intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

29
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn của việc thi hành luật luật sư, các văn bản hướng dẫn thi hành; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vê luật sư, nâng cao chất lượng của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ANH MINH LUẬT SƯ VÀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ANH MINH LUẬT SƯ VÀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Huyên HÀ NỘI - 2010
  3. Mục lục Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đò Mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề chung về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư 6 1.1. Luật sư và hoạt động hành nghề luật sư 6 1.1.1. Khái niệm về luật sư 6 1.1.2. Hoạt động hành nghề của luật sư 14 1.2. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 17 1.2.1. Hình thức của tổ chức hành nghề luật sư 17 1.2.2. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 20 Chương 2: quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành 23 nghề luật sư và thực trạng 2.1. Quy định của pháp luật về luật sư 23 2.2. Thực trạng về đội ngũ luật sư 27 2.3. Quy định của pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư 40 2.4. Thực trạng về tổ chức hành nghề luật sư 45 2.5. Quy định của pháp luật về quản lý luật sư, tổ chức hành nghề 50 luật sư 2.5.1. Quản lý nhà nước 50
  4. 2.5.2. Quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 52 2.6. Thực trạng về quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 58 2.6.1. Quản lý nhà nước 58 2.6.2. Công tác quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 62 2.7. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 65 2.7.1. Công tác đào tạo đội ngũ luật sư 65 2.7.2. Quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành 67 nghề luật sư còn nhiều bất cập 2.7.3. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp của 68 luật sư quản lý chưa chặt chẽ 2.7.4. Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của 69 luật sư chưa nghiêm 2.7.5. Nguyên nhân khác 70 Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luật 72 sư và tổ chức hành nghề luật sư 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và tổ chức 72 hành nghề luật sư tại địa phương 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và tổ 73 chức hành nghề luật sư tại địa phương Kết luận 85 Danh mục tài liệu tham khảo 88
  5. Danh mục các bảng Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Sự phát triển của luật sư qua các năm 28 Danh mục các biểu đồ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1 Sự phân bổ luật sư trên các vùng miền 29 2.2 Trình độ của đội ngũ luật sư 30 2.3 Kinh nghiệm nghề nghiệp của luật sư 31 2.4 Việc tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư 39 2.5 Tỷ lệ phân bổ các tổ chức hành nghề luật sư ở các vùng 46 miền 2.6 Quy mô của tổ chức hành nghề luật sư 48
  6. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thể chế hóa Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó nêu rõ: Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình [22]. Với mục đích phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý và hội nhập kinh tế quốc tế; kế thừa những quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của luật sư, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Sau hơn ba năm thi hành luật sư và các văn bản hướng dẫn không những đáp ứng kịp thời nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, mà còn góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 1
  7. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng phải thấy rằng nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư chưa thống nhất, hiệu quả hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư chưa cao; chất lượng đội ngũ luật sư chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế; đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống... Mặc dù đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu về luật sư nhưng các bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về địa vị pháp lý của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự… chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện về lý luận cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hiện nay trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường ngày một hội nhập sâu, rộng trên thế giới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nên tác giả chọn đề tài: "Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài của luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, có ít đề tài, sách chuyên khảo, bài viết trên tạp chí và các cuộc hội thảo khoa học về đội ngũ luật sư và pháp luật luật sư, chủ yếu chỉ tập trung vào tác giả Phan Trung Hoài, cụ thể: Luận án Tiến sĩ của Luật sư Phan Trung Hoài: "Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam hiện nay"; cuốn sách: "Hoàn thiện pháp luật về Luật sư ở Việt Nam"; Nguyễn Văn Bốn: "Một số vấn đề về quản lý luật sư theo Luật Luật sư", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10, 2006 ... Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong thực tiễn theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống và toàn diện về vấn đề này. 2
  8. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn của việc thi hành luật luật sư, các văn bản hướng dẫn thi hành; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vê luật sư, nâng cao chất lượng của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Nghiên cứu thực trạng về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư qua đó đánh giá các mặt đạt và chưa đạt. - Đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khái niệm luật sư, hoạt động hành nghề của luật sư, hình thức tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư theo các văn bản pháp luật hiện hành, luận văn không nghiên cứu địa vị pháp lý của luật sư; tư cách tố tụng của luật sư… Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Luật Luật sư, các văn bản pháp luật về luật sư, thực tiễn hoạt động của đội ngũ luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư ở trong nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật trong việc nghiên cứu và một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về luật sư và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. 3
  9. - Phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm. - Phương pháp tổng hợp để tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu nhằm đưa ra những nhận định và kết luận. - Phương pháp thống kê để thống kê các số liệu trong thực tiễn hoạt động hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư làm cơ sở cho việc đưa ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị hoàn thiện các quy định về thể chế luật sư và hoạt động hành nghề luật sư. 6. Điểm mới của luận văn Việc nghiên cứu đề tài đạt được những điểm mới sau: - Luận văn làm rõ cơ sở quy định về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. - Trên cơ sở nghiên cứu của các quy định của pháp luật về luật sư, luận văn làm rõ các quy định của Luật Luật sư, thực trạng công tác quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hiện nay, chỉ rõ các nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng. - Luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về luật sư, phát triển đội ngũ luật sư, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. 7. ý nghĩa khoa học - Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên. - Luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật về luật sư. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp. 4
  10. - Với những kết quả và luận văn đưa ra, tác giả hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác tổ chức và hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. Chương 2: quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và thực trạng Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. 5
  11. Chương 1 Những vấn đề chung về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư 1.1. Luật sư và hoạt động hành nghề luật sư 1.1.1. Khái niệm về luật sư Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã có từ lâu. Theo nhận xét của một số nhà cổ học thì quyền bào chữa xuất hiện sớm nhất ở Châu Âu cùng với sự xuất hiện của Tòa án và người biện hộ xuất hiện cùng thẩm phán. Trong nhà nước Hy Lạp cổ, lúc mà tổ chức Tòa án đã hình thành, nguyên cáo hoặc bị cáo được nhờ người thân thuộc của mình bào chữa trước Tòa án. Vào giai đoạn cuối cùng của nền cộng hòa thứ IV trước Công nguyên, chế độ bào chữa đã bắt đầu phát triển, người đi kiện đã biết nhờ người thân mà mình tín nhiệm bào chữa hộ mình. Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị giai cấp thống trị bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách độc đoán. Nó xuất phát từ quyền lợi của nhân dân bị áp bức nên được nhân dân đồng tình ủng hộ và dần dần thu hút nhiều người tham gia bào chữa trước tòa [37, tr. 5-6]. Từ thế kỷ I trước Công Nguyên đến thế kỷ II sau Công nguyên, tại Hy Lạp (Grèce) và La Mã (Rome) đã xuất hiện một loại hiệp sĩ đặc biệt. Loại hiệp sĩ này không dùng khí giới hay bắp thịt (sức mạnh về thể lực) để chiến thắng kẻ địch, mà chỉ dùng thiên tài ngôn ngữ và sự hiểu biết rộng rãi về cổ luật để đứng ra bênh vực cho những kẻ nghèo, yếu thế, thấp cổ bé họng hoặc phụ nữ bị ngược đãi trước các thế lực đương thời. Họ được gọi tên là "Advocatus" (người biện hộ). Các hiệp sĩ này ngày càng đông và đến thế kỷ IV sau Công nguyên, họ tập hợp tại Rome thành một đoàn thể được độc quyền biện hộ trước Hoàng đế. Đến cuối thế kỷ VIII mới có danh xưng "Advocatus" cho 17 vị và 6
  12. được vua công nhận có quyền biện hộ trước các tòa án. Định chế luật sư đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, khi thì phát triển rạng rỡ, khi bị tiêu diệt rồi sinh thành [23, tr. 14]. Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới đều có sự quan tâm đặc biệt đến sự hình thành và phát triển của đội ngũ luật sư. Trên thế giới nhiều quốc gia đã có đạo luật riêng điều chỉnh về tổ chức và hành nghề luật sư với tên gọi gắn với thuật ngữ "luật sư" hoặc "hành nghề luật sư", ví dụ: Đạo luật về hành nghề luật sư năm 1994 (sửa đổi) của Singapore; Đạo luật về luật sư (B.E 2528) năm 1995 của Thái Lan; Luật về luật sư năm 1996 của Công hòa nhân dân Trung Hoa; Luật về hành nghề luật sư số 205 năm 1949 của Nhật Bản (sửa đổi); Luật Hành nghề luật sư số 3594 năm 1982 của Hàn Quốc; Bộ luật về hành nghề của Đoàn Luật sư Vương quốc Anh và xứ Wales; Luật về cải cách hành nghề luật sư năm 1991 của Cộng hòa Pháp… Theo quy định của pháp luật về luật sư của nhiều nước thì luật sư là người được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc công nhận tư cách luật sư. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc công nhận tư cách luật sư có thể là cơ quan tư pháp (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp), Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án tiểu bang, Tòa án liên bang, Liên đoàn Luật sư hoặc Hiệp hội luật sư. Luật sư ở Singapore, Pháp và Hoa Kỳ có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan Tòa án, tồn tại song song hoặc trực thuộc các Tòa án. Luật sư ở Singapore thuộc Tòa án tối cao Singapore; các luật sư Pháp thành lập mỗi Đoàn Luật sư bên cạnh mỗi tòa án thẩm quyền rộng. Luật sư ở Hoa Kỳ, ở Australia được công nhận và cho phép hành nghề theo lãnh thổ từng bang, trong phạm vi thẩm quyền tài phán của Tòa án từng bang hoặc liên bang. Một luật sư có thể được phép hành nghề tại nhiều bang và phải tuân theo quy chế của từng bang đặt ra. Luật sư hành nghề tại Tòa án tiểu bang cũng có thể xin công nhận và được cấp phép hành nghề tại các Tòa án tối cao của liên bang. 7
  13. Tuy nhiên, trong pháp luật thực định ở mỗi quốc gia tên gọi và cách hiểu về luật sư cũng rất khác nhau; sự đa dạng này xuất phát đặc thù lịch sử, văn hóa, hệ thống pháp luật và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Theo Điều 2 của luật về Luật sư năm 1996 của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thuật ngữ "luật sư" là "người hành nghề luật có chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho xã hội"; theo quy định Luật số 71 năm 1971 được sửa đổi bởi Luật số 90 ngày 31/12/1990 và Sắc lệnh số 91/1197 ngày 27/12/1991 về tổ chức hành nghề luật sư của Cộng hòa Pháp thì luật sư là người Pháp và các trường hợp khác theo quy định; có ít nhất một bằng cao học luật hoặc những bằng cấp tương đương được thừa nhận; được cấp chứng chỉ đủ khả năng hành nghề luật sư; không bị kỷ luật như cách chức, xóa tên hoặc xóa giấy phép; không bị vỡ nợ hoặc một hình thức chế tài khác. ở Việt Nam, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức các đoàn thể luật sư, Sắc lệnh này đã quy định việc duy trì tổ chức luật sư đã có với sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, trong điều kiện toàn Đảng, toàn dân ta phải tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến cứu nước. Trong điều kiện đó, tổ chức luật sư không thể tiếp tục duy trì. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều luật sư, luật gia đã ra mặt trận, lên chiến khu hoặc tham gia vào hoạt động tư pháp tại các vùng do chính quyền ta kiểm soát. Nhiều luật sư đã giữ cương vị quan trọng trong chính quyền, trong các cơ quan tư pháp, Tòa án như luật sư Phan Anh, luật sư Phan Văn Trường, luật sư Vũ Văn Hưởng, luật sư Vũ Trọng Khánh, luật sư Phan Văn Bạch, luật sư Vũ Đình Hòe, luật sư Trần Công Tường, luật sư Nguyễn Thành 8
  14. Vĩnh, luật sư Đỗ Xuân Sảng, luật sư Hoàng Văn Kế và nhiều luật sư khác. Mặc dù tổ chức hành nghề luật sư không được duy trì nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến việc đảm bảo quyền bào chữa trước Tòa án của bị cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Cụ thể hóa sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 1/NĐ-VY ngày 12/01/1950 quy định về Bào chữa viên. Chế định bào chữa viên được hình thành là một chế định phù hợp với điều kiện của nước ta khi đó, thể hiện sự coi trọng, quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến việc thực thi quyền bào chữa và việc xây dựng một nền tư pháp công bằng, dân chủ của chế độ mới. Thực hiện quy định của pháp luật về bào chữa viên, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đội ngũ bào chữa viên đã được hình thành và ngày càng phát triển. Đặc biệt sau khi miền Bắc được giải phóng, bên cạnh các luật sư, luật gia tham gia công tác bào chữa tại các Tòa án của chính quyền kháng chiến, nhiều luật sư, luật gia đã làm việc trong bộ máy tư pháp của chế độ cũ cũng hăng hái gia nhập đội ngũ bào chữa viên của chế độ mới. ở miền Nam cùng với nhân dân miền Nam, các luật sư đã hăng hái tham gia kháng chiến. Nhiều luật sư đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, điển hình là luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Đình Thảo, luật sư Ngô Bá Thành… Tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền bào chữa và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Điều 101 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 đã quy định "Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm"; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngoài việc khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, còn quy định việc thành lập tổ chức luật sư để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ 9
  15. quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 691/QLTPK về công tác bào chữa, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện làm bào chữa viên, quy định ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập một Đoàn bào chữa viên, riêng ở hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì thành lập Đoàn Luật sư, bào chữa viên, tập hợp các luật sư đã được công nhận trước đây và các bào chữa viên. Tính đến cuối năm 1987, trên cả nước đã có 30 đoàn bào chữa viên với gần 400 bào chữa viên. Đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đã mở đầu một thời kỳ lịch sử mới xây dựng đất nước, thời kỳ đổi mới. Đường lối đổi mới do Đại hội vạch ra đã tác động sâu rộng đến mọi mặt hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động tư pháp. Các đạo luật về tố tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng, trong đó có việc tăng cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước Tòa án và các cơ quan tố tụng khác. Trong bối cảnh đó, ngày 18/12/1987, Pháp lệnh Tổ chức luật sư được ban hành, Pháp lệnh Tổ chức luật sư tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển tổ chức và hoạt động luật sư, là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở nước ta trong thời kỳ mới. Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công nhận là luật sư, theo đó những người là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt; tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương; gia nhập Đoàn Luật sư và phải qua một thời gian tập sự từ sáu tháng đến hai năm và phải qua một kỳ kiểm tra mới được công nhận là luật sư. Pháp lệnh Luật sư năm 1987 đã chính thức dùng từ "luật sư" để chỉ những người hoạt động tư vấn pháp luật và bào chữa trước tòa án, tuy nhiên hoạt động bào chữa trước tòa không chỉ có luật sư mà bao gồm cả người đại diện 10
  16. hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và bào chữa viên nhân dân và họ đều được gọi chung là "người bào chữa". Sau hơn mười năm kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, công cuộc đổi mới ở đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn và quan trọng. Từ nửa cuối thập niên 90, đất nước ta bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đổi mới, trong đó nhu cầu đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ chế thị trường, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc, ở mức độ cao hơn. Cùng với những chủ trương đổi mới mạnh mẽ về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đồng thời đề ra và thực thi những chủ trương, biện pháp cải cách mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, trong đó có đổi mới tổ chức, hoạt động lập pháp, cải cách tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính, cải cách tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã được ban hành. Nội dung của pháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta theo hướng chính quy hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam. Tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định: Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp lệnh này và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật [40]. Định nghĩa này tuy phản ánh tương đối đầy đủ phạm vi hành nghề chủ yếu của luật sư, nhưng chưa làm rõ được về mặt lý luận địa vị pháp lý của luật 11
  17. sư trong hệ thống cơ quan tư pháp và vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội. Điều này thể hiện ở các khía cạnh: Thứ nhất: Xét về mặt chủ thể trong hoạt động tư pháp, do quan niệm luật sư chỉ là người tham gia tố tụng và phạm vi hoạt động luật sư thuộc lĩnh vực "bổ trợ tư pháp", nên thực chất luật sư chỉ được coi là người trợ giúp pháp lý mang tính bị động, không có cơ sở pháp lý cho việc hành nghề một cách bình đẳng và độc lập. Thứ hai: Về mặt xã hội, do chưa được thừa nhận là một chức danh tư pháp độc lập nên vai trò của luật sư trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong cải cách tư pháp còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy, địa vị pháp lý của luật sư chưa được xác định một cách rõ ràng, cũng như chưa làm rõ ranh giới giữa phạm vi hành nghề dịch vụ pháp lý cho xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ công bằng và chính nghĩa, với phục vụ lợi ích công. Thứ ba: Khái niệm luật sư nêu trên mới chỉ nhận diện một loại hình luật sư hoạt động tranh tụng và tư vấn, chưa bao quát được các loại hình hoạt động khác do thực tiễn đòi hỏi như luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách… Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó đưa ra những định hướng quan trọng nhằm phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, đồng thời đề cao trách 12
  18. nhiệm của các tổ chức hành nghề luật sư, phát huy hơn nữa vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Thể chế hóa các chủ trương của Đảng, ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Luật sư, Luật Luật sư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 và thay thế Pháp lệnh Luật sư năm 2001. Tại Điều 2 Luật Luật sư quy định: "Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)" [29]. Quy định về tiêu chuẩn luật sư là điểm mới của Luật Luật sư so với Pháp lệnh Luật sư năm 2001, để có thể trở thành luật sư người đó phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư. Về cơ bản, tiêu chuẩn luật sư tương tự như tiêu chuẩn đối với điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán. Quy định này của Luật Luật sư không những đảm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn đối với các chức danh tư pháp, mà còn tạo cơ sở để gắn kết quá trình đào tạo nghề và hoạt động nghề nghiệp của luật sư với các chức danh tư pháp khác. Việc quy định cụ thể tiêu chuẩn luật sư góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đăng ký gia nhập Đoàn Luật sư. Mặt khác, quy định cụ thể về tiêu chuẩn luật sư cũng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư, tiếp tục phát triển hoạt động luật sư theo hướng chuyên nghiệp hóa thành một nghề. Người có đủ điều kiện trở thành luật sư chỉ được gọi là luật sư và được phép hành nghề khi hội đủ hai điều kiện: được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và đã gia nhập một Đoàn Luật sư do mình lựa chọn. Như vậy, điều kiện hành nghề luật sư khác với quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đó là người muốn hành nghề luật sư phải gia nhập đoàn luật sư và có chứng chỉ 13
  19. hành nghề luật sư. Quy định điều kiện hành nghề luật sư theo pháp lệnh luật sư năm 2001 không phù hợp với tính chất của nghề luật sư là một người muốn hành nghề luật sư thì trước hết phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận có đủ khả năng chuyên môn thông qua việc được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Mặt khác, trong trường hợp luật sư tập sự không đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra hết tập sự, vì thế không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, thì địa vị pháp lý của họ không thực sự rõ ràng. Điều kiện hành nghề theo Luật Luật sư đảm bảo tính chuyên nghiệp của nghề luật sư, phòng ngừa tình trạng những người không có đủ tiêu chuẩn, điều kiện vẫn thực hiện dịch vụ pháp lý như luật sư, góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội, tăng cường quản lý về hành nghề luật sư. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, theo tác giả khái niệm về luật sư được hiểu như sau: Luật sư là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư, đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 1.1.2. Hoạt động hành nghề của luật sư Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việc bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, luật sư được xác định là một chức danh tư pháp độc lập tham gia vào tiến trình mang tính định hướng này không thể tách rời với nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Hoạt động hành nghề của luật sư trước hết phải thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật của người hành nghề luật sư, dựa vào pháp luật để bảo 14
  20. vệ quyền và lợi ích cho cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo đảm sự thật khách quan và công lý. Hoạt động hành nghề luật sư được thể hiện ở uy tín nghề nghiệp, đây là thuộc tính quan trọng thể hiện bản chất của hoạt động hành nghề luật sư. Khách hàng có quyền lựa chọn luật sư cho mình, không phụ thuộc vào chỉ định bắt buộc hay can thiệp của bất cứ cơ quan, cá nhân nào và luật sư hành nghề bằng lời nói, soạn thảo văn bản tư vấn hay tranh tụng tại phiên tòa đều nhân danh cá nhân; thuộc tính này phân biệt hoạt động hành nghề của luật sư với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng mang tính tập thể, dưới danh nghĩa cơ quan, tổ chức. Xuất phát từ nhu cầu nội tại của xã hội, nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hoạt động hành nghề của luật sư mang đến cho xã hội nói chung và tố tụng tư pháp nói riêng những giá trị của dân chủ, thông qua sự bình đẳng trong tranh tụng, đề xuất yêu cầu, đại diện hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trước những hành vi xâm phạm, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, vững chắc. Việc phát triển nghề luật sư ở một quốc gia được xem là một trong những điều kiện đánh giá sự phát triển của nền dân chủ và của việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Hoạt động hành nghề của luật sư được thể hiện ở tính độc lập, tính độc lập của hoạt động hành nghề ở đây là làm sáng tỏ phương thức hoạt động đối trọng với các chủ thể tư pháp khác trong một chỉnh thể thống nhất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tính độc lập là điều kiện tất yếu cho hoạt động hành nghề luật sư. Ví dụ như trong hoạt động tham gia tố tụng, luật sư đóng vai trò là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức do đó điểm xuất phát và quan điểm giải quyết của luật sư không bao giờ đồng nhất hoàn toàn với các cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu đưa hoạt động của luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng vào chung một thể chế quản lý sẽ 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2