intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân qua thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về BHXH bắt buộc và những quy định hiện hành về pháp luật BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an tỉnh Ninh Thuận, từ đó kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quả pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an tỉnh Ninh Thuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân qua thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THANH HÒA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THANH HÒA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Vân Long Ninh Thuận – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lƣợng Công an nhân dân qua thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Tất cả các tư liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là hoàn toàn khách quan, trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thanh Hòa
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ LỤC BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT - ABSTRACT MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 4. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu .................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 6. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN ........................... 7 1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc .............................................. 7 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................................................... 7 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................................... 9 1.2. Quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lƣợng Công an nhân dân................................................................................................ 11 1.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................................... 11 1.2.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................................... 12 1.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................................. 21 1.2.4. Hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ..... 22
  5. CHƢƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TẠI CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN.................................................................................... 27 2.1. Giới thiệu chung về Công an tỉnh Ninh Thuận ........................................... 27 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lƣợng Công an nhân dân tại Công an tỉnh Ninh Thuận ............................................... 29 2.2.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................. 30 2.2.2. Về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc .............................................. 32 2.2.3. Về quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc......................................................... 43 2.2.4. Về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc . 48 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TẠI CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN ..................................................................................................... 54 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc........................ 54 3.1.1. Phù hợp, bám sát chính sách và định hướng phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc của Đảng và Nhà nước ............................................................................ 54 3.1.2. Đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi người thụ hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................................................................................................... 56 3.1.3. Đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế, bảo đảm tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới .............................................. 57 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lƣợng Công an nhân dân ............................................................................... 57 3.3. Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lƣợng Công an nhân dân tại Công an tỉnh Ninh Thuận ..... 66 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BNN : Bệnh nghề nghiệp CAND : Công an nhân dân CBCS : Cán bộ, chiến sỹ LĐHĐ : Lao động hợp đồng NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động TNLĐ : Tai nạn lao động
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong CAND Bảng 1.2. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ hưu trí hằng tháng Bảng 1.3. Mức hưởng chế độ hưu trí hằng tháng đối với nam kể từ 01/01/2018 Bảng 1.4. Điều kiện và mức hưởng trợ cấp mai táng Bảng 1.5. Điều kiện và mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng Bảng 1.6. Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản Bảng 1.7. Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Bảng 1.8. Hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí Bảng 1.9. Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Bảng 2.2. Tình hình chi trả các chế độ BHXH bắt buộc năm 2017 Bảng 2.3. Tình hình chi trả các chế độ BHXH bắt buộc năm 2018 Bảng 2.4. Tình hình chi trả các chế độ BHXH bắt buộc 06 tháng đầu năm 2019 Bảng 2.5. Tình hình cấp sổ BHXH tại Công an tỉnh Ninh Thuận
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ quy trình giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc trong CAND Hình 2.1. Tổng hợp thu, chi trả BHXH bắt buộc qua các năm
  9. TÓM TẮT Việc thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân vẫn còn hạn chế và khó khăn nhất định. Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ thực tiễn thực hiện tại Công an tỉnh Ninh Thuận, từ đó có kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả. Đề tài nghiên cứu chủ đề pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân qua thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận để chỉ rõ những hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp nghiên cứu lý luận, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử cụ thể,… để làm rõ những quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân, đối chiếu với thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận. Đề tài đã tìm thấy những hạn chế và khó khăn trong thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và những kiến nghị để thực hiện có hiệu quả tại Công an tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa trong việc thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Từ khóa: Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  10. ABSTRACT The enforcement of the law on compulsory social insurance among the People’s Police forces is still limited and difficult. The research of the topic aims to clarify the reality of implementation in the Police Department of Ninh Thuan Province, from which there are recommendations to improve and implement effectively. The study of compulsory social insurance law topics in the People’s Police force through practical application at the Police Department of Ninh Thuan Province to show the limitations and difficulties in the implementation process. The thesis uses scientific research methods such as: Methods of theoretical research, comparison, analysis, synthesis, statistics, specific history,... to clarify the current legal provisions on protection. Compulsory social insurance in the People’s Public Security Forces, compared with the practice applied in the Police Department of Ninh Thuan Province. The thesis found limitations and difficulties in implementing the law on compulsory social insurance and recommendations for effective implementation at the Police Department of Ninh Thuan Province. The research results have significant implications for the implementation of compulsory social insurance regimes and policies for cadres and soldiers in the entire People’s Public Security Forces in general and the Ninh Thuan Provincial Police in particular. Keywords: Compulsory social insurance.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những rủi ro không lường trước được như: ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp, già yếu… nên cần phải có những biện pháp để đảm bảo an toàn khi gặp phải các rủi ro, một trong các biện pháp đó chính là tham gia BHXH. Bảo hiểm xã hội là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm, xuất hiện lần đầu tiên tại nước Đức vào khoảng giữa thế kỷ XIX khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ với một số chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sau đó, BHXH được lan rộng ra các nước châu Âu và các nước khác1. Ở nước ta, qua quá trình hình thành và phát triển, chính sách BHXH luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước, đáp ứng được đông đảo nguyện vọng của NLĐ, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật về BHXH luôn được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhằm tạo khung pháp lý vững chắc trong thực hiện chính sách BHXH. Trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội nói chung và BHXH nói riêng thì pháp luật về BHXH bắt buộc là một bộ phận đặc biệt quan trọng. Mới nhất, Luật BHXH số 58/2014/QH13 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 thông qua ngày 20/11/2014 là một bước phát triển quan trọng của pháp luật về BHXH nước ta với những quy định mới tiến bộ hơn, góp phần quan trọng vào việc chăm lo đời sống NLĐ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Để triển khai thực hiện Luật BHXH năm 2014 đối với các ngành nghề đặc thù trong lực lượng Quân đội nhân dân, CAND; Chính phủ và các Bộ cũng đã ban hành Nghị định, Thông tư, văn hướng dẫn như: Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, CAND và người làm công tác cơ yếu hưởng 1 Mạc Văn Tiến. Vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội. . [Ngày truy cập: 14 tháng 8 năm 2019].
  12. 2 lương như đối với quân nhân; Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA- BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP; Công văn số 14843/X11-X33 ngày 12/12/2016 của Tổng cục Chính trị CAND (cũ) về việc sao gửi văn bản và hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH năm 2014 và Công văn số 1003/BCA-X11 ngày 08/5/2018 của Bộ Công an về việc thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc trong CAND,… Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an các tỉnh, thành phố nói chung cũng như tại Công an tỉnh Ninh Thuận nói riêng vẫn còn có hạn chế, vướng mắc và khó khăn nhất định, như: Hệ thống các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an chưa hoàn thiện, cụ thể trong quá trình thực hiện chỉ có 05 chế độ BHXH bắt buộc: Ốm đau, thai sản; TNLĐ, BNN; hưu trí và tử tuất nhưng trong CAND lại thực hiện hướng dẫn áp dụng theo 03 văn bản khác nhau: Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016; Công văn số 14843/X11- X33 ngày 12/12/2016 và Công văn số 1003/BCA-X11 ngày 08/5/2018 gây rườm rà về thủ tục, dễ nhầm lẫn trong quá trình thực thi, không đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Mỗi văn bản áp dụng cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác nhau, chưa bao hàm đầy đủ các đối tượng; quy định NSDLD còn sơ hở, thiếu đối tượng Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an các tỉnh, thành phố theo quy định phân cấp quản lý và sử dụng hiện hành trong Bộ Công an. Ngoài ra, Thông tư số 29/2015/TT-BCA ngày 01/7/2015 của Bộ Công an quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH trong CAND đã hết hiệu lực nhưng hiện nay vẫn được tiếp tục áp dụng. Bên cạnh đó, việc giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc cho CBCS tại Công an tỉnh Ninh Thuận vẫn chưa kịp thời, còn sơ hở; theo số liệu thống kê từ năm 2017 đến nay của Công an tỉnh cho thấy: 12 trường hợp phải trả lại hồ sơ để bổ sung thủ tục giải quyết chế độ BHXH bắt buộc theo quy định, 63 trường hợp chưa được cấp sổ BHXH; đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách và bảo hiểm chưa có nhiều kinh nghiệm và còn thiếu, hiện nay chỉ có 03 cán
  13. 3 bộ; việc thực hiện chế độ, chính sách về BHXH bắt buộc còn có lúc có nơi chưa kịp thời, có 05 trường hợp kiến nghị, thắc mắc2. Do đó, để tìm hiểu, nghiên cứu rõ hơn những khía cạnh của pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND, đặc biệt là quá trình thực hiện những quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND trên thực tế tại Công an tỉnh Ninh Thuận, từ đó có kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quả pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an tỉnh Ninh Thuận. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân qua thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn thạc sĩ Luật kinh tế của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, bài tạp chí viết về vấn đề BHXH bắt buộc. Ở phạm vi và mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu, bài viết đã đề cập đến các quy định về BHXH bắt buộc nói chung và các chế độ của BHXH bắt buộc nói riêng, điển hình như: - Vụ bảo hiểm xã hội, 2010. Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn đến năm 2020. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Bài viết đã tập trung trình bày những cơ sở lý luận về BHXH bắt buộc, trên cơ sở đó đánh giá thực tiễn thực hiện và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ BHXH bắt buộc giai đoạn đến 2020. - PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí và ThS. Bùi Thị Kim Ngân, 2015. Một số bình luận pháp lý liên quan đến Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tạp chí Luật học, số 6/2015. Bài viết đưa ra một số ý kiến bình luận, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm tìm ra bản chất pháp lí và mối tương quan liên quan đến Điều 60 Luật BHXH năm 2014. 2 Công an tỉnh Ninh Thuận. Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2017, 2018 và Báo cáo kết quả công tác tổ chức cán bộ 6 tháng đầu năm 2019 và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2019.
  14. 4 - TS. Nguyễn Hiền Phương, 2015. Những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Tạp chí Luật học, số 10/2015. Bài viết sáng tỏ những điểm mới của Luật BHXH năm 2014 về các chế độ bảo hiểm so với Luật BHXH năm 2006, đồng thời kiến nghị đảm bảo khả thi các quy định của Luật BHXH năm 2014. - Lường Thanh Huyền, 2016. Pháp luật về BHXH bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội. Bài viết tác giả đã trình bày khái quát về lý luận BHXH bắt buộc, đánh giá thực trạng thi hành các chế độ BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ đó, đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc. - Ths. Nguyễn Thị Nga, 2019. Một số thay đổi về đóng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 01/7/2019”, Thông tin Báo cáo viên, Số 6/2019. Bài viết tác giả tập trung hướng dẫn làm rõ mức đóng BHXH bắt buộc, Bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2019 cho nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở và khẳng định đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về pháp luật BHXH nói chung trong đó có BHXH bắt buộc cũng như thực tiễn thực hiện. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về việc thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an tỉnh Ninh Thuận. Vì vậy, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND qua thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận và cũng có sự kế thừa lý luận từ những tư liệu, bài viết của các tác giả, các nhà khoa học đi trước. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND và thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận.
  15. 5 - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tập trung vào các quy định pháp luật hiện hành về BHXH bắt buộc, bao gồm Luật BHXH năm 2014 và các văn bản, hướng dẫn thi hành trong lực lượng CAND. + Không gian: Tại Công an tỉnh Ninh Thuận. + Thời gian: Từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2019. 4. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn đi vào nghiên cứu và trả lời một số câu hỏi như sau: + Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì ? Pháp luật hiện hành về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND gồm những nội dung gì, quy định như thế nào ? + Thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an tỉnh Ninh Thuận ra sao ? + Cần có những kiến nghị gì để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an tỉnh Ninh Thuận ? - Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận về BHXH bắt buộc và những quy định hiện hành về pháp luật BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an tỉnh Ninh Thuận, từ đó kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quả pháp luật về BHXH bắt buộc trong lực lượng CAND tại Công an tỉnh Ninh Thuận. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận của triết học Mác–Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu lý luận, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử cụ thể,… nhằm minh chứng cho những lập luận, những nhận xét đánh giá, kết luận khoa học của luận văn. Các phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn để làm rõ những quy định pháp luật hiện hành về BHXH bắt buộc trong
  16. 6 lực lượng CAND, đồng thời đối chiếu với thực tiễn áp dụng tại Công an tỉnh Ninh Thuận. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội bắt buộc và quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân. Chƣơng 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân tại Công an tỉnh Ninh Thuận. Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lực lượng Công an nhân dân tại Công an tỉnh Ninh Thuận.
  17. 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN 1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc Trong cuộc sống sinh tồn và phát triển của mỗi con người, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của bản thân như: Ăn, mặc, ở, sinh hoạt… nhưng trong thực tế, không phải khi nào con người cũng gặp thuận lợi mà nhiều khi gặp những khó khăn, bất lợi làm cho họ bị giảm, mất thu nhập hoặc một số điều kiện khác như bị ốm đau, tai nạn, nghỉ việc, tuổi già, tử vong… đều làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của bản thân, người thân và gia đình của họ. Để khắc phục khó khăn, rủi ro, từ lâu con người đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa khắc phục hậu quả khác nhau. Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất là cùng tính toán và đóng góp tiền vào một quỹ chung. Quỹ này còn có thể được bổ sung từ ngân sách Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ nhằm đảm bảo khi NLĐ gặp những biến cố. NSDLĐ cũng nhờ đó mà đảm bảo được hoạt động của mình không bị xáo trộn, rơi vào khó khăn. Những hoạt động, quan hệ ràng buộc chặt chẽ liên quan đến quỹ này được thế giới quan niệm là BHXH đối với NLĐ. BHXH là công cụ quan trọng và có hiệu quả nhất để khắc phục hậu quả tổn thất khi xảy ra rủi ro. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật BHXH trên thế giới cho thấy, BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng là vấn đề của mỗi quốc gia, nó đã xuất hiện từ rất lâu và đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách BHXH, đặc biệt là BHXH bắt buộc và coi đó là một trong những chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội. Hiện nay, BHXH là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý... Do đó,
  18. 8 còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về BHXH, tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học. Có quan điểm “BHXH là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần do sự đóng góp của NSDLĐ, NLĐ dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ và gia đình họ khi gặp những biến cố làm giảm hay bị mất thu nhập theo lao động”3. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì BHXH là “sự bảo đảm những quyền lợi vật chất cho công nhân viên chức khi không làm việc vì ốm đau, sinh đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động”4. Theo Từ điển Luật học, BHXH là chế định pháp luật lao động, gồm các quy phạm pháp luật quy định về chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp TNLĐ; BNN; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị TNLĐ, BNN, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác5. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về BHXH như sau: “BHXH là sự bảo vệ của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp. Đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của thành viên và đảm bảo an toàn của xã hội”6. Bảo hiểm xã hội theo Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 là: “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu 3 Trường Đại học Lao động – Xã hội, 2010. Giáo trình Bảo hiểm xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. Trang 52. 4 Nguyễn Như Ý, 1999. Đại từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Trang 39. 5 Viện khoa học pháp lý, 2006. Từ điển Luật học. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Tư pháp. Trang 40. 6 BHXH tỉnh Ninh Thuận. Khái quát về sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội. . [Ngày truy cập: 14 tháng 8 năm 2019].
  19. 9 nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Như vậy, qua việc tìm hiểu các quan điểm trên, có thể hiểu BHXH là một hình thức bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho NLĐ trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động, nhằm bảo đảm thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. BHXH bao gồm 2 hình thức là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. BHXH bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 là “loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia”. Như vậy, có thể thấy BHXH bắt buộc là loại hình BHXH có tính chất bắt buộc áp dụng đối với một số đối tượng là NLĐ và NSDLĐ. Những đối tượng này dù muốn hay không muốn cũng bắt buộc phải tham gia hay nói cách khác việc tham gia BHXH là nghĩa vụ bắt buộc của NLĐ và NSDLĐ, họ không có quyền từ chối hay thỏa thuận. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về BHXH bắt buộc là “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với NLĐ khi họ gặp rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động do ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở nghĩa vụ bắt buộc tham gia của NLĐ và NSDLĐ”. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là cả NLĐ và NSDLĐ và cùng có nghĩa vụ phải đóng góp vào quỹ BHXH. Nói cách khác, các đối tượng không có quyền lựa chọn tham gia hay không tham gia mà họ phải tham gia hình thức BHXH bắt buộc này khi thuộc các trường hợp pháp luật đã quy định. 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc Bảo hiểm xã hội bắt buộc có vai trò rất quan trọng đối với con người và xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội thông qua bảo vệ lực lượng lao động – lực lượng chính cho nền sản xuất, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Vai trò của BHXH bắt buộc được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trực tiếp và rõ nhất là đối với NLĐ, NSDLĐ, đối với Nhà nước và sự ổn định xã hội.
  20. 10 - Đối với người lao động Mục đích chính của BHXH bắt buộc là bảo đảm thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi họ gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. BHXH bắt buộc sẽ góp phần hỗ trợ cho cá nhân NLĐ khi gặp phải những rủi ro như: Ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hết tuổi lao động hoặc chết,… bằng cách tạo ra cho họ thêm một phần thu nhập, những điều kiện lao động thuận lợi. Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn giúp họ ổn định lại cuộc sống, nhanh chóng có điều kiện phục hồi sức khỏe để có thể tiếp tục tham gia quá trình lao động, cống hiến cho sự phát triển chung của xã hội. - Đối với người sử dụng lao động Bảo hiểm xã hội bắt buộc giúp cho các tổ chức sử dụng lao động nói chung hay các doanh nghiệp nói riêng ổn định hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. Khi NLĐ gặp phải những rủi ro như: Ốm đau, tai nạn… đời sống của họ bị ảnh hưởng, dẫn đến chất lượng hiệu quả không cao. Từ việc tham gia BHXH bắt buộc, NSDLĐ sẽ giảm bớt được gánh nặng tài chính khi phải trực tiếp bù đắp cho NLĐ gặp biến cố, rủi ro trong lao động; góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả, các bên trong quan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn. Bảo hiểm xã hội bắt buộc tạo điều kiện cho NSDLĐ có trách nhiệm với NLĐ, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ, khiến cho BHXH bắt buộc có tính nhân văn sâu sắc hơn. Bảo hiểm xã hội bắt buộc đã gián tiếp làm tăng kết quả lao động, sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị lên một cách đáng kể. - Đối với Nhà nước và xã hội Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội, là tiền đề thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2