Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 10
download
Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản pháp luật về quản lý biên chế; những tiêu chí hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế; thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quản lý biên chế; trên cơ sở đó tìm ra những thành tựu đạt được, phát hiện ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đưa ra yêu cầu, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO THỊ HỒNG MINH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đào Thị Hồng Minh
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ A HOÀ N THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ ....................................................................... 7 1.1. Khái quát chung về quản lý biên chế ............................................... 7 1.1.1. Khái niệm về biên chế .......................................................................... 7 1.1.2. Quan niệm chung về quản lý nhà nƣớc về biên chế .......................... 12 1.1.3. Phân loa ̣i quản lý biên chế.................................................................. 13 1.1.4. Nô ̣i dung quản lý biên chế.................................................................. 14 1.1.5. Nguyên tắ c quản lý biên chế .............................................................. 18 1.1.6. Thẩ m quyề n quản lý biên chế ............................................................ 19 1.2. Pháp luật và vai trò của pháp luật về quản lý biên chế ............... 20 1.2.1. Pháp luật về quản lý biên chế............................................................. 20 1.2.2. Vai trò pháp luâ ̣t về quản lý biên chế ................................................. 24 1.3. Tiêu chí đánh giá mức đô ̣ hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ............................................................................................. 27 1.3.1. Tính toàn diện, đồng bộ...................................................................... 27 1.3.2. Phải luôn thống nhất ........................................................................... 29 1.3.3. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý biên chế đƣợc ban hành phù hợp ...................................................................................... 29
- 1.3.4. Trình độ kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý biên chế ............................................................. 31 1.3.5. Các quy định của pháp luật về quản lý biên chế phải có khả năng thực hiện đƣợc .................................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ Ở VIỆT NAM ......................... 35 2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay ..................................................................................... 35 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 2008 ....................................................... 35 2.1.2. Giai đoạn từ 2008 đến nay ................................................................. 40 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 45 2.2.1. Thực trạng về thực thi pháp luật về quản lý biên chế công chức ...... 45 2.2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về quản lý biên chế viên chức hiện nay .............................................................................................. 48 2.2.3. Thực trạng về số lƣợng biên chế do Chính phủ quản lý giai đoạn 2002 - 2014 (năm 2002 là trƣớc khi thực hiện việc phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp)..................................................... 50 2.2.4. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay .... 54 2.3. Những thành tựu đã đạt được và hạn chế của pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay ............................................ 58 2.3.1. Thành tựu đã đạt đƣợc........................................................................ 58 2.3.2. Hạn chế của pháp luật về quản lý biên chế ........................................ 67 2.4. Nguyên nhân hạn chế của pháp luật về quản lý biên chế ............ 73 2.4.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................... 74 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 77
- Chương 3: QUAN ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................... 78 3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 78 3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 85 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 91 3.3.1. Giải pháp chung ................................................................................. 91 3.3.2. Giải pháp riêng ................................................................................... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Báo cáo chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức 2014 54 Bảng 2.2: Báo cáo chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức 2014 55 Bảng 2.3: Báo cáo chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức 2014 55 Bảng 2.4: Báo cáo chất lƣợng đội ngũ viên chức 2014 56 Bảng 2.5: Báo cáo chất lƣợng đội ngũ viên chức 2014 57 Bảng 2.6: Báo cáo chất lƣợng đội ngũ viên chức 2014 57
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày 13 tháng 11 năm 2008, Quốc hội ban hành Luật Cán bộ, công chức. Luật này có nhiều quy định mới về việc xác định và quản lý biên chế công chức so với Pháp lệnh Cán bộ, công chức nhƣ: phạm vi, đối tƣợng là biên chế công chức; nguyên tắc xác định và quản lý biên chế công chức thống nhất với quản lý cán bộ, công chức; xác định biên chế công chức trên cơ sở xác định vị trí việc làm; phân công và thực hiện thẩm quyền quyết định biên chế công chức; và một số nội dung khác của Luật cán bộ, công chức có liên quan đến quản lý biên chế công chức. Theo đó, ngày 08/3/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức để cụ thể hóa các quy định nêu trên của Luật. Đây là lần đầu tiên có văn bản quy phạm pháp luật riêng về quản lý biên chế công chức. Năm 2010, Quốc hội ban hành Luật Viên chức. Theo Luật Viên chức thì không còn khái niệm biên chế sự nghiệp nhƣ trƣớc đây, mà thay vào đó là khái niệm về số lƣợng ngƣời làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. So với Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 thì Luật Viên chức có một số điểm mới nhƣ: Phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng áp dụng; nguyên tắc, căn cứ, phƣơng pháp xác định và quản lý vị trí việc làm; quy định vị trí việc làm là căn cứ xác định số lƣợng ngƣời làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, ngày 08/5/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trƣớc tới nay và đƣợc coi là tạo hành lang pháp lý, khoa học giúp cho 1
- việc quản lý biên chế công chức, vị trí việc làm, số lƣợng ngƣời làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc thống nhất và việc định biên trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc có tính khoa học hơn. Tuy nhiên do hệ thống văn bản pháp luật thiếu đồng bộ nên đến nay trong các nội dung quản lý về biên chế thì việc xác định biên chế công chức, số ngƣời làm việc trong đơn vị sự nghiệp thế nào là đúng, đủ trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nƣớc gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, hiện nay trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực lại có nội dung quy định về biên chế, không thực hiện theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật về biên chế, do các ngành, lĩnh vực khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đều cài việc quy định cụ thể về số lƣợng biên chế để thực hiện các nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình. Dẫn đến, nếu thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực thì biên chế ngày càng phình ra. Nên trong mỗi kỳ họp của Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đƣa ra các chất vấn Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, là cơ quan đƣợc giao giúp Chính phủ quản lý nhà nƣớc về biên chế, có nội dung trái ngƣợc nhau về vấn đề biên chế, nhƣ: có ý kiến cho rằng tại sao việc thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế không những không giảm, mà ngày càng phình ra, trách nhiệm của Bộ trƣởng nhƣ thế nào… ; có ý kiến đề nghị phải bổ sung biên chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc này, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc kia. Mặt khác, bất kỳ cơ quan, tổ chức hành chính nào trong việc lập kế hoạch biên chế hàng năm cũng đều đề nghị bổ sung thêm, không thấy cơ quan, tổ chức nào đề nghị giảm bớt biên chế. Do đó, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về quản lý biên chế, những khó khăn trong việc quản lý biên chế hiện nay và đƣa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý biên chế để giúp cho việc quản lý nhà nƣớc về biên chế hiện nay đạt đƣợc hiệu quả là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn 2
- hiện nay. Vậy nên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về vấn đề biên chế ở Việt Nam từ trƣớc đến nay đã đƣợc một số tác giả quan tâm nhƣ: "Cơ sở khoa học xác định biên chế của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh và cấp huyện ở nƣớc ta", Luận văn thạc sỹ của Thái Quang Toản, năm 2006; “Chuyên đề về cơ chế quản lý và sử dụng biên chế trong thời gian qua”, Bộ Nội vụ, năm 2013… và một số bài viết về tinh giản biên chế đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ Tạp chí nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Đảng cộng sản.. Nghiên cứu các vấn đề pháp luật về quản lý biên chế ở Việt nam từ trƣớc đến nay ít đƣợc quan tâm. Bởi các quy định pháp luật về biên chế đƣợc lồng ghép trong hệ thống các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức. Đến năm 2010 với sự ra đời Nghị định số 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức hoạt động quản lý nhà nƣớc về biên chế mới chính thức đƣợc tách ra là văn bản quy phạm riêng biệt. Có thể nói đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt đề tài nghiên cứu lại đặt trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN, thực hiện Chƣơng trình cải cách tổng thể nên hành chính giai đoạn 2011-2020, thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng và thực hiện Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 3. Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản pháp luật về quản lý biên chế; những tiêu chí hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế; thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quản lý biên chế; trên cơ sở đó tìm 3
- ra những thành tựu đạt đƣợc, phát hiện ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đƣa ra yêu cầu, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Tổng hợp một số vấn đề lý luận về biên chế, về pháp luật về quản lý biên chế; các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế. - Phân tích thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay. - Từ đó đƣa ra một số quan điểm, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế; đƣa ra một số giải pháp chung và riêng nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay. 3.3. Ý nghĩa luận văn - Có ý nghĩa thực tiễn góp phần tăng cƣờng hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế - Đóng góp cho công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về biên chế của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. - Đóng góp một phần vào thành quả của chƣơng trình cải cách tổng thể hành chính giai đoạn 2011- 2020; chƣơng trình cải cách chế độ công vụ, công chức và Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. - Đồng thời, luận văn cung cấp cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, là tài liệu tham khảo cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về biên chế cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay 4
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài "Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay", tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật có nội dung chứa đựng những quy phạm về biên chế bao gồm quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, cùng các văn bản quy phạm hƣớng dẫn thi hành luật và các văn bản luật, dƣới luật khác thuộc ngành, lĩnh vực có nội dung quy định về biên chế. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu, xem xét và phân tích thực tiễn hoạt động quản lý về biên chế của các cơ quan, tổ chức hành chính cũng góp phần giúp tác giả nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về công chức. Đề tài sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh; - Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp; - Phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm … 6. Điểm mới của luận văn Đây là một đề tài mới, dƣới góc độ là ngƣời làm trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về biên chế có những điểm mới sau: - Hệ thống lại cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý biên chế. - Đƣa ra tiêu chí hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế theo yêu cầu của xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN. - Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp triển của pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam. Thực trạng pháp luật, thực trạng thi hành pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam. - Đƣa ra quan điểm, yêu cầu và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay 5
- 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ A HOÀ N THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ 1.1. Khái quát chung về quản lý biên chế 1.1.1. Khái niệm về biên chế Biên chế là một khái niệm có tính lịch sử, trong một quốc gia ở từng thời điểm lịch sử khác nhau, khái niệm này cũng đƣợc hiểu khác nhau. Trên thế giới, do tính chất đặc thù của từng quốc gia nên khái niệm về biên chế cũng khác nhau, có nƣớc chỉ giới hạn biên chế trong cơ quan quản lý nhà nƣớc, thi hành pháp luật. Cũng có nƣớc biên chế áp dụng cho những ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, thực hiện dịch vụ công. Ở Việt Nam , trƣớc kia quan niệm biên chế là những ngƣời làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc nói chung (bao gồm cả cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nƣớc). Song nhìn chung, các nƣớc đều giới hạn biên chế là những ngƣời làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc, những ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc. Theo Hiến pháp 1992 của Nƣớc CHXHCN Việt Nam, không quy định thuật ngữ biên chế, nhƣng đƣa ra thuật ngữ “cán bộ, viên chức nhà nước” [27, Điều 8, 9] và “cán bộ, công nhân, viên chức”[27, Điều 10]. Theo đó, biên chế đƣợc hiểu là số lƣợng cán bộ, công nhân , viên chức . Theo các văn bản khác cũng sử dụng từ biên chế để chỉ số lƣợng , cơ cấu, vị trí công việc của cán bộ, viên chức hoặc cán bộ, viên chức, công chức nhà nƣớc. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 cũng đƣa ra thuật ngữ chung “biên chế cán bộ, công chức” [26, Điều 33, khoản 1 Điều 35], "biên chế cán bộ" [26, khoản 4 Điều 35], "biên chế công chức" [26, khoản 2, 3 Điều 7
- 35]. Cán bộ, công chức đƣợc quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, gồm: Những ngƣời do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc đƣợc giao nhiệm vụ thƣờng xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thƣờng xuyên, đƣợc phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, đƣợc xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nƣớc; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng; Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc đƣợc giao nhiệm vụ thƣờng xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp [26, Điều 36 ]. Thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, trong đó quy định công chức bao gồm những ngƣời làm việc trong trong các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp. Nhƣ vậy, ngoài những ngƣời đƣợc bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là cán bộ, thì cán bộ còn là những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc đƣợc giao nhiệm vụ thƣờng xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Và biên chế đƣợc hiểu là số lƣợng cán bộ, công chức trong các cơ quan 8
- nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Nhƣ vậy, ở đây chƣa có sự phân biệt rạch ròi giữa đối tƣợng là biên chế cán bộ với biên chế công chức; biên chế trong các cơ quan, tổ chức hành chính với biên chế trong các đơn vị sự nghiệp. Pháp lệnh cán bô,̣ công chƣ́c sửa đổi, bổ sung năm 2003 đã bổ sung thêm đối tƣợng cán bộ, công chức cấp xã; đã tách biệt đối tƣợng viên chức là những ngƣời bổ nhiệm vào một ngạch viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và công chức là những ngƣời đƣợc bổ nhiệm vào ngạch công chức trong các cơ quan nhà nƣớc. Theo đó, có thêm thuật ngữ "biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp" [28, Điều 36]. Thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, ngày 19/6/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2003/NĐ-CP về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nƣớc, Nghị định này đã đƣa ra quy định về thuật ngữ biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp nhƣ sau: Biên chế hành chính là số ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thƣờng xuyên trong các tổ chức giúp Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc giao [13, khoản 1 Điề u 2] Biên chế sự nghiệp là số ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thƣờng xuyên trong các đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự 9
- nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật [13, khoản 2 Điề u 2]. Tuy nhiên đế n Luật Cán bộ , công chức năm 2008 (sau đây go ̣i tắ t là Luâ ̣t cán bô ̣ , công chƣ́c); Luật Viên chức năm 2010 (sau đây go ̣i tắ t là Luâ ̣t Viên chƣ́c) đã tách biên chế cán bộ, biên chế công chức và số lƣợng ngƣời làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Luật cán bộ, công chức 2008 không còn khái niệm biên chế hành chính, thay vào đó là biên chế công chức. Tuy nhiên, ngoài công chức quy định tƣơng tự nhƣ Pháp lệnh cán bộ , công chức sửa đổi năm 2003, còn có công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập . Về biên chế cán bô ̣ (trƣ̀ cán bô ̣ cấ p xã ) theo quy đinh ̣ của Luâ ̣t cán bô ̣ , công chƣ́c thuô ̣c thẩ m quyề n qu ản lý của Đảng và số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã đã đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã , do vâ ̣y trong đề tài này sẽ không đề cập đến . Theo Luật Viên chức không còn khái niệm biên chế sự nghiệp, mà thay vào đó là số lƣợng ngƣời làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Việc xác định biên chế công chức hay số lƣợng ngƣời làm việc đều đƣợc xác định dựa trên vị trí việc làm. Luật cán bộ, công chức quy định vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Luật viên chức quy định vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tƣơng ứng, là căn cứ xác 10
- định số lƣợng ngƣời làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Biên chế luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập. Biên chế trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc là nhân tố đảm bảo cho việc quản lý đất nƣớc theo pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo cho nền hành chính nhà nƣớc hoạt động thông suốt, thống nhất và có hiệu quả từ Trung ƣơng đến cơ sở. Biên chế trong các cơ quan nhà nƣớc trƣớc đây là số lƣợng ngƣời làm việc trong cơ quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc giao và đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao để làm căn cứ cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên hàng năm. Hiện nay, Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về biên chế. Biên chế của đơn vi ̣sƣ̣ nghiê ̣p là số lƣợng ngƣời làm việc trong đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc do cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt hoặc do đơn vị quyết định theo quy định của pháp luật để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc hoặc để thực hiện một số dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Đối với đơn vị sự nghiệp đƣợc tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ , tài chính, tổ chức bộ máy , nhân sự do Thủ trƣởng đơn vi ̣sƣ̣ nghiê ̣p tự quyết định số lƣợng biên chế căn cứ vào tính chất, khối lƣợng công việc và nguồn thu của đơn vị. Tƣ̀ nhƣ̃ng phân tích trên chúng ta có thể hiể u theo 2 khía cạnh sau: Theo nghiã rộng: Biên chế là chỉ số lƣợng , cơ cấu, vị trí công việc của số lƣợng ngƣời là cán bộ , công chƣ́c , viên chƣ́c làm viê ̣ c ta ̣i cơ quan nhà nƣớc, đơn vi ̣sƣ̣ nghiê ̣p công lập, UBND cấ p xã do cơ quan nhà nƣớc có thẩ m quyề n quyế t đinh ̣ hoă ̣c phê duyê ̣t hoặc do đơn vị sự nghiệp tự quyết định theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t. 11
- Theo nghiã hẹp: Biên chế là chỉ số lƣơ ̣ ng ngƣời làm viê ̣c với các vi ̣trí công viê ̣c trong tƣ̀ng cơ quan , tổ chƣ́c, đơn vi ̣sƣ̣ nghiê ̣p nhấ t đinh ̣ thuô ̣c bô ̣ máy nhà nƣớc do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao. 1.1.2. Quan niệm chung về quản lý nhà nước về biên chế 1.1.2.1. Quản lý nhà nước Về khái niê ̣m thuâ ̣t ngƣ̃ “quản lý” hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam cũng nhƣ trên thế giới có rấ t nhiề u cách hiể u khác nhau . Nhƣng dƣới góc đô ̣ chung nhấ t có thể hiể u quản lý là sự tác động có tổ chức , có định hƣớng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa hoạt động của tổ chƣ́c một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trƣờng. Quản lý nhà nƣớc là quản lý xã hội, quản lý từng lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do Nhà nƣớc tiến hành và quản lý chính việc tổ chức, hoạt động của Nhà nƣớc. Nhƣ thế, quản lý nhà nƣớc chỉ xuất hiện khi Nhà nƣớc xuất hiện. Quản lý nhà nƣớc là quản lý xã hội do nhà nƣớc thực hiện . Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng cách phân chia dân cƣ theo “địa vực” , trên cơ sở thiết lập mô ̣t “quyền lực công cộng” tách rời khỏi dân cƣ và bằng việc đặt ra pháp luật, bắt buộc mọi tổ chức, mọi thành viên xã hội phải thi hành. Trong nhiều tác phẩm khác nhau, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề ra những điều kiện của quản lý, trong đó nhấn mạnh để quản lý phải có các chuẩn mực pháp lý, bộ máy quản lý và một quyền uy nhất định đủ để buộc đối tƣợng quản lý tuân theo ý chí đƣợc thể hiện trong các chuẩn mực pháp lý, trong các quyết định quản lý cụ thể. Nhƣ vâ ̣y, quản lý nhà nƣớc là một dạng đặc biệt của quản lý , đƣợc sử dụng các quyền lực nhà nƣớc để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội . Trong đó, quản lý nhà nƣớ c mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao 12
- và có mục tiêu chiến lƣợc , chƣơng trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu , hơn cả là quản lý nhà nƣớc ở Việt Nam mang nguyên tắc tập trung dân chủ . Quản lý nhà nƣớc không có sự tách biệt tuyệt đối giữ a chủ thể quản lý và khách thể quản lý và nó luôn đảm bảo tính liên tục, ổn định trong tổ chức. 1.1.2.2. Quản lý nhà nước về biên chế Quản lý biên chế là hoạt động quản lý nhà nƣớc về biên chế do các cơ quan nhà nƣớc có thẩ m quyề n thƣ̣c h iện tƣ̀ viê ̣c ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến hƣớng dẫn , tổ chƣ́c thƣ̣c hiê ̣n và kiể m tra hoa ̣t đô ̣ng quản lý, sử dụng biên chế theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t . Tuy nhiên ngoài công cu ̣ quản lý chính là pháp luật nhà nƣớ c còn dùng nhiề u biê ̣n pháp và công cu ̣ khác để thực hiện quản lý biên chế nhằm đảm bảo hoạt động quản lý biên chế theo đúng quy đinh. ̣ Tƣ̀ nhƣ̃ng phân tić h ở trên ta có thể hiể u quản lý biên chế dƣới hai góc đô ̣ nghiã rô ̣ng và nghĩa hẹp nhƣ sau: Theo nghiã rộng : Quản lý biên chế là việc nhà nƣớc dùng các biện pháp, công cụ có đƣợc tác động vào lĩnh vực quản lý biên chế để hoa ̣t đô ̣ng biên chế hoạt động đúng định hƣớng, mục tiêu mà Nhà nƣớc mong muốn. Theo nghiã hẹp: Quản lý biên chế là hoạt động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về biên chế , dựa trên cơ sở pháp luật để hƣớng dẫn , tổ chƣ́c thƣ̣c hiê ̣n quản lý biên chế nhƣ : quyế t đinh ̣ biên chế , phân bổ sƣ̉ du ̣ng biên chế , lâ ̣p kế hoa ̣ch biên chế hàng năm… đồng thời thực hiện kiểm tra , thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luâ ̣t trong liñ h vƣ̣c biên chế . 1.1.3. Phân loa ̣i quản lý biên chế Nế u căn cƣ́ theo đố i tƣ ợng bị quản lý thì quản lý biên chế đƣợc chia làm 3 loại là quản lý biên chế công chức , quản lý biên chế viên chức và quản lý cán bộ, công chức xã. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 348 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 97 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 112 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn