intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ rừng qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, có căn cứ khoa học lý luận cũng như phân tích các khái niệm về rừng, đặc biệt rừng, những vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng nhằm đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ rừng áp dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua, từ đó luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng của nước ta trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ rừng qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN CÔNG HOẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG QUA THỰC TIẾN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN CÔNG HOẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG QUA THỰC TIẾN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VŨ NAM TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh mở cơ sở đào tạo tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, tác giả đã được quý Thầy, Cô tận tình giảng dạy, hướng dẫn học tập, trau dồi đạo đức cách mạng bằng cả trách nhiệm tình thương và phương pháp khoa học. Tác giả hoàn thành Luận văn là kết quả từ sự giảng dạy, hướng dẫn trực tiếp của Thầy PGS.TS. Lê Vũ Nam và hướng dẫn của quý Thầy, Cô các khoa; sự tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ có hiệu quả và kịp thời của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã được nhiều cơ quan, đơn vị, đồng chí, bạn bè trên địa bàn tỉnh Cà Mau giúp đỡ, cung cấp thông tin, hỗ trợ thiết thực và sự chia sẻ, động viên chân tình. Để thực hiện Luận văn, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và sử dụng hợp lý từ nhiều tạp chí, sách báo của nhiều tác giả, nhà xuất bản, cơ quan, đơn vị thông tin truyền thông. Tác giả xin nói lời tri ân sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Lê Vũ Nam và quý Thầy, Cô, cán bộ, nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau; chân thành cảm ơn đến cơ quan, đơn vị, đồng chí và bạn bè tỉnh Cà Mau đã có những giúp đỡ quý báu trong quá trình tác giả thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Cà Mau, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Trần Công Hoằng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Công Hoằng
  5. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng, biểu Trang 01 Bảng 1.1: Ảnh hưởng của rừng đến tốc độ gió 17 02 Bảng 2.1: Sắp xếp, phân loại quy hoạch rừng đặc dụng 47
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..............................................................................3 . M c đích và nhi v của luận văn ................................................................3 4. Đối tượng và phạ vi nghiên cứu ....................................................................4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .....................................................4 6. Kết cấu của luận văn .........................................................................................4 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ RỪNG ........................................6 VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG ..........................................................................6 1.1. Tổng quan về bảo v rừng .............................................................................6 1.1.1. Khái niệm rừng ..........................................................................................6 1.1.2. Đặc điểm của rừng ....................................................................................9 1.1.3. Phân loại rừng .........................................................................................10 1.1.4. Vai trò của rừng .......................................................................................13 1.2. Khái quát về bảo v rừng .............................................................................20 1.2.1. Khái niệm bảo vệ rừng ............................................................................20 1.2.2. Đặc điểm bảo vệ rừng ..............................................................................21 1.2.3. Các phương thức bảo vệ rừng .................................................................24 1.2.4. Sự cần thiết bảo vệ rừng ..........................................................................26 1. . Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo v rừng ....................29 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về bảo vệ rừng ............................29 1.3.2. Nội dung của pháp luật bảo vệ rừng .......................................................32 1.3.3. Vai trò của pháp luật đối với công tác bảo vệ rừng ................................36
  7. Kết luận Chương 1 ..............................................................................................40 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG .....................42 QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU VÀ ..............42 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................................................................................42 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo v rừng qua thực tiễn áp d ng trên địa bàn tỉnh Cà Mau .........................................................................................................42 2.1.1. Quy định về chủ thể có trách nhi bảo v rừng ..................................42 2.1.2. Quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng ......................................................45 2.1.3. Quy định về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng ...................................48 2.1.4. Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng ...............................................50 2.1.5. Quy định về phòng trừ sinh vật gây hại rừng ..........................................52 2.1.6. Quy định về kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng ...........................................................................................55 2.1.7. Quy định về xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng ..........58 2.2. Kiến nghị hoàn thi n pháp luật về bảo v rừng ........................................65 2.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng .......61 2.2.2. Căn cứ pháp lý thực tế cần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng ...........63 2.2.3. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng ............................68 Kết luận Chương 2 ..............................................................................................72 KẾT LUẬN ..............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với mọi quốc gia, muốn phát triển nhanh và bền vững là phải tính đến sự cân bằng môi trường sinh thái. Công tác này bao trùm trên nhiều mặt, trong đó có hoạt động khai thác, trồng rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, các hoạt động kinh doanh lâm sản… tác động trực tiếp đến bảo vệ và phát triển rừng. Rừng có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội, rừng góp phần vào các hoạt động kinh tế nhờ khả năng cung cấp nguyên liệu liên tục lâu dài với chất lượng nguyên liệu cao cho các ngành công nghiệp, công nghiệp giấy, chế biến gỗ, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, sợi dệt, lấy tinh dầu, cung cấp các hoạt động dịch vụ như du lịch sinh thái…góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, rừng tạo ra các sản phẩm dịch vụ, nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái gắn liền với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt, du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng thu nhập cho người dân địa phương góp phần ổn định dân cư và xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang diễn ra nhanh chóng, đời sống của con người được cải thiện đáng kể nhưng chúng ta phải đối mặt với những thách thức của sự phát triển. Đó là nguy cơ suy giảm các nguồn tài nguyên và sự suy thoái các yếu tố căn bản môi trường sống. Tài nguyên rừng – một trong những tài nguyên có thể tái tạo và có tính quyết định trong việc duy trì cân bằng sinh thái toàn cầu, đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng cả về lượng và chất. Các nhà khoa học đã cảnh báo, mất rừng không chỉ đơn thuần là sự suy giảm nguồn tài nguyên mà nó còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sa mạc hóa, các thiên tai như lũ lụt, hạn hán,…đặc biệt là các tác hại về môi trường sinh thái như phá hại sinh cảnh, tuyệt chủng các loài thực vật, động vật nguy cấp, quý hiếm. Vì thế rừng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ đất, điều hòa không khí, bảo vệ môi
  9. 2 trường sinh thái. Trước những biến đổi về môi trường trong thời gian gần đây, chúng ta càng thấy được tầm quan trọng của rừng. Do đó, quản lý rừng bền vững đã được nhận thức như là một chiến lược vì mục tiêu tồn tại lâu dài của con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, do xuất phát từ những khó khăn về kinh tế, người dân vẫn tiến hành khai thác ở khu vực lâm nghiệp có tính đặc thù địa phương, mặt khác sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương nên việc vận dụng các văn bản pháp luật Nhà nước vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng không hoàn toàn giống nhau. Điều này đòi hỏi việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn chú ý đến tính đặc thù. Chính tính đặc thù địa phương nên pháp luật của Nhà nước chưa có điều chỉnh, quản lý kịp thời, đồng bộ. Thế mạnh kinh tế của tỉnh Cà Mau là tiềm năng về phát triển nông-lâm-ngư nghiệp. Trong phát triển lâm nghiệp thì phát triển rừng tràm, rừng đước có vị trí chủ đạo và mang tính đặc thù của tỉnh. Thổ nhưỡng của tỉnh thích hợp cho cây rừng tràm, rừng đước hơn các loại cây rừng khác. Rừng tràm, rừng đước có vị trí quan trọng, tác động đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử, du lịch, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học cùng nhiều giá trị khác của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, thực thi pháp luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được nhưng đồng thời vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đang đặt ra cần phải giải quyết. Diện tích rừng tràm, rừng đước ngày càng bị thu hẹp, cháy rừng thường xuyên xảy ra, cư dân được Nhà nước giao khoán rừng thực hiện trồng rừng mới sau khai thác không đúng quy định, lấn chiếm đất rừng sản xuất, cư dân tự ý khai thác, lợi dụng việc bảo vệ rừng để vào rừng khai thác các lâm sản, tình trạng ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, đời sống cư dân sống trên vùng đất rừng còn rất nhiều khó khăn, không yên tâm chăm lo sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt hệ thống pháp luật, nhất là văn bản pháp quy còn chồng chéo, mâu thuẫn, khó áp dụng… đang diễn ra mạnh mẽ. Tình hình này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản do thực thi pháp luật về hoạt động quản lý bảo vệ rừng chưa
  10. 3 được đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ phát triển xã hội, vẫn còn có nhiều bất cập trên nhiều mặt, đòi hỏi phải giải quyết. Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ rừng hiện nay còn khá nhiều những bất cập, khiếm khuyết tác động không nhỏ đến hoạt động quản lý và bảo vệ rừng. Do vậy, cần phải tiến hành phân tích, đánh giá một cách có hệ thống nhằm hình thành những kiến nghị, hoàn thiện trong thời gian tới. Với những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ rừng qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu làm luận văn cao học chuyên ngành kinh tế luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cùng với hoàn thiện pháp luật trên lĩnh vực lâm nghiệp, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, …là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Vì vậy mà đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: Định hướng bổ sung Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam do Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Dự án Jica vào năm 2009 – 2010); Hoàn thiện về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay của tác giả: Nguyễn Thanh Huyền - năm 2012. Nhìn chung các công trình nghiên cứu mang tính bao quát trên bình diện lý luận, thực tiễn chung của đất nước. Các công trình đó đã có đóng góp nhiều giá trị, giải quyết nhiều vấn đề đời sống xã hội đặt ra, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bảo vệ rừng áp dụng qua thực tiễn trong một không gian đặc thù và thời gian cụ thể ở nước ta. . M c đích và nhi v của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, có căn cứ khoa học lý luận cũng như phân tích các khái niệm về rừng, đặc biệt rừng, những vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng nhằm đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ rừng áp dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng của nước ta trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, Luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
  11. 4 + Hệ thống thống hóa được cơ sở lý luận về rừng, bảo vệ rừng, những nội dung cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng, vai trò của pháp luật bảo vệ rừng. + Đánh giá thực trạng về pháp luật bảo vệ rừng qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua. + Đề xuất kiến nghị, những giải pháp có căn cứ lý luận và thực tiễn mang tính khả thi để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạ vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên bình diện chung và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Phạm vi nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của Luận văn được tiến hành trong không gian trên địa bàn tỉnh Cà Mau và thời gian từ năm 2004 đến năm 2016. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học chủ yếu của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Nhà nước về rừng và bảo vệ rừng, những tri thức, tư tưởng tiến bộ phù hợp thực tiễn công tác bảo vệ rừng ở nước ta. - Quá trình thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương pháp chung, định hướng cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp với nhau, như phương pháp phân tích hệ thống kết hợp với phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp với phương pháp so sánh…Ngoài ra, tùy từng vấn đề nghiên cứu mà tác giả sử dụng một số phương pháp thích hợp, như phương pháp dự báo, thống kê, phương pháp tổng kết, đánh giá thực tiễn, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phỏng vấn…. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 02 chương như sau: Chương 1. Lý luận chung về bảo v rừng và pháp luật bảo v rừng
  12. 5 Chương 2. Thực trạng pháp luật về bảo v rừng qua thực tiễn áp d ng trên địa bàn tỉnh Cà Mau và kiến nghị hoàn thi n
  13. 6 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG 1.1. Tổng quan về bảo v rừng 1.1.1. Khái ni rừng Mọi giai đoạn lịch sử loài người luôn gắn bó với điều kiện thiên nhiên và trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau có những thay đổi về nhận thức thiên nhiên, trong đó có nhận thức về rừng. Tùy mục tiêu nghiên cứu, giới hạn nhận thức, góc độ và phương pháp xem xét mà người ta có những quan niệm về rừng khác nhau và trong từng giai đoạn khác nhau. Cùng với sự ra đời của sinh thái học, các khái niệm về rừng và khoa học rừng dần dần được sáng tỏ. Rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới được nhận thức thật sự từ thế kỷ XIX. Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái, rừng được xem như là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển. Mặt khác học thuyết về rừng thì rừng được coi là một sinh địa quần lạc. Hai học thuyết trên không khác nhau về bản chất, nhưng mỗi học thuyết nhấn mạnh về một khía cạnh đặc trưng riêng của rừng. Cả hai học thuyết đều sử dụng các nguyên lý cơ bản của sinh thái học khi nghiên cứu một đơn vị tự nhiên trong sinh quyển. Chúng đều được thừa nhận và sử dụng trong khoa học nghiên cứu về rừng. Vili (1957) đã dịch ra khái niệm hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên bao gồm các yếu tố sống và không sống, giữa chúng có sự trao đổi vật chất và năng lượng tạo nên một hệ thống ổn định. Còn quần lạc sinh địa rừng được hiểu là một khoảng rừng nhất định có sự đồng nhất về các yếu tố cấu thành cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành. Nghĩa là đồng nhất về thảm thực vật, thế giới động vật, thế giới vi sinh vật, các điều kiện về khí hậu, đất đai. Trong đó có sự đồng nhất về các quá trình tác động qua lại lẫn nhau, có cùng một kiểu trao đổi vật chất và năng lượng giữa các hợp phần trong quần lạc và với môi trường. Thuật ngữ “rừng” thường chỉ cho chúng ta có sự hình dung miêu tả hoặc đưa ra tính khái quát đều thấy đến nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật sinh sống
  14. 7 trong một môi trường thiên nhiên, giữa chúng thường có những loài động vật, thực vật, vi sinh vật cùng tồn tại và có loài chiếm ưu thế hơn, chúng luôn ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến môi trường. Loài thực vật là thành tố cơ bản của rừng, chúng vốn có tính năng điều hòa môi trường sinh thái. Năm 1912, nhà khoa học người Nga là G.F.Morodop đã xây dựng và công bố học thuyết về rừng. Trong học thuyết này, ông đã chỉ ra khái niệm về rừng, là “một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển, nó chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý”1. Năm 1974, Hội nghị các nhà khoa học Liên Xô đã thống nhất đưa ra định nghĩa về rừng, đó là “một bộ phận cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật, trong quá trình phát triển, chúng có mối quan hệ sinh học, ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”2. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư nước ta chỉ ra, rừng là “quần xã sinh vật, trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu, quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn, giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo sự khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác”3. Khái niệm về rừng được đưa ra ngắn gọn hơn. Rừng là chỗ cây cối mọc mênh mông sầm uất4. Rừng là nơi có nhiều cây cối mọc chi chít, nơi động vật sống tự nhiên hoang dã5. Từ năm 2004 đến nay, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã được Quốc hội thông qua vào ngày 03 tháng 12 năm 2004 (sau đây gọi là Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004), theo đó khái niệm rừng được hiểu thống nhất như sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, 1 Học thuyết về rừng của G.F. Morodop năm 1912 2 Định nghĩa về rừng của Hội nghị các nhà khoa học Liên Xô năm 1974 3 https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%ABng, Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017 4 Minh Tâm, Thanh Nghi, Xuân Lãm (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, tr. 27. 5 Văn Tân (1991), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, tr.33.
  15. 8 đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng6. Kế thừa những khái niệm trên và dựa vào quan điểm quản lý rừng bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra khái niệm về rừng như sau: Rừng là nơi cung cấp gỗ và các lâm sản khác, là một nhân tố phát triển ở dạng giá trị tiềm năng tổng hợp và có nhiều chức năng7. Với cách tiếp cận trên, dễ thấy rừng có nhiều loại cây gỗ, nhiều lâm sản khác như động vật, vi sinh vật rừng thích ứng với loài cây gỗ chiếm ưu thế trong môi trường cây gỗ tồn tại, phát triển; rừng là một nhân tố phát triển ở dạng giá trị tiềm năng tổng hợp thể hiện ở chỗ, rừng là sản phẩm, là tư liệu sản xuất và cũng là sự thống nhất giữa sản phẩm và tư liệu sản xuất, giá trị tiềm năng tổng hợp có cả kinh tế-xã hội, có giá trị sử dụng tổng hợp, giá trị sử dụng của nó gồm giá trị sử dụng của các lâm sản, dịch vụ và khả năng tái sản xuất ra những sản phẩm này; và rừng có nhiều chức năng thể hiện ở chỗ, chức năng kinh tế, chức năng phòng hộ môi trường, chức năng du lịch, chức năng môi sinh và chức năng bảo vệ đa dạng sinh học. Tiếp cận trên, cho thấy trên địa bàn tỉnh Cà Mau có hai loại rừng chiếm ưu thế chủ yếu và tương ứng với hệ sinh thái nước ngọt là rừng tràm, hệ sinh thái nước mặn là rừng đước. Hai loại rừng này là một bộ phận, một dạng của rừng nói chung, nó là nơi sản xuất gỗ tràm, gỗ đước và các lâm sản tồn tại, phù hợp, thích ứng cùng phát triển, tồn tại với gỗ tràm, gỗ đước là một nhân tố phát triển ở dạng giá trị tiềm năng tổng hợp và có nhiều chức năng của rừng, đồng thời nó có những giá trị và chức năng đặc thù so với các loại rừng khác. 6 Khoản.1, Điều.3 , Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. 7 Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương Quản lý rừng bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  16. 9 1.1.2. Đặc điể của rừng Từ những khái niệm về rừng đã trình bày trên cho thấy xét tổng quan, rừng có những đặc điểm chung như sau: Một là, rừng là một thể tổng hợp và phức tạp, có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với điều kiện tự nhiên trong tổng hợp đó. Quần thể ở đây không chỉ là một nhóm thực vật mà cả động vật và nhiều loài động thực vật cùng tồn tại và tác động qua lại trong môi trường tự nhiên nhất định. Chẳng hạn trong quần thể cây tràm, không chỉ có nhiều loài cá, rắn, rùa… mà còn có nhiều loài dây leo khác, như dây choại, rau mơ, bồn bồn, sậy… Hai là, luôn có sự cân bằng động (hiểu theo nghĩa rừng có sự sinh trưởng, phát triển cân đối các yếu tố cấu thành), rừng có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật. Những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. Tính cân bằng động có thể thấy như, trong hệ sinh thái nước ngọt rừng tràm, vào mùa hạn, nhiều loài dây leo kết thúc chu kì sinh trưởng và chúng cho ra những hạt, bông, nhánh… để sinh sản khi điều kiện thuận lợi thích nghi, như rau đắng đất, rau đắn biển,…khi mùa mưa đến chúng tiếp tục sinh sôi và phát triển. Ba là, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi. Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác. Nhờ đặc điểm này mà rừng có vai trò cân bằng môi trường sinh thái. Chẵn hạn, như cây xanh hấp thụ khí Cacbon đioxit (CO2) và qua quá trình quang hợp tạo ra khí Oxy (O2)… từ đó góp phần làm trong lành môi trường. Bốn là, sự vận động của rừng nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái. Theo đó, rừng có phân bố địa lý. Trong hệ sinh thái nước ngập mặn có nhiều loại cây rừng như đước, mấm,…tương ứng với
  17. 10 chúng là những loại động vật, vi sinh vật thích nghi như cá kèo, cua, ba khía; trong khi đó trong hệ sinh thái nước ngọt có nhiều loại cây rừng thích nghi như, tràm, cây bình bát, sậy, ráng, dây choại… gắn với loài cây này là nhiều loài thủy sinh, như kì đà, nhím,…Rõ ràng, rừng có tính vận động trong sự chịu tác động tổng hợp của các yếu tố và đi đến sự cân bằng và phân bố địa lý. 1.1. . Phân loại rừng Tùy theo đặc điểm từng nhóm đối tượng mà pháp luật đưa ra những chế tài khác nhau, theo đó có những cách phân loại đối tượng theo cách tiếp cận nhất định. Trong hoạt động quản lý nói chung, hoạt động quản lý nhà nước nói riêng đều cho thấy, khi đối tượng của quản lý thay đổi thì chủ thể cũng phải cần thay đổi để đạt mục tiêu theo định hướng chủ thể, mỗi đối tượng đều có những tính chất, đặc thù riêng của nó. Đối tượng của rừng rất rộng lớn, để bảo vệ, quản lý, phát triển, cũng như tiến hành nghiên cứu, hoạt động kinh doanh rừng theo hướng ổn định bền vững cần phải phân loại rừng thành những đơn vị cơ bản có những đặc điểm tự nhiên giống nhau, những đơn vị cơ bản đó chính là các loại rừng. Cho nên việc phân loại rừng là rất cần thiết để bảo vệ nó, việc phân loại xem xét theo những phương diện, tính chất và mục đích khác nhau, sẽ cho chúng ta những loại rừng tương ứng với sự xem xét đó. Theo điều 4, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, nước ta có cách phân loại rừng như sau: - Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây: + Rừng phòng hộ: Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. + Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên
  18. 11 nhiên, gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài-sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan, gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. + Rừng sản xuất: Được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống, gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 6 năm 2009 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng (sau đây gọi là thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT) đã hướng dẫn phân loại rừng cụ thể hơn so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, đó là: - Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành, gồm có: + Rừng tự nhiên: Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên. Rừng nguyên sinh là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định. Rừng thứ sinh là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi, gồm rừng phục hồi là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt; rừng sau khai thác là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác. + Rừng trồng: Là rừng được hình thành do con người trồng, gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có; rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác. Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau. - Phân loại rừng theo điều kiện lập địa, bao gồm: + Rừng núi đất: Là rừng phát triển trên các đồi, núi đất. + Rừng núi đá: Là rừng phát triển trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
  19. 12 + Rừng ngập nước: Là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập nước hoặc định kỳ ngập nước, gồm rừng ngập mặn là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ; rừng trên đất phèn là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng tràm ở Nam Bộ; rừng ngập nước ngọt là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường xuyên hoặc định kỳ; rừng trên đất cát là rừng trên các cồn cát, bãi cát. - Phân loại rừng theo loài cây, bao gồm: + Rừng gỗ: Là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ, gồm rừng cây lá rộng là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây; rừng lá rộng thường xanh là rừng xanh quanh năm; rừng lá rộng rụng lá là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở lên; rừng lá rộng nửa rụng lá là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%. Rừng cây lá kim là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây. Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%. + Rừng tre nứa: Là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa, như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, …. + Rừng cau dừa: Là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa. + Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, gồm rừng hỗn giao gỗ-tre nứa là rừng có cây gỗ chiếm hơn 50% độ tàn che; rừng hỗn giao tre nứa-gỗ là rừng có cây tre nứa chiếm hơn 50% độ tàn che. - Phân loại rừng theo trữ lượng, bao gồm: + Đối với rừng gỗ: Gồm rừng rất giàu là trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha; rừng giàu là trữ lượng cây đứng từ 201 đến 300 m3/ha; rừng trung bình là trữ lượng cây đứng từ 101 đến 200 m3/ha; rừng nghèo là trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha; rừng chưa có trữ lượng là rừng gỗ đường kính bình quân nhỏ hơn 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.
  20. 13 + Đối với rừng tre nứa, gồm rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ8 . Cách phân loại rừng trên theo văn bản quy phạm pháp luật nước ta, có sự khác nhau ở những thời điểm nhất định và khác với một số nước khu vực9. Sự phân loại đó mang tính tương đối, xét trong phương diện này thì một loại rừng nhất định thuộc dạng rừng này và trong phương diện khác nó cũng thuộc dạng rừng khác. Điều đó cho thấy trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng luôn cần sự kết hợp tính tương đồng và thấy sự khác biệt giữa các dạng rừng với nhau, để từ đó có biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển chúng cho thích hợp. Rừng tràm, rừng đước là một dạng rừng ngập nước thích ứng chủ yếu ở vùng Nam Bộ có đất nhiễm phèn, đất ngập nước mặn, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Xét theo cách phân loại rừng của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, rừng tràm, rừng đước vừa là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, chúng cũng đồng thời có rừng tự nhiên và rừng nhân tạo. Trong điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh Cà Mau, hai loại rừng này chiếm ưu thế cơ bản nhất của tỉnh, rừng đước thích nghi vùng đất ngập nước mặn, rừng tràm thích nghi vùng đất ngập nước nhiễm phèn, đất ngập úng, đất than bùn, nước ngọt, nước lợ. 1.1.4. Vai trò của rừng Vấn đề cân bằng hệ sinh thái luôn là mục tiêu quan tâm của mọi quốc gia, trở thành vấn đề toàn cầu và ngày càng cấp thiết, sự tồn tại và phát triển bền vững con người không thể diễn ra đâu khác ngoài môi trường sinh thái. Trong cân bằng môi trường sinh thái, từ những đặc điểm của rừng cho thấy, rừng có chức năng là hạt nhân giữ sự cân bằng này, có vai trò không chỉ trong kiến tạo cân bằng môi trường từ nhiên mà cả trong lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học… Rõ ràng, loài người tồn tại và phát triển được luôn gắn liền với môi trường sống của mình, có sự 8 Xem: Bảng 1.1, tr.3, Bảng 1.2, tr.3, Bảng 1.3, tr.4 và Bảng 1.4, tr.4, Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT. 9 Laty Phengsibay (2007), Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Sa Vănnakhet, Luận văn Thạc sỹ hành chính công, Học viện hành chính Quốc Gia (National Academy of Public Administration).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2