Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng những quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam
lượt xem 3
download
Qua bài nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu và nêu ra một số vấn đề pháp lý về hợp đồng NQTM, qua đó góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cách hiểu sâu, rộng hơn về hợp đồng NQTM, các quy định pháp luật về hợp đồng NQTM để từ đó tìm ra cách áp dụng phù hợp nhất, bảo vệ được lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp mình. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý cho hợp đồng NQTM, nhằm thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng những quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO ĐẶNG THU HƯỜNG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI- NĂM 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
- ĐÀO ĐẶNG THU HƯỜNG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA HÀ NỘI- NĂM 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
- MỤC LỤC Trang bìa phụ Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Mở đầu 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 6 VÀ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1.1 Khái niệm chung về nhƣợng quyền thƣơng mại 6 1.1.1 Định nghĩa 6 1.1.2 Đặc điểm 10 1.1.3 Những ưu điểm, vai trò, ý nghĩa của phương thức kinh doanh 13 nhượng quyền thương mại 1.1.4 Phân biệt NQTM với các hình thức kinh doanh tương tự 19 1.1.4.1 Hình thức kinh doanh đại lý 19 1.1.4.2 Hình thức kinh doanh phân phối sản phẩm 20 1.1.4.3 Chuyển giao công nghệ 21 1.1.4.4 Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá 22 1.1.5 Một số loại hình NQTM phổ biến trên thế giới 23 1.1.6 Các loại hình NQTM theo pháp luật Việt Nam 25 1.2 Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 26 1.2.1 Đặc điểm 31 1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của hợp đồng nhượng quyền thương mại 32 CHƢƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 34 NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 2.1 Chủ thể của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 35 2.1.1 Bên nhượng quyền 35 2.1.1.1 Tư cách pháp lý 35 2.1.1.2 Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền 42 2.1.2 Bên nhận quyền 49
- 2.1.2.1 Tư cách pháp lý 49 2.1.2.2 Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhận quyền 51 2.2 Đối tƣợng của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 52 2.2.1 Khái niệm 52 2.2.2 Nội dung các quyền thương mại 52 2.3 Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 60 2.3.1 Định nghĩa về các thuật ngữ trong hợp đồng 61 2.3.2 Nội dung, phạm vi các quyền thương mại – Sự hỗ trợ của bên 62 nhượng quyền 2.3.3 Chất lượng hàng hoá, dịch vụ 64 2.3.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên 64 2.3.5 Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán 71 2.3.6 Ngôn ngữ hợp đồng và luật áp dụng 71 2.3.7 Một số điều cần lưu ý trong hợp đồng NQTM 72 2.4 Hình thức hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 74 2.5 Vấn đề sở hữu trí tuệ trong hợp đồng NQTM 75 2.6 Đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại 78 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VƢỚNG MẮC TRONG GIAO KẾT, THỰC 81 HIỆN HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT 3.1 Giao kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 81 3.1.1 Đề nghị giao kết 82 3.1.2 Tư vấn trước khi giao kết hợp đồng 87 3.1.3 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 88 3.2 Thực hiện hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 90 3.3 Chuyển giao quyền thƣơng mại 94 3.4 Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại vô hiệu 96
- 3.5 Chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 98 3.6 Một số vƣớng mắc trong quá trình giao kết và thực hiện hợp 99 đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 3.7 Kiến nghị 101 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HĐ Hợp đồng NQTM Nhượng quyền thương mại DN Doanh nghiệp BLDS Bộ luật dân sự
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Franchise, tạm dịch là nhƣợng quyền thƣơng mại (NQTM) là một phƣơng thức kinh doanh có mặt ở mọi khu vực trên thế giới và đã chứng tỏ đƣợc sự thành công của nó. Phƣơng thức này đƣợc coi là khởi nguồn tại Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Hiện nay, hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại đã có mặt tại hơn 160 nƣớc trên thế giới với doanh thu ngày càng tăng. Doanh thu từ hoạt động NQTM trên thế giới năm 2000 là khoảng 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác nhau. Tại Mỹ, năm 1994 tổng doanh số bán lẻ từ các cửa hàng nhƣợng quyền thƣơng mại là 35%, đến năm 2000, tỷ lệ này tăng lên 40%, thu hút đƣợc trên 8 triệu ngƣời lao động trong khu vực này và bình quân cứ 12 phút lại có một franchise ra đời. Thậm chí. 12 trên 52 tiểu bang của nƣớc Mỹ đã có luật bắt buộc bất kỳ công ty nào muốn tham gia vào thị trƣờng chứng khoán đều phải có đăng ký nhƣợng quyền. Điều này nói lên tính phổ biến và xác suất thành công cao của mô hình kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại đem lại đối với doanh nghiệp Mỹ nói riêng hay cả một nền kinh tế nói chung. Nhƣợng quyền thƣơng mại là phƣơng thức kinh doanh có lợi cho cả hai bên. Đối với bên nhƣợng quyền, doanh nghiệp có thể mở rộng mô hình kinh doanh, tăng doanh thu, tiết giảm chi phí, tăng nhanh uy tín, thƣơng hiệu. Đối với bên nhận nhƣợng quyền, số vốn đầu tƣ bỏ ra ban đầu thấp lại có thể thu hồi và sinh lợi nhanh vì đầu tƣ an toàn và có khách hàng ngay; dễ vay tiền ngân hàng, đƣợc chủ thƣơng hiệu giúp đỡ trong quá trình kinh doanh … Thấy đƣợc tầm quan trọng và xu thế của thế giới, Chính phủ nhiều nƣớc trong khu vực Đông Nam Á đã có nhiều chính sách và chiến lƣợc rất cụ thể để giúp đỡ và khuyến khích mô hình NQTM phát triển tốt nhất. Kết quả thực tiễn tại nhiều nƣớc trên thế giới chứng minh franchise đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cả một nền kinh tế. Đối với Việt 1
- Nam, thông qua hình thức franchise, bí quyết kinh doanh của những doanh nghiệp thành công sẽ đƣợc chuyển giao và nhân rộng cho nhiều doanh nghiệp khác và nhƣ thế sẽ hạn chế nhiều thiệt hại, rủi ro cho nền kinh tế nói chung. Khái niệm về nhƣợng quyền thƣơng mại – Franchise còn khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ các nhà làm luật. Theo Điều tra của Hội đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới (World Franchise Council), vào năm 2004 thì Việt Nam chỉ có 70 hệ thống franchising, trong đó đa số là các thƣơng hiệu nƣớc ngoài nhƣ Dilma, Swatch, Qualitea, KFC, Lotteria… Một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng franchise thành công, điển hình là việc chuyển nhƣợng thƣơng hiệu cà phê Trung Nguyên, Công ty bánh ngọt Kinh Đô,và gần đây nhất là thƣơng hiệu Phở 24; những thƣơng hiệu này đã mở rộng ra nƣớc ngoài và có thể sẽ mở rộng ra nhiều nƣớc khác. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến mô hình này, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu hàng Việt Nam chất lƣợng cao, nhƣng cũng có nhiều doanh nghiệp chƣa có cái nhìn sâu rộng về khái niệm NQTM. Trong tƣơng lai, Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng phƣơng thức kinh doanh này nhƣ là một quy luật tự nhiên của quá trình mở cửa và đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng cũng nhƣ có thể phát triển nó một cách bài bản và đúng hƣớng để phục vụ mục đích tăng trƣởng kinh tế và tối ƣu hoá hiệu quả hoạt động thƣơng mại trong tƣơng lai. Và chắc chắn khi đó Việt Nam sẽ cần một hành lang pháp lý rõ ràng và đầy đủ hơn để phƣơng thức kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại có thể đƣợc áp dụng phổ biến hơn, theo hƣớng có lợi cho cả nền kinh tế. Để bắt đầu mối quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại, các bên phải ký kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Hợp đồng đƣợc coi là một công cụ quan trọng, cơ bản trong kinh doanh, vì hợp đồng quy định các quyền, nghĩa vụ giữa các bên, ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của các bên. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định khá chặt chẽ các loại hợp đồng. 2
- Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá đầy đủ về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. Đó là Luật Thƣơng mại 2005, quy định tại chƣơng 8 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Tuy vậy, đây là phƣơng thức kinh doanh khá mới mẻ do vậy việc áp dụng các quy định pháp luật trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại còn rất nhiều bỡ ngỡ đối với các doanh nghiệp. Vì những lý do kể trên, tôi đã chọn đề tài “ Hợp đồng những quyền thƣơng mại trong pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu. Vì hợp đồng NQTM là cơ sở pháp lý đầu tiên để các bên tiến hành hoạt động kinh doanh, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình và cũng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình nếu có phát sinh tranh chấp. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến hoạt động NQTM đã có rất nhiều các bài báo đƣợc đăng tải rộng rãi trên các phƣơng tiện báo chí, Internet…. trong đó đáng kể đến là cuốn sách của Tiến sĩ Lý Quý Trung với nhan đề “ Franchise- bí quyết thành công bằng mô hình nhƣợng quyền kinh doanh” xuất bản năm 2005; bài viết “Nhƣợng quyền kinh doanh ở Việt Nam” của Trần Ngọc Sơn- Văn phòng luật sƣ Phạm và Liên danh đang trên trang Web của Luật sƣ Hà Nội; Bài viết “Franchise với doanh nghiệp Việt Nam” của Phạm Thị Thu Hà đăng trên tạp chí IP Law & Practice số 03 năm 2005 . Tuy nhiên, các bài viết kể trên chủ yếu đề cập đến NQTM ở khía cạnh kinh doanh mà chƣa có nghiên cứu về hợp đồng NQTM ở khía cạnh pháp lý. Các bài báo cũng chỉ nói về NQTM nhƣ một phƣơng thức đƣa tin mà chƣa có một công trình nghiên cứu sâu đƣợc công bố cụ thể. Cho đến nay cũng chƣa có một công trình nghiên cứu nào về hợp đồng NQTM. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích: Qua bài nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu và nêu ra một số vấn đề pháp lý về hợp đồng NQTM, qua đó góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cách hiểu sâu, rộng hơn về hợp đồng NQTM, các quy định pháp luật về hợp đồng NQTM để từ đó tìm ra cách áp dụng phù hợp nhất, bảo vệ đƣợc lợi ích hợp pháp 3
- cho doanh nghiệp mình. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đƣa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý cho hợp đồng NQTM, nhằm thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. - Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hợp đồng NQTM trong pháp luật Việt Nam Cụ thể: Chủ thể hợp đồng NQTM, các quy định pháp luật về điều kiện để thực hiện NQTM, cách thức ký kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, gia hạn hợp đồng, hợp đồng vô hiệu… - Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu vào phân tích cơ sở pháp lý của hợp đồng NQTM, những ƣu điểm, hạn chế của nó đồng thời so sánh với các quy định về hợp đồng NQTM của một số nƣớc trên thế giới áp dụng thành công mô hình đó, từ đó tìm cách vận dụng vào Việt Nam . 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm nghiên cứu tài liệu, xây dựng khái niệm, suy luận, sƣu tầm, tổng hợp, phân tích tài liệu… Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm thống kê, so sánh kinh nghiệm quốc tế, xây dựng mô hình. 5. Những đóng góp của luận văn - Về mặt khoa học: + Nghiên cứu, đề xuất bổ sung những quy định pháp luật về hợp đồng NQTM trong hệ thống pháp luật Việt Nam + Kiến nghị xây dựng các cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn cho hợp đồng NQTM, giảm thiểu rủi ro cho cả hai phía khi áp dụng. - Về mặt thực tiễn: + Đáp ứng đƣợc nhu cầu tìm hiểu về mô hình NQTM, đặc biệt là chế định hợp đồng NQTM trong pháp luật Việt Nam của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Điều 4
- này cũng phù hợp với chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế của nhà nƣớc ta: phát huy nguồn nội lực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chủ động hội nhập kinh tế- quốc tế, đƣa nền kinh tế phát triển vững chắc + Góp phần nhân rộng mô hình NQTM trên khắp lãnh thổ Việt Nam, phát huy đƣợc lợi thế của mô hình này. 6. Bố cục của Luận văn Phần I: Mở đầu Giới thiệu đề tài tác giả sẽ viết, tình hình nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, tính khoa học của đề tài, mục đích, đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn. Phần II: Nội dung Bao gồm các chƣơng sau: Chƣơng 1: Tổng quan về NQTM và hợp đồng NQTM Chƣơng 2: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng NQTM Chƣơng 3: Giao kết và thực hiện hợp đồng NQTM - Một số vƣớng mắc và kiến nghị giải quyết. Phần III: Kết luận Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, tài liệu tham khảo không nhiều, đồng thời, đây cũng là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay, vậy nên, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các độc giả. Trân trọng cảm ơn! 5
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm chung về nhƣợng quyền thƣơng mại 1.1.1. Định nghĩa. Nhƣợng quyền thƣơng mại, tiếng anh là franchise, là khái niệm xuất hiện từ giữa thế kỷ 19 tại Châu Âu. Franchise có nguồn gốc tiếng Pháp “franc” có nghĩa là tự do, tiếng Anh là “free” [ 12; tr. 12]. Nhiều tài liệu tiếng Việt dịch “franchise” là nhƣợng quyền kinh doanh hoặc nhƣợng quyền thƣơng mại, tức là cho phép ai đó đƣợc bán hàng hoá hay dịch vụ của bên có quyền tại một khu vực cụ thể nào đó mang thƣơng hiệu của bên có quyền. Một số tài liệu cho rằng “franchise” là một đặc quyền đƣợc trao cho một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời để phân phối hay bán sản phẩm của chủ thƣơng hiệu dƣới sự kiểm soát của chủ thƣơng hiệu về cách thức kinh doanh. Để thống nhất với Luật Thƣơng mại 2005, bài viết sẽ đề cập đến “franchise” với nghĩa là nhƣợng quyền thƣơng mại. Nhƣợng quyền Thƣơng mại là một phƣơng thức kinh doanh rất phổ biến trên thế giới. Đã có nhiều tổ chức về NQTM nhƣ: Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại quốc tế (The International Franchise Association - IFA), Hội đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới (WFC), Uỷ ban thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission- FTC) … để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Hoạt động NQTM liên quan đến rất nhiều vấn đề, trong đó, hợp đồng NQTM chính là hạt nhân quan trọng nhất để thiết lập mối quan hệ giữa các bên. Hầu nhƣ mọi quốc gia đều có quy định pháp lý về hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại. Các công trình nghiên cứu về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại nói chung, về hợp đồng thƣơng mại nói riêng cũng có khá nhiều và đã nêu ra đƣợc những vấn đề cơ bản nhất cũng nhƣ cách thức để áp dụng NQTM có hiệu quả. 6
- Đây là một hoạt động thƣơng mại đã thành công ở nhiều nƣớc trên thế giới và ngày càng phát triển, lan rộng ra các nƣớc ở châu Á. Tuy vậy, khái niệm franchise không có sự thống nhất do quan điểm chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau ở các nƣớc trên thế giới. Do đó, có rất nhiều các cách hiểu khác nhau liên quan đến khái niệm franchise mà Luật thƣơng mại năm 2005 gọi là nhƣợng quyền thƣơng mại. Hiệp hội NQTM quốc tế, hiệp hội lớn nhất nƣớc Mỹ và thế giới đã định nghĩa NQTM nhƣ sau: “NQTM là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận quyền trên các khía cạnh nhƣ: bí quyết kinh doanh (know- how), đào tạo nhân viên; Bên nhận quyền hoạt động dƣới nhãn hiệu hàng hoá, phƣơng thức, phƣơng pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tƣ đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”. [26]. Theo định nghĩa này, vai trò của bên giao quyền đƣợc nhấn mạnh bởi việc kiểm soát liên tục cách thức kinh doanh, còn bên nhận quyền đƣợc nhấn mạnh bởi sự đầu tƣ vốn của chính họ vào công việc kinh doanh đó. Uỷ ban Thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ lại đƣa ra cách hiểu về NQTM thông qua hợp đồng NQTM. Trong hợp đồng này, bên giao: (i) hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phƣơng pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận. (ii), lixăng nhãn hiệu cho bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của bên giao và (iii), yêu cầu bên nhận thanh toán cho bên giao một khoản phí tối thiểu.[20]. Theo quy tắc đạo đức về NQTM của Châu Âu thì “NQTM là một loạt các hoạt động tiếp thị bán hàng hoá, dịch vụ hay công nghệ cơ bản dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên độc lập vê tài chính và pháp lý, gọi là Bên nhƣợng quyền và Bên nhận quyền. Theo đó, bên nhƣợng quyền trao cho bên nhận quyền các quyền và yêu cầu bên nhận quyền phải tuân thủ các quy tắc và tiến hành kinh doanh theo nguyên tắc của bên trao quyền. Bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp để có đƣợc quyền kinh doanh từ bên nhƣợng quyền, là các quyền sử dụng tên 7
- thƣơng mại, nhãn hiệu thƣơng mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ, bí quyết, các phƣơng thức kỹ thuật kinh doanh, hệ thống thủ tục, quyền sở hữu trí tuệ khác nếu có.” [21]. Bên nhận quyền còn đƣợc hỗ trợ bởi các điều khoản của hợp đồng NQTM đƣợc ký kết giữa các bên, ví dụ nhƣ hỗ trợ về đào tạo, quảng cáo, quản lý... Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc NQTM về mặt hỗ trợ kỹ thuật và nhấn mạnh tới việc chuyển giao “kiến thức kỹ thuật” (technical knowledge) để bán sản phẩm, dịch vụ đồng bộ và có chất lƣợng. “ NQTM tồn tại khi với một lixăng cấp quyền sử dụng một thƣơng hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một ngƣời sản xuất, chế tạo hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với phƣơng pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thƣơng mại, hoặc hành chính đã đƣợc chủ thƣơng hiệu thiết lập, với chất lƣợng, danh tiếng, hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã đƣợc tạo lập dƣới thƣơng hiệu đó”. [26]. Ở Nga, thoả thuận NQTM đƣợc định nghĩa là “sự nhƣợng quyền thƣơng mại” (commerical concession). Chƣơng 54 Bộ luật dân sự Nga định nghĩa bản chất pháp lý của sự nhƣợng quyền thƣơng mại: nhƣ sau: “Theo hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền đƣợc sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thƣơng mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tƣợng khác nhƣ nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ…”.[26]. Nhƣ vậy, định nghĩa của Nga nghiêng về phía Bên có quyền chuyển giao một số quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho bên nhận với một khoản phí nhất định mà không đề cập tới việc kiểm soát hay hỗ trợ hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền cũng nhƣ nghĩa vụ của bên nhận quyền. Định nghĩa này có vẻ giống nhƣ định nghĩa về chuyển giao công nghệ trong pháp luật Việt Nam. Giáo sƣ Andrew Terry- Hiệu trƣởng trƣờng Đại học thuế và quản trị kinh doanh thuộc Đại học Newsouthwale đƣa ra bản chất và hoạt động của hệ thống 8
- NQTM nhƣ sau: “ NQTM là hệ thống huy động đƣợc sự sáng tạo, năng động và ngày càng trở thành một phƣơng thức kinh doanh phổ biến đối với những doanh nghiệp đang tồn tại và mới hình thành. Trong hệ thống NQTM, bên nhƣợng quyền phải phát triển đƣợc những khái niệm kinh doanh đã thành công và đã đƣợc công nhận và xây dựng xung quanh những ngƣời nhận quyền hệ thống đã đƣợc thừa nhận, những lixăng để ngƣời nhận quyền sử dụng khái niệm và hệ thống của họ theo một phƣơng thức đƣợc kiểm soát tại một địa điểm xác định và một thời điểm nhất định tại cơ sở kinh doanh của ngƣời nhận quyền hoặc tại những cơ sở khác.” [24]. Có quan niệm khác cho rằng NQTM là nhƣợng quyền một mô hình kinh doanh (Business format franchises), tức là bên nhƣợng quyền cấp Giấy phép trao quyền cho bên nhận quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ dƣới thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền. Bên nhận quyền phải đóng một khoản phí để có đƣợc quyền này và một tỷ lệ phần trăm trên doanh thu gộp trong giai đoạn khai thác đặc quyền. Luật Thƣơng mại 2005 của Việt Nam đƣa ra định nghĩa về NQTM nhƣ sau: “NQTM là hoạt động thƣơng mại, theo đó bên nhƣợng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đƣợc tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhƣợng quyền quy định và đƣợc gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, quảng cáo của bên nhƣợng quyền; 2. Bên nhƣợng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” [2, điều 285]. Nhƣ vậy, có thể hiểu NQTM là cách bán quyền thƣơng mại của bên nhƣợng quyền với điều kiện có thu phí và đƣợc quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Phạm vi quyền thƣơng mại đƣợc cụ thể hóa trong hợp đồng, có thể 9
- là sự thỏa thuận giữa các bên cũng có thể là do ý chí của bên nhƣợng quyền đƣa ra và bên nhận quyền chấp nhận. Bên nhận quyền tự mình kinh doanh, tức là khai thác các “quyền thƣơng mại” của bên nhƣợng quyền, thông thƣờng là bán hàng hoá, dịch vụ gắn với một nhãn hiệu đã nổi tiếng, đƣợc đông đảo ngƣời tiêu dùng chấp nhận. Bên nhận quyền tự mình kinh doanh những hàng hoá đã có sẵn và theo phƣơng thức do bên nhƣợng quyền quy định mà không đƣợc phép thay đổi phƣơng thức kinh doanh đó theo ý tƣởng sáng tạo của mình. Tức là bên nhận quyền chỉ việc khai thác các quyền thƣơng mại sắn có trong hệ thống kinh doanh mà không đƣợc thay đổi hình ảnh, cách sắp xếp, bố trí không gian, biểu tƣợng quảng cáo… Bên nhận quyền kinh doanh nhƣ một “mắt xích” trong hệ thống nhƣợng quyền của bên nhƣợng quyền kinh doanh. Nhƣ vậy, bên nhận quyền sẽ bị hạn chế quyền chủ động trong quá trình kinh doanh. Nếu nhƣ hệ thống kinh doanh tốt thì bên nhận quyền sẽ đƣợc lợi nhuận, trong trƣờng hợp kinh doanh không tốt, bên nhận quyền vẫn phải chịu trách nhiệm trả phí thƣờng xuyên để duy trì hoạt động kinh doanh, hoặc muốn chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn cũng phải chịu một số ràng buộc nhất định về thời hạn hợp đồng, hoặc phải chịu bồi thƣờng rất lớn. Nhƣợng quyền kinh doanh là một phƣơng thức kinh doanh nhƣng không phải là phƣơng thức đảm bảo thành công cho các bên theo hình thức này. Do vậy các bên đều phải cân nhắc thật kỹ trƣớc khi quyết định. 1.1.2. Đặc điểm Dựa vào những định nghĩa nêu ở trên, có thể tóm tắt về NQTM theo các đặc trƣng sau: Thứ nhất, quyền sở hữu. Bên nhƣợng quyền sở hữu một thƣơng hiệu, dịch vụ, ý tƣởng, quy trình, bí mật sản xuất, sáng chế, một phần trang thiết bị đặc biệt hoặc bí quyết công nghệ liên quan liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Quyền sở hữu này thuộc về bên nhƣợng quyền ban đầu (hay còn gọi là nhƣợng quyền sơ cấp). Trong trƣờng hợp là bên nhƣợng quyền thứ cấp thì không có quyền sở hữu mà chỉ đƣợc quyền sử dụng và phải đƣợc phép của của bên nhƣợng quyền ban đầu khi muốn cấp 10
- phép lại cho bên thứ ba. Quyền hạn của bên nhận quyền về “quyền kinh doanh” sẽ do bên nhƣợng quyền quyết định trong hợp đồng NQTM. Thứ hai, chuyển giao quyền. Việc cấp phép của chủ thƣơng hiệu cho một hoặc nhiều đối tƣợng xác định để khai thác thƣơng hiệu, dịch vụ, ý tƣởng, quy trình sáng chế hoặc thiết bị hoặc các bí quyết công nghệ liên quan. Các quyền mà bên nhƣợng quyền chuyển giao có thể là một phần hoặc toàn bộ các quyền thƣơng mại, tuỳ thuộc vào đối tƣợng dự kiến nhận quyền, khu vực hoạt động của bên nhƣợng quyền. Thứ ba, Giao kết hợp đồng NQTM. Đây là bƣớc đầu tiên để xác lập một quan hệ NQTM. Nội dung của bản hợp đồng thể hiện các quy định và việc quản lý liên quan đến hoạt động kinh doanh và quyền khai thác của bên nhận quyền. Hợp đồng này thƣờng do Bên nhƣợng quyền soạn thảo nhằm bảo vệ tính thống nhất, đồng bộ của thƣơng hiệu và hệ thống kinh doanh. Bằng cách xác lập các hợp đồng NQTM, chủ thƣơng hiệu sẽ thiết lập cho mình một hệ thống NQTM “ bao gồm một hệ thống kinh doanh trong đó một bên nhƣợng quyền chuyển giao quyền thƣơng mại cho một bên nhận quyền” [19, khoản 1 Điều 3]. Khi đã trở thành hệ thống kinh doanh, việc kinh doanh của các thành viên trong hệ thống đƣợc thuận lợi và đơn giản hơn rất nhiều, đặc biệt là có sự hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong đó. Tuy nhiên, các bên phải tìm hiểu kỹ lƣỡng trƣớc khi ký kết hợp đồng NQTM. Nếu một hoạt động NQTM tốt sẽ giúp cho cả hai bên đều phát triển. Bên nhƣợng quyền sẽ phát triển thƣơng hiệu và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, tăng doanh thu. Bên nhận quyền cũng có thể thu hồi đƣợc vốn nhanh nhờ kinh doanh phƣơng thức đã thành công, thậm chí có thể cấp lại quyền kinh doanh cho bên thứ ba nếu đƣợc bên nhƣợng quyền ban đầu chấp nhận. Nhƣng nếu nhƣợng quyền không tốt sẽ không giúp ích đƣơc gì cho bên nhận quyền, thậm chí còn phải chịu những rủi ro và ràng buộc khác của hợp đồng, hạn chế sự sáng tạo và cơ hội kinh doanh của mình. Chính vì thế mà luật pháp của nhiều nƣớc đều có quy định về trách nhiệm công khai thông tin trong hoạt động NQTM. 11
- Thứ tư, Phí nhƣợng quyền và phƣơng thức thanh toán. Để đƣợc kinh doanh theo phƣơng thức của bên nhƣợng quyền, bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhƣợng quyền và một khoản phí cố định tính trên tỷ lệ phần trăm doanh thu để duy trì hoạt động này. Khoản phí này liên quan đến rất nhiều yếu tố nhƣ vị trí, phạm vi, quy mô kinh doanh của bên nhận quyền, sự thành công của thƣơng hiệu nhƣợng quyền, mục đích của các bên trong quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại. Mục đích có thể là muốn phát triển thƣơng hiệu, mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu… Ví dụ, đối với thƣơng hiệu lớn và có sự ảnh hƣởng rộng thì để nhận đƣợc quyền kinh doanh bên nhận quyền phải trả một khoản phí khá lớn ban đầu, đồng thời một tỷ lệ phần trăm doanh thu của bên nhận quyền hàng tháng (hoặc quý, năm) để tiếp tục duy trì kinh doanh. Thứ năm, quyền kiểm soát. Bên nhƣợng quyền đƣợc phép kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất công việc kinh doanh của bên nhận quyền. Việc kiểm tra này sẽ giúp bên nhƣợng quyền quản lý và bảo vệ thƣơng hiệu, bảo vệ tính đồng bộ trong hệ thống nhƣợng quyền của mình. Vì trong quá trình kinh doanh, bên nhận quyền có thể sẽ sáng tạo thêm vào các biểu tƣợng kinh doanh hoặc bổ sung thêm ký tự, màu sắc vào nhãn hiệu hàng hoá, thay đổi hoặc bổ sung công thức pha chế, phục vụ khách hàng…. Tóm lại là những cách thức sáng tạo của bên nhận quyền mà họ thấy có thể làm công việc kinh doanh của họ tốt hơn, hoặc để đỡ nhàm chán. Tuy nhiên, những điều tƣởng nhỏ nhặt đấy có thể sẽ phá vỡ tính ổn định và thống nhất của nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mà bên nhƣợng quyền tạo dựng nên. Do đó, bên nhƣợng quyền phải kiểm soát công việc kinh doanh của bên nhận để bảo toàn tính hệ thống trong chuỗi nhƣợng quyền thƣơng mại của mình. Tuy nhiên, việc kiểm soát có thể khó khăn đối với Bên nhƣợng quyền nếu nhƣ bên nhận quyền là bên nƣớc ngoài. Khi đó để bảo vệ đƣợc nhãn hiệu của bên nhƣợng quyền lại phụ thuộc vào ý thức của bên nhận quyền. Thứ sáu, sự hỗ trợ của bên nhƣợng quyền. Khi tiến hành kinh doanh theo phƣơng thức NQTM, bên nhận quyền tự mình kinh doanh theo quyền đã nhận. Ngay từ khi bắt đầu kinh doanh hoặc trong cả quá trình kinh doanh, bên nhận quyền 12
- sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ của bên nhƣợng quyền khi Bên này thay đổi cách thức kinh doanh hoặc mở rộng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lĩnh vực hoạt động, nâng cao, công nghệ, kỹ thuật … Bên nhận quyền sẽ đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn cách thức để tiến hành kinh doanh và sẽ đƣợc áp dụng các chƣơng trình khuyến mại giống nhƣ của bên nhƣợng quyền. Bên nhận quyền sẽ đƣợc hỗ trợ về tiếp thị, quảng cáo, các chính sách phát triển mới của bên nhƣợng quyền. Tóm lại, bên nhận quyền đƣợc phép kinh doanh nhƣ một “chi nhánh” của bên nhƣợng quyền, chỉ có điều khác biệt là bên nhận quyền là một tổ chức kinh tế độc lập về mặt pháp lý, tài chính chứ không phải là một đơn vị phụ thuộc của bên nhƣợng quyền. Nhƣ vậy, đặc trƣng cơ bản nhất của NQTM là việc bên nhận quyền thƣơng mại kinh doanh theo phƣơng thức có sẵn của bên trao quyền và chịu sự kiểm soát của bên trao quyền về cách thức tiến hành kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ nhân danh mình kinh doanh hàng hoá, dịch vụ giống nhƣ “bản sao” phƣơng thức kinh doanh của bên trao quyền. Có thể nói NQTM chính là phƣơng thức kinh doanh nhân bản công thức kinh doanh đã đƣợc trải nghiệm. Mối quan hệ giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ liên tục và đƣợc kiểm soát. Các quyền thƣơng mại cụ thể mà bên nhận quyền đƣợc phép kinh doanh, thời hạn và điều kiện kinh doanh đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại. 1.1.3. Những ƣu điểm, vai trò, ý nghĩa của phƣơng thức kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại NQTM là phƣơng thức kinh doanh kết hợp lợi ích của cả hai bên, doanh nghiệp nhƣợng quyền và doanh nghiệp nhận quyền. Đây là mối quan hệ cộng sinh có lợi cho cả hai bên. Bên nhƣợng quyền có lợi ích từ việc thu nhập thêm đƣợc tài chính từ phía bên nhận quyền. Đó là phí nhận quyền ban đầu và phí định kỳ. Đồng thời, bằng việc nhân rộng mô hình kinh doanh, bên nhƣợng quyền đã quảng bá sản phẩm và nhãn hiệu của mình, xây dựng nên một thƣơng hiệu nổi tiếng. Đã có một nhận xét cho rằng “nhƣợng quyền thƣơng mại là hình thức tổ chức kinh doanh duy nhất tạo ra các cơ sở kinh doanh mới, tạo ra các nhà doanh nghiệp mới, việc làm 13
- mới, các dịch vụ mới cũng nhƣ các cơ hội xuất khẩu mới”. Và “NQTM là phƣơng thức kinh doanh thành công nhất mọi thời đại, kể từ khi xuất hiện khái niệm công ty”. Đây là những nhận xét không hề quá lời do NQTM đã ngày càng chứng minh đƣợc lợi thế của nó và ngày càng phát triển trên thế giới. NQTM là phƣơng thức kinh doanh rất phù hợp để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ ra nƣớc ngoài, mở rộng thị trƣờng trên thế giới. Bạn có thể thấy nhãn hiệu KFC gắn liền với sản phẩm thức ăn nhanh, đặc biệt là gà rán có mặt hầu hết ở khắp nơi trên thế giới. Sản phẩm của nhãn hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald’s tính đến thời điểm cuối năm 2004 có tổng cộng 30220 nhà hàng tại 120 quốc gia trên thế giới. Trung bình cứ 3 giờ đồng hồ lại có một nhà hàng McDonald’s mọc ra đâu đó tại một trong số 120 quốc gia mà công ty này có chi nhánh. Theo bảng xếp hạng 200 hệ thống Franchise hàng đầu thế giới của tạp chí The Franchise Time 2004 (thời báo Franchise) thì McDonald’s đƣợc xếp hạng nhất về tổng doanh số và tổng số lƣợng cửa hàng đang hoạt động. Thậm chí, công ty này phát triển mô hình NQTM tới mức đã thành lập hẳn một trƣờng đại học McDonald’s (McDonald’s University) để đào tạo các nhân viên thực hành khi nhận quyền kinh doanh từ công ty.[12]. NQTM là cách để tăng sức mạnh cho các thƣơng hiệu và cũng là cách quảng bá, tạo nội lực cho thƣơng hiệu. Thƣơng hiệu đƣợc xem nhƣ tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Phải mất rất nhiều thời gian, chi phí về tài chính cũng nhƣ nhân lực mới có thể tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu. Trên thị trƣờng ngày nay có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhƣng đƣợc cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng thƣơng hiệu nổi tiếng, đƣợc khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Khi sử dụng hình thức nhƣợng quyền, bên nhƣợng quyền sẽ tạo đƣợc những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thƣơng hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đƣa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ đƣợc trải rộng cho rất nhiều cửa hàng cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp bên nhƣợng quyền xây dựng đƣợc một ngân sách quảng cáo lớn. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn