Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khủng bố hàng không trong luật quốc tế hiện đại, thực trạng và giải pháp
lượt xem 7
download
Mục đích chính của đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định tội phạm khủng bố hàng không quốc tế trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia điển hình và pháp luật Việt Nam quy định. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chế định này trong các hiệp định và điều ước phòng, chống tội khủng bố mà Nhà nước ta đã ký kết, tạo cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khủng bố hàng không trong luật quốc tế hiện đại, thực trạng và giải pháp
- Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Trần Nam Trung Khủng bố hàng không trong luật quốc tế hiện đại, thực trạng và giải pháp Luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2009
- Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Trần Nam Trung Khủng bố hàng không trong luật quốc tế hiện đại thực trạng và giải pháp Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 Luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến Hà nội - 2009
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG BỐ 7 QUỐC TẾ 1.1 Tình hình, đặc điểm tội phạm khủng bố 7 1.1.1. Nguồn gốc sản sinh chủ nghĩa khủng bố và nguyên nhân 7 lan rộng 1.1.2. Một số tình hình đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố đương đại 10 1.2. Khái niệm khủng bố 13 1.2.1. Một số khái niệm về khủng bố của một số quốc gia điển hình 13 1.2.2. Khái niệm chung về khủng bố quốc tế của tác giả 16 1.3. Khái niệm chống khủng bố 17 1.3.1. Biện pháp đấu tranh và một số nguyên tắc đấu tranh chống 17 khủng bố 1.3.2. Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống khủng bố quốc tế 21 1.3.3. Phát huy vai trò chủ đạo của Liên hợp quốc trong cuốc đấu 22 tranh chống ckhủng bố 1.3.4. Khái niệm chống khủng bố của tác giả 24 1.4. Khủng bố hàng không quốc tế 24 1.4.1. Một số vụ khủng bố hàng không quốc tế điển hình 24 1.4.2. Sự kiện 11/9 và những nguyên nhân sâu xa của nó 25 1.4.3. Hậu quả, tác hại của khủng bố hàng không quốc tế 27 1.4.4. Vai trò của chống khủng bố hàng không quốc tế 28 1.5. Các đặc điểm của tội phạm khủng bố hàng không quốc tế 30 1.5.1. Kế hoạch tấn công được chuyên nghiệp hóa 30 1.5.2. Liên kết các tổ chức khủng bố ngày càng chặt chẽ hơn 31
- 1.5.3. Phương thức tấn công đa dạng hơn 31 1.5.4. Thủ đoạn tấn công đơn giản hơn 31 1.5.5. Một số phương pháp tiến hành khủng bố hàng không quốc tế 32 1.6. Cơ sở pháp lý quốc tế về chống khủng bố hàng không quốc tế 33 1.6.1. Công ước đa phương về các tội phạm và một số hành vi 33 khác thực hiện trên tàu bay năm 1963 1.6.2. Công ước La Hay về trấn áp hành vi chiếm giữ bất hợp pháp 34 tàu bay năm 1970 1.6.3. Công ước đa phương về trấn áp hành vi bất hợp pháp xâm 35 phạm an toàn hàng không dân dụng năm 1971 1.6.4. Nghị định thư về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp 36 tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế năm 1988 1.6.5. Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố 37 năm 1999 1.6.6. Các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về 38 chống khủng bố 1.6.6.1. Nghị quyết số 1267 năm 1999 38 1.6.6.2. Nghị quyết số 1373 năm 2001 30 1.6.6.3. Nghị quyết số 1390 năm 2002 40 1.6.6.4. Nghị quyết số 1455 năm 2003 40 1.7. Đánh giá các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị 41 khủng bố hàng không quốc tế Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ CHỐNG 43 KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 2.1. Những hành vi được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế 43 đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố hàng không quốc tế 2.1.1. Những hành vi được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế đa 43 phương ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng 2.1.1.1. Công ước Tokyo năm 1963 về tội phạm và một số hành vi 43 khác thực hiện trên tàu bay
- 2.1.1.2. Công ước La Hay năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất 44 hợp pháp tàu bay 2.1.1.3. Công ước Monrean năm 1971 về trừng trị những hành vi 45 bất hợp pháp xâm phạm an toàn hàng không dân dụng 2.1.1.4. Nghị định thư về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp 47 tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế 1988 2.1.1.5. Những hành vi được điều chỉnh theo Công ước 1997 về 48 ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế bằng bom 2.1.1.6. Những hành vi được điều chỉnh theo Công ước 1999 ngăn 50 ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế liên quan đến tài trợ khủng bố 2.2. Xác định thẩm quyền xét xử khủng bố hàng không quốc tế 52 theo các điều ước quốc tế đa phương 2.2.1. Các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong luật quốc tế 53 2.2.1.1. Nguyên tắc theo thẩm quyền lãnh thổ quốc gia 53 2.2.1.2. Nguyên tắc thẩm quyền theo quốc tịch 53 2.2.1.3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dựa trên cơ sở đảm 54 bảo An ninh quốc gia 2.2.1.4. Nguyên tắc thẩm quyền xét xử phổ cập 54 2.2.2. Quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử đối với tội 55 phạm khủng bố theo điều ước quốc tế đa phương 2.2.3. Quy định về xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm 55 khủng bố quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng 2.2.4. Quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử đối với tội 58 phạm khủng bố quốc tế bằng bom 2.2.5. Quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử đối với tội 59 phạm khủng bố quốc tế trong lĩnh vực tài trợ cho khủng bố 2.3. Dẫn độ tội phạm khủng bố theo các quy định của điều ước 62 quốc tế đa phương 2.3.1. Khái niệm dẫn độ người phạm tội 63 2.3.2. Các đối tượng người phạm tội có liên quan đến việc dẫn độ 65 theo pháp luật Việt Nam
- 2.3.3. Nguồn của chế định dẫn độ người phạm tội 67 2.3.4. Các nguyên tắc của pháp luật về dẫn độ người phạm tội 69 2.3.5. Thủ tục dẫn độ người phạm tội 71 2.3.6. Dẫn độ tội phạm theo quy định của các điều ước quốc tế đa 72 phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố hàng không quốc tế 2.4. Chế tài, biện pháp xử lý 73 2.4.1. Các nghĩa vụ được quy định trong các Công ước quốc tế về 73 trừng trị các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng 2.4.2. Chế tài, biện pháp xử lý tội khủng bố và liên quan đến khủng 75 bố theo quy định của pháp luật Việt Nam 2.4.3. Tham khảo một số kinh nghiệm, biện pháp chống khủng bố 77 của Trung Quốc 2.4.4. Tham khảo một số kinh nghiệm, biện pháp chống khủng bố 78 của Mỹ Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP 81 TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 3.1. Việt Nam với vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống 81 khủng bố quốc tế nói chung và hàng không nói riêng 3.1.1. Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về chống khủng 82 bố quy định trong pháp luật Việt Nam 3.1.1.1. Những quy định trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng 82 hình sự 3.1.1.2. Những quy định trong luật hàng không dân dụng Việt Nam 86 về công tác đảm bảo an ninh hàng không 3.1.2. Sự cần thiết Việt Nam gia nhập các điều ước quốc tế đa 87 phương về chống khủng bố 3.1.3. Thực hiện các điều ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế 88 của Việt Nam 3.2. Một số kiến nghị và giải pháp 91
- 3.2.1. Nhanh chóng gia nhập 4 công ước quốc tế về chống khủng 91 bố còn lại 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về đấu tranh chống khủng bố 92 3.2.3. Xây dựng lực lượng thực hiện công tác đấu tranh, phòng, 92 chống khủng bố từng bước chính quy, hiện đại, nhanh nhạy đáp ứng kịp thời các diễn biến phức tạp trong cuộc chiến chống khủng bố 3.2.4. Áp dụng khoa học công nghệ cao trong đấu tranh, phòng, 93 chống khủng bố 3.2.5. Công tác đấu tranh, phòng, chống khủng bố phải trên cơ sở 94 "Phòng" đi đôi với "Ngăn chặn từ xa", từng bước thu hẹp và loại trừ các hoạt động khủng bố 3.2.6. Hợp tác song phương và đa phương để trao đổi học hỏi kinh 95 nghiệm và bổ sung xây dựng các Luật, chính sách, tổ chức, đào tạo, nhân lực... lĩnh vực đấu tranh, phòng, chống tội phạm khủng bố 3.2.7. Tăng cường quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ 95 3.2.8. Nâng cao hiệu quả diễn tập xử lý các tình huống khủng bố 96 3.2.9. Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ: Phương án tại chỗ, lực 97 lượng tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ 3.2.10. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, 98 sự hỗ trợ của các ngành có liên quan trong công tác đấu tranh, phòng, chống khủng bố quốc tế 3.2.11. Nhanh chóng thành lập lực lượng Cảnh sát hàng không dân 98 dụng có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho tàu bay và các chuyến bay KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua các hoạt động khủng bố quốc tế ngày càng gia tăng trở thành vấn đề toàn cầu đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và hòa bình quốc tế. Vì vậy đấu tranh phòng chống tội phạm khủng bố nói chung và tội phạm khủng bố hàng không nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế, bởi lẽ hậu quả của tội phạm này không chỉ thiệt hại về tính mạng, tài sản mà đặc biệt nguy hiểm là gây hoang mang, lo sợ cho cả cộng đồng quốc tế. Sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 đã làm thay đổi trong nhận thức của mỗi quốc gia trong cuốc đấu tranh chống tội phạm khủng bố, thảm họa được ghi vào lịch sử nhân loại với việc sử dụng tàu bay làm vũ khí khủng bố đã gây lên thiệt hại rất lớn về người, tài sản, gây sự hoang mang sợ hãi về sự an toàn trong mỗi chuyến bay... Trước tình hình đó cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong cuốc chiến chống khủng bố. Việc nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế cũng như chuyển hóa các quy phạm pháp luật quốc tế vào nội luật có ý nghĩa hết sức quan trọng vừa thể hiện nghiêm túc nghĩa vụ của các quốc gia, vừa nâng cao sự hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn, một môi trường pháp luật hài hòa hơn và sự chia sẻ các thông tin sâu rộng hơn giữa các quốc gia trong đấu tranh, phòng chống tội phạm khủng bố trên cơ sở tôn trọng quyền con người và tránh được các hiện tượng khủng bố cực đoan. Môi trường pháp lý sẽ quyết định thành công trong cuộc chiến chống khủng bố tránh được sự lạm dụng nguy hiểm các biện pháp chống khủng bố trong lĩnh vực an ninh quốc tế. Từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu về tội phạm khủng bố quốc tế đã được đề cập qua một số đề tài luận văn tốt nghiệp, bài viết... nhưng nội dung chủ yếu đề cập đến khủng bố quốc tế nói chung ít đề cập đến khủng bố hàng 1
- không quốc tế, việc nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như tạo ra cơ chế hữu hiệu trong đấu tranh chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Khủng bố hàng không trong luật quốc tế hiện đại, thực trạng và giải pháp" làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật quốc tế. Thông qua việc nghiên cứu tội "Khủng bố hàng không quốc tế" luận văn sẽ đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về "Khủng bố hàng không quốc tế" từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội pham khủng bố quốc tế nói chung và khủng bố hành không nói riêng. Với ý nghĩa đó việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế, cũng như chuyển hóa các quy phạm pháp luật quốc tế vào nội luật, đồng thời tìm hiểu các quan niệm, quan điểm của quốc tế về khủng bố quốc tế nói chung và khủng bố hàng không nói riêng để xác định lộ trình nội luật hóa các quy định phù hợp và khả thi đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố quốc tế đã được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, một số điều ước mà Việt Nam đã ký kết cũng như thực trạng thi hành những điều ước đó. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, việc nghiên cứu về tội phạm khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của loại tội phạm này. Đến nay đã có một số công trình, bài viết đã được công bố như: - Nguyễn Long: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 2003. - Công Phương Vũ: Khủng bố quốc tế cơ sở pháp lý quốc tế ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế, Hà Nội, 2003. 2
- * Một số bài viết về tội phạm khủng bố: - PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh, Tội phạm khủng bố trong pháp luật quốc tế, Tạp chí Công an nhân dân, số 8, 2008. - Toàn cầu hóa tội phạm và nạn khủng bố, Tạp chí Tư liệu khoa học Công an, số 3, 2006. - Vụ khủng bố đầu tiên tại Mỹ, Báo An ninh thế giới, số 801 ngày 22/10/2008, 2008. - Những biến đổi của chủ nghĩa khủng bố đương đại, Thông tin nghiên cứu chiến lược và khoa học công nghệ Công an, số 3, 2009. - Chống khủng bố vẫn là nhiệm vụ phức tạp và lâu dài, Thông tin nghiên cứu chiến lược và khoa học công nghệ Công an, số 4, 2009. - Những hạn chế trong phương pháp chống khủng bố, Thông tin nghiên cứu chiến lược và khoa học công nghệ Công an, số 6, 2009. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiờn cứu của luận văn 3.1. Mục đích, nhiệm vụ - Về mặt lý luận: Mục đích chính của đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định tội phạm khủng bố hàng không quốc tế trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia điển hình và pháp luật Việt Nam quy định. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chế định này trong các hiệp định và điều ước phòng, chống tội khủng bố mà Nhà nước ta đã ký kết, tạo cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố. Với ý nghĩa đó việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế, cũng như chuyển hoá các quy phạm pháp luật quốc tế vào nội luật, đồng thời tìm hiểu các quan niệm, quan điểm của quốc tế về khủng bố quốc tế nói chung và 3
- khủng bố hàng không nói riêng để xác định lộ trình nội luật hoá các quy định phù hợp và khả thi đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, sự gia tăng mạnh các hoạt động khủng bố quốc tế đã làm cho hoạt động này không chỉ là mối đe dọa an ninh của một quốc gia, một vùng lãnh thổ mà là hiểm họa mang tính toàn cầu. Từ sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, hàng loạt vụ khủng bố kinh hoàng khác xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới như vụ khủng bố đánh bom xe lửa tại Madrid 2004 tại Tây Ban Nha ngày 11/3/2004; vụ khủng bố Mumbai năm 2008, Trung tâm thương mại của Ấn Độ ngày 26- 29/11/2008... đã đặt an ninh toàn cầu vào thế bị đe dọa nghiệm trọng. Vì vậy, nhiệm vụ đấu tranh chống khủng bố không còn là vấn đề của từng quốc gia và vùng lãnh thổ mà đòi hỏi giữa các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác ngăn chặn, loại trừ tội phạm khủng bố dưới mọi hình thức. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Việt Nam đã phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời tham gia vào nhiều điều ước quốc tế đa phương liên quan đến bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố. Đến nay Việt Nam đã gia nhập 8 trong 13 điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố do Liên hợp quốc thông qua, tham gia Hiệp định chống khủng bố ASEAN và Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN và ký kết hơn 10 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước; nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm. Thực tiễn này đòi hỏi cần phải hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm khủng bố nói chung và tội khủng bố hàng không nói riêng cho phù hợp với các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh chống khủng bố ở nước ta hiện nay. Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra nhiệm vụ cụ thể sau đây 4
- - Tìm hiểu và xem đưa ra một khái niệm chung như thế nào là tội phạm khủng bố vì đây là một vấn đề còn tồn tại trong quan niệm của cộng đồng quốc tế đối với tội phạm khủng bố quốc tế (bao hàm cả khủng bố hàng không quốc tế) do các quốc gia có sự khác biệt về chế độ chính trị, quan niệm pháp lý, đặc điểm lịch sử, vị trí và ảnh hưởng của mỗi quốc gia trên thế giới và khu vực. - Hệ thống hoá các nội dung về tội khủng bố hàng không trong các hiệp định mà Nhà nước ta đã ký kết. - Đánh giá thực trạng việc áp dụng chế định tội phạm khủng bố hàng không trong các hiệp định Việt Nam đã ký kết thời gian qua. - Nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về khủng bố hàng không quốc tế, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về tội phạm khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng. - Là tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố hàng khụng quốc tế đã được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, một số điều ước mà Việt Nam đã ký kết cũng như thực trạng thi hành các điều ước đó. Tập trung vào các vấn đề sau: - Các công ước quốc tế đa phương quy định về trấn áp các hành vi làm ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu bay, người hoặc tài sản trên tàu bay. - Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về đấu tranh, phòng, chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế. - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế trong tình hình mới hiện nay. 5
- 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm khủng bố nói riêng. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp cụ thể: So sánh pháp luật; phân tích; logic; hệ thống hoá pháp luật, đọc tư liệu, so sánh kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm lịch sử. Ngoài ra, tác giả cũng tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã được công bố; các đánh giá, tổng kết của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế. 5. ý nghĩa của luận văn Ở bình diện lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm khủng bố nói chung và khủng bố hàng không quốc tế nói riêng. Về thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu có giá trị, có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đấu tranh, phòng, chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về tội phạm khủng bố quốc tế. Chương 2: Các quy định của pháp luật quốc tế chống khủng bố hàng không quốc tế. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế. 6
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ QUỐC TẾ 1.1. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TỘI PHẠM KHỦNG BỐ 1.1.1. Nguồn gốc sản sinh chủ nghĩa khủng bố và nguyên nhân lan rộng Chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa an ninh phi truyền thống mà các quốc gia đang phải đối mặt, muốn đối phó với nó phải thay đổi phương thức tư duy truyền thống. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, những điểm chung về lợi ích an ninh của cộng đồng quốc tế ngày càng nhiều vì vậy cần phải có hợp tác chung giữa các nước để đối phó với thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Trong những năm qua, chủ nghĩa khủng bố đã bị cộng đồng quốc tế tấn công ngày càng quyết liệt nhưng nó không những không bị tiêu diệt mà ngày càng phát triển. Nguyên nhân là vì thế giới ngày nay vẫn tồn tại nhiều mảnh đất thích hợp cho nó sinh trưởng, nó vừa có nền tảng xã hội bền chắc, vừa có môi trường bên ngoài để phát triển, thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất: Giai cấp tư sản phương Tây với chiêu bài tự do, dân chủ, bình đẳng đã được phổ biến nhanh chóng khắp toàn cầu và chiếm địa vị thống trị. Ở một số ít quốc gia phát triển, người dân đã được hưởng các quyền, lợi ích của tự do dân chủ nhưng cộng đồng quốc tế vẫn tồn tại hiện tượng bất bình đẳng nghiêm trọng. Trong điều kiện các quốc gia, dân tộc hoặc một nhóm người, cá nhân bị áp bức nhưng không thể thay đổi hiện trạng bằng phương thức thông thường, một số cá nhân, tổ chức có khuynh hướng sử dụng bạo lực. Ở Châu Âu, việc thần dân phản kháng bạo vương từ lâu đã trở thành một truyền thống phổ biến. Tư tưởng này được thể hiện trong giáo lý của đạo Kitô. Vào thế kỷ XVI, XVII nhà triết học chính trị ở Tây Ban Nha là Mariana cho rằng "quyền lực của Quốc vương được xây dựng trên cơ sở 7
- những khế ước với nhân dân, nếu Quốc vương vi phạm những khế ước này, thì có thể hoặc là phế truất, hoặc bất kỳ công dân nào cũng có thể giết chết ông ta". Những kẻ theo chủ nghĩa khủng bố ngày nay cho rằng phương thức khủng bố mà chúng lựa chọn chính là công cụ để kẻ yếu chống lại kẻ mạnh. Họ coi mình là những đấu sĩ tự do, tử vì đạo. Khi tư tưởng này nhận được sự dung túng và ủng hộ của thế lực bên ngoài thì hoạt động khủng bố sẽ ngày càng mạnh mẽ. Thứ hai: Ảnh hưởng của sự bất cân bằng trong phát triển kinh tế - xã hội trong nội bộ từng quốc gia cũng như giữa các quốc gia trên phạm vi thế giới khiến cho sự phân hóa giàu, nghèo giữa các quốc gia, giữa các bộ phận người dân càng trở lên sâu sắc, khiến tâm lý của một bộ phận dân cư nảy sinh tâm trạng báo thù đối với những người giàu có, với ý đồ lợi dụng khủng bố để thay đổi sự bất cân bằng này. Sở dĩ các tổ chức khủng bố ở các quốc gia đang phát triển chủ yếu tiến hành hoạt động khủng bố nhằm vào các quốc gia phát triển phương Tây là vì một nguyên nhân quan trọng, họ cho rằng các cường quốc phát triển phương Tây dùng cường quyền để duy trì trật tự chính trị, kinh tế thế giới bất công bằng nếu chỉ dựa vào đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao thì sẽ không mang lại thắng lợi nên đi theo con đường khủng bố. Thứ ba: Sự nổi lên của chủ nghĩa ly khai dân tộc, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và tư tưởng phát xít mới, cùng với tư tưởng bài ngoại theo chủ nghĩa chủng tộc là những mảnh đất tốt để chủ nghĩa khủng bố tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa khủng bố truyền thống do động cơ và mục đích khá đơn nhất, thường giới hạn trong nội bộ một nước hoặc ở một vài khu vực điểm nóng xung đột nhất định nhưng từ cuối thế kỷ 20 trở lại đây, cùng với sự kết thúc của cục diện Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa ly khai dân tộc bắt đầu nổi lên ở Đông Âu, Nam Âu, Trung Đông, Châu phi và khu vực Đông Nam Á, do đó đã xuất hiện hàng loạt hoạt động khủng bố có mối liên quan chặt chẽ đến chủ nghĩa ly khai dân tộc. 8
- Thứ tư: Cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang đến những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Tiến bộ khoa học khiến chủng loại vũ khí ngày càng đa dạng, nhiều vật thể dân dụng nằm trong tay phần tử khủng bố cũng có thể biến thành loại vũ khí vô cùng sắc bén như: Máy bay chở khách loại lớn, tàu thủy chở dầu, tàu điện ngầm... bên cạnh đó số lượng nhà chọc trời nơi tập trung số lượng người đồng ngày càng nhiều, rất dễ nhận biết và tấn công. Chúng trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ khủng bố muốn tạo hiệu quả gây chấn động mạnh. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, nguyên liệu để chế tạo nhiều loại vũ khí như bom, vũ khí sinh học, hóa học... rất rẻ và dễ chế tạo với khả năng sát thương cao nên trở thành mục tiêu tìm kiếm của chủ nghĩa khủng bố. Trong xã hội hiện nay, dưới tác dụng của khoa học kỹ thuật cao, hạ tầng cơ sở như hệ thống cung ứng điện, nước, thị trường tài chính...đều được số hóa. Nếu bọn khủng bố tấn công được thì có thể khiến cả một thành phố, một khu vực hoặc thậm chí một quốc gia bị tê liệt, khủng hoảng và sụp đổ. Hiệu quả khủng bố lớn đang là mục tiêu mà những phần tử khủng bố hướng đến, chúng sẵn sàng trả bất cứ giá nào đã phát động các cuộc tấn công như vậy. Ngoài ra, hiện nay các phương tiện truyền thông có tốc độ nhanh chóng, hiệu quả cao, có thể trong thời gian rất ngắn truyền đi khắp thế giới trở thành công cụ để các phần tử khủng bố gia tăng hiệu quả khủng bố, khiến hoạt động khủng bố của chúng nhanh chóng được toàn thế giới biết đến. Đây chính là mục đích của chúng 19, tr. 54. Có thể nói, sự ra đời của chủ nghĩa khủng bố và sự phát triển lan rộng của chủ nghĩa khủng bố có cội nguồn sâu sắc, chủ thể của chủ nghĩa khủng bố ngày càng được đa nguyên hóa, phạm vi ngày một rộng, thủ đoạn ngày càng đa dạng và phát triển theo chiều hướng kỹ thuật công nghệ cao, quy mô sát thương lớn với mức độ tàn nhẫn ngày càng cao, sự nguy hại mà chủ nghĩa khủng bố gây ra ngày càng lớn, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Sự 9
- phối hợp quốc tế trong đấu tranh chống khủng bố được hình thành và phát triển nhằm tấn công và trừng trị nghiêm khắc đối với chủ nghĩa khủng bố. 1.1.2. Một số tình hình đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố đƣơng đại Chủ nghĩa khủng bố đương đại ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, chủ thể khủng bố ngày càng đa dạng, tổ chức khủng bố theo chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan và tổ chức khủng bố cực đoan cánh hữu cùng đóng vai trò chính trong hoạt động khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố đã phát triển từ giai đoạn ban đầu được khoác lên chiếc áo "Độc lập dân tộc" "Cách mạng xã hội" đến giai đoạn khủng bố chuyên nghiệp lấy sát hại làm niềm vui. Các phần tử khủng bố đã không chỉ còn đơn thuần theo đuổi mục đích chính trị, mà phần lớn là theo đuổi hiệu quả của bản thân hành động khủng bố. Tổ chức khủng bố ngày càng chặt chẽ, thủ đoạn ngày càng tàn nhẫn. Tổ chức khủng bố dân tộc, tổ chức khủng bố tôn giáo truyền thống và tổ chức "cách mạng" cực đoan tiếp tục tồn tại, nhưng với sự tấn công mạnh của Chính phủ các nước, hoạt động và ảnh hưởng của các tổ chức này ngày càng suy yếu. Nhưng không vì thế mà chủ nghĩa khủng bố mà nó có những hình thức biến thể khác ra đời như hành động khủng bố do các cá nhân hành động đơn độc nhằm thực hiện mục đích cá nhân ngày càng có chiều hướng gia tăng, chủ nghĩa khủng bố cực đoan, tôn giáo và các loại hình khủng bố mới: Khủng bố tà giáo, khủng bố công nghệ cao, khủng bố mạng, khủng bố sinh học, hóa học, hạt nhân và khủng bố kinh tế với những dạng thức không ngừng đổi mới, đặc điểm sát hại dân thường ngày càng nổi bật đang trở thành những mối đe dọa lớn. Từ thập niên 1990 trở lại đây, chủ nghĩa khủng bố đã phát triển đến trình độ quốc tế hóa cao. Đối tượng tấn công của khủng bố đã không chỉ chủ yếu là chính phủ hay các nhân viên hữu quan trong nước, mà phần nhiều là nhằm đến chính phủ nước khác, thậm chí một số tổ chức quốc tế và công ty 10
- xuyên quốc gia. Tổ chức khủng bố ngày càng gia tăng các hoạt động khủng bố xuyên quốc gia, quá trình phối hợp như vậy đã sản sinh ra một số tổ chức khủng bố có mạng lưới toàn cầu, có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng, mà điển hình nhất là tổ chứ Al Qaeda của Bin Laden. Những tổ chức này có điểm tựa là các quỹ tài chính khổng lồ và có các "điểm trạm" dải khắp toàn cầu nên có thể lựa chọn và xây dựng các kế hoạch tấn công khủng bố có khả năng thành công cao. Nước thiệt hại lớn nhất từ hoạt động khủng bố đó là nước Mỹ. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, Mỹ đã rất nhiều lần bị khủng bố tấn công, những vụ có ảnh hưởng lớn gồm: Tháng 4/1993, Đại sứ quán Mỹ ở Libăng bị ô tô đánh bom làm 63 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương; Tháng 6/1996, căn cứ quân sự Mỹ ở Bâyrút bị tấn công làm 241 quân nhân Mỹ bị thiệt mạng; tháng 9/1984. Đại sứ quán Mỹ ở Libăng một lần nữa bị tấn công làm 14 người chết; tháng 11/1987, bệnh viện trực thuộc Đại học Mỹ ở Bâyrút bị tấn công làm 7 người chết, 37 người bị thương; tháng 4/1988, câu lạc bộ của Mỹ ở Italia bị đánh bom làm hơn 10 quân nhân bị thiệt mạng; tháng 11/1995, căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Riát thủ đô Arập Xêút bị đánh bom làm 5 người chết, 10 người bị thương; Tháng 6/1996, căn cứ quân sự của Mỹ ở Dhahran, Arập Xêút bị đánh bom làm 20 quân nhân Mỹ bị thiệt mạng, hơn 400 người khác bị thương. Từ năm 1998 đến 2001, Mỹ bị ba cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng vào các Đại sứ quán Mỹ tại Kênia và Tandania năm 1998 làm 250 người chết, hơn 5000 người bị thương; tàu chiến USS Cole neo đậu tại Aden năm 2000 và thiệt hại lớn nhất là vụ tấn công vào New York và Wasington ngày 11/9/2001 19, tr. 50. Tại Châu Âu mục tiêu khủng bố dễ dàng hơn vì các nước có đường biên giới mở nhưng cũng chỉ xảy ra 2 vụ: Ngày 11/3/2004 một loạt các vụ đánh bom liên tiếp tấn công vào hệ thống xe lửa ở trung tâm thủ đô Madrit - 11
- Tây Ban Nha đã khiến 191 người thiệt mạng và 2.000 người khác bị thương và vụ tấn công tàu điện ngầm tại Luân đôn - Anh năm 2005. Thực tế từ sau vụ khủng bố 11/9 cho thấy, các vụ khủng bố càng phức tạp thì càng dễ bị cơ quan An ninh theo dõi và phát hiện. Nếu các phần tử khủng bố cần nhiều thuốc nổ hay các chất độc, hóa học... hoặc nếu chúng dự định thâm nhập vào các mục tiêu được canh phòng cẩn mật, chúng cần có sự phối hợp và tính lô gích cao. Mà tính lô gích và mối liên hệ giữa chúng càng cao thì càng có nhiều khả năng việc thông tin về bọn khủng bố sẽ lọt vào tay các cơ quan An ninh. Vụ khủng bố Mumbai được gọi là "kịch bản 11/9" của Ấn Độ làm 170 người chết với phương thức tác chiến của các phần tử khủng bố trong các cuộc tấn công kéo dài đến 4 ngày vào Mumbai - Ấn Độ cho thấy chiến thuật của chúng đã thay đổi. Thay vì các vụ đánh bom liều chết, thay vì những chiếc ô tô chở đầy thuốc nổ, các phần tử khủng bố hành xử giống như một số kẻ sát nhân mất trí ở Mỹ, xả súng vô tội vạ vào bất kỳ người vô tội mà chúng bắt gặp xung quanh. Chỉ cần cộng thêm vào đó tinh thần cuồng tín sẵn sàng liều chết và cùng một lúc tổ chức vài ba cuộc tấn công vào các mục tiêu quan trọng và đông người hoạt động khủng bố đã trở lên dễ dàng hơn rất nhiều mà chi phí cho các cuộc tấn công này cũng rất thấp, chỉ với khẩu hiệu "Chiến đấu vì Hồi giáo" cộng với một số tiền nhỏ khoảng 1.250 USA sẽ được chi cho gia đình những kẻ khủng bố nếu chết. Để có thể lặp lại một cuộc tấn công khủng bố Mumbai, với hành động táo tợn và phiêu lưu như vậy cần phải có một số điều kiện đó là: Một quốc gia láng giềng, nơi có thể thoải mái hoàn thiện các phần tử khủng bố về nghệ thuật chiến tranh (việc này cần nhiều thời gian và phương tiện hơn là huấn luyện những kẻ đánh bom khủng bố liều chết), những đường biên giới không được kiểm soát chặt chẽ, những mối quan hệ "hữu hảo" với các cơ quan An ninh và cuối cùng là trình độ kém cỏi của các lực lượng chống khủng bố. Vụ khủng bố Mumbai là một điển hình của những điều kiện kể trên, Lashkar-e- 12
- Taiba đặt căn cứ ở Kashmir do Pakistan kiểm soát, nhóm này có mối liên hệ với mạng lưới Al-Qaeda, từng gây nhiều vụ tấn công khủng bố chống Ấn Độ như vụ đánh bom xe lửa năm 2006 làm chết 186 người, khoảng 700 người bị thương; vụ tấn công trụ sở Quốc hội ở New Delhi tháng 12/2001 làm 12 người chết... 18, tr. 3. Mạng lưới khủng bố vẫn nỗ lực hình thành các nhóm khủng bố trên khắp Trung đông và lan rộng sang Châu phi cũng như hoạt động tích cực ở biên giới Pakixtan-Apganixtan, ở Irắc và Bắc phi là nguyên nhân tiếp tục gây mối lo ngại đối với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên quan ngại chính là nguy cơ chủ nghĩa khủng bố giành được cách tiếp cận với vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, phóng xạ... 1.2. KHÁI NIỆM KHỦNG BỐ 1.2.1. Một số khái niệm về khủng bố của một số quốc gia điển hình Khái niệm khủng bố của Liên Bang Nga: Điều 202 Bộ luật hình sự của Liên bang Nga: Khủng bố tức là thực hiện việc phá hoại, tiêu hủy, bắn bằng vũ khí nóng hoặc các hành động khác gây nguy hiểm cho tính mạng con người, gây thiệt hại đáng kể về tài sản hoặc gây những hậu quả khác nguy hiểm cho xã hội, nếu những hành động đó được thực hiện nhằm mục đích vi phạm an toàn công cộng, làm cho nhân dân hoảng sợ hoặc gây ảnh hưởng đối với các cơ quan chính quyền để các cơ quan đó ra những quyết định cũng như đe dọa thực hiện các hành động nói trên nhằm những mục đích này, thì bị phạt tù từ 5 đến 10 năm 21, tr. 105. Định nghĩa của Anh và Liên minh Châu Âu: 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 348 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 97 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 112 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 234 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn