Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO
lượt xem 5
download
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quy định và nghĩa vụ chung của Hiệp định GATS, bên cạnh đó tác giả tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực thương mại dịch vụ. Trong tương quan so sánh với quy định, nguyên tắc, nghĩa vụ trong Hiệp định GATS, từ đó tác giả có các bình luận về các điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với Hiệp định GATS và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU THANH NGUYÊN MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI ĐỊNH CHẾ WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU THANH NGUYÊN MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI ĐỊNH CHẾ WTO Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.BÙI XUÂN NHỰ Hà Nội – 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN LƯU THANH NGUYÊN
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ………………………………………………………. 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH GATS ………………………………. 6 1.1. Khái niệm và phân loại Thương mại dịch vụ theo GATS ….. 6 1.1.1. Khái niệm, phân loại Thương mại dịch vụ theo GATS ………... 6 1.1.2. Phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS…………………….. 8 1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của Thương mại dịch vụ theo pháp luật Việt Nam ……………………………………... 8 1.2.1. Khái niệm Thương mại dịch vụ theo pháp luật Việt Nam ……... 8 1.2.2. Phân loại Thương mại dịch vụ theo pháp luật Việt Nam ……… 11 1.2.3. Đặc điểm của Thương mại dịch vụ …………………………….. 11 1.3. Một số nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản về Thương mại dịch vụ theo GATS ............................................................................. 12 1.3.1. Đối xử tối huệ quốc ……………………………………………. 12 1.3.2. Minh bạch hóa …………………………………………………. 13 1.3.3. Các quy định trong nước ………………………………………. 14 1.3.4. Độc quyền ……………………………………………………... 15 1.3.5. Trợ cấp chính phủ và tự vệ thương mại ……………………….. 16
- Kết luận Chương 1 ……………………………………………. 16 Chương 2 : HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ …………… 18 2.1. Các dịch vụ kinh doanh ………………………………………. 18 2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ pháp lý .. 18 2.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán ……………………………………. 20 2.1.3. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ thuế … 21 2.1.4. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ kiến trúc, dịch vụ quy hoạch đô thị ……………………………………….. 23 2.1.5. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ thú y ….. 25 2.1.6. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ quảng cáo ……………………………………………………………… 25 2.1.7. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ ……………………………………………….. 27 2.2. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ thông tin ………………………………………………………………. 28 2.2.1. Dịch vụ chuyển phát …………………………………………… 28 2.2.2. Dịch vụ viễn thông ……………………………………………... 29 2.2.3. Dịch vụ nghe nhìn …………………………………………….... 30 2.3. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan ……………………... 31 2.4. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ phân phối ……………………………………………………………… 32 2.5. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ giáo
- dục ……………………………………………………………... 33 2.6. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ môi trường ………………………………………………………… 35 2.7. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ tài chính ………………………………………………………….. 37 2.7.1. Dịch vụ bảo hiểm ………………………………………………. 37 2.7.2. Dịch vụ ngân hàng ……………………………………………... 40 2.7.3. Dịch vụ chứng khoán …………………………………………... 46 2.8. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ y tế và xã hội ……………………………………………………………. 48 2.9. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan ……………………………………… 50 2.10. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao ……………………………………….. 51 2.11. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ vận tải ………………………………………………………………. 52 Kết luận Chương 2 ……………………………………………. 54 : Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH GATS …………………………………………………. 58 3.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các quy định chung của Hiệp định GATS ……………………………. 58 3.1.1 Nghĩa vụ MFN trong GATS ………………………………….... 58 3.1.2. Các quy định của Hiệp định GATS về minh bạch hoá ………… 60
- 3.1.3. Các nghĩa vụ trong GATS liên quan tới quy định trong nước … 64 3.1.4. Quy định về tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia ………….. 66 3.1.5. Độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền …………… 67 3.2. Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các ngành cụ thể …………………………………………………………... 69 3.2.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các dịch vụ kinh doanh ……………………………………………………... 69 3.2.1.1 Dịch vụ pháp lý ………………………………………………… 69 3.2.1.2 Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán ………………….. 71 3.2.1.3 Dịch vụ thuế ……………………………………………………. 74 3.2.1.4 Dịch vụ kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và quy hoạch đô thị ……….. 75 3.2.1.5 Dịch vụ quảng cáo ……………………………………………... 75 3.2.1.6 Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ…………………………… 76 3.2.2. Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ thông tin ……………………………………………………………… 76 3.2.2.1 Dịch vụ chuyển phát …………………………………………… 77 3.2.2.2 Dịch vụ viễn thông …………………………………………….. 78 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với thương mại dịch vụ xây dựng ……………………………………………………………. 80 3.2.4 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ phân phối …… 81 3.2.5 Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ giáo dục ……………………………………………………………… 85 3.2.6 Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ y tế …. 86 3.2.7 Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ tài chính ………………………………………………………........ 87
- 3.2.7.1 Dịch vụ bảo hiểm ………………………………………………. 87 3.2.7.2 Dịch vụ ngân hàng ……………………………………………... 88 3.3. Hoàn thiện văn bản pháp quy của Việt Nam đối với các lĩnh vực thương mại dịch vụ chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh ………………………………………………………... 92 3.3.1. Dịch vụ máy tính và dịch vụ liên quan ………………………… 93 3.3.2. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển ………………………………… 94 3.3.3. Dịch vụ tư vấn quản lý …………………………………………… 95 3.3.4. Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển …………………… 97 3.3.5. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật ………………………….. 98 3.3.6. Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp ………. 99 3.3.7. Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật ………………….. 99 3.3.8. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị văn phòng ………………………….. 100 3.3.9. Dịch vụ môi trường ………………………………………………. 100 3.4. Tranh chấp về Thương mại dịch vụ trong WTO và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo xu hướng mới qua đàm 101 phán TPP, FTA – EU ………………………………………… 3.4.1. Tranh chấp về Thương mại dịch vụ trong WTO …………… 101 3.4.2. Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo xu hướng mới qua 102 đàm phán TPP, FTA – EU …………………………………… Kết luận Chương 3 ……………………………………… 104 KẾT LUẬN ………………………………................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………. 108
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới GATS : Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO PLVN : Pháp luật Việt Nam PLQG : Pháp luật quốc gia PLQT : Pháp luật quốc tế TMDV : Thương mại dịch vụ MFN : Đối xử tối huệ quốc NT : Đối xử quốc gia CPC : Phân loại WT/120 của WTO PCPC : Bảng phân loại các sản phẩm cơ bản tạm thời của WTO
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các ngành dịch vụ theo phân loại của Ban Thư ký WTO…………………………………………………………………………………6 Bảng 2.1 Tóm tắt các Luật được ban hành trong lĩnh vực TMDV sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO ……………………………………………………………57
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Ngày nay, dịch vụ phát triển vô cùng nhanh chóng, từ một ngành phát triển tự phát, chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Dịch vụ là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới, chúng chiếm 60% sản xuất trên toàn thế giới, tạo ra 30% việc làm và chiếm gần 20% thương mại. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại dịch vụ là một điều tất yếu. Tuy nhiên để thương mại dịch vụ phát triển có hiệu quả thì cần phải xây dựng cho nó một khuôn khổ hoạt động có tính thống nhất. Để có được một quy tắc đa phương điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên toàn thế giới, các nước thành viên WTO đã tiến hành đàm phán thương lượng, và kết quả là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã ra đời. Đây là một trong ba nền tảng cơ bản của Tổ chức thương mại Thế giới. Nó tạo ra những quy tắc đầu tiên về tự do hoá thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Trong xu thế tự do hoá thương mại dịch vụ, các ngành dịch vụ Việt Nam có những bước phát triển rất đáng kể, trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việt Nam đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, cải thiện vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thì sự phát triển của các ngành dịch vụ Việt Nam còn tỏ ra nhiếu yếu kém như: trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu; chất lượng dịch vụ chưa cao; trình độ người lao động còn nhiều hạn chế…dẫn đến năng lực cạnh tranh rất thấp. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì việc tuân thủ tất cả các quy định của WTO trong đó có Hiệp định GATS là điều bắt buộc. Việc nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với các quy định của Hiệp định GATS là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Tôi đã chọn đề tài “Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình nhằm củng cố kiến thức của bản thân cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 1
- 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quy định và nghĩa vụ chung của Hiệp định GATS, bên cạnh đó tác giả tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực thương mại dịch vụ. Trong tương quan so sánh với quy định, nguyên tắc, nghĩa vụ trong Hiệp định GATS, từ đó tác giả có các bình luận về các điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với Hiệp định GATS và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Dựa trên việc phân tích các nguyên tắc và nghĩa vụ của quốc gia khi là thành viên của WTO theo quy định của GATS, trên cơ sở rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ, luận án chỉ ra những điểm còn chưa phù hợp của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ so với quy định của GATS, từ đó đề xuất một số phương hướng hoàn thiện pháp luật quốc gia cho phù hợp với quy định của GATS. Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu và phân tích quan điểm của GATS về Thương mại dịch vụ, các nguyên tắc và nghĩa vụ của quốc gia thành viên của WTO trong GATS. - Quan điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ. Rà soát các văn bản pháp quy của Việt Nam quy định về thương mại dịch vụ, từ đó làm rõ cơ sở lý luận của việc chỉ ra sự cần thiết phải tuân thủ nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc quy định trong GATS đối với quốc gia thành viên. Đây là nhiệm vụ được đặt ra nhằm làm rõ cơ sở lý luận của đề tài luận án. - Phân tích, đánh giá một cách sâu sắc thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về Thương mại dịch vụ, từ đó nêu bật những điểm chưa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp so với phạm vi điều chỉnh của Thương mại dịch vụ theo quy định của GATS. Đây là cơ sở thực tiễn của đề tài luận án trong việc hoàn thiện pháp luật Thương mại dịch vụ ở Việt Nam. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Thương mại dịch vụ ở Việt Nam để phù hợp với quy định của GATS. 2
- 3. Tình hình nghiên cứu luận văn: Trong phạm vi và mức độ khác nhau, có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng bài viết đăng tạp chí hoặc các tham luận tại các hội thảo khoa học, đã bước đầu đề cập đến những vấn đề chung nhất về các khía cạnh pháp lý của pháp luật thương mại nói chung, Thương mại hàng hóa hay sở hữu trí tuệ nói riêng như: "Tìm hiểu một số quy định của WTO về các lĩnh vực thương mại hàng hóa đặc thù và việc tham gia của các nước" của ThS. Bùi Thị Lý; "Bán phá giá hàng hóa và biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế" của GS.TS Bùi Xuân Lưu; "Tìm hiểu Luật Thương mại Việt Nam" của TS. Phạm Duy Nghĩa; "Các chế định cụ thể về các loại hành vi thương mại nên được xử lý như thế nào trong Luật Thương mại sửa đổi và phương pháp điều chỉnh" của PGS.TS Mai Hồng Quỳ v.v.. Việc nghiên cứu một cách tổng quan pháp luật Việt Nam về TMDV cũng như đánh giá sự chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với quy định của WTO về vấn đề này đã có một số chuyên gia cao cấp của Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên Việt Nam II (Mutrap II) cũng như các chuyên gia của các Bộ có liên quan về lĩnh vực này (Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường v.v) nghiên cứu. Kể đến như : rất nhiều sách chuyên khảo của PGS.TS Hoàng Phước Hiệp (Bộ Tư pháp) “Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện pháp luật Việt Nam phục vụ gia nhập WTO” NXB Tư pháp năm 2007; “Việt Nam gia nhập WTO và các luật chơi thương mại toàn cầu”, NXP Tư pháp năm 2007; các hoạt động của Dự án Mutrap II “Cẩm nang cam kết TMDV của Việt Nam trong WTO”, “Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định GATS” v.v. Tuy nhiên, nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với quy định của WTO (Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ - GATS) thì chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận về Thương mại dịch vụ, cũng như pháp luật về Thương mại dịch vụ tại Việt Nam, để trên cơ sở đó chỉ ra các yêu cầu, điều kiện, xu hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Thương mại dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định như sau: 3
- 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ, đối chiếu so sánh với các quy định của GATS về thương mại dịch vụ. Trên cơ sở đó, đối tượng nghiên cứu chính của luận án sẽ chỉ ra những điểm còn bất cập, chưa phù hợp của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với quy định của GATS, từ đó đưa ra một số phương hướng hoàn thiện các quy định về thương mại dịch vụ tại Việt Nam. Do vậy khi đề cập đến phạm vi điều chỉnh của thương mại dịch vụ ở Việt Nam, luận án chỉ đề cập đến những quy định có liên quan trực tiếp nhất đến thương mại dịch vụ. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay, thuật ngữ "thương mại" được hiểu với một nội hàm khá rộng, bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại. Với mục đích nghiên cứu như đã đặt ra ở trên, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những vấn đề chung nhất về các nguyên tắc và nghĩa vụ chung của GATS, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ. Luận án không đi vào nghiên cứu toàn văn nội dung Hiệp định GATS, cũng như pháp luật Việt Nam điều chỉnh thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại. Trong quá trình nghiên cứu, học viên rà soát và tập trung phân tích những bất cập cũng như những điểm chưa phù hợp của hệ thống pháp luật Việt nam về thương mại dịch vụ so sánh với các nguyên tắc chung của Hiệp định GATS, từ đó có những đề xuất hướng hoàn thiện. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: - Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước và pháp luật. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy luận logic, phương pháp hệ thống, kết hợp giữa lí luận và thực tiễn. 6. Dự kiến đóng góp về khoa học và thực tiễn: - Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, phân loại TMDV và một số nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản của Hiệp định GATS. 4
- - Luận văn đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực TMDV, từ đó tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực TMDV. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra những điểm chưa phù hợp so với quy định của Hiệp định GATS. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam: + Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các quy định chung của Hiệp định GATS, như nghĩa vụ tối huệ quốc, nghĩa vụ minh bạch hóa, quy định về tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia v.v. + Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với một số ngành cụ thể : dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tài chính. + Hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam đối với các lĩnh vực TMDV chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh, như dịch vụ máy tính, dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tư vấn quản lý v.v.. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về TMDV và các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định GATS; Chương 2: Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực TMDV; Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TMDV trong tương quan so sánh với quy định của Hiệp định GATS. 5
- CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.1. Khái niệm, phân loại Thương mại dịch vụ và các phương thức cung cấp dịch vụ theo Hiệp định GATS 1.1.1 Khái niệm, phân loại Thương mại dịch vụ theo GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (tên tiếng Anh là General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS) là một hiệp định thuộc hệ thống WTO, ra đời năm 1995, quy định các nguyên tắc về thương mại dịch vụ. Hiệp định GATS chỉ quy định các nghĩa vụ đối với chính phủ các quốc gia thành viên, GATS không quy định quyền lợi hay nghĩa vụ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại được hưởng lợi hoặc chịu tác động của Hiệp định này thông qua việc Chính phủ các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ trong GATS khi ban hành chính sách, quy định về thương mại dịch vụ ở nước mình. GATS điều chỉnh tất cả các loại dịch vụ trừ : (a) Các dịch vụ của Chính phủ (ví dụ các chương trình an sinh xã hội và các dịch vụ công cộng khác như y tế, giáo dục .. được cung cấp dựa trên các điều kiện phi thị trường). Những dịch vụ này được cung cấp không trên cơ sở thương mại và không cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ khác; (b) Một số dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không (ví dụ, quyền lưu không và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến quyền lưu không). GATS không có định nghĩa chính thức về dịch vụ, Hiệp định GATS cũng không có quy định chính thức về cách thức phân loại dịch vụ. Tuy nhiên Ban thư ký WTO đã chia các hoạt động dịch vụ thành 12 ngành với 155 phân ngành: Bảng 1.1 – Các ngành dịch vụ theo phân loại của Ban thư ký WTO Stt Ngành dịch vụ Mô tả chung 1. Dịch vụ kinh doanh Bao gồm các dịch vụ chuyên môn: Dịch vụ pháp lý Dịch vụ kế toán, kiểm toán Dịch vụ kiến trúc Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên 6
- Stt Ngành dịch vụ Mô tả chung quan Dịch vụ khác 2. Dịch vụ thông tin Bao gồm: Dịch vụ chuyển phát Dịch vụ viễn thông Dịch vụ nghe nhìn 3. Dịch vụ xây dựng 4. Dịch vụ phân phối Bao gồm : Dịch vụ đại lý hoa hồng Dịch vụ bán buôn Dịch vụ bán lẻ Dịch vụ nhượng quyền thương mại 5. Dịch vụ giáo dục Bao gồm: Dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở Dịch vụ giáo dục bậc cao Dịch vụ giáo dục cho người lớn Các dịch vụ giáo dục khác 6. Dịch vụ môi trường Bao gồm: - Dịch vụ xử lý nước thải, xử lý rác thải và các dịch vụ khác 7. Dịch vụ tài chính Bao gồm: Dịch vụ bảo hiểm Dịch vụ ngân hàng Dịch vụ chứng khoán 8. Dịch vụ y tế Bao gồm: Dịch vụ bệnh viện Dịch vụ nha khoa Các dịch vụ y tế khác 9. Dịch vụ du lịch Bao gồm: Dịch vụ khách sạn và nhà hàng Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành 7
- Stt Ngành dịch vụ Mô tả chung tour du lịch Các dịch vụ du lịch khác 10. Dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao 11. Dịch vụ vận tải Bao gồm: Dịch vụ vận tải biển Dịch vụ vận tải đường bộ Dịch vụ vận tải đường sắt Dịch vụ vận tải đường thủy Dịch vụ hàng không Các dịch vụ hỗ trợ vận tải 12. Các dịch vụ khác 1.1.2. Phương thức cung cấp dịch vụ theo Hiệp định GATS: Điều 1 của GATS đưa ra 4 Phương thức cung cấp dịch vụ sau: “(a) từ lãnh thổ của một Thành viên sang lãnh thổ của một Thành viên khác (Phương thức 1 - thương mại qua biên giới) (b) trong lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của một Thành viên khác (Phương thức 2 - tiêu dùng nước ngoài) (c) bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua hiện diện thương mại, trong lãnh thổ của một Thành viên khác (Phương thức 3 - hiện diện thương mại), và (d) bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua hiện diện của thể nhân của một Thành viên tại lãnh thổ của một Thành viên khác (Phương thức 4 - hiện diện thể nhân)” [32, trg 3]. 1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của Thương mại dịch vụ theo Pháp luật Việt Nam 1.2.1.Khái niệm Thương mại dịch vụ theo pháp luật Việt Nam Đối với nước ta, thương mại dịch vụ là một thuật ngữ còn khá mới mẻ. Trong quan niệm hiện đại, cơ cấu kinh tế quốc dân được chia ra 3 khu vực chính, đó 8
- là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Theo Hệ thống thống kê toán quốc gia (SNA) thì nền kinh tế nước ta có 20 ngành cấp 1, trong đó nông nghiệp có 2 ngành (nông nghiệp và thủy sản), công nghiệp có 4 ngành (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất và cung ứng điện và nước và ngành xây dựng), còn dịch vụ có tới 14 ngành. Dịch vụ là một khái niệm rất rộng, từ việc đáp ứng nhu cầu cá nhân đến việc phục vụ cho một ngành sản xuất, là một ngành kinh tế độc lập, hiện nay đang chiếm 1 tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và không ngừng được tăng cao. Như vậy, có thể hiểu dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể. Thương mại là một ngành kinh tế độc lập mà hoạt động của nó là mua, bán hàng hóa và dịch vụ. Trong ngành thương mại có ba lĩnh vực chính, đó là thương mại hàng hóa, thương mại đầu tư và thương mại dịch vụ trong đó thương mại dịch vụ là hoạt động mua bán các loại dịch vụ. Hệ thống pháp lý của Việt Nam bao gồm rất nhiều các văn bản pháp lý phức tạp liên quan đến thương mại dịch vụ - từ Luật, Pháp lệnh của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đến Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Thông tư và thậm chí là các Quyết định của các Bộ. Các văn bản pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực áp dụng khác nhau, bao gồm không chỉ thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài, cạnh tranh, xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam. Các văn bản pháp lý đặc biệt chỉ điều chỉnh một vài ngành dịch vụ cụ thể, ví dụ Luật Bảo hiểm, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông. Luật Thương mại (Điều 3 khoản 9) đưa ra định nghĩa về “cung cấp dịch vụ” trong hệ thống luật của Việt Nam. Cung cấp dịch vụ bao gồm các hoạt động thương mại trong đó một bên (dưới đây gọi là nhà cung cấp dịch vụ) cung cấp một dịch vụ cho một bên khác và nhận được tiền thanh toán. Bên sử dụng dịch vụ (dưới đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ và có quyền sử dụng dịch vụ mà hai bên thống nhất. Điều 75 của Luật Thương mại đề cập các Phương thức cung cấp dịch vụ như sau: “1. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây: 9
- a) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; b) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; c) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài; d) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài. 2. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây: a) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; b) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; c) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài; d) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.” Mặc dù định nghĩa này không thể hiện được quan điểm tại Điều 1 GATS về đàm phán cam kết tiếp cận thị trường đối với các dịch vụ được cung cấp theo thẩm quyền của Chính phủ nhưng định nghĩa này nhìn chung phù hợp với định nghĩa tại Điều 1.2 GATS. Định nghĩa pháp lý về thương mại dịch vụ nêu trên không tạo nên bất kỳ quyền lợi hoặc nghĩa vụ nào trong Hiệp định GATS mà các thành viên có thể phải thực hiện. Hệ thống pháp lý của Việt Nam về cơ bản đã tuân theo định nghĩa về thương mại dịch vụ của GATS và cách thức phân chia 04 Phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS. Trên thực tế, định nghĩa này cũng được sử dụng trong hầu hết các hiệp định thương mại song phương và khu vực, bao gồm Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 245 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 106 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn