intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết khiếu kiện hành chính - Qua thực tiễn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện về cơ sở lý luận của khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện hành chính, phân tích hệ thống pháp luật hiện hành và khảo sát tìm hiểu thực tế tại địa phương để từ đó tìm ra những nguyên nhân của các bất cập trong tình trạng giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết khiếu kiện hành chính - Qua thực tiễn thành phố Hải Phòng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THỊ TUYẾT GI¶I QUYÕT KHIÕU KIÖN HµNH CHÝNH - QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HOÀ NG ANH HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Kính đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đặng Thị Tuyết
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH ........................................................................ 5 1.1. Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n về khiế u kiêṇ hành chính và giải quyế t khiế u kiêṇ hành chính........................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm khiếu kiện hành chính......................................................... 5 1.1.2. Khái niệm giải quyết khiếu kiện hành chính........................................ 7 1.1.3. Cơ chế giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính ở một số nước trên thế giới ............................................................................................... 10 1.1.4. Giải quyết khiếu kiện hành chính tại Việt Nam ................................. 18 1.2. Pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính ............................. 24 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luâ ̣t về giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính Viê ̣t Nam .................................................................. 24 1.2.2. Luật tố tụng hành chính 2010 - những bước tiến trong giải quyết khiếu kiện hành chính ........................................................................ 38 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH HIỆN NAY QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ...................57 2.1. Giới thiêụ chung về mô hin ̀ h tổ chức cơ quan giải quyế t khiế u kiêṇ hành chính ta ̣i thành phố Hải Phòng .......................... 57 2.1.1. Về cơ cấ u tổ chức ............................................................................... 57
  4. 2.1.2. Về thẩ m quyề n ................................................................................... 57 2.2. Tình hình giải quyết khiếu kiện hành chính tại Hải Phòng ......... 60 2.3. Các vấn đề đặt ra khi áp dụng pháp luật tố tụng hành chính trong quá trin ̀ h giải quyế t khiế u kiêṇ hành chính ở thành phố Hải Phòng .................................................................................. 63 2.3.1. Giai đoa ̣n thu ̣ lý đơn khởi kiê ̣n........................................................... 64 2.3.2. Giai đoa ̣n chuẩ n bi ̣xét xử .................................................................. 78 2.3.3. Giai đoa ̣n xét xử ................................................................................. 81 2.3.4. Giai đoa ̣n thi hành bản án, quyế t đinh ̣ của Tòa án ............................. 88 2.3.5. Một số hạn chế khác ........................................................................... 89 2.4. Nguyên nhân của các bấ t câ ̣p trong áp du ̣ng pháp luâ ̣t tố tu ̣ng hành chính.......................................................................................... 89 2.4.1. Các nguyên nhân về pháp luật ........................................................... 90 2.4.2. Các nguyên nhân về cơ chế thực hiện pháp luật ................................ 93 2.4.3. Các nguyên nhân khác........................................................................ 95 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH .......................96 3.1. Các giải pháp về pháp luật .............................................................. 96 3.2. Các giải pháp về cơ chế thực hiện pháp luật ............................... 101 3.2.1. Đổi mới mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ............ 101 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán xét xử án hành chính ....... 104 3.2.3. Tổ chức tuyên truyề n pháp luâ ̣t liên quan đế n hoa ̣t đô ̣ng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính ............................................................ 108 3.2.4. Đẩy mạnh và tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt đ ộng cung cấ p dich ̣ vu ̣ pháp lý........................................................................... 110 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quyền ban hành các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính là những đặc quyền của cơ quan Nhà nước (trong đó chủ yếu là cơ quan hành chính) và các cán bộ công chức trong cơ quan đó nhằm thực thi quyền lực nhà nước để quản lý xã hội. Thông qua việc ban hành các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, cơ quan có thẩm quyền thực hiện công vụ nhằm mục đích phục vụ nhân dân và quản lý, điều hành xã hội theo trật tự, kỷ cương của Nhà nước. Tuy nhiên, chính bởi đó là đặc quyền của cơ quan có thẩm quyền nên ranh giới giữa đúng thẩm quyền và sự lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm là rất mong manh và chỉ cách nhau trong gang tấc. Bởi vậy, việc cơ quan hành chính Nhà nước có thể đưa ra các quyết định hành chính, hoặc các nhà chức trách có các hành vi hành chính không phù hợp, trái với pháp luật gây thiệt hại tới quyền, lợi ích chính đáng của người dân là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời, khi đó sẽ xuất hiện sự phản ứng đối với quyết định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc hành vi hành chính các nhà chức trách không phù hợp, trái với pháp luật từ phía người dân. Do vậy, cần phải có cơ chế để giải quyết vấn đề ban hành các quyết định hành chính, thực hiện hành vi công vụ không phù hợp, trái với pháp luật và sự phản ứng từ phía công dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính đó. Ở nước ta hiện nay, có hai cơ chế để giải quyết vấn đề này, đó là cơ chế hành chính và cơ chế tư pháp. Khi công dân có sự phản ứng đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính không phù hợp, trái với pháp luật tới cơ quan hành chính thì cơ quan hành chính sẽ thực hiện giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại - Đây chính là cơ chế giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính hay còn gọi là cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính (cơ chế hành chính). Trong trường hợp công dân không lựa chọn cơ quan hành chính để giải quyết yêu cầu của mình mà lại lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết, đây chính là cơ chế giải quyết thứ hai - cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính (cơ chế tư pháp). Tòa án sẽ thực hiện giải quyết 1
  6. theo thủ tục tố tụng được quy định tại Luật tố tụng hành chính, đây chính là thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính hay còn gọi là tài phán hành chính. Sự thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta như hiện nay nhằm mục đích tạo điều kiện và bảo đảm để người dân thực hiện các quyền cơ bản của mình đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Mặt khác cơ chế đó cũng nhằm bảo đảm mối quan hệ giữa nhà nước và công dân được bình đẳng, Nhà nước phải phục vụ lợi ích của dân và bản thân Nhà nước phải đặt dưới khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, ý chí nguyện vọng của người dân; đồng thời tạo ra các thiết chế giám sát việc thực hiện quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước, giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong hoạt động công quyền. Tuy nhiên, nhìn lại hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính trong giai đoạn hiện nay thì thấy rằng số lượng đơn khởi kiện hành chính được gửi đến Tòa án và được thụ lý giải quyết trên thực tế còn rất ít, trong khi đó số lượng đơn khiếu nại gửi tới các cơ quan hành chính rất nhiều. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu pháp luật là tối thượng và sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân thì việc bảo vệ công lý là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Bảo vệ công lý chính là mọi tranh chấp phát sinh trong xã hội bao gồm tranh chấp giữa cá nhân các công dân với nhau, tranh chấp cá nhân công dân với các tổ chức và đặc biệt là tranh chấp giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan công quyền), về nguyên tắc, đều có thể được Tòa án xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật. Bởi vậy với thực trạng số lượng các vụ kiện hành chính chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước như hiện tại là một hạn chế rất lớn cần thiết phải được xem xét, tìm ra nguyên nhân và giải pháp thích hợp để kịp thời khắc phục và hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính cũng như nâng cao hiệu quả của việc giải quyết khiếu kiện hành chính. Không nằm ngoài tình hình chung của cả nước trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính, Hải Phòng cũng là một trong những địa phương trong cả nước đang phải đối mặt với tình trạng quá tải trong việc giải quyết khiếu nại tại các cơ 2
  7. quan hành chính, trong khi đó số lượng đơn khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính gửi Tòa án lại quá ít ỏi. đâu là nguyên nhân của tình trạng này? và làm thế nào để khắc phục và nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính cho Hải Phòng? đó là những câu hỏi cấp thiết đặt ra cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong bối cảnh hiện tại. Chính bởi vậy tôi lựa chọn đề tài “Giải quyết khiếu kiện hành chính - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”, với mong muốn góp phần vào các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực, cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính trên địa bàn. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện về cơ sở lý luận của khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện hành chính, phân tích hệ thống pháp luật hiện hành và khảo sát tìm hiểu thực tế tại địa phương để từ đó tìm ra những nguyên nhân của các bất cập trong tình trạng giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay của địa phương. Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn đưa ra một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính cho thành phố Hải Phòng nói riêng cũng như cả nước nói chung trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau: • Một số vấn đề lý luận và pháp luâ ̣t về khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính; So sánh cơ chế tài phán hành chính ở Việt Nam với hệ thống tài phán, công lý hành chính của một số quốc gia trên thế giới; Quá trình hình thành cũng như một số nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hành chính; • Thực trạng giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay tại thành phố Hải Phòng từ năm 2010 đến nay; Các thành công cũng như các khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính ở địa phương; • Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu kiện 3
  8. hành chính cho thành phố Hải Phòng nói riêng cũng như cả nước nói chung trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên , luận văn vận dụng cơ sở lý luận của khoa học pháp lý nói chung và khoa ho ̣c Luâ ̣t hành chin ́ h Viê ̣t Nam nói riêng ; sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, đánh giá, thu thập và xử lý các dữ liệu và thông tin, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn để lập luận, kiến giải các vấn đề đã đưa ra. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , đề tài này được phân thành 3 chương, đó là : Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n và pháp luật về khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính ; Thực tra ̣ng giải quyế t quyế t khiế u kiê ̣n hành chiń h hiê ̣n nay qua thực tiễn thành phố Hải Phòng và Các giải pháp nhằ m nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣n g giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính với 23 mục và các tiểu mục chi tiết. 4
  9. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH 1.1. Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n về khiế u kiêṇ hành ch ính và giải quyết khiếu kiêṇ hành chính 1.1.1. Khái niệm khiếu kiện hành chính 1.1.1.1. Khái niệm Khiếu kiện hành chính trước hết phải được hiểu đây là các khiếu kiện trong lĩnh vực hành chính. Khiếu kiện hành chính là sự biểu hiện của tranh chấp hành chính phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước giữa một bên là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước với một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức khi các chủ thể này tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Cho tới nay trong thực tiễn, khái niệm khiếu kiện hành chính vẫn được nhiều người sử dụng để chỉ tranh chấp phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức phản đối quyết định hay việc làm của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. Với cách sử dụng ngôn từ như vậy thì khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết định hành chính , hành vi hành chin ́ h xâm phạm . Như vậy, theo cách hiểu này thì khiếu kiện hành chính bao gồm cả khiếu nại và việc khởi kiện hành chính. Về mặt pháp lý, cho đến nay chưa vẫn chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa về khiếu kiện hành chính. Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng thuật ngữ “khiếu kiện hành chính” tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 và việc sử dụng của các luật gia, các nhà khoa học thì khái niệm khiếu kiện hành chính được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm. Với ý nghĩa này thì khái niệm khiếu kiện hành chính đồng nhất với khái niệm khởi kiện hành chính. 5
  10. Xét về việc (dưới góc độ) sử dụng ngôn ngữ trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam thì ngôn từ “khiếu kiện” chỉ được đề cập trong các văn bản pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Luật tố tụng hành chính, …). Do vậy, khái niệm khiếu kiện hành chính hiện nay được hiểu một cách tương đối thống nhất đó là: cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm. 1.1.1.2. Phân biệt khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính Như trên đã nêu khái niê ̣m khiế u kiê ̣n chỉ đươ ̣c đề câ ̣p trong các văn bản pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Luật tố tụng hành chính, …). Do vâ ̣y có thể phân biê ̣t khiế u nại hành chính và khiếu kiện hành chính dựa trên các tiêu chí như sau : * Sự giố ng nhau giữa khiế u nại hành chính và khiế u kiê ̣n hành chính Khiế u na ̣i hành chính và khiế u kiê ̣n hành chính l à sự biểu hiện của tranh chấp hành chính phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước giữa một bên là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước với một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức khi các chủ thể này tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. * Sự khác nhau giữa khiế u nại hành chín h và khiế u kiê ̣n hành chính Khái niệm giữa khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính được phân biê ̣t dựa vào viê ̣c lựa cho ̣n chủ thể giải quyế t tran h chấ p hành chính theo trình tự , thủ tục và pháp luật quy định tương ứng với chức năng, nhiê ̣m vu ̣ của chủ thể đó . • Nế u cá nhân , cơ quan , tổ chức lựa cho ̣n cơ quan hành chính nhà nước có thẩ m quyề n giải quyế t tranh chấ p hành ch ính thì tranh chấp hành chính này sẽ được giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định của pháp luật khiế u na ̣i, khi đó tranh chấ p hành chính đươ ̣c go ̣i là khiế u na ̣i hành chính . Viê ̣c giải quyế t kh iế u na ̣i hành chiń h ta ̣i cơ quan hành chin ́ h đươ ̣c go ̣i là cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính (cơ chế hành chính). • Trường hơ ̣p cá nhân , cơ quan , tổ chức lựa cho ̣n Tòa án là cơ quan giải 6
  11. quyế t tranh chấ p hành chính thì tranh chấ p hành chính này sẽ được giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính , khi đó tranh chấ p hành chính đươ ̣c go ̣i là khiế u kiê ̣n hành chính . Viê ̣c giải quyế t khiế u kiê ̣n hành ch ính tại Tòa án được gọi là cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính (cơ chế tư pháp). 1.1.2. Khái niệm giải quyết khiếu kiện hành chính 1.1.2.1. Khái niệm giải quyết khiếu kiện hành chính Như trên đã triǹ h bày về khái niê ̣m khiế u kiê ̣n hàn h chin ́ h, đó chin ́ h là tranh chấ p hành chính phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước giữa một bên là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước với một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức khi các chủ thể này tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính; đồ ng thời tranh chấ p này đươ ̣c đưa đế n cơ quan Tòa án để giải quyế t theo triǹ h tự tố tu ̣ng hành chin ́ h . Như vâ ̣y, từ khái niê ̣m khiế u kiê ̣n hành chin ́ h như trên có thể đưa ra đinh ̣ nghiã về gi ải quyết khiếu kiện hành chính đó chính là “hoạt động giải quyế t tranh chấ p hành chính (khiế u kiê ̣n hành chính ) theo một trình tự tố tụng chặt chẽ được thực hiện bởi cơ quan tư pháp(các tòa án nhân dân)” [31, tr.15]. 1.1.2.2. Tính chất của giải quyết khiếu kiện hành chính Giải quyết khiếu kiện hành chính có các tính chất như : Tính quyề n lực nhà nước, tính nhân đa ̣o , tính tài phán , tính không vụ lợi và tính chuyên môn hóa , chuyên nghiê ̣p hóa . • Tính quyền lực nhà nước : Trong nhà nước pháp quyề n , mọi hoạt động của nhà nước phải tuân theo pháp luâ ̣t . Viê ̣c bảo đảm , bảo vệ quyền , lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của cá nhân , cơ quan, tổ chức cũng đươ ̣c thực hiê ̣n bằ ng quyề n lực nhà nước trên cơ sở pháp luâ ̣t . Viê ̣c thực thi quyề n lực nhà nước trong liñ h vực giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chiń h , đó là thực hiê ̣n chức năng xét xử . Đây là chức năng phát sinh từ quyề n tư pháp , là một trong ba bộ phận cấu thành của quyề n lực nhà nước . Thông qua hoa ̣t đô ̣ng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h các chủ thể thực hiê ̣n giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chiń h ban hành các phán quyế t buô ̣c các đương sự phải thực hiê ̣n. Phán quyết của chủ thể giải qu yế t khiế u kiê ̣n hành chính mang tính Nhà nước , 7
  12. chứa đựng quyề n lực Nhà nước và đươ ̣c Nhà nước bảo đảm thực hiê ̣n bằ ng cưỡng chế Nhà nước. • Tính nhân đạo: Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân , do dân và vì dân. Cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính đươ ̣c thành lâ ̣p cũng là nhằ m bảo vê ̣ lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của nhân dân . Do vâ ̣y, cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h cũng như các cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính phải có thái độ đúng mực thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta. Mă ̣t khác, hiê ̣n nay chúng ta đang xây dựng nề n kinh tế thi ̣trường đinh ̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã , cho nên, hơn lúc nào hế t giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính phải đảm bảo đươ ̣c tính nhân đa ̣o xã hô ̣i chủ nghiã đẻ ha ̣n chế đế n mức thấ p nhấ t các yế u tố tiêu cực của nề n kinh tế thi ̣trường , phải tôn trọng con người , phục vụ con người , lấ y mu ̣c tiêu xây dựng mô ̣t xã hô ̣i văn minh , nhân ái , nhân đa ̣o làm kim chỉ nam cho hoa ̣t đô ̣ng của mình, bảo đảm cho mọi người khi tham gia tố tụng đều được bình đẳng. • Tính tài phán : Hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính là một hoạt đô ̣ng mang tính tài phán để giải quyết tranh chấp hành chính phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đây là đă ̣c điể m đă ̣c trưng nhấ t của hoa ̣t đô ̣ng giải quyết khiếu kiện hành chính . Để đảm bảo đúng tin ́ h chấ t của hoa ̣ t đô ̣ng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chiń h , với tư cách là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng mang tin ́ h tài phán , thì hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Phải đảm bảo sự độc lập : Độc lập của hoạt đ ộng giải quyết khiếu kiện hành chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính pháp quyền và đảm bảo công bằng trong hoa ̣t đô ̣ng đưa ra phán quyế t . Với tin ́ h chấ t đô ̣c lâ ̣p cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chiń h sẽ thực hiê ̣n chức năng của min ̀ h mô ̣t cách đô ̣c lâ ̣p trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các tình tiết theo quy định của pháp luật mà không bị tác động của bất kỳ ảnh hưởng , tác động , cám dỗ , sức ép mố i đe do ̣a hoă ̣c can thiê ̣p nào cho dù l à trực tiế p hay gián tiế p . Phải đảm bảo tính khách quan : Khách quan là một yếu tố thiết yếu để thực hiê ̣n đúng đắ n các hoa ̣t đô ̣ng đưa ra phán quyế t . Điề u này không chỉ thể hiê ̣n thông qua phán quyế t mà còn phải đươ ̣c thể hiê ̣n thông qua cả quy trình , trình tự, thủ tục 8
  13. đưa ra phán quyế t . Tính khách quan của hoạt động đưa ra phán quyết đòi hỏi việc giải quyết khiếu kiện hành chính phải dựa trên cơ sở các chứng cứ , tình tiết khách quan, đươ ̣c thu thâ ̣p mô ̣t cách khách quan phù hơ ̣p thủ tu ̣c luâ ̣t đinh ̣ . Phải đảm bảo công bằng : Giải quyết khiếu kiện hành chính là hoạt động phán quyết, do đó tiń h công bằ ng phải đươ ̣c đă ̣t lên hàng đầ u , công bằ ng là ha ̣t nhân quan tro ̣ng nhấ t của hoa ̣t đô ̣ng đưa ra phán quyế t vì chính muố n có đươ ̣c sự công bằ ng mà người ta đã chấ p nhâ ̣n mô ̣t người thứ ba để đứng ra phân xử và nhờ có công bằ ng mà các phán quyế t do bên thứ ba đưa ra mới đươ ̣c các bên tự giác thực hiê ̣n. Sự công bằ ng đòi hỏi hoa ̣t đô ̣ng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính phải đảm bảo đúng đắn , không thiên vi ̣, không thành kiế n hay đinh ̣ kiế n . Công bằ ng để đảm bảo niềm tin của các đối tượng tham gia tố tụng , đă ̣c biê ̣t là niề m tin của người khởi kiê ̣n. Công bằ ng là yêu cầ u đồ ng thời là điề u kiê ̣n để đảm bảo giải quyế t của cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h đươ ̣c chin ́ h xác . • Tính không vụ lợi : Giải quyết khiếu kiện hành chính đượ c đă ̣t ra để giải quyế t các khiế u kiê ̣n hành chiń h nhằ m bảo vê ̣ quyề n , lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trước sự xâm pha ̣m hoă ̣c đe do ̣a xâm pha ̣m trái pháp luâ ̣t của quyề n lực công. Mục đích của hoạt động g iải quyết khiếu kiện hành chính nhằm tạo ra mô ̣t nề n hành chiń h trong sa ̣ch , phục vụ tốt lợi ích của Nhà nước cũng như của toàn xã hội . Do đó hoa ̣t đô ̣ng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính phải bảo đảm sự công tâm , trong sa c̣ h, không theo đuổ i mu ̣c tiêu lơ ̣i nhuâ ̣n , không đòi hỏi người phục vụ phải trả thù lao . Đây chính là mô ̣t đă ̣c điể m cơ bản để phân biê ̣t hoa ̣t đô ̣ng phán quyết của Tòa án với các tổ chức trọng tài phi chính phủ . • Tính chuyên mô n hóa , chuyên nghiêp̣ hóa : Hoạt động giải quyết khiếu kiê ̣n hành chính là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng đă ̣c biê ̣t . Hoạt động của nó tạo ra sản phẩm đặc biê ̣t đó là các phán quyế t . Các phán quyết là kết quả của một quá trình xem xét vụ viê ̣c mô ̣t cách khoa ho ̣c mang tính chấ t chuyên môn nghề nghiê ̣p cao . Những người thực hiê ̣n giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h phải có chuyên môn nghề nghiê ̣p cao trên tấ t cả các liñ h vực liên quan , phải có đủ trình độ hiểu biế t để có thể đánh giá vấ n đề mô ̣t cách chính xác và đưa ra các phán quyế t đúng đắ n , hơ ̣p lý , hơ ̣p pháp . 9
  14. Tính chuyên môn nghề nghiệp cao là yêu cầu bắt buộc đối với những người làm công tác giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h. Nó không chỉ là đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền mà còn là đòi hỏi của cả xã hội về một cơ quan giải quyết khiếu kiện phát triển, khoa ho ̣c, văn minh và hiê ̣n đa ̣i. 1.1.3. Cơ chế giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính ở một số nước trên thế giới Xuấ t phát từ hoàn cảnh , điề u kiê ̣n lich ̣ sử , chính trị, kinh tế , văn hóa… và những quan niê ̣m khác nhau về hoa ̣t đô ̣ng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h, các quốc gia trên thế giới sẽ tự tim ̀ ra cơ chế giải q uyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h khác nhau. Tuy nhiên dựa vào đă ̣c điể m, tính chất tương đồng về nguyên tắc tổ chức, thẩ m quyề n giải quyế t, thủ tục tố tụng … thì việc tổ chức và hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính ở các quốc gia trên thế giới có thể khái quát theo các mô hình sau: • Mô hiǹ h tổ chức giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h chuyên trách • Mô hiǹ h tổ chức giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h không chuyên trách • Mô hình hỗn hợp • Ngoài ra, có một số quốc gia trên thế giới không tổ chức cơ quan giải quyết khiế u kiê ̣n hành chính mà giao viê ̣c này cho chính cơ quan hành chính bi ̣khiế u kiê ̣n và cơ quan hành chính cấp trên của cơ quan đó xem xét , giải quyết. 1.1.3.1. Mô hình tổ chức giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính chuyên trách Theo mô hình này , các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính được tổ chức thành hệ thống Tòa án hành chính chuyên trách độc lập hoàn toàn với tòa án tư pháp và trực thuộc Chính phủ . Phán quyết của Tòa án hành chính là cuối cùng, đương sự không có quyề n khởi kiê ̣n ở bất kỳ ở mô ̣t Tòa án nào khác . Lý do làm cơ sở cho mô hình này đó là : Sự gắ n bó giữa Tòa án hà nh chin ́ h với hoa ̣t đô ̣ng hành chính đươ ̣c hình thành trên cơ sở nề n hành chính là thố ng nhấ t bởi hai bô ̣ phâ ̣n : Hành chính hành động hay hành chính quản lý (Administration active) và hành chính tài phán (Administration contentieuse). Sự phân biê ̣t này đươ ̣c lý giải bằng mục tiêu bảo đảm yêu cầu về tính chuyên nghiệp của cơ quan này bởi vì việc giải quyết khiếu kiện được thực hiện bằng Tòa hành chính chuyên trách , có hiể u biế t sâu sắ c về liñ h vực quản lý công, tôn tro ̣ng các ưu quyề n của cơ quan hành 10
  15. chính cần thiết cho sự vận hành và đảm bảo lợi ích chung - điề u này khó có thể có đươ ̣c đố i với mô ̣t cơ quan xét xử thông thường [31, tr.18]. Như vâ ̣y, theo mô hình này có sự phân chia sâu sắc giữa hai ngành xét xử và sự phân chia hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t thành hai bô ̣ phâ ̣n: luâ ̣t công và luâ ̣t tư. Tòa án hành chính sẽ giải quyết tranh chấp liên quan đến luật công còn Tòa án tư pháp sẽ giải quyế t tranh chấ p liên quan đế n áp du ̣ng luâ ̣t tư. Mô hình này có ưu điể m : • Tòa án hành chính nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính nên có điều kiê ̣n bám sát đươ ̣c hoa ̣t đô ̣ng quản lý của cơ quan nhà nước , từ đó làm cho các phán quyế t đố i với các khiế u kiê ̣n hành chin ́ h có điề u kiê ̣n phù hơ ̣p và ta ̣o sự nhip̣ nhàng , đồ ng bô ̣ với hoa ̣t đô ̣ng quản lý nhà nước. • Tòa án hành chính theo mô hình này sẽ do Thủ tướng Chính Phủ trực tiếp chỉ đạo , đồ ng thờ i Thủ tướng Chính phủ cũng điề u hành hoa ̣t đô ̣ng quản lý nhà nước, nên viê ̣c tổ chức chấ p hành và thực hiê ̣n các phán quyế t đố i với các khiế u kiê ̣n hành chính sẽ thuâ ̣n lơ ̣i rấ t nhiề u . Mô hiǹ h này có nhươ ̣c điể m : • Làm tăng thêm số lươ ̣ng các cơ quan trong hê ̣ thố ng bô ̣ máy cơ quan hành chính nhà nước; • Quyề n hành pháp và quyề n tư pháp bi ̣lẫn lô;̣nChức năng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính và chức năng quản lý nhà nước của Thủ tướng Chính phủ khó tách bạch; • Gây ra sự nghi ngờ về tính khách quan của hoa ̣t đô ̣ng xét xử hành chính . Sự gắ n bó giữa các Tòa án hành chin ́ h với cơ quan hành chin ́ h , đố i tươ ̣ng xét xử hành chính khiến cho nhiều ý kiến e ngại rằng tòa á n sẽ chú ý nhiề u hơn đế n viê ̣c bảo vệ các lợi ích công mà cơ quan hành chính là người đại diện mà không lo lắng cho lơ ̣i ích của người khởi kiê ̣n. • Làm nảy sinh tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vì không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng xác đinh ̣ bản chấ t tranh chấ p thuô ̣c thẩ m quyề n giải quyế t thuô ̣c Tòa án nào , dẫn đế n tiǹ h tra ̣ng cả hai Tòa đề u cho min ̀ h có thẩ m quyề n giải quyế t tranh chấ p (gọi là tranh chấp tích cực ) hoă ̣c ngươ ̣c la ̣i cả hai tòa đều không nhâ ̣n trách nhiê ̣m giải quyế t (gọi là tranh chấp tiêu cực). 11
  16. Hiê ̣n ta ̣i, Pháp là quốc gia điển hình theo mô hình này (Do vâ ̣y, mô hình này còn có tên gọi là mô hình Pháp). Bên ca ̣nh đó còn có mô ̣t số quố c gia khác là : Italia, Thổ Nhi ̃ Kỳ, Hy La ̣p, Bỉ, Ai Câ ̣p, Columbia … [31, tr.18]. Để hiể u rõ mô hình này , lấ y mô hình của Pháp làm dẫn chứng [36, tr.3]. Cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h của Pháp đươ ̣c thiế t lâ ̣p từ gầ n 2 thế kỷ nay . Trước kia ở Pháp chỉ có hai cấ p : ở Trung ương là hội đồng nhà nước , còn ở cơ sở là Tòa án hành chính liên tỉnh. Hiê ̣n nay, cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h của Pháp có ba cấp : Hô ̣i đồ ng nhà nước (hay còn gọi là Tham chính viện ), Tòa án hành chính phúc thẩm, Tòa án hành chính sơ thẩm liên tỉnh. Hô ̣i đồ ng nhà nước do Thủ tướng Chin ́ h Phủ làm Chủ tich ̣ , có chức năng xét xử giám đố c thẩ m các bản án đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t của các cơ quan cấ p dưới ; xét xử sơ thẩ m đồ ng thời chung thẩ m các vu ̣ kiê ̣n quan trong như : kiê ̣n văn bản quy phạm pháp luật hành chính, kiê ̣n các hành vi hành chin ́ h của các chức danh do Tổ ng thố ng bố nhiê ̣m và tư vấ n ph áp lý cho Chính Phủ . Để thiê ̣n cả hai chức năng này (Chức năng xét xử và chức năng tư vấ n pháp lý ), Hô ̣i đồ ng nhà nước đươ ̣c chia làm 6 ban, trong đó 5 ban hành chính làm nhiê ̣m vu ̣ tư vấ n pháp luâ ̣t còn 1 ban tố tu ̣ng làm nhiệm vu ̣ xét xử. Ban tố tu ̣ng của Hô ̣i đồ ng nhà nước đươ ̣c chia thành 10 tiể u ban, các tiểu ban này là bộ phận cơ bản cấu thành Hội đồng nhà nước , chịu trách nhiệm thẩm cứu các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Hội đồn g nhà nước . Tùy theo tính chất , mức đô ̣ phức ta ̣p của vu ̣ kiê ̣n mà nó có thể do tiể u ban đã thẩ m cứu xét xử hoă ̣c tiể u ban đã thẩ m cứu phố i hơ ̣p với tiể u ban khác xét xử . Riêng các vu ̣ viê ̣c quan tro ̣ng sẽ đươ ̣c đưa lên ban tố tụng xét xử. Các vụ việc đặc biệt quan trọng sẽ được xét xử bởi Hô ̣i đồ ng tố tu ̣ng (Hô ̣i đồ ng tố tu ̣ng gồ m thành viên thuô ̣c ban tố tu ̣ng và trưởng ban của các ban hành chính). Tòa án hành chính phúc thẩm xét xử phúc t hẩ m các vu ̣ án của Tòa hành chính sơ thẩm giải quyết . Tại Pháp hiện tại có 5 Tòa hành chính phúc thẩm, mỗi tòa chịu trách nhiệm xét xử một số loại án , quyế t đinh ̣ của tòa hành chính sơ thẩ m . Chánh án của Tòa hành c hính phúc thẩm là thành viên của Hội đông nhà nước . 12
  17. Trong tòa án hành chính phúc thẩ m thường chia làm 2 bô ̣ phâ ̣n : Mô ̣t bô ̣ phâ ̣n chuyên xét xử các khiế u kiê ̣n về thuế , và một bộ phận đảm nhiệm xét xử các loại khiế u kiê ̣n khác. Các Tòa án hành chính sơ thẩm được tổ chức theo liên tỉnh , có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả các loại khiếu kiện hành chính , trừ các khiế u kiê ̣n thuô ̣c thẩ m quyề n của Hô ̣i đồ ng nhà nước. Ngoài hệ thống Tòa án hành chính chung , ở Pháp còn có các cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chiń h chuyên biê ̣t như : Thẩ m kế viê ̣n , Tòa án kỷ luật tài chính và ngân sách , các cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính có tính chất nghề nghiê ̣p: Hội đồng cao cấp các thẩm phán , Hô ̣i đồ ng cao cấ p về giáo du ̣c quố c gia , Hô ̣i đồ ng quố c gia các thầ y thuố c. Các các cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính chuyên biệt này cũng chịu giám đốc án bởi Hội đồng nhà nước [20, tr.2-5]. 1.1.3.2. Mô hình tổ chức giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính không chuyên trách Theo mô hình này , chức năng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính đươ ̣c giao cho tòa án tư pháp đảm nhâ ̣n . Trong đó , có quốc gia tổ chức cơ quan gi ải quyết khiế u kiê ̣n hành chính thành mô ̣t hê ̣ thố ng thuô ̣c bô ̣ máy Tòa án tư pháp như Trung Quố c, có quốc gia giao việc giải quyết khiếu kiện hành chính cho chính Tòa án tư pháp đảm nhận như ở Anh Quốc , Hoa Kỳ , Ailen, Aixơlen, Na Uy , Đan Ma ̣ch , Canada, Síp, Nigiêria, Irắ c, Ixraen, mô ̣t số nước Đông Nam Á [31, tr.26]. Ở những nước theo mô hình này dường như không tồn tại khái niệm về lợi ích công trong phân biệt với lợi ích cá nhân nên Luật hành chính không phải là mô ̣t ngành luật phát triển , các quan hệ xã hội chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Dân sự , thương ma ̣i và cũng không có sự phân biê ̣t giữa luâ ̣t công và luâ ̣t tư . Do vâ ̣y cơ quan hành chính không đươ ̣c hưởng bấ t cứ s ự ưu ái nào trước cơ quan giải quyết khiế u kiê ̣n hành chiń h. Ưu điể m của mô hình này là : • Quyề n hành pháp và quyề n tư pháp đươ ̣c tách ba ̣ch ; Bảo đảm tính khách quan của hoạt động xét xử hành chính bởi toà án tư pháp không dính dáng gì đến cơ quan hành pháp. 13
  18. • Các khiếu kiện hành chính đều được Tòa án giải quyết , đồ ng thời tạo sự gần gũi giữa toà án và những người đi kiện vì nó cho phép người kiện gửi đơn đến toà án thông thường. Nhươ ̣c điể m của mô hin ̀ h này : • Do không tổ chức thành một hệ thống chuyên trách nên các thẩm phán ít có điề u kiê ̣n tim ̀ hiể u , tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiế n thức pháp luâ ̣t trong liñ h vực giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính . Do vây là việc toà án tư pháp không am hiểu về hoạt động hành chính công và không phải lúc nào cũng có khả năng giải quyết tốt các tranh chấp hành chính. • Do giải quyế t nhiề u loa ̣i án khác nhau nên trong quá trin ̀ h giải quyế t án dễ dẫn đế n phát sinh sự nh ầm lẫn giữa quan hệ pháp luật hành chính và quan hệ pháp luâ ̣t khác. • Hơn nữa , người ta lo ngại toà án chỉ lo bảo vệ các quyền của cá nhân mà không biết đến nhu cầu quản lý công cộng, tức là những lợi ích chung mà cơ quan hành chính có trách nhiệm thực hiện. Tiếp theo là việc Nhà nước, để bảo vệ những ưu quyền của mình sẽ tìm cách hạn chế thẩm quyền của toà án trong các vụ việc khiếu kiện hành chính. Ví dụ điển hình cho mô hình này là tổ chức xét xử hành chính của Hoa Kỳ Hoa Kỳ là quố c gia có hình thức cấu trúc liên bang và hệ thống tòa án cũng đươ ̣c tổ chức theo liên bang và các tiể u bang [14, tr.6]. Hê ̣ thố ng Tòa án liên bang gồ m : Các Tòa án khu vực liên bang , các tòa án chuyên biê ̣t (Tòa thương mại quôc tế, tòa khiếu nại, tòa phá sản…); Các tòa án phúc thẩ m lưu đô ̣ng liên bang và Tòa án tố i cao liên bang . Hê ̣ thố ng Tòa án tiể u bang gồ m : Các Tòa án sơ thẩm , các Tòa án phúc thẩm , Tòa án tối cao tiểu bang. Tùy theo tính chất , mức độ và quan hệ pháp luật điều chỉnh mà khiếu kiện sẽ thuô ̣c thẩ m quyề n giải quyế t của Tòa án liên bang hay tòa án tiể u bang Tòa án tối cao liên bang là cơ quan xét xử cao nhất của Hoa Kỳ . Phán quyết của Tòa án tối cao liên bang là cao nhấ t và là cuố i cùng. Tòa án tối cao tiểu bang là tòa án cao nhất của bang , thực hiê ̣n xét xử đố i với tấ t 14
  19. cả các bản án của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiê ̣n bản án của Tòa án tối cao tiể u bang không phải là cuố i cùng . Trong trường hơ ̣p vu ̣ kiê ̣n có liên quan đến vấn đề mà pháp luật liên bang điều chỉnh thì bản án của vụ kiện đó sẽ bị Tòa án tối cao liên bang xem xét giải quyế t la ̣i như mô ̣t vu ̣ kiê của ̣n liên bang [9, tr.50-54] Theo quy dinh ̣ của luâ ̣t pháp Hoa Kỳ , trước khi khởi kiê ̣n vu ̣ án hành chin ́ h ra Tòa án tư pháp , người khởi kiê ̣n phải khiế u na ̣i đế n cơ quan “tài phán hành chính” thuộc cơ quan hành chính . Trường hơ ̣p không đồ ng ý với phán quyế t của cơ quan này thì người khởi kiê ̣n có quyề n khởi kiê ̣n ra tòa án tư pháp . Khi thu ̣ lý giải quyế t các khiế u kiê ̣n này , Tòa án tư pháp chỉ xem xét lại tính đúng đắn của phán quyế t của cơ quan tà i phán hành chin ́ h. Cũng tương tự như pháp luật Trung quốc , pháp luật Hoa Kỳ cũng trao cho Tòa án tư pháp quyền đưa ra các phán quyết của mình thay thế các quyêt định hành chính của cơ quan hành chính nếu thấy cần thiết [31, tr.3]. Mă ̣c dù ta ̣i Hoa Kỳ viê ̣c giải quyết khiếu kiện hành chính được giao cho Tòa án tư pháp , song do có cơ chế tài phán hành chính là thủ tục tiền tố tụng tư pháp nên cho dù các phán quyết của tài phán hành chính có thể bi To ̣ ̀ a án tư pháp xem xét la ̣i nhưng ít khi bi ̣tòa án tư pháp thay đổ i các phán quyế t này , trừ khi tòa án tư pháp thấ y viê ̣c áp du ̣ng pháp luâ ̣t sai hoă ̣c phiên xét xử của tài phán hành chin ́ h không khách quan , vô tư và công bằ ng. Với thủ tu ̣c tiề n tố tu ̣ng tư pháp ta ̣i cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính của cơ quan hành chiń h như của Hoa Kỳ đã làm giảm tải số lươ ̣ng vu ̣ kiê ̣n hành chin ́ h ta ̣i Tòa án tư pháp rất nhiều, vì tòa án tư pháp chỉ giải quyế t đố i với các phán quyế t của cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chin ́ h của cơ quan hành chin ́ h [2, tr.25-27] 1.1.3.3. Mô hình hỗn hợp Theo mô hình này , các cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính được tổ chức t hành một hệ thống độc lập , tồ n ta ̣i song song , đô ̣c lâ ̣p với các Tòa án tư pháp và độc lập với hệ thống hành chính nhà nước , nhưng vẫn thuộc về một đầu mối cuối cùng : tòa án tối cao . Điể n hin ̀ h cho mô hin ̀ h này là Đức , Thụy Điển , Phầ n Lan , Áo… [30, tr.20]. Về mă ̣t ưu điể m mô hình này có các ưu điể m giố ng mô hình tổ chức giải 15
  20. quyế t khiế u kiê ̣n hành chính thuô ̣c hê ̣ thố ng Tòa án tư pháp , tức là bảo đảm các khiế u kiê ̣n đề u đươ ̣c Tòa án xét xử - quyề n hành pháp và quyền tư pháp được tách bạch. Mă ̣t khác mô hiǹ h này cũng khắ c phu ̣c đươ ̣c nhươ ̣c điể m của mô hin ̀ h tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính thuộc hệ thống Tòa án tư pháp là tính chuyên môn hóa cao hơn. Về nhươ c̣ điể m , mô hình này làm tăng số lươ ̣ng các cơ quan nhà nước trong hê ̣ thố ng cơ quan tư pháp . Ví dụ điển hình cho mô hình này là Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Mô hin ̀ h của Đức: Ở Đức không chỉ có cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n đươ ̣c tổ chức thành mô ̣t hê ̣ thố ng Tòa án đô ̣c lâ ̣p , chuyên biê ̣t mà các loa ̣i Tòa án khác cũng vâ ̣y . Hiê ̣n ta ̣i ở Đức có tới 6 loại Tòa án cùng tồn tại thành từng hệ thống độc lập , đó là : Hê ̣ thố ng các Tòa á n Tư pháp , Hê ̣ thố ng các Tòa án Hiế n pháp , Hê ̣ thố ng các Tòa án Tài chính, Hê ̣ thố ng các Tòa án Lao đô ̣ng , Hê ̣ thố ng các Tòa án Xã hô ̣i và Hê ̣ thố ng các Tòa án hành chính. Mă ̣c dù hê ̣ thố ng xét xử của Đức có vẻ phức t ạp như vậy , nhưng thực tế người ta chia làm hai nhóm : các Tòa án áp dụng luật tư và các tòa án áp dụng luật công (trừ Hiế n pháp). Hê ̣ thố ng tòa án hành chin ́ h của Đức gồ m có 52 tòa án hành chính khu vực , 16 tòa hành ch ính liên khu vực (bang), và 1 tòa án hành chính liên bang . Hầ u hế t các vụ án đều do tòa hành chính khu vực xét xử sơ thẩm , tòa án hành chính liên khu vực là tòa xét xử phúc thẩ m và tòa hành chin ́ h liên bang xét xử giám đố thẩ m . Trong mô ̣t số trường hơ ̣p cá biê ̣t thì thẩ m quyề n sơ thẩ m cũng có thể thuô ̣c Tòa án hành chính liên khu vực hoặc thậm chí tòa án liên bang . Trường hơ ̣p tòa liên bang xét xử sơ thẩm sẽ đồng thời là chung thẩm [34, tr.145-147]. Mô hin ̀ h của Trung Quố c: Trước đây Trung Quố c không xây dựng hê ̣ thố ng cơ quan giải quyế t khiế u kiê ̣n hành chính mà giao viê ̣c này cho chính các cơ quan hành chính nhà nước . Từ 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2