trách nhiệm trong hoa ̣t đô ̣ng nghề nghiê ̣p của viên chức . Tiếp tục thực hiện chế độ hợp đồng làm việc gắn với viê ̣c thiế t lâ ̣p hê ̣ thố ng các vị trí việc làm trong quả n lý viên chức; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lâ ̣p. 1.1.1.3. Phân biệt công chức, viên chức Thời kỳ trước đây nước ta không phân biệt công chức, viên chức mà nhập chung vào một nhóm là “cán bộ công chức viên chức”. Khái niệm công chức, viên chức bắt đầu được đề cập, quan tâm đến từ năm 1991. Tuy nhiên đến năm 1998 chúng ta mới có Pháp lệnh Cán bộ, Công chức. Năm 2008 Luật Cán bộ, công chức được thông qua, có hiệu lực từ 01/01/2010 và đến nay Luật Viên chức đã được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Theo các quy định hiện hành, công chức, viên chức được phân biệt như sau: Công chức (theo quy định chi tiết tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP): - 18 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn