Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về khởi kiện VADS tại Tòa án, nêu và phân tích những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về khởi kiện VADS, đồng thời mạnh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về chế định này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HƯƠNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HƯƠNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004 Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Huyền HÀ NỘI - 2011
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN 5 DÂN SỰ 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự 5 1.1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự 5 1.1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự 5 1.1.1.2. Khái niệm quyền khởi kiện và khởi kiện vụ án dân sự 7 1.1.2. Ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự 10 1.2. Cơ sở của khởi kiện vụ án dân sự 13 1.3. Mố i quan hê ̣ giữa quyề n khởi kiê ̣n của công dân và trách 16 nhiê ̣m bảo đảm quyề n khởi kiê ̣n của Tòa án và các cơ quan , tổ chức có liên quan 1.4. Lươ ̣c sử hình thành và phát triể n của pháp luâ ̣t tố tu ̣ng dân 18 sự Viê ̣t Nam về khởi kiê ̣n vu ̣ án dân sự 1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 18 1.4.2. Từ năm 1960 đến năm 1989 20 1.4.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2003 21 1.4.4. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 22 1.5. Kh¸i qu¸t về khởi kiê ̣n vu ̣ viÖc dân sự theo pháp luâ ̣t tố t ụng 24 dân sự mô ̣t số nước Chương 2: KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG 29 DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1. Điều kiện về nội dung khởi kiện vụ án dân sự 29
- 2.1.1. Điều kiện về chủ thể khởi kiện 29 2.1.2. Điều kiện về thẩm quyền của tòa án 35 2.1.3. Điều kiện về hòa giải tiền tố tụng 41 2.1.4. Sự việc chưa được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm 44 quyền giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật 2.1.5. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện 46 2.1.6. Điều kiện do pháp luật nội dung quy định 49 2.2. Điều kiện về hình thức đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ 51 gửi kèm theo đơn khởi kiện 2.3. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự 57 2.4. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án và thủ tục nhận đơn khởi kiện 59 2.4.1. Yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện 60 2.4.2. Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 61 2.4.3. Chuyển đơn khởi kiện vụ án dân sự 67 2.4.4. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án dân sự 68 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN 71 THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự 71 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về khởi kiện vụ 81 án dân sự 3.2.1. Về lập pháp 82 3.2.2. Về hướng dẫn thi hành pháp luật 84 3.2.3. Về thi hành pháp luật 85 3.2.4. Các giải pháp khác 88 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự PLTTGQCVAKT : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế PLTTGQCTCLĐ : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTDS : Tố tụng dân sự UBND : Ủy ban nhân dân VADS : Vụ án dân sự
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005. BLTTDS được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển của ba Pháp lệnh trước đó, bao gồm: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (PLTTGQCVADS); Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 (PLTTGQCVAKT); Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 (PLTTGQCTCLĐ). Đây là văn bản pháp luật quy định đầy đủ và có hệ thống các vấn đề về tố tụng dân sự (TTDS) như các nguyên tắc cơ bản trong TTDS; quyền và nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; thẩm quyền của Tòa án nhân dân (TAND); trình tự, thủ tục khởi kiện và thụ lý các vụ việc dân sự… Trong quá trình triển khai, áp dụng BLTTDS, Tòa án các cấp đã có rất nhiều nỗ lực trong việc áp dụng các quy định pháp luật nói chung và quy định về khởi kiện vụ án dân sự (VADS) nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các VADS vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập và có nhiều ý kiến khác nhau trong việc thực hiện các quy định này và chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách đầy đủ và thống nhất. Chính vì vậy, tại Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị " về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị "về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng 2020" đều nhấn mạnh việc hoàn thiện pháp luật tố tụng, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND, bảo đảm các hoạt động tố tụng phải thực sự dân chủ, nghiêm minh, bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. 1
- Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài "Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004" làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sau khi BLTTDS được ban hành đã có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về vấn đề khởi kiện VADS nhưng các công trình này chỉ nghiên cứu về các điều kiện khởi kiện trong mối quan hệ với vấn đề thụ lý VADS hoặc đi sâu nghiên cứu về quyền khởi kiện và các đảm bảo quyền khởi kiện như luận văn thạc sĩ luật học "Thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Liễu Thị Hạnh (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010); luận văn thạc sĩ luật học "Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam" của tác giả Trần Đức Thành (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011)… Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về một nội dung nhất định của khởi kiện VADS như bài viết "Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự" của tác giả Lê Thị Bích Lan đăng trên Tạp chí Luật học năm 2005 số đặc san về BLTTDS; bài viết "Bàn về điều kiện khởi kiện của các tổ chức tín dụng có tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay" của tác giả Trịnh Huy Tân (Tạp chí Kiểm sát, số 9/2008); "Bàn về quyền khởi kiện của người đại diện hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự" của tác giả Tào Thị Huệ (Tạp chí TAND, số 5/2010); "Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng" của tác giả Trần Anh Tuấn (Tạp chí TAND, số 23/2008)… Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết vấn đề này ở một góc độ khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về vấn đề khởi kiện VADS, đặc biệt theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 vừa được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011. 2
- 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về khởi kiện VADS tại Tòa án, nêu và phân tích những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về khởi kiện VADS, đồng thời mạnh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về chế định này. Nội dung nghiên cứu đề tài tập trung vào việc giải quyết nhiều vấn đề khác nhau của khởi kiện VADS như khái niệm VADS, khái niệm khởi kiện VADS, điều kiện khởi kiện VADS, trình tự, thủ tục nhận đơn khởi kiện và một số vấn đề khác có liên quan đến khởi kiện VADS. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản nhất về khởi kiện VADS như khái niệm khởi kiện VADS, ý nghĩa của khởi kiện VADS, các quy định của BLTTDS về khởi kiện VADS, thực tiễn thực hiện và phương hướng hoàn thiện pháp luật về khởi kiện VADS. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong qua trình đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và vấn đề cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực tiễn kiểm chứng lý luận. Các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và phương pháp thống kê cũng được sử dụng để hoàn thành luận văn. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Ngoài ý nghĩa là một công trình nghiên cứu riêng của bản thân về khởi kiện VADS để hoàn thành chương trình học tập và báo cáo tốt nghiệp lớp Cao học Luật dân sự khóa XIV của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà 3
- Nội, việc nghiên cứu đề tài còn có ý nghĩa đi sâu phân tích khái niệm, ý nghĩa và cơ sở của khởi kiện VADS, điều kiện khởi kiện VADS, kết hợp với việc nghiên cứu, so sánh pháp luật về khởi kiện VADS của một số nước trên thế giới để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về khởi kiện VADS trong pháp luật TTDS hiện hành. Bên cạnh đó, luận văn còn đi sâu phân tích những hạn chế, bất cập của pháp luật TTDS hiện hành về khởi kiện VADS và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật TTDS về khởi kiện VADS. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về khởi kiện vụ án dân sự. Chương 2: Khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. Chương 3: Thực tiễn thực hiện và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về khởi kiện vụ án dân sự. 4
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự 1.1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự 1.1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự "Khởi kiện là hành vi đầu tiên của các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự" [53, tr. 230]. Khởi kiện trước hết là quyền dân sự của các chủ thể, là phương thức mà các chủ thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền dân sự cho mình, cho nhà nước hoặc người khác và là cơ sở để Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết. "Việc xem xét, thụ lý yêu cầu khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức chính là sự bảo đảm của nhà nước đối với việc thực hiện các quyền dân sự của các chủ thể đã được pháp luật ghi nhận" [2, tr. 20]. Khi yêu cầu khởi kiê ̣n của cá nhân , cơ quan, tổ chức đáp ứng đầ y đủ các điều kiện về nội dung, về hình thức khởi kiện, tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý và vụ án dân sự đươ ̣c hin ̀ h thành. Do đó , khi nghiên cứu, xem xét khái niê ̣m khởi kiê ̣n vụ án dân sự thì phải đặt trong mối liên hệ với khái niệm vụ án dân sự. Trước khi BLTTDS ra đời, theo quy định của PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT và PLTTGQCTCLĐ tồn tại ba khái niệm VADS, vụ án kinh tế, vụ án lao động. Theo đó vụ án kinh tế bao gồm các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Vụ án lao động bao gồm các tranh chấp lao động giữa cá nhân giữa người lao động 5
- và người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng lao động và trong quá trình học nghề; tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về thực hiện thoả ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn. VADS bao gồm những tranh chấp và những việc không có tranh chấp về dân sự và hôn nhân gia đình như: Tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác; việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết... Năm 2004, BLTTDS ra đời, khái niệm VADS đã có sự thay đổi. VADS bao gồm các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là VADS) thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án và có đương sự yêu cầu Toà án giải quyết. Theo BLTTDS khái niệm VADS được mở rộng hơn rất nhiều xét theo phạm vi loại việc, bởi ngoài những tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình còn bao gồm các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại và lao động. Tuy vậy, BLTTDS lại thu hẹp về nội dung loại việc bởi VADS chỉ bao gồm những loại việc có tranh chấp. Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng "Vụ là việc, sự việc không hay, rắc rối cần phải giải quyết" [56, tr. 1279]; "Dân sự (civil administration) thuộc việc của dân để phân biệt với việc của quan" [56, tr. 36]. Theo Đại từ điển Tiếng Việt "Án là vụ việc phải đưa ra xét xử ở Toà" [64, tr. 34]. "Dân sự là việc liên quan đến dân nói chung" [64, tr. 520]. Những việc liên quan đến dân gồm những quan hệ nhân thân, tài sản, những vấn đề về hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động. Trong các mối quan hệ này khi các bên trong quan hệ có mâu thuẫn, rắc rối, không thống nhất được ý kiến với nhau về quyền và lợi ích được gọi là xảy ra tranh chấp. Tranh chấp là sự giành giật, mâu thuẫn, bất đồng ý kiến về quyền và lợi ích giữa các chủ thể. Như vậy có thể hiểu VADS là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến dân và phải đưa ra 6
- xét xử ở Toà án. Dưới góc độ pháp luật, vụ án dân sự là các tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được đưa ra Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật TTDS. Trong luận văn tác giả đề cập đến khái niệm VADS theo nghĩa này. Đặc trưng của VADS là có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên hay nhiều bên đương sự trong mối quan hệ pháp luật. Trong quan hệ đó một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, yêu cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ là làm một việc hoặc không được làm một việc. Nghĩa vụ này phát sinh từ những quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, được pháp luật bảo vệ. Yếu tố tranh chấp được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để xác định có là VADS hay không. Và đây cũng chính là yếu tổ để phân biệt giữa VADS và việc dân sự. "Trong vụ án dân sự ta có thể xác định được các bên là nguyên đơn (người có đơn khởi kiện); bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng trong việc dân sự vì không có tranh chấp nên chỉ xác định được bên yêu cầu còn bên kia có thể xác định hoặc không xác định" [52, tr. 5]. Thời hiệu khởi kiện VADS là 2 năm trong khi thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là một năm và thời hạn chuẩn bị xét xử VADS dài hơn thời hạn giải quyết việc dân sự. Do thủ tục giải quyết VADS và thủ tục giải quyết việc dân sự có những khác nhau cơ bản nên khi nhận đơn khởi kiện Toà án phải xác định ngay đó là VADS hay việc dân sự để thụ lý giải quyết đúng thủ tục. 1.1.1.2. Khái niệm quyền khởi kiện và khởi kiện vụ án dân sự Trong sự phát triển của xã hội, khi Nhà nước và pháp luật ra đời thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng pháp luật của nhà nước và được bảo đảm thực hiện thông qua các thiết chế do Nhà nước thiết lập. Theo đó, quyền khởi kiện của tổ chức, cá nhân đã được pháp luật ghi nhận và chủ thể cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm 7
- phạm có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ở Việt Nam, Điều 50 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" [18]. Trong đó, quyền dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, cá nhân, tổ chức được thực hiện các hành vi theo quy định của pháp luật nhằm thoả mãn lợi ích của mình như lao động, sản xuất kinh doanh để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội tham gia vào các giao dịch dân sự v.v... Điều 9 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định, tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: Công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại. Như vậy, quyền khởi kiện trước hết là một quyền dân sự. Khi quyền và lợi ích dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm hay tranh chấp thì họ có quyền thực hiện những biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ và một trong những biện pháp đó chính là khởi kiện vụ án. Pháp luật TTDS quy định điều kiện, phương thức khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức và trong trường hợp này quyền khởi kiện VADS được xem xét như một quyền tố tụng. Do đó, dưới góc độ tố tụng quyền khởi kiện VADS là quyền tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật TTDS yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác khi có tranh chấp về quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Để cụ thể quy định của Hiến pháp, Điều 4 và Điều 5 BLTTDS quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện VADS tại Toà án có thẩm 8
- quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Việc thực hiện quyền khởi kiện của đương sự phải tuân theo quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, năng lực chủ thể, thẩm quyền của Toà án... Khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm có quyền tự định đoạt khởi kiện hoặc không khởi kiện đến Toà án yêu cầu bảo vệ. Việc khởi kiện được thực hiện bằng hình thức nộp đơn khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền. Về nguyên tắc chỉ có cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong một số trường hợp đặc biệt Điều 162 BLTTDS nước ta quy định: Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định. Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách [24]. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam các đương sự hoàn toàn tự do lựa chọn các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhà nước chính thức xác nhận quyền khởi kiện VADS của các cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật cũng ghi nhận các chủ thể khác như Hội liên hiệp phụ nữ, tổ chức công đoàn... có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích của người khác. Viê ̣c thực hiê ̣n quyề n này của các chủ thể đươ ̣c go ̣i là khởi kiê ̣n vu ̣ án dân sự . Theo nghĩa hẹp, khởi kiện được hiểu là việc nguyên đơn hoặc người đại diện của 9
- nguyên đơn, cơ quan, tổ chức gửi đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết VADS để bảo vê ̣ quyề n, lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của miǹ h, của người khác hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước. Theo nghĩa rộng, khởi kiện còn bao gồm cả việc bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập, bởi yêu cầu phản tố chính là việc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn về một quan hệ pháp luật khác với quan hệ pháp luật mà nguyên đơn đã kiện bị đơn và yêu cầu độc lập chính là việc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kiện nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ lợi ích của mình. Luận văn nghiên cứu về khởi kiện theo nghĩa rộng. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, khởi kiê ̣n vụ án dân sự là viê ̣c cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy đi ̣nh của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầ u Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình , của người khác hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước. 1.1.2. Ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự Khởi kiện là phương thức bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích dân sự trên cơ sở quyề n tự đinh ̣ đoa ̣t của các chủ thể . Theo đó , khởi kiê ̣n là phương thức để các chủ thể có thể hành động ngay tức khắc để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình, tránh nguy cơ bị x âm pha ̣m như đòi bồ i thường thiê ̣t ha ̣i về tài sản , sức khỏe , khởi kiê ̣n yêu cầ u thực hiê ̣n đúng hơ ̣p đồ ng , khởi kiê ̣n để yêu cầ u chấ m dứt hành vi cản trở trái pháp luâ ̣t đố i với viê ̣c thực hiê ̣n quyề n dân sự . Để ngăn chă ̣n ki p̣ thời hâ ̣u quả của hành vi vi pha ̣m , người khởi kiê ̣n còn có quyề n yêu cầ u Tòa án áp du ̣ng ngay biê ̣n pháp khẩ n cấ p ta ̣m thời cùng lúc với viê ̣c nô ̣p đơn khởi kiê ̣n . Từ việc khởi kiê ̣n , các cơ quan tố tụng sẽ có hành đô ̣ng can thiê ̣p kip̣ thời để bảo vệ quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của các chủ thể, thiê ̣t ha ̣i sớm đươ ̣c khắ c phu ̣c , ngăn chă ̣n và chấ m dứt hành vi trái pháp luâ ̣t và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí , cởi mở , giao hòa giữa các bên trong đời số ng dân sự. 10
- Khởi kiê ̣n vu ̣ án dân sự là hành vi đầ u tiên của cá nhân , pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự , là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự . Không có hoa ̣t đô ̣ng khởi kiê ̣n thì cũng không có quá triǹ h tố tu ̣ng dân sự cho các giai đoa ̣n tiế p theo . Tòa chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Khi người khởi kiện thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền, Toà án có trách nhiệm nhận đơn, vào sổ theo dõi để xem xét giải quyết. Toà sẽ phải xem xét việc khởi kiện có đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật như: Tư cách pháp lý của người khởi kiện; người khởi kiện có năng lực hành vi TTDS, có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay đang tranh chấp không, trong trường hợp người đại diện khởi kiện thì phải tuân thủ các quy định về đại diện; nội dung đương sự yêu cầu giải quyết có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình không; đơn khởi kiện có nộp trong thời hiệu khởi kiện không và sự việc đã được giải quyết bằng án, quyết định đã có hiệu lực chưa... Khi việc khởi kiện đáp ứng được các yêu cầu thì Toà án tiến hành thụ lý VADS. Trong trường hợp người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng phí thì Toà án sẽ thông báo để họ biết và đi nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí do đương sự nộp, Toà án sẽ vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết. Như vậy, khởi kiê ̣n vu ̣ án dân sự là cơ sở , tiền đề để Tòa án nhân danh nhà nước giải quyế t các vu ̣ án dân sự . Các phán quyết của Tòa án buộc các cá nhân , cơ quan, tổ chức có liên quan tôn trọng và triệt để thi hành nên viê ̣c thực hiê ̣n quyề n khởi kiê ̣n sẽ bảo đảm cho việc bảo vệ có hiệu quả quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của các chủ thể . B»ng ho¹t ®éng xÐt xö, tßa ¸n gãp phÇn b¶o vÖ vµ cñng cè ph¸p chÕ x· héi chñ nghÜa, ®ång thêi n©ng cao hiÖu qu¶ xÐt xö, x¸c lËp chÕ ®é tr¸ch nhiÖm cao ®èi víi nh©n d©n vµ mét m«i tr-êng ph¸p lý an toµn, trong ®ã c¸c quyÒn c«ng d©n ®-îc b¶o vÖ vµ cñng cè lßng tin cña nh©n d©n ®èi víi chÕ ®é. Khi ho¹t ®éng xÐt xö kÕt thóc b»ng mét b¶n ¸n cña tßa ¸n th× b¶n ¸n ph¶i ®-îc 11
- mäi ng-êi t«n träng, nh÷ng ng-êi cã liªn quan ph¶i nghiªm chØnh chÊp hµnh. Cã nh- vËy kû c-¬ng phÐp n-íc míi ®-îc t«n träng vµ ®Ò cao. §ång thêi, th«ng qua phiªn tßa c«ng khai vµ b¶n ¸n cã c¨n cø thuyÕt phôc kh«ng nh÷ng cã t¸c dông tèt ®èi víi b¶n th©n ®-¬ng sù mµ cßn cã gi¸ trÞ gi¸o dôc réng r·i trong x· héi. Víi ng-êi thËt, viÖc thËt ®-îc b¶n ¸n kÕt luËn chÝnh x¸c, kh¸ch quan, nã dÔ ®i vµo lßng ng-êi vµ dÔ ®-îc nh©n d©n chÊp nhËn h¬n lµ viÖc thuyÕt gi¸o su«ng vÒ ph¸p luËt. Khi nh©n d©n ®· tin t-ëng vµo ph¸p luËt th× ph¸p luËt lµ chç dùa cho hä ®Êu tranh phßng chèng vi ph¹m ph¸p luËt vµ chÝnh ph¸p luËt ®i vµo lßng ng-êi nh- vËy nã trë thµnh søc m¹nh b¶o ®¶m cho ph¸p luËt ®-îc t«n träng, ph¸p chÕ x· héi chñ nghÜa ngµy cµng ®-îc cñng cè vµ t¨ng c-êng. Khởi kiê ̣n vu ̣ án dân sự còn là cơ sở để Tòa án tính thời hiệu khởi kiện của chủ thể còn hay đã hết . Quyề n khởi kiê ̣n mă ̣c dù là mô ̣t quyề n dân sự đươ ̣c pháp luâ ̣t ghi nhâ ̣n và đảm bảo thực hiê ̣n cho cá nhân, cơ quan, tổ chức nhưng không phải họ có quyền thực hiện quyền này bất kỳ khi nào. Đối với mỗi loa ̣i tranh chấ p , pháp luật quy định cụ thể thời hiệu khởi kiện mà hết khoảng thời gian đó , chủ thể không thực hiện quyền thì sẽ bị hết thời hiệu khởi kiê ̣n . Và khoảng thời gian này được tính kể từ khi quyền và lợi ích bị xâm pha ̣m cho đế n khi khởi kiê ̣n có thể là hai năm , ba năm… tùy thuô ̣c vào tính chất của mỗi loại tranh chấp khác nhau . Với mố c thời gian chủ thể nô ̣p đơn khởi kiê ̣n, Tòa án sẽ có căn cứ để xác định việc khởi kiện đó có đảm bảo về thời hiê ̣u khởi kiê ̣n hay không. Việc ghi nhận quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể và sự bảo đảm của Nhà nước trong việc thực hiện quyền khởi kiện góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Thông qua các quy định của pháp luật về quyền khởi kiện và khởi kiện VADS sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đồng thời có ý nghĩa răn đe, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi của các chủ thể, đảm bảo sự ổn định của các quan hệ xã hội. 12
- 1.2. Cơ sở của khởi kiện vụ án dân sự QuyÒn vµ lîi Ých cña c¸c chñ thÓ lµ mét vÊn ®Ò quan träng, lµ ®éng lùc ®Ó c¸c chñ thÓ tham gia vµo c¸c quan hÖ x· héi. Trong lĩnh vực dân sự, lợi ích của các bên được xem như là tiền đề dẫn đến tranh chấp dân sự. "Tranh chấp pháp lý sẽ không thể xuất hiện, nếu không có yêu cầu khởi kiện của các bên" [65, tr. 70]. Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức là cơ sở để các chủ thể khởi kiện. Các quyền và lợi ích này có thể là các quyền về tài sản hoặc nhân thân. Khởi kiê ̣n vu ̣ án dân sự chiń h là công cu ̣ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ các quyền dân sự của công dân . Cơ sở để pháp luâ ̣t quy đinh ̣ khởi kiê ̣n vu ̣ án dân sự xuấ t phát từ nguyên tắ c quyề n dân sự của công dân được tôn trọng và bảo vệ. Ở Việt Nam, chương V Hiế n pháp năm 1992 về quyề n và nghiã vụ cơ bản của công dân đã quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị , dân sự, kinh tế , văn hóa và xã hô ̣i đươ ̣c tôn trọng, thể hiê ̣n ở các quyề n công dân và đươ ̣c quy đinh ̣ trong Hi ến pháp và luâ ̣t" [18, Điề u 50]. Tại Điều 9 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự năm 2005 quy đinh ̣ nguyên tắ c tôn tro ̣ng, bảo vệ quyền dân sự: 1. Tấ t cả các quyề n dân sự của cá nhân , pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vê ̣. 2. Khi quyề n dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy đinh ̣ của Bô ̣ luâ ̣t này hoă ̣c yêu cầ u cơ quan , tổ chức có thẩ m quyề n : Công nhâ ̣n quyề n dân sự của miǹ h ; Buô ̣c chấ m dứt hành vi vi pha ̣m; Buô ̣c xin lỗi , cải chính công khai; Buô ̣c thực hiê ̣n nghĩa vụ dân sự; Buô ̣c bồ i thường thiê ̣t ha ̣i [26]. Vì vâ ̣y, khởi kiê ̣n vu ̣ án dân sự chiń h là công cu ̣ pháp lý hữu hiê ̣u để bảo vệ các quyền quyền dân sự của công dân trong Bô ̣ luâ ̣t dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Có thể nói khởi kiện là "phương thức luật định mở rộng cho hết thảy những ai muốn cầu cứu đến công lý, để xin che chở quyền lợi bị lâm nguy" [7, tr. 43]. 13
- Song, để khởi kiện VADS, người khởi kiện phải chứng minh giữa nguyên đơn và người bị kiện trước đó đã tồn tại một quan hệ pháp luật dân sự mà theo quan hệ pháp luật này nguyên đơn bị ảnh hưởng, xâm phạm về quyền và lợi ích. Việc chứng minh được thể hiện ở chỗ người khởi kiện phải xuất trình cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh giữa nguyên đơn và bị đơn đã tồn tại một quan hệ pháp luật dân sự thuộc thẩm quyền về dân sự của Tòa án. Chẳng hạn, đèi víi tranh chÊp vÒ hîp ®ång, đương sự phải xuất trình b¶n hîp ®ång do c¸c bªn ký kÕt hoÆc giÊy tê x¸c nhËn c¸c bªn ®· giao kÕt hîp ®ång; c¸c chứng cø, tµi liÖu ph¶n ¸nh qu¸ tr×nh thùc hiÖn hîp ®ång cña c¸c bªn; c¸c chøng cø, tµi liÖu cã liªn quan kh¸c. §èi víi c¸c viÖc vÒ h«n nh©n vµ gia ®×nh, đương sự phải xuất trình giÊy chøng nhËn ®¨ng ký kÕt h«n; giÊy khai sinh cña c¸c con; giÊy tê chøng nhËn së h÷u tµi s¶n chung cña vî chång hoÆc së h÷u riªng cña tõng ng-êi; c¸c chøng cø, tµi liÖu kh¸c cã liªn quan. Người khởi kiện không những có quyền, lợi ích bị xâm phạm hay tranh chấp mà họ còn phải có tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý cho phép người khởi kiện đứng đơn khởi kiện. Thông thường người khởi kiện chính là nguyên đơn - người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp, nếu họ là người có đủ năng lực hành vi TTDS. N¨ng lùc hµnh vi tè tông d©n sù cña ®-¬ng sù lµ kh¶ n¨ng b»ng hµnh vi cña m×nh thùc hiÖn c¸c quyÒn vµ nghÜa vô tè tông d©n sù. N¨ng lùc hµnh vi tè tông d©n sù cña ®-¬ng sù lµ c¸ nh©n ®-îc x¸c ®Þnh bëi kh¶ n¨ng nhËn thøc vµ ®iÒu khiÓn hµnh vi cña hä vµ bëi tÝnh chÊt, yªu cÇu cña viÖc tham gia quan hÖ ph¸p luËt tè tông d©n sù. Th«ng th-êng c¸ nh©n chØ ®-îc coi lµ cã n¨ng lùc hµnh vi tè tông d©n sù khi ®· tõ ®ñ m-êi t¸m tuæi trë lªn, kh«ng bÞ mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù. §èi víi nh÷ng ng-êi ch-a ®ñ m-êi t¸m tuæi, bÞ mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù th× kh«ng cã n¨ng lùc hµnh vi tè tông d©n sù, viÖc b¶o vÖ quyÒn, lîi Ých hîp ph¸p cña c¸c ®-¬ng sù nµy tr-íc toµ ¸n ph¶i do ng-êi ®¹i diÖn hîp ph¸p cña hä thùc hiÖn. Tuy vËy, thùc tiÔn xÐt xö cña c¸c toµ ¸n vµ ph¸p luËt tè tông d©n sù ViÖt Nam còng cã quy ®Þnh tr-êng hîp ngo¹i lÖ nh- 14
- tr-êng hîp ng-êi vî tõ ®ñ m-êi b¶y tuæi ®Õn ch-a ®ñ m-êi t¸m tuæi trong viÖc ly h«n hoÆc trong tr-êng hîp ®-¬ng sù lµ ng-êi tõ ®ñ m-êi l¨m tuæi ®Õn ch-a ®ñ m-êi t¸m tuæi ®· tham gia lao ®éng theo hîp ®ång lao ®éng hoÆc giao dÞch d©n sù b»ng tµi s¶n cña m×nh v.v... §èi víi nh÷ng tr-êng hîp nµy, ng-êi vî tõ ®ñ m-êi b¶y tuæi ®Õn ch-a ®ñ m-êi t¸m tuæi, ng-êi tõ ®ñ m-êi l¨m tuæi ®Õn ch-a ®ñ m-êi t¸m tuæi vÉn ®-îc coi lµ cã n¨ng lùc hµnh vi tè tông d©n sù vÒ viÖc ly h«n, viÖc cã liªn quan ®Õn quan hÖ lao ®éng hoÆc quan hÖ d©n sù ®ã. Trong trường hợp này nếu nguyên đơn không muốn trực tiếp khởi kiện thì họ có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện thay. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ nội dung và thời hạn ủy quyền. Tuy nhiên, nguyên đơn chỉ được ủy quyền khởi kiện đối với các tranh chấp về tài sản. Đối với cá nhân không có năng lực hành vi TTDS, thì người khởi kiện sẽ là người đại diện theo pháp luật. Đó là, cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với cơ quan, tổ chức thì người khởi kiện phải là người đại diện theo pháp luật của cơ quan tổ chức đó. Đó là, người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác. Ngoài ra yêu cầu, vụ việc được khởi kiện chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ các trường hợp đặc biệt; việc khởi kiện của các chủ thể phải được thực hiện đúng thẩm quyền xét xử về dân sự của Tòa án; đối với một số loại việc trước khi khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết người khởi kiện, yêu cầu phải yêu cầu các cơ quan, liên quan, xem xét, giải quyết trước; thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu còn và tuân thủ các yêu cầu về hình thức khởi kiện. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 234 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn