Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mẫu điện tử - Tình trạng không đọc hợp đồng của người tiêu dùng - Từ góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
lượt xem 8
download
Từ góc nhìn pháp luật hợp đồng, thông qua những nghiên cứu sơ khởi về một loại hình giao kết mới nhưng cũng không còn lạ lẫm trong xã hội hiện nay, đề tài mong muốn đóng góp những suy nghĩ đầu tiên trong việc hình thành những lý luận làm nền tảng cho quan hệ hợp đồng hết sức tiềm năng này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mẫu điện tử - Tình trạng không đọc hợp đồng của người tiêu dùng - Từ góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN NGUYÊN HẠNH HỢP ĐỒNG MẪU ĐIỆN TỬ- TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐỌC HỢP ĐỒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: TỪ GÓC ĐỘ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN NGUYÊN HẠNH HỢP ĐỒNG MẪU ĐIỆN TỬ- TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐỌC HỢP ĐỒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: TỪ GÓC ĐỘ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Nguyên Hạnh, mã số học viên: 7701241069A, là học viên lớp Cao học Luật LLM 01, Khóa chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “HỢP ĐỒNG MẪU ĐIỆN TỬ- TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐỌC HỢP ĐỒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: TỪ GÓC ĐỘ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG ” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Trần Nguyên Hạnh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG – HỢP ĐỒNG MẪU VÀ HỢP ĐỒNG MẪU ĐIỆN TỬ .................................................................................................................... 6 1.1. Những vấn đề về hợp đồng và hợp đồng với bên yếu thế........................................ 6 1.1.1. Hợp đồng và nguyên tắc giao kết hợp đồng ............................................................. 6 1.1.2. Hợp đồng với người tiêu dùng với tư cách là bên yếu thế ....................................... 9 1.2. Hợp đồng mẫu và hợp đồng mẫu điện tử ............................................................... 14 1.2.1. Khái niệm hợp đồng mẫu ....................................................................................... 14 1.2.2. Bản chất hợp đồng mẫu trong quan hệ hợp đồng với người tiêu dùng .................. 16 1.2.3. Các loại hợp đồng mẫu trong giao dịch thương mại điện tử .................................. 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỌC HỢP ĐỒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ................................................................................. 22 2.1. Thực trạng đọc hợp đồng của người tiêu dùng ...................................................... 22 2.2. Các yếu tố tác động đến việc đọc hợp đồng của người tiêu dùng ......................... 28 2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đọc hợp đồng của người tiêu dùng .......... 28 2.2.2. Mong đợi của người tiêu dùng từ hợp đồng mẫu ................................................... 36 2.2.3. Nghĩa vụ công khai hợp đồng của thương nhân ..................................................... 39 2.3. Quy định về nghĩa vụ đọc hợp đồng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mẫu ..................................................................................................................... 41 2.3.1. Nghĩa vụ đọc hợp đồng .......................................................................................... 41 2.3.2. Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không đọc hợp đồng .................... 43 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐỌC HỢP ĐỒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ................................................................................. 49 3.1. Quy định về công khai thông tin hợp đồng ............................................................ 49 3.2. Quyền rút lui khỏi hợp đồng .................................................................................... 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLDS 2005 Bộ luật Dân sự 2005 BLDS 2015 Bộ luật Dân sự 2015 Luật BVQLNTD 2010 Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng 2010 EULA End User License Agreement – Thỏa thuận người dùng cuối PLSC Principle of the Law of Software Contracts TMĐT Thương mại điện tử
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề đọc hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mẫu, ít được đặt ra trong hoạt động tiêu dùng, mà mặc nhiên được hiểu rằng khi giao kết hợp đồng, người tiêu dùng đã đọc hợp đồng, hay chí ít có cơ hội đọc hợp đồng. Tuy vậy, trong bối cảnh hợp đồng được giao kết hàng ngày, hàng giờ, dưới nhiều hình thức khác nhau, cùng với sự phát triển bùng nổ của về công nghệ thông tin thế kỷ 21, dù có thêm nhiều lựa chọn về kênh tiêu dùng, tiếp cận thêm nhiều loại hình dịch vụ, hàng hóa, các giao dịch tiêu dùng cũng từ đó trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là giao dịch thương mại điện tử. Luận văn, thông qua việc phân tích, đánh giá làm rõ cơ sở khoa học, lý luận trong pháp luật hợp đồng quốc tế, cụ thể là Mỹ và Châu Âu, và pháp luật trong nước, cũng như tìm hiểu về tình hình thực tiễn trong giao kết hợp đồng mẫu, góp phần đưa đến một cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng không đọc hợp đồng của người tiêu dùng từ đó đóng góp những suy nghĩ đầu tiên trong việc hình thành những lý luận làm nền tảng cho quan hệ hợp đồng hết sức tiềm năng này. Từ khóa: Đọc hợp đồng; Người tiêu dùng; Thương mại điện tử; Hợp đồng tiêu dùng; Hợp đồng mẫu; Hợp đồng mẫu điện tử.
- Abstract The contractual reading problem, particularly in standard form contracts, rarely has been placed in consumer transactions, but implicitly understood that whenever the contract is entered into, the consumers have read, or at least have an opportunity to read the consumer contracts. Nevertheless, on the ground where contracts are executed daily, even hourly, and under variety of forms, together with the explosive growth of information technology in this 21st century, the consumers, though having more options in choosing purchase channels, or types of services and goods, facing a reality that consumer contracts have become more and more complex, especially in e-commerce transactions. This Thesis, by analysing and evaluating, aims to clarify the scientific and theoretical background, namely in international contract law, i.e. the US and Europe’s; and internal laws of Vietnam, as well as study on the composing and performance of standard form contracts in practice. Consequently, the Thesis is expected to provide a more general overview over the non-reading problem in the consumer contracts which accordingly contributes a very first thought in the basical theoretical formation for this potential contractual relationship. Keywords: The reading problem; The consumers; E-Commerce; Consumer contracs; Standard-form contracts; Electronic standard-form contracts.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp đồng tiêu dùng có lẽ là loại hợp đồng đầu tiên xuất hiện trên trái đất. Từ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, những trao đổi hàng hoá diễn ra. Với mô hình đơn sơ ấy, khi tiền tệ ra đời, các giao dịch vì mục đích tiêu dùng cho đến nay gần như không thay đổi về hình thức: người mua trả tiền để nhận được hàng hoá mà họ sử dụng cho cuộc sống hàng ngày của mình mà không cần ký tên lên bất kỳ văn bản nào. Thế kỷ 20 với máy tính, thế kỉ 21 với Internet, Google, Facebook, hay tương lai là thực tế ảo, xa hơn nữa là trí tuệ nhân tạo... đang đưa mô hình tồn tại tưởng như vĩnh cửu này đứng trước một thách thức về thay đổi. Chỉ với thao tác tối giản của click chuột, người có nhu cầu được dẫn dắt vào những giao dịch mà ngoài tiền, họ sẽ phải cam kết với người bán, để nhận được thứ mình cần – nhanh chóng hơn nhưng cũng phức tạp hơn. Ai cũng từng ít nhất một lần nhìn thấy dòng chữ “Bằng cách nhấp vào ô này, bạn đã đồng ý với những điều khoản/cam kết trên đây”, nhưng có những ai biết về dòng chữ này sẽ mang đến những gì cho người mua? Hiện nay chưa có một nghiên cứu xã hội cũng như pháp lý tại Việt Nam, có thể chỉ ra những vấn đề cần giải quyết cho loại hình “tất yếu” của thời đại này. Hãy xem xét một khảo sát ở Anh được tiến hành năm 2011 bởi Skandia, một tổ chức tư vấn đầu tư và nghiên cứu thị trường của Anh, đã chỉ ra rằng, chỉ 7% người Anh đọc những điều khoản trên mạng khi ký vào hợp đồng mua bán hàng hóa hay sử dụng dịch vụ, và có khoảng 43% số còn lại cho rằng chữ nhỏ và nội dung quá nhàm chán, khó hiểu. Tuy nhiên, tỷ lệ người tiêu dùng chịu hậu quả những hợp đồng đó lại gấp ba lần con số những hợp đồng được đọc. Từ đây có thể thấy rắc rối từ việc không đọc kỹ hợp đồng trước khi giao kết, đặc biệt trong trường hợp hợp đồng có thể chứa những điều khoản bất lợi cho chính người tiêu dùng, trong khi họ lại không thể biện luận rằng không biết nó chứa đựng những điều khoản đó. Mặc dù hiện nay, pháp luật Việt Nam và các nước đã có những quy định như buộc người bán hàng phải thực hiện công bố thông tin công khai, không được loại bỏ trách nhiệm của mình trong hợp đồng hay thậm chí đăng ký hợp đồng mẫu trong một số loại giao dịch… Tuy vậy, điều này cũng không thúc đẩy người tiêu dùng đọc hợp đồng trước khi ký hay cải thiện tình trạng người tiêu dùng bị tổn hại từ các hợp đồng tiêu dùng. Từ đây dẫn đến một vấn đề: Làm sao có thể nói rằng một người thật sự đồng ý với các điều khoản mà họ không hề biết? Câu hỏi đã được đưa ra ở trên, là một vấn đề lớn, một thách thức pháp lý đối với cả các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức... và thật sự là một vấn đề dù chưa được
- 2 quan tâm đúng mức, song mang tính cấp thiết trong một xã hội chưa thực sự phát triển nhưng ngày càng “hội nhập” trong một “thế giới phẳng” như Việt Nam. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Những giả thuyết nghiên cứu được kiểm chứng, làm rõ xuyên suốt đề tài bao gồm: - Việc người tiêu dùng không đọc hợp đồng không bị xem là người tiêu dùng từ bỏ quyền đó, nhưng họ bị ràng buộc bởi những điều khoản mà họ không có hiểu biết và không nhận thức được. - Việc áp dụng hợp đồng mẫu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý, nhận thức của người tiêu dùng về việc đọc hợp đồng mẫu là không cần thiết và dần hình thành tình trạng không đọc hợp đồng. - Pháp luật đóng vai trò quan trọng trọng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng sự bảo vệ này sẽ mang ý nghĩa tích cực hơn, nếu như những quy định hướng tới việc tạo điều kiện để người mua có thể đọc và nắm bắt đầy đủ nội dung của các “thoả thuận” một bên đưa ra này. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hợp đồng tiêu dùng là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng không đọc hợp đồng của người tiêu dùng? 2. Việc một người click chuột để hoàn tất thủ tục mua bán hàng hoá tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử có đồng nghĩa với việc họ đồng ý với toàn bộ nội dung hợp đồng không? 3. Cần có quy định về việc điều chỉnh hành vi của người bán để đảm bảo quyền lợi cho người mua hay không? 3. Tình hình nghiên cứu 3.1. Về vấn đề hợp đồng mẫu Có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật hợp đồng nói chung, trong đó có đề cập đến các nguyên tắc giao kết hợp đồng, hợp đồng mẫu, các học thuyết áp dụng trong hợp đồng thông thường và hợp đồng với bên yếu thế như: The Law of Contract, 5th ed của Janet O’Sullivan và Johnathan Hilliard; Analyzing Unconscionability Problems của Joh A. Spanogle; Bargaining Power in Contract Theory của Daniel D. Barnhizer; Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam của Nguyễn Ngọc Khánh; Protection of the Weaker Party in European Contract Law: Standardized and Individual Inferiority in Multi-Level Private Law của Hannes Rosler…
- 3 3.2. Về vấn đề không đọc hợp đồng của người tiêu dùng Việc nghiên cứu vấn đề không đọc hợp đồng của người tiêu dùng được quan tâm và khai thác bởi các nhà khoa học nước ngoài. Cụ thể, trong công trình nghiên cứu The No- Reading Problem in Consumer Contract Law của hai tác giả Ian Ayres và Alan Schwartz, vấn đề này được đề cập dưới góc độ tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng, phân tích các học thuyết pháp lý để từ đó đưa ra các đề xuất để bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng các hợp đồng mẫu không đạt được mong đợi của người tiêu dùng. Bài viết chưa đề cập đến các khía cạnh khác tác động đến tình trạng không đọc hợp đồng như vấn đề công khai thông tin của người bán hay tác động của hợp đồng mẫu. Tuy vậy, bài viết này là tiền đề và là một trong những nguồn tài liệu tham khảo bổ trợ tích cực trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Bên cạnh đó còn một số bài báo khoa học có liên quan đến khía cạnh pháp lý của vấn đề không đọc hợp đồng như One-Sided Contracts in Competitive Consumer Markets của Lucian A. Bebchuk and Richard A. Posner; Your Terms or Mine? The Duty to Read the Fine Print in Contracts của Avery Katz; Does Anyone Read the Fine Print? Consumer Attention to Standard Form Contracts của Yannis Bakos hay các bài viết của giáo sư Robert A. Hillman: Standard-Form Contracting in the Electronic Age; Online Consumer Standard- Form Contracting Practices: A Survey and Discussion of Legal Implications … Tại Việt Nam, trong khi đó, vấn đề không đọc hợp đồng chưa được đánh giá đúng mức và chưa từng xuất hiện trong bất cứ bài viết học thuật hay các công trình nghiên cứu khoa học nào. Có chăng, vấn đề này chỉ được nhắc đến như một hậu quả của việc áp dụng hợp đồng mẫu trong tiêu dùng hay khi phân tích về hợp đồng với bên yếu thế, như trong bài viết của Đỗ Giang Nam, “Bình luận về các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” hay bài viết đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luât: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập”. 3.3. Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt trong giao dịch điện tử chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu, công trình mà phàn lớn chỉ được công bố dưới các bài viết được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Đơn cử như một số học giả nước ngoài như Florencia Marotta-Wurgler (Does Contract Disclosure Matter?), Omri Ben-Shahar (The Right to Withdraw in Contract Law) hay Macaulay (Freedom From Contract: Solution in
- 4 Search of a Problem?) có cách tiếp cận vấn đề bảo vệ người tiêu dùng khác, đó là thông qua các quy định, pháp luật gián tiếp trao cho người tiêu quyền để tự bảo vệ mình. Nhìn chung các công trình khoa học, bài viết học thuật trên là tài liệu vô cùng quan trọng giúp tác giả có thêm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu Luận văn. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện về vấn đề không đọc hợp đồng mẫu của người tiêu dùng để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện tình trạng này tại nước ta hiện nay. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Từ góc nhìn pháp luật hợp đồng, thông qua những nghiên cứu sơ khởi về một loại hình giao kết mới nhưng cũng không còn lạ lẫm trong xã hội hiện nay, đề tài mong muốn đóng góp những suy nghĩ đầu tiên trong việc hình thành những lý luận làm nền tảng cho quan hệ hợp đồng hết sức tiềm năng này. Trong tương lai không xa, khi con người ngày càng chìm vào thế giới của công nghệ, người tiêu dùng sẽ cần đến pháp luật – như bản chất cơ bản nhất của nó – để bảo vệ quyền lợi của mình, trong xu hướng không thể cưỡng lại được của thời đại, những giao kết sẽ được bảo vệ đúng với bản chất của nó – một quan hệ nghĩa vụ giữa người bán và người mua. Bằng những lý luận cơ bản, việc tạo ra một môi trường phát triển trong tương lai cho loại hình này, dựa trên luật định là điều hết sức cần thiết. Và chỉ khi có pháp luật, người mua với những thiệt thòi về thông tin và nhu cầu dựa trên chi phí cơ hội, mới được tham gia vào một quan hệ giao dịch “trong sáng” như vốn dĩ bản chất hợp đồng về tiêu dùng vẫn có. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về các vấn đề lý luận liên quan đến hợp đồng mẫu và hợp đồng mẫu điện tử được sử dụng trong lĩnh tiêu dùng, cũng như tác động của hợp đồng mẫu đến nhận thức, hành vi của người tiêu dùng; các học thuyết và quy định pháp luật về hợp đồng nói chung và về người tiêu dùng nói riêng. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề rộng. Mặt khác, hợp đồng mẫu dường như đang phát triển và phân nhánh với tốc độ không chỉ quy định mà cả lý luận pháp lý cũng không thể theo kịp. Do đó nội dung của Luận văn sẽ chủ yếu phân tích và đề cập đến dạng hợp đồng mẫu điện tử khi mua hàng hóa, sử dụng phần mềm hoặc tải các ứng dụng trên mạng điện tử (hay còn gọi là các Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối
- 5 - EULA) mà không phân tích sâu về các hợp đồng mẫu được điều chỉnh riêng như hợp đồng điện, nước, bảo hiểm. Về mặt thời gian, cùng với việc nghiên cứu các học thuyết và các quy định của pháp luật, đề tài cũng dành thời gian để nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực hợp đồng mẫu và biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt trong khoảng thời gian năm năm trở lại đây, khi mà công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng trên mạng trở thành một nhu cầu thiết yếu, nhất là đối với tầng lớp trí thức, sinh viên, nhân viên văn phòng ở Việt Nam. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập các thông tin, bài viết, tài liệu, số liệu về hoạt động thương mại điện tử liên quan đến tình trạng không đọc hợp đồng tiêu dùng. - Phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá. - Phương pháp so sánh pháp luật chủ yếu là pháp luật Mỹ, Châu Âu để làm rõ quan điểm lập pháp về tình trạng không đọc hợp đồng và về việc bảo vệ người tiêu dùng trước ảnh hưởng của tình trạng không đọc hợp đồng. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Nghiên cứu đưa ra những suy nghĩ sơ khởi nhất qua quá trình đánh giá tác động của vấn đề cũng như các nghiên cứu của các học giả trên thế giới và quy định pháp luật của các nước phát triển về vấn đề này. Từ đó làm nền tảng cho việc phát triển lý luận pháp lý cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề đã nêu. Góp phần tạo lập góc nhìn pháp lý về thực tiễn hợp đồng tiêu dùng trong môi trường thương mại điện tử, từ đó giúp đưa ra những quy định mang tính giải pháp cho các vấn đề gặp phải.
- 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG – HỢP ĐỒNG MẪU VÀ HỢP ĐỒNG MẪU ĐIỆN TỬ Chế định về hợp đồng không là một vấn đề xa lạ hiện nay, khi hợp đồng được giao kết hàng ngày, hàng giờ, dưới nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không những vậy, hợp đồng còn là công cụ chính yếu trong việc xác lập quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau, chẳng hạn như giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tuy vậy, hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, vốn là một chủ thể đặc biệt, không chỉ mang bản chất của một hợp đồng thông thường, mà còn chứa đựng những đặc trưng của một hợp đồng với bên yếu thế. Từ đó khiến cho việc điều chỉnh loại hợp đồng này cần có những khác biệt nhất định so với các hợp đồng thông thường. Trước khi đi đến phân tích nội dung chính về “tình trạng không đọc hợp đồng của người tiêu dùng”, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về hợp đồng và hợp đồng với bên yếu thế, cũng như tìm hiểu về hợp đồng mẫu, loại hợp đồng chủ yếu áp dụng trong giao dịch với người tiêu dùng. Từ đó có thể rút ra những đặc trưng riêng biệt trong giao kết hợp đồng với bên yếu thế nói chung và người tiêu dùng nói riêng so với nguyên tắc giao kết hợp đồng thông thường, đồng thời hiểu rõ hơn một số loại hợp đồng mẫu điện tử. 1.1. Những vấn đề về hợp đồng và hợp đồng với bên yếu thế 1.1.1. Hợp đồng và nguyên tắc giao kết hợp đồng Ngày nay, hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch, trao đổi để phục vụ nhu cầu chính đáng của mình1. Trong quá trình phát triển của mình, hợp đồng xuất hiện dưới nhiều tên gọi, và nhiều loại hình khác nhau: từ hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, hợp đồng ủy thác... Từ đây đưa đến câu hỏi, vậy hợp đồng là gì? Hiện nay không có một khái niệm thống nhất về hợp đồng mà tùy thuộc vào quan điểm, góc nhìn, hệ thống luật mà cách hiểu về hợp đồng có thể khác nhau2. Theo các quốc gia thuộc hệ thống Civil Law, hợp đồng là tổng hòa của ba yếu tố (i) kết quả của sự gặp gỡ ý chí; (ii) sự ràng buộc về nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng; và (iii) sự tự do ý chí giữa 1Lê Minh Hùng, 2010. Hiệu lực của hợp đồng, Luận văn tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 2 Xem Chú thích số 1, tr. 10
- 7 các bên giao kết. 3 Các quốc gia theo hệ thống Common Law lại có cách hiểu về hợp đồng đơn giản là một sự thống nhất ý chí của các bên trong hợp đồng4. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam đưa ra khái niệm hợp đồng theo Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Có thể thấy rằng, khái niệm hợp đồng theo BLDS 2015 mang tính khái quát, hợp lý và thuyết phục bởi trong đó đã bao gồm đầy đủ các đặc trưng của hợp đồng, thể hiện được vai trò, bản chất của hợp đồng. Đặc biệt, khái niệm này đã khắc phục được bất cập trong khái niệm cũ về “hợp đồng dân sự” theo Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005). Thật vậy, Điều 388 BLDS 2005 quy định khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Trong đó cụm từ “dân sự” đã gây nên nhiều tranh cãi về phạm vi điều chỉnh của BLDS đối với các loại hợp đồng khác và gây những hiểu nhầm không cần thiết về đối tượng hợp đồng. Nhìn chung, hợp đồng có bản chất là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức nhằm tạo lập hiệu lực pháp lý, tức là tạo ra sự ràng buộc pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. 5 Có thể thấy rằng tất cả các hợp đồng đều xuất phát từ sự thỏa thuận. Tuy nhiên, không phải mọi sự thỏa thuận của các bên đều là hợp đồng6. Để một thỏa thuận được xem là hợp đồng khi thỏa thuận đó phù hợp với ý chí các bên và để hợp đồng đó có hiệu lực thi hành, thỏa thuận giữa các bên phải tuân theo theo những nguyên tắc sau: (i) Nguyên tắc tự do ý chí Hợp đồng theo cách hiểu thông thường là một loại thỏa thuận mà đặc điểm chung của chúng là sự thống nhất ý chí. Do vậy, ý chí có vai trò vô cùng quan trọng và là yếu tố cơ bản của hợp đồng. Ở bất kỳ hệ thống luật nào hay pháp luật hợp đồng của quốc gia nào, thì 3 Nguyễn Ngọc Khánh, 2007. Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp, tr. 29 4 Giuditta Cordero Moss, 2007. International Contracts between Common Law and Civil Law: Is Non-state Law to Be Preferred? The Difficulty of Interpreting Legal Standards Such as Good Faith. Global Jurist, Vol. 7 5 Hoàng Thế Liên (Cb), 1997. Bình luận khoa học Một số vấn đề cơ bản của BLDS (1995), Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG, tr. 162. 6 Phạm Hữu Nghị, 2005. Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng. Nhà nước và Pháp luật, số 4 (204), tr. 22-27
- 8 nguyên tắc tự do ý chí luôn được thừa nhận như nền tảng của pháp luật hợp đồng7. Tự do ý chí được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng nhưng không trái pháp luật, tự do giao kết hợp đồng, tự do lựa chọn chủ thể giao kết... Nguyên tắc tự do ý chí có nguồn gốc từ học thuyết tự do bắt nguồn từ tại Pháp, và được phát triển tại các quốc gia theo hệ thống Common Law vào cuối thế kỷ XIX và trở thành học thuyết trung tâm của luật hợp đồng cổ điển8. Tuy vậy, học thuyết tự do cũng có những giới hạn nhất định. Khi các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp, vị thế của các bên trong hợp đồng cũng không còn hoàn toàn ngang bằng chẳng hạn như hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm hay hợp đồng thế chấp thì nguyên tắc tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng không thể điều chỉnh một cách hợp lý được nữa. Từ đó, buộc Nhà nước phải can thiệp và hạn chế tự do ý chí của hợp đồng trong một số trường hợp để bảo vệ những lợi ích lớn hơn. (ii) Nguyên tắc thiện chí, trung thực Cũng như nguyên tắc tự do ý chí, nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt quá trình giao kết hợp đồng, thậm chí tồn tại trước khi hợp đồng được xác lập9. Thiện chí, trung thực là những thuật ngữ trừu tượng và được xác định tùy theo từng trường hợp. Nguyên tắc này được ghi nhận trong BLDS 2005 và mới đây được thể hiện lại trong BLDS 2015 của Việt Nam cho thấy vai trò và vị trí của nguyên tắc trong pháp luật về hợp đồng quốc tế nói chung và của Việt Nam nói riêng.10 “Thiện chí” là ý định tốt, hoặc động cơ không bao gồm vụ lợi hay mong muốn lừa dối11. Còn “trung thực” được hiểu là tôn trọng sự thật, ngay thẳng, thật thà. Tuy vậy, trong hệ thống pháp luật Common Law, từ được dùng để chỉ chung cho nguyên tắc thiện chí, trung thực là “good faith”. Trên thực tế, một trường hợp có thể vừa thuộc phạm trù thiện chí và 7 Ngô Huy Cương, 2008. Tự do ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu Lập pháp, số 02, tr. 11-20 8 Edwards, C., 2009. Freedom of Contract and Fundamental Fairness for Individual Parties: The Tug of War Continues. UMKC Law Review, Volume 77:3 9 Chẳng hạn theo Nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu (Principles of European Contract Law - PECL), nguyên tắc thiện chí được xem là một yếu tố ràng buộc trách nhiệm của các bên kể cả trong giai đoạn tiền hợp đồng. Điều 6.1 PECL quy định: “Mỗi bên được tự do thỏa thuận về việc giao kết hợp đồng mà không bị ràng buộc bất kỳ trách nhiệm nào nếu hợp đồng không được giao kết, trừ khi hành vi của bên đó là không thiện chí”. 10 Điều 6 BLDS 2005 và Điều 3 BLDS 2015 11 http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/good+faith
- 9 vừa thuộc phạm trù của trung thực như vấn đề thông tin của hợp đồng12. Nguyên tắc thiện chí, trung thực cũng chỉ đúng nhất khi đặt trong môi trường hợp đồng thông thường, khi các bên có vị thế tương đương nhau và có sự cân bằng về lợi ích. Định nghĩa về hợp đồng theo lý thuyết cổ điển, mặc dù có thể áp dụng để giải thích hợp lý trong hầu hết mọi trường hợp, và theo một cách chung nhất, vẫn được xem là một trong những cách hiểu “khung” trong pháp luật về hợp đồng. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của các mối quan hệ xã hội, những nguyên tắc trên không thể bao quát được hết các lĩnh vực mà thực tiễn đang xảy ra. Và thực tế loại hợp đồng không có sự tự do thỏa thuận và sự trung thực vẫn còn là dấu hỏi đã, đang và sẽ luôn tồn tại, đó là hợp đồng với người tiêu dùng mà được làm rõ trong Mục 1.1.2 dưới đây. Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản giao kết hợp đồng là chế định trung tâm, làm cơ sở cho việc hình thành cũng như xác định hiệu lực hợp đồng. Tuy vậy, trong những giao dịch dân sự đặc biệt như hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, cần thiết phải có những chế định cụ thể hơn, điều chỉnh bao quát hơn bởi tính chất khác biệt của chủ thể hợp đồng. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về hợp đồng với bên yếu thế để có cái nhìn rõ nét hơn về vị trí của người tiêu dùng trong hợp đồng. 1.1.2. Hợp đồng với người tiêu dùng với tư cách là bên yếu thế Người tiêu dùng, theo một nghĩa chung nhất là “người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích phục vụ cho các nhu cầu của chính bản thân, gia đình hoặc tổ chức của mình, không nhằm mục đích lợi nhuận. Hàng hoá, dịch vụ được mua cho sử dụng cuối cùng bởi các cá nhân, được coi là “người sử dụng cuối cùng”, “người tiêu dùng cuối cùng”13. Trong mối quan hệ với thương nhân, người tiêu dùng rõ ràng ở vị trí bất lợi hơn rất nhiều, bất lợi về khả năng thương lượng, về thông tin hợp đồng... Hàng ngày, người tiêu dùng tham gia giao kết vô số hợp đồng, từ những giao dịch phục vụ sinh hoạt thiết yếu như điện, nước, internet hay phục vụ nhu cầu làm việc, học tập hay vui chơi của mỗi người như 12 Lê Trường Sơn, 2015. Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Tóm tắt luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.7 13 Lò Thùy Linh, 2010. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập. Tóm tắt Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 3
- 10 mua sắm các thiết bị, các ứng dụng điện tử. Các giao dịch trên đều được gọi chung là giao dịch tiêu dùng. Nhưng liệu người tiêu dùng có nhận thức được vị trí thế yếu của mình? Để có thể phân tích và làm rõ về hợp đồng với người tiêu dùng, trước tiên cần tìm hiểu về bản chất hợp đồng có một bên yếu thế. Khái niệm về hợp đồng có một bên yếu thế chưa được ghi nhận trong pháp luật hợp đồng quốc tế hay quốc gia, pháp luật về hợp đồng chỉ ghi nhận về việc những điều khoản bất lợi áp dụng cho một bên của hợp đồng mà khiến quan hệ hợp đồng của các bên trở nên không cân bằng, và xảy ra tình trạng một bên khai thác bên còn lại để đạt được lợi ích lớn hơn nhờ việc lợi dụng những điểm yếu của bên còn lại. Bên bị áp dụng những điều khoản bất lợi hơn đó được gọi là “bên yếu thế”14. Tuy vậy, từ tên gọi, có thể thấy rằng bản chất của loại hợp đồng này là có sự bất cân xứng ở một khía cạnh nào đó trong hợp đồng. Sự bất cân xứng này có thể khác nhau tùy từng trường hợp, không chỉ là về quyền, nghĩa vụ hay về năng lực hành vi, mà còn về thông tin, chẳng hạn về các mặt hàng trên thị trường, hay về thông tin cổ phiếu; và cũng có thể là bất cân xứng về năng lực đàm phán15 như trong các hợp đồng soạn theo mẫu.v.v.. Vậy hợp đồng với bên yếu thế khác biệt như thế nào với hợp đồng thông thường và tại sao hợp đồng tiêu dùng lại là hợp đồng với bên yếu thế? Quay lại lý thuyết cổ điển về hợp đồng, có ba vấn đề liên quan: 16 Một là, hợp đồng là một thương lượng, tức một thỏa thuận “có đi có lại”, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng là đối ứng với nhau mà không phải là trao đổi một lời hứa hẹn. Thứ hai, hợp đồng, theo một cách cơ bản, là kết quả thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch và qua đó các bên công nhận các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và thể hiện ý định của mình về việc chịu sự ràng buộc về pháp lý17. Thứ ba, tự do giao kết hợp đồng, đây là một vấn đề rất quan trọng khi giao kết hợp đồng. Với mục đích và ý nghĩa tôn trọng sự thỏa thuận của các 14 Hannes, R., 2010. Protection of the Weaker Party in European Contract Law: Standardized and Individual Inferiority in Multi-Level Private Law. European Review of Private Law, Volume 18, p. 729. 15 Barnhizer, D.D., 2005. Inequality in Bargaining Power, University of Colombia Law Review, Volume 76, p. 199-223 16 O’Sullivan, Janet; Hilliard, Jonathan, 2012. The Law of Contract. fifth edition. Oxford: Oxford University Press, p. 2 17 http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/contract
- 11 bên, mọi người đều có quyền tự do quyết định có giao kết hợp đồng không, giao kết với ai, quyền và nghĩa vụ như thế nào18. Đối chiếu với hợp đồng tiêu dùng, có thể thấy rằng, (i) yếu tố đầu tiên không tồn tại trong hợp đồng tiêu dùng, đặc biệt là những hợp đồng theo mẫu như hợp đồng bảo hiểm, hay đặt vé máy bay, người tiêu dùng không có khả năng thương lượng với thương nhân; (ii) tương tự, yếu tố thứ hai cũng không thỏa bởi các quyền và nghĩa vụ hợp đồng tiêu dùng không được tạo nên bởi sự thỏa thuận ý chí, mà dựa trên các điều khoản soạn sẵn do thương nhân đưa ra; và (iii) yếu tố tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng bị hạn chế trong hợp đồng với người tiêu dùng. Cụ thể, do thương nhân cung cấp một hoặc một số hàng hóa, dịch vụ cụ thể nên thương nhân không thể lựa chọn chủ thể giao kết nào khác ngoài người tiêu dùng. Ngược lại, người tiêu dùng lại bị giới hạn quyền tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, dù trong đó có thể chứa đựng những điều khoản bất lợi hơn cho mình. Từ đây có thể thấy đối với hợp đồng với bên yếu thế như hợp đồng tiêu dùng, việc giải thích và áp dụng các nguyên tắc truyền thống như khi áp dụng với hợp đồng thông thường sẽ làm cho người tiêu dùng, vốn là bên yếu thế của hợp đồng bị bất lợi. Chính vì vậy cần phải có vận dụng các nguyên tắc riêng biệt hơn để có sự điều chỉnh phù hợp hơn. Khác với quan niệm truyền thống, hợp đồng không còn là một ràng buộc bất biến, mà hiệu lực, nội dung của hợp đồng cũng có thể thay đổi để bảo vệ sự công bằng về lợi ích của các bên19. Từ đây đặt ra vấn đề khi đề cập đến hợp đồng với bên yếu thế là làm sao để bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng trước những điều khoản bất lợi đưa ra bởi bên còn lại. Theo pháp luật hệ thống Common Law, một trong những học thuyết được áp dụng để bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng, đó là học thuyết về giao dịch không cân bằng (unconscionability doctrine). Đây là tiền đề và cơ sở quan trọng nhất để điều chỉnh hợp đồng chứa đựng những điều khoản bất lợi cho một bên, hay còn gọi là hợp đồng có một bên yếu thế mà trong đó, các nguyên tắc của một hợp đồng thông thường không thể được áp dụng. Theo đó, một giao dịch nếu hội đủ bốn yếu tố của một giao dịch không công bằng (unconscionable bargains) sẽ có thể bị tuyên hủy bao gồm: (i) bên yếu thế đang ở trong một Xem Chú thích số 7, tr.13 18 19Phạm Duy Nghĩa, 2003. Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 05, tr.39.
- 12 tình trạng bất lợi nghiêm trọng vì một hay một số điểm yếu hoặc hạn chế; (ii) bên còn lại có hành vi trục lợi do biết được điểm yếu này của bên yếu thế, (iii) các điều khoản trong hợp đồng rõ ràng là không công bằng hoặc mang tính áp bức; và (iv) bên yếu thế không nhận được sự tư vấn pháp lý độc lập20. Trong đó, yếu tố (i) và (ii) là điều kiện cần để giúp xác định tính bất cân xứng trong giao dịch, còn yếu tố (iii) và (iv) đóng vai trò như điều kiện đủ để chế tài hủy hợp đồng có thể được áp dụng. Học thuyết về giao dịch không công bằng đã được pháp điển hóa trong Bộ luật Thương mại Thống nhất - Uniform Commercial Code (UCC) tại Điều 2-302, theo đó tòa án được quyền từ chối cho thi hành những điều khoản hay những hợp đồng bất công cho một bên. Từ đây, học thuyết này được biết đến rộng rãi hơn và được áp dụng như một công cụ để giải quyết các vấn đề mà nguyên tắc hợp đồng truyền thống còn bỏ sót21. Theo pháp luật Việt Nam, một quốc gia theo hệ thống Civil Law, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 (Luật BVQLNTD 2010) Việt Nam có quy định tương tự học thuyết về giao dịch không cân bằng. Cụ thể, theo Điều 16 Luật BVQLNTD 2010 thì những điều khoản gây bất lợi nghiêm trọng cho người tiêu dùng như loại trừ trách nhiệm của thương nhân, giới hạn quyền của người tiêu dùng… sẽ không có hiệu lực. Quy định này cũng xuất hiện trong Luật Bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng Trung Quốc22. Bên cạnh việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu, bên yếu thế trong hợp đồng còn có thể được bảo vệ thông qua việc diễn giải hợp đồng theo hướng có lợi cho bên yếu thế (contra proferentem). Đây là một nguyên tắc thường gặp, không chỉ trong hợp đồng với bên yếu thế, mà còn trong các hợp đồng thông thường. Theo đó, khi hợp đồng có chứa điều khoản với nội dung không rõ ràng, thì điều khoản sẽ được ưu tiên giải thích theo hướng ngược lại với lợi ích của bên soạn thảo điều khoản23. 20Xem Chú thích số 16, p.292-293. 21Spanogle, J. A., 1969. Analyzing Unconscionability Problems. University of Pennsylvania Law Review, Volume 117, p. 931 22 Điều 24 Luật Bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng Trung Quốc quy định những hợp đồng mẫu, thông báo, hay tuyên bố nếu chứa đựng các quy định không công bằng hoặc không phù hợp với người tiêu dùng hoặc vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng sẽ bị xem là vô hiệu. 23 Xem Chú thích số 1, tr. 194
- 13 Nguyên tắc này cũng được đề cập theo pháp luật hợp đồng Việt Nam, cụ thể việc giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên yếu thế trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi24. Có thế thấy rằng, pháp luật Việt Nam cũng rất tiệm cận với pháp luật thế giới về việc bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng, đặc biệt là người tiêu dùng. Tuy vậy, việc áp dụng trên thực tế vẫn gặp phải rất nhiều bất cập. Và một vấn đề khi áp dụng các điều khoản này đó là khái niệm quá mơ hồ. Không Tòa án hay luật sư, kể cả người soạn hợp đồng có thể chắc chắn về việc học thuyết trên được áp dụng như thế nào25. Chính vì vậy, Tòa án, tùy từng trường hợp và dựa trên những án lệ trước đây, sẽ quyết định các tiêu chuẩn phù hợp. Một học thuyết khác cũng được sử dụng để bảo vệ bên yếu thế theo thông luật đó là học thuyết về khó khăn trở ngại (hardship). Hardship được hiểu là trong những trường hợp khi xảy ra làm thay đổi một cách căn bản tính cân bằng của hợp đồng thì bên bị thiệt hại, tức bên yếu thế, có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng hoặc yêu cầu tòa án chấm dứt hợp đồng nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung26. Nhìn chung, pháp luật về hợp đồng có sự bảo vệ nhất định đối với người tiêu dùng với tư cách là một bên yếu thế trong hợp đồng với nhà sản xuất, người cung cấp hàng hóa/ dịch vụ. Mặc dù các học thuyết trên là nhằm bảo vệ bên yếu thế trước những điều khoản bất lợi trong hợp đồng, nhưng việc bảo vệ này chỉ theo hướng thụ động, tức không bên yếu thế vẫn không thể tự bảo vệ mình mà khi có tranh chấp, Tòa án sẽ quyết định như thế nào là công bằng cho bên yếu thế nhất. Theo giả thuyết đề tài rằng việc không đọc hợp đồng sẽ có thể khiến người tiêu dùng gánh chịu những hậu quả pháp lý không mong muốn, nhưng không phải trường hợp nào người tiêu dùng cũng có thể đem vụ việc đến Tòa án, cũng có thể áp dụng unconscionability doctrine hay giải thích theo hướng có lợi để được bảo vệ. Tuy vậy, đây vẫn là tiền đề quan trọng để giúp người tiêu dùng thoát khỏi những hợp đồng không mong muốn hay những bất lợi không lường trước được, vốn là hậu quả của việc không đọc hợp đồng. 24 Khoản 8 Điều 409 BLDS 2005 và được giữ nguyên tại Khoản 6 Điều 404 BLDS 2015 25 Marrow, P. B., 2000. Contractual Unconscionability: Identifying and Understanding Its Potential Elements. Journal of the New York State Bar Association, Volume 72, p. 18 26 Lê Minh Hùng, 2009. Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu Lập pháp, số 6, tháng 3, tr. 41 - 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 313 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 216 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 173 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – thực tiễn tại tỉnh Nam Định
17 p | 139 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 82 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 156 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn