Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật
lượt xem 7
download
Mục đích đƣợc đặt ra cho đề tài là nghiên cứu về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật thông qua một số vấn đề như: Nguyên tắc xây dựng luật, cách thức thể hiện nội dung bộ luật, kỹ thuật xây dựng quy phạm pháp luật từ đó kế thừa những giá trị quý báu để nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN QUANG THÀNH KỸ THUẬT LẬP PHÁP TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN QUANG THÀNH KỸ THUẬT LẬP PHÁP TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN Hà nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn này chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn này đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trần Quang Thành
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ...............................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................5 3.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . .........................................................6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................6 6. Ý nghĩa và giá trị thực tiễn của luận văn ...............................................7 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ TƢ TƢỞNG, HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN VỀ PHƢƠNG DIỆN LẬP PHÁP CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT. .................................................................................................................... 8 1.1. Thời điểm ban hành bộ luật..................................................................8 1.2. Cơ sở tƣ tƣởng, bối cảnh chính trị - xã hội ra đời Quốc triều hình luật ................................................................................................................11 1.2.1. Cơ sở tư tưởng của Quốc triều hình luật. .................................... 11 1.2.2. Bối cảnh chính trị - xã hội ra đời Quốc triều hình luật .............. 17 1.3. Đặc trƣng của Quốc triều hình luật trên phƣơng diện lập pháp ....23
- 1.3.1. Quốc triều hình luật là thành quả của quá trình tập hợp hoá các quy định pháp luật của nhiều triều vua hậu Lê .................................... 23 1.3.2. Quốc triều hình luật kế thừa thành tựu lập pháp của các triều đại Lý – Trần ........................................................................................... 26 1.3.3. Quốc triều hình luật tiếp thu có chọn lọc pháp luật phong kiến Trung Quốc .............................................................................................. 28 1.3.4. Quốc triều hình luật là bộ luật có tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc đến hoạt động của bộ máy đương thời và của xã hội............... 32 1.3.5. Quốc triều hình luật có tính ổn định lâu dài trong quá trình điều chỉnh trên thực tế ................................................................................... 34 1.3.6. Quốc triều hình luật có những quy định mang tính nhân văn sâu sắc ............................................................................................................. 34 CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT LẬP PHÁP CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA .............................................................................. 38 2.1. Kỹ thuật lập pháp của Quốc triều hình luật .....................................38 2.1.1. Quốc triều hình luật bảo đảm tính nguyên tắc trong xây dựng luật............................................................................................................ 38 2.1.2. Cách thức thể hiện nội dung bộ luật ............................................ 49 2.1.3. Kỹ thuật pháp lý trong xây dựng quy phạm pháp luật ................ 52 2.1.4. Kỹ thuật lập pháp trong một số lĩnh vực cụ thể ........................... 57 2.2. Một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................88 2.2.1. Về tính nguyên tắc trong xây dựng luật ....................................... 89 2.2.2. Về cách thức thể hiện nội dung bộ luật ....................................... 90 2.2.3. Về kỹ thuật pháp lý trong xây dựng quy phạm pháp luật ........... 91 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 98
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, vị trí của pháp luật ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội ta; ý thức pháp luật của ngƣời dân cũng ngày một cao hơn và do đó, những yêu cầu, đòi hỏi về một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, duy trì ổn định chính trị và bảo đảm công bằng xã hội đặt ra ngày càng cấp thiết. Để bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, bên cạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp nƣớc ngoài, một xu hƣớng đang đƣợc giới luật học Việt Nam quan tâm: đó là tìm về với cuội nguồn truyền thống luật Việt để nhìn thấy những kinh nghiệm thành công, thất bại của tiền nhân thông qua các chế định chính trị - nhà nƣớc và pháp quyền trong từng thời kỳ lịch sử của đất nƣớc. Có thể coi thế kỷ XV là thời điểm có ý nghĩa bƣớc ngoặt, đánh dấu một chuyển biến lớn trong đời sống pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh và đƣợc áp dụng một cách nghiêm minh đã tạo nên sức mạnh kỷ cƣơng cho nƣớc Đại Việt thời Lê sơ - một quốc gia mà nhiều nhà nghiên cứu nƣớc ngoài cho là hùng mạnh nhất Đông Nam Á thế kỷ XV. Tiêu biểu trong các văn bản pháp luật thời Lê Sơ là Quốc triều hình luật. Trải qua thời gian dài nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng pháp luật vẫn còn mang giá trị thời sự sâu sắc. Quốc triều hình luật là di sản văn hoá, pháp lý đồ sộ, đặc sắc, độc nhất vô nhị của Việt Nam và có vị trí xứng đáng trong lịch sử lập pháp của thế giới. Đây là bộ luật bao trùm nhiều nội dung khác nhau, có sức sống lâu bền và tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc tới hầu hết các lĩnh vực của xã hội đƣơng thời, đặt nền tảng xây dựng nƣớc Đại Việt phát triển đến đỉnh cao nhất, rực rỡ nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam với nền pháp trị nghiêm 1
- minh. Bộ luật đƣợc xây dựng cách đây hơn 500 năm nhƣng chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời. Nó đƣợc đánh giá là “một thành tựu có giá trị đặc biệt”, “không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn và đầu thế kỷ XIX: Hoàng Việt luật lệ…”. [54, tr. 16] Vào thời kỳ này, trí thức, khoa học pháp lý, kỹ thuật làm luật chƣa phong phú nhƣ hiện nay nhƣng cách làm luật của các nhà soạn thảo Quốc triều hình luật đã tránh cho ngƣời vận dụng pháp luật khỏi vấp phải vô vàn khó khăn, rối rắm của nền pháp luật rƣờm rà ngày nay. Văn phong pháp lý của bộ luật có sức tổng hợp khái quát rộng nhƣng rất cô đúc, lời văn trong sáng, dung dị, dễ hiểu đối với dân thƣờng. Ngƣời ít chữ nghe cũng có thể hiểu và nhớ đƣợc. Quốc triều hình luật đã đƣợc nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chỉ chủ yếu phân tích về mặt nội dung, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật. Để góp phần tìm hiểu pháp luật truyền thống Việt Nam nói chung và Quốc triều hình luật nói riêng phục vụ cho việc nghiên cứu và kế thừa những giá trị quý báu trong kho tàng lập pháp luật cổ Việt Nam, đề tài này nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, để từ đó rút ra những bài học có giá trị đối với hoạt động xây dựng pháp luật ở nƣớc ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Quốc triều hình luật đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và hội thảo khoa học Các công trình này nghiên cứu về Quốc triều hình luật ở nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: Cổ luật Việt Nam Và tƣ pháp sử (xuất bản tại Sài Gòn năm 1975) của thạc sĩ Vũ Văn Mẫu; Nghiên cứu về hệ thống 2
- pháp luật Việt Nam thế kỷ XV – XVIII (xuất bản năm 1994) của Viện Nhà nƣớc và pháp luật thuộc trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia; Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (xuất bản năm 1994) của nhà sử học ngƣời Hàn Quốc Insun Yu; Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm ngày mất Lê Thánh Tông (năm 1997) do Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức; Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nƣớc (xuất bản năm 2004) của tiến sĩ Cao Văn Liên; Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị (xuất bản năm 2004) do tiến sĩ Lê Thị Sơn chủ biên; Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Quốc triều hình luật-những giá trị lịch sử và đƣơng đại góp phần xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam (tổ chức tại Thanh Hoá năm 2007); Lê Thánh Tông - vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại (xuất bản năm 2007) và Bộ luật Hồng Đức – di sản văn hoá pháp lý đặc sắc của Việt Nam (xuất bản năm 2010) của Luật sƣ Lê Đức Tiết; Kỷ yếu hội thảo khoa học 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (xuất bản năm 2010) của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp…Và còn rất nhiều các bài viết trên các tạp chí đề cập đến một số khía cạnh khác nhau của Quốc triều hình luật. Song, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng hợp về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật thì chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào. Hiện nay, chỉ rải rác đây đó có những bài viết hay công trình nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề nhƣ: Lê Thị Sơn (chủ biên) - Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, nhà xuất bản Khoa học xã hội 2004. Đây là công trình đƣợc coi là tiêu biểu nhất và nghiên cứu về Quốc triều hình luật ở phạm vi rộng nhất.Tác phẩm này do tập thể tác giả gồm các nhà sử học, luật học thực hiện. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề nhƣ: Quá trình hình thành Quốc triều hình luật, tƣ tƣởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật, vấn đề quan chế, vấn đề tội phạm, hình phạt, tố tụng hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình trong 3
- Quốc triều hình luật…Các bài viết trong tác phẩm chủ yếu đề cập đến vấn đề nội dung của Quốc triều hình luật chứ không xem xét Quốc triều hình luật dƣới phƣơng diện kỹ thuật lập pháp. Bài viết “Quốc triều hình luật và những giá trị lập pháp” của TS Nguyễn Quốc Hoàn có đề cập đến khía cạnh kỹ thuật lập pháp, nhƣng cũng chỉ mang tính khái quát, chƣa chi tiết, cụ thể. Bài viết “Nội dung và giá trị của những quy định về các tội phạm cụ thể trong Quốc triều hình luật” của Thạc sỹ Đỗ Đức Hồng Hà song song với việc đề cập đến những giá trị về nội dung của Quốc triều hình luật, tác giả cũng có đề cập đến vấn đề kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực hình sự. Một số bài viết trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Quốc triều hình luật - những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” nhƣ: Lê Hồng Sơn - Quốc triều hình luật – công trình pháp điển hoá tiêu biểu trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời kỳ phong kiến. Bài viết đã khái quát một số vấn đề về cách thức thể hiện nội dung của bộ luật và cách trình bày các quy phạm pháp luật cụ thể; Hoàng Thị Kim Quế - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong Quốc triều hình luật và những giá trị đương đại. Bài viết đã phân tích sự thể chế các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức trong Quốc triều hình luật và nguyên tắc “chỉ đƣợc làm những gì mà pháp luật cho phép” là những nguyên tắc chủ đạo trong xây dựng và thực hiện Quốc triều hình luật; Lê Minh Tâm - Bộ Quốc triều hình luật – công trình mang đậm bản sắc văn hoá pháp lý và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Bài viết cũng có một phần nhỏ đề cập đến cấu trúc của Quốc triều hình luật. Nguyễn Đức Lộc - Truyền thống pháp điển hoá qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14, năm 2008. Bài viết đã đề cập đến kỹ thuật pháp điển hoá của Quốc triều hình luật. 4
- Nguyễn Minh Tuấn – Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 33, năm 2008. Bài viết đã phân tích những nét độc đáo trong cách thức tổ chức và thể hiện các quy phạm pháp luật trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức). Lê Đức Tiết - Bộ luật Hồng đức – di sản văn hoá pháp lý đặc sắc của Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội, 2010. Trong chƣơng III của tác phẩm (Kế thừa và phát huy kinh nghiệm soạn thảo, thực thi Bộ luật Hồng Đức vào sự nghiệp hoàn thiện pháp luật của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã đề cập đến kỹ thuật soạn thảo Bộ luật và những giá trị đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay. Trần Văn Luyện - Chế độ canh giữ, bảo vệ trong Luật Hồng Đức và những bài học kinh nghiệm lập pháp, bài viết trong Kỷ yếu hội thảo khoa học 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội, 2010. Thông qua những quy định cụ thể về chế độ canh giữ, bảo vệ, bài viết đã đƣa ra nhận xét về cách thức điều chỉnh pháp luật trong Quốc triều hình luật và những bài học kinh nghiệm lập pháp của những ngƣời soạn thảo Quốc triều hình luật. Nhƣ vậy, mặc dù có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, nhƣng chỉ ở một số khía cạnh nhất định. Hiện nay chƣa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích đƣợc đặt ra cho đề tài là nghiên cứu về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật thông qua một số vấn đề nhƣ: nguyên tắc xây dựng luật, cách thức thể hiện nội dung bộ luật, kỹ thuật xây dựng quy phạm pháp 5
- luật từ đó kế thừa những giá trị quý báu để nâng cao chất lƣợng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu khái quát về cơ sở tƣ tƣởng, hoàn cảnh ra đời và đặc trƣng cơ bản về phƣơng diện lập pháp của Quốc triều hình luật; - Tìm hiểu những giá trị về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật; - Rút ra một số kết luận, kiến nghị về kỹ thuật lập pháp ở nƣớc ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về cách thức soạn thảo, ban hành bộ luật, cách thức thể hiện nội dung bộ luật cũng nhƣ cấu trúc các quy phạm pháp luật cụ thể thông qua các quy định trong Quốc triều hình luật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu Quốc triều hình luật dƣới góc độ kỹ thuật lập pháp nhƣ: nguyên tắc xây dựng luật, cách thức thể hiện nội dung bộ luật, kỹ thuật xây dựng quy phạm pháp luật. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã vận dụng phƣơng pháp luận cơ bản là duy vật biện chứng. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, phƣơng pháp khảo sát thống kê, phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và chứng minh. Từ đó, rút ra nhận xét, đánh giá bƣớc đầu. 6
- 6. Ý nghĩa và giá trị thực tiễn của luận văn Trên cơ sở phân tích những quy định trong Quốc triều hình luật, luận văn đã nêu ra đƣợc những giá trị về kỹ thuật lập pháp nói chung và kỹ thuật lập pháp trong những lĩnh vực cụ thể. Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu trong kỹ thuật lập pháp hiện nay. Nghiên cứu về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật sẽ góp phần vào tổng kết, đánh giá những đóng góp và thành tựu của triều Lê sơ về phƣơng diện pháp luật. Trên cơ sở đó tìm hiểu thêm về những giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc, tìm ra bài học bổ ích trong công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở tƣ tƣởng, hoàn cảnh ra đời và đặc trƣng cơ bản về phƣơng diện lập pháp của Quốc triều hình luật Chƣơng 2: Kỹ thuật lập pháp của Quốc triều hình luật và giá trị kế thừa 7
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ TƢ TƢỞNG, HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN VỀ PHƢƠNG DIỆN LẬP PHÁP CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT. 1.1. Thời điểm ban hành bộ luật Trong 360 năm tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại những thành tựu to lớn và nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật và điển chế. Nhà Lê đã xây dựng đƣợc hàng chục bộ luật và những văn bản pháp luật lớn, trong đó Quốc triều hình luật đƣợc coi là bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của triều Lê. Văn bản của bộ luật này là một trong những thƣ tịch cổ nhất hiện còn đƣợc lƣu trữ tại Viện nghiên cứu Hán – Nôm. Tại đây có hai bản in ván khắc đều có tên là Quốc triều hình luật. Ngoài ra còn có một bộ sách chép tay tuy có tên gọi là Lê triều hình luật nhƣng nội dung của nó lại là bản sao lại của Quốc triều hình luật và chép vào thời gian sau này. Trong đó bản Quốc triều hình luật mang ký hiệu A.341 là bản in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả và đƣợc coi là văn bản có giá trị nhất. Bộ luật trong sách này gồm 6 quyển, in ván khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng chung thành một cuốn. Sách không ghi tên tác giả, không có dấu hiệu niên đại soạn thảo hay niên đại in ấn và cũng không có lời tựa hoặc các chú dẫn khác. Bìa nguyên bản cuốn sách đã mất, đƣợc thay thế bằng một tờ bìa viết bốn chữ Hán là Quốc triều hình luật bằng bút lông. Chính vì vậy cho đến nay, việc xác định niên đại của Quốc triều hình luật vẫn đang còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và chƣa đƣợc khẳng định. Ở Việt Nam hiện có những ý kiến và luận chứng rất khác nhau về vấn đề này. Giáo sƣ Vũ Văn Mẫu trong một số sách chuyên khảo về cổ luật Việt Nam cho rằng “Bộ Quốc triều hình luật được ban bố lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) và phần chắc là vào những năm 8
- cuối cùng của niên hiệu Hồng Đức, dưới đời Lê Thánh Tông” [25, tr. 193] và vì vậy mà đời sau thƣờng gọi là Bộ Luật Hồng Đức. Đinh Gia Trinh trong tác phẩm “Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam” cũng cho rằng bộ luật đƣợc ban hành dƣới thời vua Lê Thánh Tông nhƣng cụ thể là năm 1483 và đặt tên cho bộ luật là Bộ luật 1483. [44, tr. 155-156] Viện Sử học Việt Nam trong lời nói đầu Quốc triều hình luật đã đƣa ra giả thuyết rằng: “Quốc triều hình luật đã được khởi thảo từ sớm hơn, thậm trí từ ngay năm đầu của triều Lê…bộ luật của triều Lê đã được chính người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc kháng chiến chống Minh ban hành ngay từ ngày đầu của triều đại mình và bộ luật này không ngừng được các triều vua kế tiếp bổ sung, hoàn chỉnh dần, trong đó chắc chắn là có những đóng góp to lớn của ông vua nổi tiếng văn hiến Lê Thánh Tông và niên hiệu Hồng Đức rực rỡ của ông. Và chắc chắn là khi soạn bộ luật đầu tiên của triều đại mình, Lê Thái Tổ cũng đã kế thừa các bộ luật tiền bối”. [54; tr. 14-15] Một số học giả ngƣời Pháp là Raymond Deloustal và giáo sƣ Lingat khi khảo dịch và nghiên cứu về Quốc triều hình luật đã căn cứ vào thiên Hình luật chí và Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chƣơng loại chí của Phan Huy Chú, đều cho rằng Quốc triều hình luật đƣợc ban hành vào năm Cảnh Hƣng thứ 38 (1777). Một học giả khác là Emile Gaspardone thì lại nhấn mạnh rằng bộ luật đã đƣợc công bố 10 năm trƣớc đó, tức là vào năm 28 niên hiệu Cảnh Hƣng (1767). Theo Insun Yu, một giáo sƣ Hàn Quốc thì “những nghiên cứu của các học giả Việt Nam và Nhật Bản cho thấy cả Deloustal và Gaspardone đều sai lầm khi đặt năm tháng soạn thảo bộ luật nhà Lê vào nửa sau thế kỷ XVIII”. [14, tr. 69] Tuy nhiên, ông cũng không cung cấp thêm đƣợc dữ liệu mới để khẳng định thời điểm ban hành của Quốc triều hình luật. 9
- Theo Vũ Thị Nga, ngƣời có công đối chiếu và phát hiện sự tƣơng đồng về lời văn của Quốc triều hình luật với lời văn của nhiều luật, lệnh, chỉ do chính Lê Thái Tổ ban bố, đã khẳng định: “Quốc triều hình luật được khởi thảo sớm hơn từ năm 1428 dưới triều vua Lê Thái Tổ dựa vào ba căn cứ: Ghi chép của chính sử về các sự kiện lập pháp của nhà Lê sơ, một số điều khoản trong Quốc triều hình luật có quy định về cấp hành chính lộ và các chức quan có trước Lê Thánh Tông, so sánh nội dung một số điều khoản trong Bộ luật với thực tiễn áp dụng pháp luật được ghi lại trong chính sử”. [34, tr.44-45] Trong số các khẳng định trên, nếu lấy năm 1483 để khẳng định và đặt tên cho Quốc triều hình luật nhƣ Đinh Gia Trinh thì có phần hơi kiên cƣỡng, vì theo ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thƣ thì năm 1483, Lê Thánh Tông đã ra Sắc dụ cho nhóm văn thần “biên soạn các sách Thiên nam dƣ hạ tập và Thân chinh ký sự” [21, tr.496] mà không thấy đề cập đến việc soạn Bộ luật Hồng Đức. Điều này tƣơng đối vô lý vì việc ban hành một văn bản pháp luật đồ sộ nhƣ Quốc triều hình luật không thể không đƣợc ghi chép lại trong biên niên sử khi mà hai tập Hội điển nói trên đƣợc đề cập khá chi tiết trong cùng một thời điểm. Vì vậy, năm 1483 không thể nào là thời điểm ban hành của BLHĐ. Nếu dứt khoát cho rằng Quốc triều hình luật đƣợc ban hành năm 1767 nhƣ các tác giả ngƣời Pháp thì rõ ràng không đủ thuyết phục, vì, phải đồng ý với Vũ Văn Mẫu, khi ông viết: “đến năm 1767, vào quãng Lê Mạt, vận nhà Lê đã suy vi, giặc cướp nổi lên như ong, trong triều thì chúa Trịnh cướp quyền đâu phải lúc nhà Lê san định và ban hành bộ luật mới” [25, tr.193]. Theo chúng tôi, giả thiết mà Viện Sử học Việt Nam và những luận chứng mà Vũ Thị Nga nêu ra là có cơ sở và có ý nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn để tìm ra câu trả lời chính xác về thời điểm ban hành và quá trình hoàn thiện của Quốc triều hình luật. 10
- 1.2. Cơ sở tƣ tƣởng, bối cảnh chính trị - xã hội ra đời Quốc triều hình luật 1.2.1. Cơ sở tư tưởng của Quốc triều hình luật. Chúng ta đều biết, việc xây dựng một nền pháp luật phát triển và có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và nhận thức của nhà nƣớc, mà cụ thể là sự nhận thức về vị trí và vai trò của pháp luật với tƣ cách là một trong những công cụ quan trọng để quản lý và điều hành đất nƣớc. Các nhà nƣớc phong kiến Việt Nam trƣớc đây (mà cụ thể là những ngƣời đứng đầu) đều coi trọng và đánh giá cao vai trò của pháp luật đối với việc quản lý và điều hành đất nƣớc. Cũng nhƣ các nhà nƣớc trƣớc đó, những ngƣời đứng đầu nhà nƣớc Lê sơ, đặc biệt là Lê Thánh Tông đã luôn có ý thức xây dựng một nền pháp luật nghiêm minh nhƣng cũng rất nhân đạo. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong tƣ tƣởng pháp luật của các đời vua. a. Trị nước phải có pháp luật Năm 1428, khi hạ lệnh cho các quan sai định luật lệnh để ban hành, Lê Thái Tổ đã chỉ rõ: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều luật thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp”. [21, tr 361] Tiếp thu quan điểm của Lê Thái Tổ, đến thời kỳ vua Thái Tông chấp chính, tuy tuổi còn rất trẻ nhƣng ông đã anh minh sáng suốt lựa chọn ra bậc đại thần uyên thâm Nho học nhƣ Nguyễn Trãi và sai “sửa định” Luật thƣ làm công cụ quản lí đất nƣớc. Kế thừa truyền thống trị nƣớc phải có pháp luật của các triều đại trƣớc, dƣới thời trị vì của mình, Lê Thánh Tông đã thực thi quan điểm này bằng nhiều chủ trƣơng, biện pháp mang tính sáng tạo và có tính thực thi cao. Muốn thực thi đƣợc quan điểm trị nƣớc phải có pháp luật thì trƣớc hết phải có pháp luật tốt làm khuôn mẫu để mọi ngƣời biết mà tuân theo. Không 11
- thể thiết lập đƣợc kỷ cƣơng xã hội nghiêm minh khi phép nƣớc chƣa rõ ràng, đầy đủ. Với vua Lê Thánh Tông khái niệm “có pháp luật” không bó hẹp trong phạm vi là có, mà nó bao gồm cả tính đầy đủ và hoàn thiện của pháp luật nữa. Để hoàn thiện pháp luật, ông ra lệnh cho các quan giúp việc dƣới quyền sƣu tầm đầy đủ các pháp luật Việt cổ, pháp luật do các vị vua tiềm nhiệm ban hành. Ông cho nghiên cứu, bàn bạc tiếp thu lấy những cái hay trong pháp luật cổ, sửa đổi những điều không còn thích hợp, bổ sung thêm những điều cho hợp với thời thế để đón lấy khí hòa của trời đất, nhƣ lời ông nói với trăm quan. Ông cho biên soạn lại thành những tập sách mà khoa học ngày nay gọi là những tập hệ thống hóa pháp luật nhƣ: Hồng Đức thiện chính thƣ, Hồng Đức niên gián chƣ cung thể thức, Lê triều quan chế, Thiên Nam dƣ hạ tập và Sĩ họa châm quy. Và thành quả cao nhất, nổi trội nhất trong sự nghiệp hoàn thiện nền pháp luật của vƣơng triều là Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật). Nhờ đó mà qua 38 năm trị vì, ông đã đƣa vƣơng quốc thoát khỏi tình trạng rối loạn về kỷ cƣơng phép nƣớc, sa sút, khủng hoảng về kinh tế, xã hội, thành một vƣơng quốc hùng mạnh nhất trong vùng. Nền pháp luật của vƣơng quốc Đại Việt dƣới thời trị vì của ông có đủ cả hai yếu tố: “đầy đủ và hoàn thiện”, một ƣớc mơ mà các nhà lập pháp hiện nay đang rất mong muốn mà chƣa xây dựng đƣợc. Quả đúng vậy, nền pháp luật của vƣơng quốc Đại Việt dƣới thời Lê Thánh Tông là nền pháp luật hoàn thiện và đầy đủ nhất so với các triều đại trƣớc ông và sau ông. Nền pháp luật đó đáp ứng đầy đủ các nhu cầu điều chỉnh trên mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nƣớc, của xã hội. b. Kết hợp pháp trị với đức trị Trong lịch sử của Việt Nam, quan điểm kết hợp đức trị với pháp trị đƣợc Trần Hƣng Đạo nêu ra đầu tiên. Ông viết: “Dùng trí để phục thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhưng trí vẫn không thắng. Dùng pháp để chế thiên 12
- hạ, mà thiên hạ phải theo pháp, nhưng pháp vẫn không thần…Cho nên lễ và pháp là trong với ngoài, văn với võ là tả với hữu”. [4, tr.39] Lời răn dạy tƣớng sĩ của Trần Hƣng Đạo chính là nghệ thuật cầm quân, là đạo trị nƣớc. Nội dung của nó hiểu theo cách hiểu của ngày nay là kết hợp đức trị với pháp trị. Vua Lê Thánh Tông rất đề cao đức trị nhƣng ông không dừng lại ở chỗ thuyết giáo. Ông là ngƣời rất kiên quyết trong việc dùng pháp luật để trừng trị các hành vi vi phạm đạo đức. Tổng quát lại trong Quốc triều hình luật không phải chỉ có một vài điều mà đã có 17 điều luật có nội dung trực tiếp khuyến khích việc nuôi dƣỡng thuần phong mỹ tục và 61 điều quy định việc xử phạt các hành vi trái với luân thƣờng đạo lý, trái với nếp sống thuần hậu theo quan điểm Nho học. Có thể khẳng định rằng trong trị nƣớc an dân, vua Lê Thánh Tông rất khéo kết hợp pháp trị với đức trị. Ông dùng pháp trị để khuyến khích, cổ vũ đức trị làm cho đức trị thấm sâu, lan rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Ông dùng đức trị để làm cơ sở, nền tảng cho pháp trị đƣợc duy trì tồn tại một cách vững bền trong xã hội. Đối với quan lại, ông thiên về pháp trị. Đối với dân chúng, ông thiên về đức trị. Một trong những dẫn chứng cho nhận định này là chính sách hình sự khoan dung, độ lƣợng của Quốc triều hình luật chủ yếu là dành cho dân chúng, còn quan lại phạm tội thì bị xử phạt rất nghiêm. c. Chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại trông coi pháp luật Để có một thể chế pháp luật thực sự có hiệu lực, Lê Thánh Tông coi việc xây dựng đội ngũ quan lại của ngành pháp luật có tầm quan trọng hàng đầu. Theo quan điểm của ông, quan lại mới là đối tƣợng chính cần tác động để thiết lập đƣợc một nền pháp trị nghiêm minh chứ không phải là dân thƣờng, bá tính, mặc dù dân là số đông, là những ngƣời kém hiểu biết pháp luật hơn 13
- quan lại. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong ba chủ trƣơng và một loạt biện pháp mà ông đã áp dụng và đã đƣợc quy định thành những điều luật trong Quốc triều hình luật. Đó là: - Đặt việc thực thi pháp luật thành môn thi bắt buộc để tuyển chọn quan lại. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong một Chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông năm 1462 về việc đặt lệ ba năm thi Hội một lần với các đề môn thi: “Kỳ thứ nhất thi Tứ thư, kinh nghĩa; Kỳ thứ hai thi Chiếu, Chế, Biểu (thi pháp luật); Kỳ thứ ba thi thơ; Kỳ thứ tư thi một bài văn sách…” [22, tr.396] - Thiết lập cơ chế buộc các quan lại phải tuân thủ nghiêm và gƣơng mẫu trong thực thi pháp luật. Quan điểm này đã đƣợc thể hiện và thực thi bằng những điều luật tƣơng ứng trong Quốc triều hình luật với các tội nhƣ: quan lại chậm chế trong thi hành pháp luật (Điều 119; 121, 150…), quan lại thi hành pháp luật không nghiêm (Điều 151, 158, 194…), quan lại cố ý làm trái quy định của pháp luật (Điều 122, 201…) - Thiết lập hệ thống cơ quan và các cơ chế giám sát, kiểm tra một cách rộng khắp, nhạy bén đối với mọi quan lại. Đó là hệ thống các Khoa và các Ngự sử đài. Các Khoa là các cơ quan chuyên trách giám sát hoạt động của các Bộ. Đối tƣợng giám sát của các khoa là công việc của các Bộ. Ở mỗi Bộ đều có một khoa ở bên cạnh. Các Ngự sử đài là các cơ quan chuyên trách giám sát năng lực, trình độ thực thi nhiệm vụ và đạo đức, phẩm chất của các quan lại. Đối tƣợng giám sát của Ngự sử đài là các quan chức. Hệ thống các cơ quan Ngự sử đài có hai cấp: Ngự sử đài ở trung ƣơng và Ngự sử đài ở các xứ. Về mặt tổ chức, các Khoa và Ngự sử đài đều độc lập với các bộ, các xứ nơi nó thực hiện công tác giám sát, kiểm tra. Nếu các bộ làm sai chức năng, nhiệm vụ mà các Khoa không phát hịên, không hặc tâu thì lỗi thuộc về các khoa. Nếu có những quan tham ô, nhận hối lộ, sách nhiễu dân chúng, biếng nhác, 14
- bất lực trong công việc không bị phát hiện thì lỗi thuộc về các quan Ngự sử. Với cơ chế trách nhiệm nhƣ vậy, các Khoa, Đài rất chủ động trong công việc giám sát, kiểm tra của mình. Mặt khác các Khoa, Đài không thể vin vào bất cứ lý do, nguyên cớ nào để chối bỏ trách nhiệm trong việc để những sai trái trong bộ máy nhà nƣớc diễn ra. Ba chủ trƣơng trên có ảnh hƣởng qua lại với nhau rất chặt chẽ. Buộc quan lại thi pháp luật chính là cách tạo nền móng, cơ sở cho việc vun trồng năng lực, trình độ trị nƣớc an dân của quan lại. Đặt ra cơ chế giám sát quan lại để buộc quan lại luôn làm đúng trách nhiệm đã giao. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của quan lại chính là để ngăn ngừa nạn lộng quyền, sách nhiễu dân của quan lại. Các chủ trƣơng đều đƣợc thi hành đồng thời, rất nghiêm túc, chặt chẽ, không buông lỏng bất cứ khâu nào. d. Nước lấy dân làm gốc Quan điểm “nước lấy dân làm gốc” là quan điểm đƣợc các vua nhà Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông rất coi trọng. Tháng 11, năm 1471, Hồng Đức năm thứ 2, Vua Lê Thánh Tông ra Sắc dụ cho các quan rằng: “Bọn các ngươi giữ trọng trách ở một phương, thân yêu dân là trách nhiệm. Thế mà không biết thể theo lòng nhân của triều đình yêu nuôi dân chúng, chỉ chăm làm những việc nhỏ mọn như roi vọt, sổ sách. Nay sứ ty và phủ huyện các ngươi phải mau mau đi xem xét những nơi núi chằm bờ biển trong hạt, chỗ nào hình thế có thể khơi đắp ngòi cừ đê đập để làm ruộng, chỗ nào có hùm sói làm hại, cường hào thao túng, phong tục kiêu bạc, sinh dân đau khổ…Tóm lại, mọi việc lợi nên làm, mọi mối hại nên bỏ, trong hạn một trăm ngày, phải lần lượt trình tâu cẩn thận…” [22, tr. 457] Quan điểm này của nhà Lê đƣợc thể hiện cụ thể trong các điều luật của Quốc triều hình luật. Đó là các chính sách khuyến nông, khuyến thƣơng và 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 348 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 97 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 112 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 234 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn