Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài - Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, phân tích làm rõ nét đặc thù trong giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài bằng Tòa án, yêu cầu khách quan của việc tiếp nhận các vụ án tranh chấp dân sự quốc tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Đem lại một cái nhìn tổng quan về pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài bằng Tòa án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài - Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT - - - - - - LÊ QUANG MINH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG TÕA ÁN - NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT - - - - - - LÊ QUANG MINH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG TÕA ÁN - NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU MỤC LỤC CHƢƠNG 1-TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YTNN BẰNG TÕA ÁN ………..……..……………...…………………. 06 1.1. Khái quát về tranh chấp dân sự có YTNN …….…………………. 06 1.1.1. Khái niệm .……………………………………………….………06 1.1.2. Đặc điểm…………..……………………………………….…….14 1.1.3. Vai trò của việc giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN bằng Tòa án… 19 1.2. Cở sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN bằng Tòa án ……………………………………………………………….……… ..21 1.2.1. Điều ƣớc quốc tế …………………………………………………21 1.2.2. Tập quán quốc tế …………………………………….………… 26 1.2.3. Pháp luật quốc gia …………………………………………...… 28 1.3. Các nguyên tắc cơ bả của tố tụng dân sự quốc tế…………………..32 1.3.1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia…………..…..32 1.3.2. Tôn trọng quyền miễn trừ tƣ pháp của Nhà nƣớc nƣớc ngoài và những ngƣời đƣợc hƣởng quyền miễn trừ tƣ pháp……………………………34 1.3.3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các bên tham gia tố tụng…..….36 1.3.4. Nguyên tắc có đi có lại cùng có lợi………………………………38 1.3.5. Nguyên tắc Luật Tòa án (lex fori)………………………………..39 KẾT LUẬN CHƢƠNG: ……………….………………..……...…….40 CHƢƠNG 2 – PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI……….….. 42 2.1. Giải quyết tranh chấp dân sự theo pháp luật quốc tế…….…………42 2.1.1. Công ƣớc La Hay về thỏa thuận lựa chọn tòa án 2005….…….…42
- 2.1.1.1. Khái quát chung về Công ƣớc La Hay 2005 về lựa chọn tòa án..42 2.1.1.2. Nội dung của Công ƣớc La Hay 2005 về lựa chọn tòa án ……..42 2.1.1.3. Những tác động khi tham gia Công ƣớc………….…………..45 2.1.2. Công ƣớc Rome về luật áp dụng với các nghĩa vụ hợp đồng năm 1980 và Quy tắc Rome I ngày 17/6/2008…………………………………..…..46 2.1.2.1. Tổng quan về Công ƣớc Rome về luật áp dụng với các nghĩa vụ hợp đồng năm 1980 và Quy tắc Rome ngày 17/6/2008…………………...…..46 2.1.2.2. Nội dung của Công ƣớc Rome 1980 và Quy tắc Rome I……….47 2.1..3. Công ƣớc La Hay 1965 về tống đạt ra nƣớc ngoài giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại…………………...……52 2.1.3.1. Tổng quan về Công ƣớc La Hay 1965 về tống đạt ra nƣớc ngoài giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại……….52 2.1.3.2. Nội dung Công ƣớc La Hay 1965 về tống đạt ra nƣớc ngoài giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại…………….53 2.1.3.3. Những tác động khi tham gia hay không tham gia công ƣớc LaHay 1965 về tống đạt ra nƣớc ngoài giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại………………………………………….….…..58 2.1.4. Công ƣớc La Hay ngày 18/3/1970 về thu thập chứng cứ ở nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thƣơng mại………………………..………60 2.1.4.1. Tổng quan về Công ƣớc La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại………………………..…..60 2.1.4.2. Nội dung Công ƣớc……………………………………...……..60 2.1.4.3. Những tác động khi tham gia công ƣớc…….……………..….65 2.2. Giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN bằng Tòa án theo pháp luật một số nƣớc………………………………………………………………...….66 2.2.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN của CH Pháp…...66 2.2.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN của Pháp...66 2.2.1.2. Áp dụng pháp luật nƣớc ngoài của Toà án Cộng hoà Pháp…….72 2.2.1.3. Tƣơng trợ tƣ pháp ở Cộng hoà Pháp……………………….…..74
- 2.2.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN ở Hoa Kỳ….76 2.2.2.1. Hệ thống Toà án liên bang Hoa Kỳ…………………………….77 2.2.2.2. Hệ thống Toà án tiểu bang……………………………...………80 2.2.2.3. Vấn đề xung đột thẩm quyền và áp dụng pháp luật……...….….82 2.2.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài của Cộng hoà Liên bang Nga…………………………………………...………….84 2.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN của Toà án Liên bang Nga………………………………………………………..…….…..85 2.2.3.2. Áp dụng pháp luật nƣớc ngoài và TTTP của Liên bang Nga…..89 2.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam…………..………….…90 2.3.1. Khi đàm phán ký kết, gia nhập các Điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về tố tụng dân sự quốc tế……………………….……………..90 2.3.2. Khi ban hành hay sửa đổi các văn bản pháp luật quốc gia……….91 2.3.3. Cơ chế triển khai trên thực tiễn……………………….…………..93 CHƢƠNG 3 – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI TÕA ÁN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP….………………..94 3.1. Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN tại Toà án ….94 3.1.1.Thẩm quyền xét xử tranh chấp dân sự có YTNN của Toà án Việt Nam ..94 3.1.1.1. Ở Cấp độ quốc tế…………………..……………………….…..95 3.1.1.2. Ở Cấp độ quốc gia…….…..……………………………….…..98 3.1.2. Áp dụng pháp luật nƣớc ngoài và thực trạng áp dụng pháp luật nƣớc ngoài trong giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN tại Tòa án Việt Nam….107 3.1.3. TTTP trong giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN ở Việt Nam.110 3.1.3.1. Nguyên tắc UTTP trong tố tụng dân sự Việt Nam…………....110 3.1.3.2. Thực hiện UTTP trong tố tụng dân sự Việt Nam……………..111 3.1.4.3. Thực trạng UTTP và thực hiện UTTP của Tòa án Việt Nam…114 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN bằng Tòa án của Việt Nam……………………………………….….116 3.2.1. Yêu cầu……………………………………………………….…116
- 3.2.2. Định hƣớng…………………………………………………..….117 3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN bằng Toà án của Việt Nam……………………….…..118 3.2.3.1. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền của Toà án…….……118 3.2.3.2. Hoàn thiện các quy định về giải quyết xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nƣớc ngoài…………..…………………………………….…121 3.2.3.3. Xúc tiến việc ký kết và gia nhập các Điều ƣớc quốc tế về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài…….……………………..…..123 3.2.3.4. Sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật có liên quan…...…124 3.2.3.5. Xây dựng dự thảo Luật tƣ pháp quốc tế………………………125 3.2.3.6. Tăng cƣờng hiệu quả của cơ chế thực thi pháp luật…………..126 KẾT LUẬN CHUNG: …………………………………………….…..127 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………….……130 Phần Phụ lục………………..………………………………………….133
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự BLDS : Bộ luật dân sự YTNN : Yếu tố nƣớc ngoài TTTP : Tƣợng trợ tƣ pháp UTTP : Ủy thác tƣ pháp
- DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy tòa án ngạch tƣ pháp của Cộng Hòa Pháp Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống tòa án Liên Bang Hoa Kỳ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống tòa án Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay việc công dân các nƣớc định cƣ, sinh sống, học tập và lao động ở nƣớc ngoài hay có quan hệ dân sự, thƣơng mại với bên nƣớc ngoài là rất phổ biến. Sự giao thoa giữa các luồng giao dịch dân sự có yếu tố nƣớc ngoài này ngày càng đa dạng, dẫn đến các tranh chấp phát sinh cũng gia tăng theo tỷ lệ tƣơng ứng. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân, tổ chức mình khi tham gia vào các quan hệ tố tụng có yếu tố nƣớc ngoài, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng, công khai, minh bạch cho ngƣời nƣớc ngoài khi tham gia tố tụng tại các cơ quan tài phán của nƣớc mình, các quốc gia phải ban hành các đạo luật về tố tụng dân sự trong đó có các quy phạm xác định địa vị tham gia tố tụng của các bên tranh chấp, cách thức tiếp cận Tòa án cũng nhƣ trình tự thủ tục giải quyết vụ án, đặc biệt là giải quyết sự xung đột về thẩm quyền hay xung đột pháp luật áp dụng là hai vấn đề thƣờng xuyên đặt ra khi giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN. Bên cạnh đó, ký kết, gia nhập các Điều ƣớc quốc tế nhằm cầu tƣơng thích giữa pháp luật quốc gia với các cam kết mà quốc gia đã và sẽ tham gia cũng luôn đƣợc đặt ra một cách cấp thiết. Đối với Việt Nam, qua nhiều năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã bọc lộ những bật cập, tình trạng đó dẫn đến hạn chế các quá trình giao lƣu dân sự hay trực tiếp là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng. Yêu cầu về sự công bằng, khách quan, minh bạch trong tố tụng chƣa đƣợc đảm bảo đúng thực chất, gây nên tâm lý e ngại khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án Việt Nam. Quy định về thẩm quyền xét xử vừa bó chặt lại vừa có nhiều lỗ hổng, chồng chéo, thẩm quyền theo sự thỏa thuận của các bên chƣa đƣợc ghi nhận một cách rõ ràng nên thƣờng xuyên diễn ra việc thay đổi thẩm quyền ngoài sự trù liệu của các bên tranh chấp, điều này đã phần nào làm mất hiệu lực của điều khoản tranh chấp đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đƣợc quy định không trù liệu hết thực tiễn và chƣa phù hợp với mục đích bảo vệ bảo lợi ích quốc gia, trật tự công cộng và các lợi ích chính đáng của công dân và pháp nhân của Việt Nam. Thực tế pháp luật nƣớc ngoài trong nhiều trƣờng hợp mặc dù đã đƣợc dẫn chiếu áp dụng nhƣng chƣa bao giờ đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp tại Tòa án Việt Nam. Tình trạng tồn động án dân sự có yếu tố nƣớc ngoài do việc ủy thác tƣ pháp không thể thực hiện đƣợc tại nhiều nƣớc hoặc do việc công nhận các giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp của các nƣớc
- tại Việt Nam. Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nƣớc ngoài theo nguyên tắc "Có đi có lại" trên thực tiễn còn vƣớng mắc do pháp luật chƣa định ra đƣợc thẩm quyền, trình tự cũng nhƣ thủ tục cho việc áp dụng, dẫn đến tình trạng không thể thi hành tại Việt Nam rất nhiều bản án, quyết định có yêu cầu của bên đƣợc thi hành án. Đặc biệt, cơ chế thực thi các quy định chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Việc Quốc hội Việt Nam ban hành BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 cũng đã thể hiện đƣợc phần nào nhu cầu do Chƣơng trình cải cách tƣ pháp nói chung mà Bộ Chính trị đã đặt ra. Tuy nhiên, khi nhìn lại các quy định của Bộ luật về phần giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài đã cho thấy phần này không hề có sự sửa đổi hay bổ sung gì. Do vậy nhu cầu nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN cũng nhƣ ý nghĩa thực tiễn của Đề tài vẫn đƣợc đặt ra. Với những hạn chế trên đã đặt pháp luật về tố tụng dân sự Việt Nam trƣớc yêu cầu phải sửa đổi bổ sung nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn hội nhập. Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đã đƣợc Bộ chính trị thông qua và đang từng bƣớc đƣợc triển khai, nhƣng vấn đề là đối với từng chế định pháp luật riêng biệt đều cần có những nghiên cứu đánh giá chuyên sâu. Cụ thể pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN thì chúng ta sửa đổi nhƣ thế nào, bổ sung những điểm gì, theo hƣớng nào để vừa đảm bảo tính khả thi vừa đảm bảo tƣơng thích với pháp luật của nhiều nƣớc, tránh tình trạng sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhƣng vẫn không phát huy đƣợc hiệu quả trên thực tiễn. Chúng ta cần chắt lọc những quy định, những mô hình hay cách thức triển khai từ những nƣớc nào để vừa phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp chế XHCN? Đây là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi sự nghiên cứu, phân tích kỹ lƣỡng trên cơ sở đối chiếu với thực tiễn của các nƣớc tiên tiến và thực tế tại Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu bức thiết nêu trên mà tác giả đã chọn đề tài "Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2- Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Mục đích: Nghiên cứu, phân tích làm rõ nét đặc thù trong giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài bằng Tòa án, yêu cầu khách quan của việc tiếp nhận
- các vụ án tranh chấp dân sự quốc tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Đem lại một cái nhìn tổng quan về pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài bằng Tòa án. Qua nghiên cứu một số Điều ƣớc quốc tế về tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng dân sự của một số nƣớc để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc ký kết gia nhập các Điều ƣớc quốc tế và hoàn thiện các quy phạm pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN cũng nhƣ cơ chế áp dụng pháp luật trên thực tiễn. Phân tích và tổng kết những mặt đã làm đƣợc, chỉ rõ những bất cập hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế bằng Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam, để đề xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN trong thời kỳ hội nhập. - Nhiệm vụ của đề tài: Qua khảo cứu các Điều ƣớc quốc tế về giải quyết tranh chấp dân sự và pháp luật của một số nƣớc, đề tài phải làm đƣợc những nhiệm vụ sau: + Đánh giá bƣớc đầu đƣợc những tác động khi tham gia các Điều ƣớc quốc tế liên quan đến thực tiễn của các nƣớc; + Định dạng đƣợc các mô hình giải quyết tranh chấp dân sự từ các nƣớc thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau; + Rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình cải cách tƣ pháp theo chiến lƣợc mà Bộ chính trị đã đƣa ra; + Lƣợng hóa đƣợc các văn bản pháp luật cần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài tại Tòa án Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài theo thủ tục tố tụng tại Tòa án. Tranh chấp dân sự đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Tranh chấp về dân sự; Tranh chấp về Hôn nhân gia đình; Tranh chấp về Lao động; Tranh chấp về Thƣơng mại. Đề tài không bao gồm nghiên cứu thủ tục giải quyết việc dân sự tại Tòa án và việc công nhận, cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nƣớc ngoài theo quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự Việt nam. Hay giải quyết tranh chấp thƣơng mại theo thủ tục Trọng tài tại Việt Nam. Hơn nữa, với những giới hạn về thời lƣợng nghiên cứu cũng nhƣ số lƣợng trang trong Đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ mới khái quát tổng quan về pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN cũng nhƣ đánh giá thực tiễn thi hành qua một số Điều ƣớc quốc tế về tố tụng dân sự quan trọng, liên quan trực tiếp và pháp luật một số nƣớc đặc trƣng đại diện cho các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế
- giới để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Với pháp luật Việt Nam, đề tài cũng chỉ mới bƣớc đầu nghiên cứu các quy phạm của luật thực định và thực tiễn thực thi để xác định những bất cập trên cơ sở đối chiếu với pháp luật các nƣớc và xu hƣớng quốc tế qua các Điều ƣớc quốc tế, chứ chƣa có điều kiện đi sâu vào từng loại án cụ thể cũng nhƣ đánh giá chi tiết thực tiễn vận dụng quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam cũng nhƣ việc áp dụng pháp luật. 3- Cơ sở phƣơng pháp luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở các phƣơng pháp chung của khoa học xã hội, nhất là phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và phƣơng pháp thống kê...đồng thời kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nƣớc để làm rõ các nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn sẽ đề xuất những giải pháp mang tính tổng thể, góp một phần nhỏ vào tiến trình cải cách pháp luật Tố tụng dân sự của Việt Nam đặc biệt là BLTTDS sửa đổi 2011 của Việt Nam và cơ chế triển khai hoạt động giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài tại Tòa án Việt nam. Đƣa ra một số luận cứ cho việc gia nhập các Điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực tố tụng dân sự, nhƣ: - Công ƣớc La Hay ngày 18/3/1970 về thu thập chứng cứ ở nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thƣơng mại; - Công ƣớc La hay 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án; - Công ƣớc La Hay 1965 về tống đạt ra nƣớc ngoài giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại; - Công ƣớc Lahay ngày 05/10/1961 về miễn yêu cầu hợp pháp hóa các văn bản nhà nƣớc; Thúc đẩy việc ký kết các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự với một số nƣớc có đông ngƣời Việt nam định cƣ, làm ăn, sinh sống. Qua việc đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN cũng nhƣ thực tiễn triển khai, đề tài đề xuất những giải pháp sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan, nhƣ:
- - Sửa đổi một số quy định của BLTTDS sửa đổi 2011 về thẩm quyền của Tòa án liên quan đến thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt, đề xuất hƣớng bổ sung các quy định cụ thể về thẩm quyền theo sự lựa chọn của đƣơng sự và thẩm quyền trong các tranh chấp dân sự có YTNN có một bên yếu thế; - Sửa đổi một số quy định của BLDS 2005 về luật áp dụng, bổ sung thêm các quy tắc xác định luật áp dụng trong những trƣờng hợp không có sự thỏa thuận lựa chọn; - Hoàn thiện pháp luật về tổ chức Toà án nhân dân, ban hành các quy chế liên quan đến đạo đức nghề Thẩm phán nhằm nâng cao trách nhiệm đồng thời mở rộng sự độc lập, sáng tạo trong công tác xét xử; - Hƣớng dẫn cụ thể một số luật nhƣ: Luật quốc tịch 2008, Luật tƣơng trợ tƣ pháp 2008. - Bƣớc đầu ban hành dự thảo Luật Tƣ pháp quốc tế Việt Nam nhằm thống nhất các quy phạm tƣ pháp quốc tế hiện đang nằm rãi rác ở nhiều văn bản pháp luật Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập trong thời kỳ mới. ... 5- Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc xây dựng thành 3 chƣơng, gồm: - Chƣơng 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài bằng Tòa án - Chƣơng 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật một số nƣớc về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài bằng Tòa án - Chƣơng 3: Pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài tại Tòa án Việt Nam - thực trạng và giải pháp. KẾT LUẬN
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG TÕA ÁN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Khái niệm *Quan hệ dân sự Quan hệ dân sự thƣờng đƣợc hiểu là quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức đƣợc xác lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí và bình đẳng về địa vị pháp lý. Đối tƣợng của quan hệ dân sự là quan hệ tài sản hay quan hệ nhân thân, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự tƣơng ứng. Trong đó quan hệ tài sản là quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ quy luật giá trị. Tài sản thƣờng đƣợc hiểu bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản - là quyền trị giá đƣợc bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lƣu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Quan hệ nhân thân bao gồm các quan hệ nhân thân không mang tính tài sản và quan hệ nhân thân mang tính tài sản, là những quan hệ phát sinh từ quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, tổ chức, không thể chuyển giao cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp đƣợc pháp luật quy định. Mặc dù quan hệ dân sự là quan hệ xã hội đƣợc xác lập trên cơ sở tự do ý chí, tự nguyện thỏa thuận giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý, song để tạo sự ổn định cho các giao lƣu dân sự, bảo vệ sự bình đẳng giữa các chủ thể luôn có những quy định mang tính nguyên tắc trong các đạo luật của từng nƣớc để định hƣớng và điều chỉnh các quan hệ dân sự đó. Thông thƣờng quan hệ dân sự nói chung đƣợc hiểu bao gồm: quan hệ dân sự; hôn nhân gia đình; lao động; thƣơng mại. Hoạt động dân sự diễn ra hàng ngày hết sức phong phú và đa dạng, đồng thời cũng dẫn đến những tranh chấp, bất đồng không kém phần phức tạp. Khái niệm "dân sự" thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp là phụ thuộc vào quy định của từng nƣớc nhƣng gì thì đây vẫn là quan hệ hay vụ việc liên quan đến chủ thể tƣ và đƣợc điều chỉnh bởi hệ thống luật tƣ. Tuy nhiên, trong các quan hệ có chủ thể tƣ tham gia không phải lúc nào cũng là quan hệ hay vụ việc có tính chất dân sự. Ví dụ: việc ngƣời nƣớc ngoài đến nƣớc sở tại thực hiện các hành vi phạm tội (trộm cắp, lừa đảo...) ngƣời bị hại có thể là ngƣời trong nƣớc, nhƣng quan hệ ở đây là quan hệ hình sự. Ngƣợc lại,
- một quan hệ có chủ thể công nhƣ Nhà nƣớc nƣớc ngoài hay tổ chức quan tế nhƣng lại mang tính chất dân sự. Ví dụ, việc một tổ chức quốc tế thuê trụ sở làm việc tại một căn hộ của công dân nƣớc sở tại thì quan hệ này vẫn mang tính chất dân sự. Điều 758 BLDS 2005 và khoản 2 Điều 405 BLTTDS của Việt Nam là hai quy phạm quan trọng của Tƣ pháp quốc tế Việt Nam quy định về quan hệ dân sự có YTNN và vụ việc dân sự có YTNN. *Tranh chấp Theo Từ điển Luật học Black do West Pud Co xuất bản năm 1991 (Black's Law Dictionary) thì tranh chấp dân sự đƣợc hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng (tranh cãi); Sự mâu thuẫn về các yêu cầu hay quyền; sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đòi hỏi từ một bên đƣợc đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngƣợc của bên kia. Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ dân sự có YTNN nói riêng, một phần là các bên tham gia quan hệ thƣờng là các chủ thể có quốc tịch khác nhau, cƣ trú ở những nƣớc khác nhau dẫn đến những khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán sinh hoạt. Hơn nữa những điều kiện ngoại cảnh khác cũng có thể gây ra những khó khăn không thể lƣờng trƣớc, đôi khi là bất khả kháng cho các bên khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình [25] (Chẳng hạn tình hình chính trị bất ổn định, chính sách pháp luật thay đổi...). Đặc biệt, trong các giao dịch thƣơng mại quốc tế, mối quan hệ và sự toan tính giữa các bên là rất phức tạp, các bên đều mong muốn đem lại cho mình nhiều lợi nhuận nhất, hƣởng những điều kiện thuận lợi nhất nhƣng lại phải gánh chịu trách nhiệm ít nhất. Chính điều này đã làm cho tính chất các vụ tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp hơn. Những khó khăn, khác biệt thậm chí mâu thuẫn trong quá trình quản lý, đặc biệt là hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau cũng có thể dẫn đến tranh chấp. Bởi lẽ pháp luật của các nƣớc khác nhau luôn có những quy định khác nhau về địa vị pháp lý của các bên tham gia, thẩm quyền xét xử... Khi một quan hệ dân sự có YTNN phát sinh thì cũng đồng thời chỉ ra có ít nhất hai hệ thống quy phạm pháp luật của hai nƣớc có thể cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó. Hiện tƣợng này trong khoa học Tƣ pháp quốc tế đƣợc gọi là xung đột pháp luật. Trên thực tế, nội dung các quy định pháp luật của các nƣớc không bao giờ trùng hay giống nhau ngay cả khi các nƣớc đó cùng một hệ thống pháp luật, cùng một kiểu hình thái kinh tế - xã hội. Nếu có giống nhau hay thậm chí trùng nhau trong nội dung
- các quy định, nhƣng do cách giải thích và áp dụng các điều khoản sẽ dẫn đến sự khác nhau. Ví dụ nhƣ BLDS của Bỉ hầu nhƣ áp dụng toàn bộ các điều khoản của BLDS Cộng Hòa Pháp 1804 nhƣng do cách giải thích và áp dụng không giống nhau, nên việc áp dụng ở Bỉ và Pháp càng trở nên khác nhau. Sự phức tạp trong việc áp dụng pháp luật để điều chỉnh cũng có thể gây ra những trở ngại cho việc thực hiện các giao dịch dân sự cũng dẫn đến tranh chấp. Chẳng hạn nhƣ, một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai thƣơng nhân Anh và Pháp, đƣợc ký kết tại Đức, hàng đƣợc xếp xuống tàu của Ấn Độ tại cảng Đan Mạch chuyển đến Việt Nam. Vậy vấn đề đặt ra là pháp luật nƣớc nào đƣợc chọn để điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói trên khi phát sinh tranh chấp? Để giải quyết đƣợc tranh chấp trong khi hợp đồng giữa các bên không có thỏa thuận về điều khoản luật áp dụng, vấn đề "chọn luật" phải đƣợc đặt ra. Tuy nhiên, chọn luật phải dựa trên những nguyên tắc nhất định chứ không thể tùy tiện. Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong quan hệ dân sự có YTNN nên để giải quyết xung đột này Tƣ pháp quốc tế của các nƣớc đã vận phƣơng pháp đặc thù là phƣơng pháp xung đột dựa trên nền tảng các quy phạm xung đột dẫn chiếu đến một hệ thống quy phạm thực chất nhất định của một quốc gia để giải quyết tranh chấp. Thực tế, đôi khi vẫn xảy ra trƣờng hợp Tòa án không chọn đƣợc Luật thực chất để áp dụng bởi chƣa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó. Lúc này Tòa án cần xem xét hệ thống luật pháp của nƣớc mình để tìm ra các quy định cần thiết giải quyết vụ việc. Điều này cho thấy rằng tính chất rất đặc thù và riêng biệt của quy phạm xung đột, nó không đảm bảo có đƣợc một phán quyết nhất quán đối với một vụ việc nếu đƣợc Tòa án các nƣớc khác nhau giải quyết. Nhƣ vậy, phƣơng pháp xung đột cũng bộc lộ những hạn chế của nó khiến các bên đƣơng sự cố gắng hƣớng quan hệ của mình vào phạm vi điều chỉnh của một hệ thống pháp luật có lợi hơn cho mình - tức lẫn tránh pháp luật. Đặc biệt đối với các nƣớc thuộc hệ thống luật đƣợc xây dựng trên nền tảng án lệ thì việc áp dụng phƣơng pháp này càng trở nên phức tạp hơn mà ngày bản thân các bên đƣơng sự cũng không lƣờng trƣớc đƣợc hết. Từ những nguyên nhân nêu trên, có thể khẳng định rằng tranh chấp dân sự có YTNN là không thể tránh khỏi, là yếu tố mang tính khách quan của thời đại. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có giải pháp giải quyết một cách thỏa đáng các tranh chấp đó, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên đƣơng sự, lợi ích quốc gia và cũng nhƣ giữ vững đƣợc trật tự quan hệ dân sự quốc tế.
- *Yếu tố nƣớc ngoài Các nƣớc trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm "yếu tố nƣớc ngoài" trong quan hệ dân sự. Để xác định YTNN trong một quan hệ dân sự hay vụ việc dân sự cụ thể ngƣời ta thƣờng dựa vào một trong ba dấu hiệu, đó là, thứ nhất khi quan hệ dân sự có ít nhất một bên là chủ thể nƣớc ngoài (Chủ thể); Thứ hai, khách thể của quan hệ đó là tài sản hoặc quyền tài sản và quyền nhân thân đƣợc thực thi ở nƣớc ngoài hoặc đƣợc xác lập theo luật nƣớc ngoài; Thứ ba, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra ở nƣớc ngoài. Việc nhận diện YTNN trong quan hệ dân sự là hết sức cần thiết. Không ít trƣờng hợp xác định không đúng dẫn đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tiễn là rất khó khăn. Do vậy, đây chính là những dấu hiệu phân biệt đối tƣợng điều chỉnh giữa Tƣ pháp quốc tế với Luật dân sự nói chung. Khi nói đến yếu tố chủ thể, một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định tƣ cách chủ thể trong quan hệ dân sự là vấn đề quốc tịch. Về mặt lý luận, quốc tịch của một cá nhân thể hiện sự lệ thuộc của cá nhân đó vào một nƣớc nhất định, là tiền đề pháp lý bắt buộc để cá nhân đó đƣợc hƣởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với quốc gia mà họ có quốc tịch. Đồng thời, cá nhân đó phải chịu sự chi phối, quản lý, tác động về mọi mặt của nhà nƣớc mà mình mang quốc tịch. Công dân một nƣớc khi tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào cũng đòi hỏi phải có năng lực chủ thể, tức phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của nƣớc mà họ mang quốc tịch. Năng lực chủ thể của các cá nhân trƣớc tiên đƣợc xác định trên cơ sở các quy định của pháp luật mà ngƣời đó có quốc tịch. Trong tƣ pháp quốc tế, khái niệm ngƣời nƣớc ngoài là khái niệm khá cơ bản và là dấu hiệu để phân biệt với các quan hệ dân sự khác. Khái niệm ngƣời nƣớc ngoài đƣợc tiếp nhận khá sớm trong khoa học pháp lý ở nƣớc ta. Ngay sau khi giành đƣợc độc lập 8/1945, trong tuyên ngôn về chính sách của Chính phủ liên hiệp lâm thời ngày 01/01/1946, Hồ chủ tịch đã nêu rõ "làm cho các nƣớc công nhận nền độc lập của Việt Nam, thân thiện với kiều dân ngoại quốc, nhất là Hoa kiều..." Từ đó, khái niệm "Ngƣời nƣớc ngoài đƣợc sử dụng nhiều trong các văn bản pháp luật khác của nƣớc ta. Trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 không đƣa ra định nghĩa cụ thể về ngƣời nƣớc ngoài, nhƣng tại khoản 1 Điều 2 khi giải thích về thuật ngữ "quốc tịch nƣớc ngoài" thì Luật có quy định: "Quốc tịch nƣớc ngoài là quốc tịch của một nƣớc khác không phải là
- Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Định nghĩa trên của ta cũng phù hợp với pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới. Ví dụ: Luật Quốc tịch Vƣơng Quốc Anh năm 1981 định nghĩa: "Ngoại kiều là những ngƣời không phải là công dân của khối thịnh vƣợng chung, cũng không phải là những ngƣời đƣợc nƣớc Anh bảo hộ, cũng không phải là công dân của nƣớc Cộng hòa AiLen". Còn theo Từ điển pháp luật Anh - Việt thì "Ngoại kiều là ngƣời mà theo pháp luật của một nƣớc, không phải là công dân của nƣớc đó. Ngƣời này không có năng lực dân sự, chẳng hạn nhƣ không có quyền đi bầu cử". Ngƣời nƣớc ngoài còn bao gồm cả ngƣời không quốc tịch. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì: Ngƣời không quốc tịch là ngƣời không có quốc tịch Việt nam và cũng không có quốc tịch nƣớc ngoài". Từ những khái niệm trên có thể thấy, khái niệm ngƣời nƣớc ngoài đƣợc hiểu là ngƣời có quốc tịch nƣớc ngoài nhƣng không có quốc tịch Việt Nam bao gồm ngƣời có quốc tịch nƣớc ngoài và ngƣời không quốc tịch. Các khái niệm trên đây đƣợc thống nhất sử dụng khi nghiên cứu tƣ cách chủ thể của những ngƣời tham gia quan hệ dân sự có YTNN. Nhƣ vậy, để tham gia vào quan hệ dân sự có YTNN, ngƣời nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, trƣớc tiên là theo pháp luật mà ngƣời đó là công dân hoặc pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó cƣ trú nếu ngƣời đó không có quốc tịch. Pháp luật Việt nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới đều lấy dấu hiệu quốc tịch để xác định phạm vi các quan hệ hay vụ việc dân sự thuộc phạm trù điều chỉnh của tƣ pháp quốc tế nƣớc mình. Bên cạnh dấu hiệu chủ thể, để xác định một quan hệ dân sự có YTNN cũng cần xem xét đến dấu hiệu khách thể của quan hệ, cụ thể gồm: - Tài sản: khi nói đến tài sản liên quan đến quan hệ ở nƣớc ngoài ngƣời ta thƣờng chú ý đến quy chế pháp lý của tài sản, quyền của các bên đối với tài sản cụ thể đó. Điều này có nghĩa rằng pháp luật nƣớc ngoài cũng có thể đƣợc áp dụng để điều chỉnh quan hệ liên quan đến tài sản. Nhƣng vấn đề cơ bản ở đây là hiểu nhƣ thế nào về tài sản. Theo quy định tại Điều 163 BLDS Việt nam 2005 thì tài sản "bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản", và quyền tài sản theo Điều 163 BLDS 2005 "là quyền trị giá đƣợc bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lƣu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ". Đây cũng là khái niệm về tài sản đƣợc các nƣớc trên thế giới sử dụng trong các văn bản pháp lý. Đồng thời, khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, cũng nhƣ xem xét về quy chế pháp lý của tài sản hầu hết các nƣớc đều sử dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản để điều chỉnh (Lex rei sitae). Tuy nhiên, quy tắc này không
- phải lúc nào cũng đƣợc áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tài sản. Chẳng hạn, về quyền sở hữu trí tuệ, vì quyền sở hữu trí tuệ mang tính chất lãnh thổ tuyệt đối nên quyền sở hữu phát sinh theo pháp luật nƣớc nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nƣớc đó, còn khi ở nƣớc ngoài nếu không có điều ƣớc quốc tế ký kết giữa các nƣớc với nhau hoặc pháp luật của nƣớc sở tại không cho phép bảo hộ thì quyền sở hữu trí tuệ sẽ không đƣợc bảo hộ. Bên cạnh tài sản và quyền tài sản là khách thể của quan hệ dân sự có YTNN đƣợc nêu ở trên, thì quyền nhân thân phi tài sản cũng là khách thể của quan hệ này. Khi giải quyết xung đột pháp luật phát sinh liên quan đến quyền nhân thân, các nƣớc đều sử dụng hệ thuộc Luật nhân thân (Lex personalis) của các đƣơng sự. Ở đây cho phép lựa chọn một trong hai phân hệ của hệ thuộc trên đó là Luật quốc tịch của chủ thể (lex patriae) hoặc Luật nơi cƣ trú (Lex domicili). Ngoài ra xung đột pháp luật về quyền nhân thân còn đƣợc điều chỉnh bởi Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus). - Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự cũng là dấu hiệu nhận biết quan hệ dân sự có YTNN tùy thuộc vào các biện pháp tác động đối với quan hệ dân sự đó. Có thể hiểu một cách chung nhất về sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện thay đổi, hay mất đi của chúng đƣợc pháp luật gắn với việc hình thành thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật. Sự kiện thực tế chỉ xuất hiện sự kiện pháp lý chỉ khi nào pháp luật xác định rõ điều đó. Đối với các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự có YTNN đƣợc mỗi nƣớc quy định khác nhau, việc thừa nhận hay không thừa nhận một sự kiện thực tế nào đó là sự kiện pháp lý đều xuất phát từ lợi ích của xã hội, của giai cấp cầm quyền nƣớc đó. Thứ nhất, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ dân sự có YTNN: Chẳng hạn trong trƣờng hợp các bên kết hôn có cùng quốc tịch nhƣng lại kết hôn với nhau trƣớc cơ quan có thẩm quyền tại nƣớc mà các bên không mang quốc tịch. Trƣờng hợp này pháp luật đƣợc áp dụng để giải quyết vấn đề liên quan nhƣ xác định điều kiện kết hôn, nghi thức kết hôn của các bên có thể là Luật của 2 nƣớc có hữu quan. Thứ hai, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ dân sự có YTNN: Trên thực tế, có nhiều trƣờng hợp các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình không còn coi nhau nhƣ vợ chồng nhƣng chƣa muốn ly hôn với nhau. Trƣờng hợp này, ở các nƣớc công nhận việc ly thân, pháp luật cho phép các bên ly thân với nhau trên cơ sở quyết định của Tòa án. Việc Tòa án tuyên bố cho phép các bên ly thân là sự kiện pháp
- lý làm thay đổi quan hệ hôn nhân. Theo quyết định này, hôn nhân chƣa chấm dứt nhƣng quan hệ vợ chồng thì thay đổi. Sự thay đổi này thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Khi vợ chồng quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân nói trên tại một Tòa án của một quốc gia khác mà ở đó không công nhận việc ly thân sẽ làm nảy sinh vấn đề công nhận bản án, quyết định của Tòa án trƣớc đó đã ra quyết định để xử lý quan hệ hôn nhân và tài sản con chung liên quan giữa vợ chồng. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất nhiều trƣờng hợp có thể xảy ra liên quan đến sự kiện pháp lý xảy ra ở nƣớc ngoài làm thay đổi quan hệ dân sự. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy đối với sự kiện pháp lý xảy ra ở nƣớc ngoài làm chấm dứt quan hệ dân sự. Hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ dân sự có YTNN nói riêng bao gồm cả các quyết định của cơ quan có thẩm quyền và hành vi cụ thể của các chủ thể tham gia quan hệ đó. Nhƣ vậy xác định đúng thời điểm mà sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự có YTNN có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cơ quan có thẩm quyền xác định đúng luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật phát sinh giữa các nƣớc hữu quan, từ đó giải quyết chính xác những tranh chấp liên quan giữa các bên tham gia quan hệ. YTNN trong quan hệ dân sự theo pháp luật của các nƣớc cũng nhƣ pháp luật Việt nam thƣờng chỉ nói tới ba yêu tố nƣớc ngoài nhƣ đã phân tích trên. Tuy nhiên, qua thực tiễn cũng nhƣ quá trình nghiên cứu về lĩnh vực Tƣ pháp quốc tế, nhiều nhà luật học đã cho thấy, không chỉ có ba yếu tố trên mới xác định quan hệ dân sự có YTNN mà ngoài ra yếu tố cƣ trú của các bên đƣơng sự cũng là một dấu hiệu khá quan trọng để xác định quan hệ này. Khi nói đến yếu tố cƣ trú của các bên đƣơng sự tham gia quan hệ dân sự có YTNN có thể xảy ra hai trƣờng hợp: Thứ nhất, Công dân nƣớc sở tại ra nƣớc ngoài cƣ trú, Thứ hai, công dân nƣớc ngoài vào nƣớc sở tại cƣ trú, làm ăn, sinh sống. Nhƣng đây chỉ là quan điểm của một số học giả [9, tr.62-65], với cá nhân tác giả đề tài cho rằng, xét cho cùng thì việc cƣ trú mà không làm phát sinh sự kiện pháp lý thì cũng không làm phát sinh quan hệ cũng nhƣ tranh chấp có YTNN. Hiện tại pháp luật Việt Nam đã định nghĩa quan hệ hay vụ việc có YTNN trong một số văn bản, đây là điều khá đặc biệt so với Tƣ pháp quốc tế của một số nƣớc. Cộng Hòa Pháp có hệ thống Tƣ pháp quốc tế khá phát triển nhƣng không có văn bản nào định nghĩa về khái niệm "Yếu tố nƣớc ngoài". Ba nƣớc có Luật tƣ pháp quốc tế ở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 348 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 97 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 112 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 234 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn