intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam

Chia sẻ: Tri Lý | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

53
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu của luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ hệ thống lý luận pháp luật về dạy nghề cho NKT hiện nay, đồng thời, phân tích thực trạng pháp luật liên quan đến vấn đề dạy nghề cho NKT ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật, cũng như việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy nghề đối với NKT ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO THỊ KIM DUNG PH¸P LUËT VÒ D¹Y NGHÒ §èI VíI NG¦êI KHUYÕT TËT ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO THỊ KIM DUNG PH¸P LUËT VÒ D¹Y NGHÒ §èI VíI NG¦êI KHUYÕT TËT ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. MAI VĂN THẮNG HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đào Thị Kim Dung
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM ......................................................... 8 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về ngƣời khuyết tật và quyền của ngƣời khuyết tật.......................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ngƣời khuyết tật ............................................ 8 1.1.2. Các quyền cơ bản của ngƣời khuyết tật ............................................ 17 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật .......................................................................................... 23 1.2.1. Khái niệm dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ................................... 23 1.2.2. Những đặc thù cơ bản trong việc dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ........................................................................................... 24 1.2.3. Lý luận pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ................... 25 1.3. Tính cần thiết và vai trò của pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam .......................................................... 28 1.3.1. Tính cần thiết của pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam ................................................................................... 28 1.3.2. Vai trò của pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ............. 31 1.4. Những quy định, tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về ngƣời khuyết tật và dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ............... 33
  5. 1.4.1. Những quy định, tiêu chuẩn của Công ƣớc quốc tế về ngƣời khuyết tật và dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ............................... 33 1.4.2. Những quy định, tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về ngƣời khuyết tật và dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật .................... 37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ................................................................................... 40 2.1. Thực trạng pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam........................................................................................ 40 2.1.1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ........................................................................................... 40 2.1.2. Hiện trạng các quy định pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ........................................................................................... 43 2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng các quy định của pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam hiện nay .................. 52 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam hiện nay ..................................................... 56 2.2.1. Thực trạng chung trong hoạt động áp dụng pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật............................................................ 56 2.2.2. Những thành tựu và hạn chế trong áp dụng pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam hiện nay ......................... 66 2.3. Nguyên nhân cơ bản ........................................................................ 77 2.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................. 77 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ...................................................................... 78 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 81
  6. Chƣơng 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 82 3.1. Những quan điểm, định hƣớng chung ........................................... 82 3.2. Những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ......................................................... 83 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật........................................................................... 83 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quá trình thực hiện pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật .................................................................... 89 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CRS Tổ chức nhân đạo cứu trợ Hoa Kỳ.(Catholic Relief Services) ILO Tổ chức lao động quốc tế NKT Ngƣời khuyết tật NTT Ngƣời tàn tật USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ.
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tỉ lệ ngƣời tàn tật đƣợc học nghề 73 Bảng 2.2. Lý do không tham gia các lớp học nghề 76
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Số ngƣời khuyết tật đƣợc dạy nghề giai đoạn Biểu đồ 2.1. 2006 – 2010 (ngƣời) 69 Về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ Biểu đồ 2.2. thuật của ngƣời khuyết tật Việt Nam năm 2008 73 Tình hình học nghề của ngƣời khuyết tật tại các Biểu đồ 2.3. cơ sở 74
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngƣời khuyết tật là ngƣời bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc một hay nhiều chức năng nào đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết tật nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia hoạt động xã hội. Việc đảm bảo sự bình đẳng cho NKT thực hiện các quyền và nghĩa vụ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là cần thiết và là trách nhiệm của Nhà nƣớc và của toàn xã hội. Dạy nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực xã hội nói chung và cũng bảo đảm yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nói riêng. Đặc biệt đối với NKT, dạy nghề có ý nghĩa tiền đề trong việc tạo cơ hội việc làm, góp phần hỗ trợ NKT từng bƣớc hoà nhập cộng đồng. Với một đối tƣợng đặc thù nhƣ NKT thì dạy nghề không chỉ tạo điều kiện cho họ vƣợt qua những khó khăn, hòa nhập vào đời sống cộng đồng mà còn là hoạt động mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc. Là mắt xích quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, với truyền thống nhân đạo của dân tộc, ngƣời khuyết tật luôn nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta. Ngay từ Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (tháng 6-1991) đã khẳng đinh: "Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh…Chăm lo đời sống những người già neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi" [19]. Đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: Từng bƣớc xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân, theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, mở rộng và phát triển sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và 1
  11. hình thức bảo trợ xã hội cho những ngƣời có công với cách mạng và những ngƣời gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới và cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội [18]. Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành tạo hành lang và cơ sở pháp lý để NKT thực hiện những quyền cơ bản của con ngƣời, tham gia vào đời sống và sự phát triển của xã hội. Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và lần sửa đổi gần đây nhất là Hiến pháp năm 2013 đều khẳng định NKT là công dân, thành viên của xã hội. Họ có quyền đƣợc xã hội trợ giúp để thực hiện đƣợc quyền bình đẳng và tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội, đồng thời đƣợc miễn trừ một số nghĩa vụ công dân. Đặc biệt, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT đƣợc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi từ phát triển hạ tầng cơ sở cho đến các chính sách trợ giúp đối tƣợng tham gia học nghề. Bộ luật lao động 2012 ra đời, thay thế cho Bộ luật Lao động năm 1994 sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006 và 2007 cũng có những quy định riêng cho lao động là ngƣời khuyết tật. Những quy định về “Lao động là ngƣời khuyết tật” tại mục 4, Chƣơng XI của Bộ luật lao động 2012 đƣợc đánh giá là sự kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trƣớc đó trong lĩnh vực lao động. Luật Dạy nghề năm 2006 đã dành toàn bộ Chƣơng VII quy định dạy nghề cho NKT, với mục tiêu giúp đối tƣợng có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm đƣợc việc làm, ổn định đời sống. Đồng thời, khẳng định, hỗ trợ về tài chính và các chính sách ƣu đãi khác đối với các cơ sở dạy nghề cho NKT nhằm khuyến khích công tác dạy nghề cho NKT. Luật Ngƣời khuyết tật đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo các quyền lợi chính đáng 2
  12. của NKT, trong đó chế độ dạy nghề là chế độ pháp lý quan trọng đã đƣợc quy định tại Điều 32. Sau hơn 4 năm thực hiện, những quy định về dạy nghề đối với NKT đã phần nào đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của thực tiễn đất nƣớc trong điều kiện đổi mới, góp phần không nhỏ trong việc giúp NKT nâng cao cơ hội việc làm, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng pháp luật dạy nghề cũng cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Theo báo cáo của các địa phƣơng trên cả nƣớc giai đoạn 2006-2010, tổng số ngƣời khuyết tật đƣợc dạy nghề cả nƣớc là gần 30.000 ngƣời, chỉ đạt hơn 37% so với mục tiêu đề ra theo Đề án trợ giúp ngƣời tàn tật của Chính phủ. Trong số đó chỉ có hơn một nửa đƣợc tạo việc làm. Hàng năm có khoảng 5.000 - 6.000 ngƣời khuyết tật đƣợc dạy nghề, chiếm 0.4% tổng số ngƣời đƣợc dạy nghề nói chung, trong khi đó tỷ lệ ngƣời khuyết tật chiếm tới 8% tổng dân số. Do đó, nghiên cứu những quy định của pháp luật về dạy nghề đối với NKT, nhận xét đánh giá thực tiễn áp dụng, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại để từ đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong việc dạy nghề đối với NKT, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong chăm sóc, bảo vệ quyền của họ nhƣ là nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong bối cảnh và xu thế hiện nay ở nƣớc ta là cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài nghiên cứu "Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tôn trọng và bảo đảm quyền của ngƣời khuyết tật không chỉ là vấn đề mang tính xã hội mà còn có ý nghĩa về kinh tế và pháp lý cần đƣợc xã hội quan tâm. Đã có một số bài báo và một số công trình nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: - Luận văn thạc sỹ (1999), "Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam", Phạm Thị Thanh Việt. 3
  13. - Luận văn thạc sỹ, "Dạy nghề và tạo việc làm cho NKT: Thực trạng và những vấn đề đặt ra" - Luận án tiến sỹ, "Hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Thị Báo, đăng trên trang Thông tin khoa học và xã hội, số 8(320), 2009. - Khóa luận tốt nghiệp (2000), “Chế độ lao động đối với người tàn tật” của Trần Thị Hoa. - Khóa luận tốt nghiệp (2004), “Chế độ lao động đối với người tàn tật ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Kim Oanh. - Luận văn thạc sỹ (2010), “Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam” của Phạm Thị Thanh Việt. Ngoài ra, còn một số bài báo cũng đề cập đến lao động tàn tật nhƣ: “Tạo cơ hội cho người khuyết tật hòa nhiệp và tiếp cận đầy đủ trong quá trình phát triển” của TS Đàm Hữu Đắc đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội số 324/2007 hay “Để người khuyết tật Việt Nam có việc làm phù hợp và ổn định” của Nghiêm Xuân Tuệ đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội số 304,305/2007. Thời gian gần đây, một số báo cáo nghiên cứu mới về NKT nhƣ: Hòa nhập người khuyết tật Việt Nam, đánh giá cuối kỳ 2010, do nhóm đánh giá Eva Lindskog, Trần Thị Thiệp, Hoàng Hải Yến thực hiện - thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức CRS và USAID (xuất bản 12/2009); Việc làm của người khuyết tật, kinh nghiệm và bài học rút ra từ dự án "Phát huy năng lực của NKT tại thành phố Đà Nẵng thông qua các cơ hội và dịch vụ y tế", Nxb Lao động-xã hội, 2011; Quản lý giáo dục hòa nhập, do Trần Ngọc Giao, Lê Văn Tạc chủ biên, hiện nay giáo trình đã đƣợc vào giảng dạy cho sinh viên Nhìn chung các nghiên cứu trên hoặc là đã đƣợc tiến hành trong điều 4
  14. kiện thời gian khi chƣa có những cập nhật của pháp luật về lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoặc vấn đề về quyền lợi của ngƣời khuyết tật đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ tổng quan hay chỉ tiếp cận vấn đề từ khía cạnh xã hội mà chƣa đi sâu vào khía cạnh pháp lý cũng nhƣ thực trạng thực hiện những quy định về dạy nghề đối với lao động là ngƣời khuyết tật. Riêng về khía cạnh dạy nghề cho ngƣời khuyết tật thì hầu nhƣ chƣa có một công trình mới, cụ thể nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, trực tiếp. Bởi vậy, trong luận văn này, tôi xin mạnh dạn đƣa ra những nghiên cứu và hiểu biết của mình về những vấn đề xoay quanh các quy định của pháp luật cũng nhƣ thực tiễn đối với vấn đề dạy nghề cho ngƣời khuyết tật ở Việt Nam. Nhất là với thực tiễn pháp lý về dạy nghề đối với NKT hiện hành, các quy định chỉ mang tính chung chung và nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác thì việc tìm hiểu pháp luật dạy nghề cho ngƣời khuyết tật dƣới giác độ nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ là hết sức cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu của luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ hệ thống lý luận pháp luật về dạy nghề cho NKT hiện nay, đồng thời, phân tích thực trạng pháp luật liên quan đến vấn đề dạy nghề cho NKT ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật, cũng nhƣ việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy nghề đối với NKT ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định liên quan đến pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật và thực trạng của vấn đề pháp lý, thực tiễn áp dụng, thực thi các quy định, chính sách pháp luật đối với dạy nghề đối với NKT. 5
  15. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu chế độ dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật trên lãnh thổ Việt Nam từ trƣớc năm 2006 đến nay. Với lý do, năm 2006 là mốc thời gian Quốc hội khóa XI ban hành Luật Dạy nghề, trong đó dành riêng một chƣơng cho vấn đề dạy nghề đối với NKT. 5. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn đã góp phần làm rõ hệ thống lý luận, từ đó có những nhận thức mới, sâu sắc hơn về những vấn đề pháp lý cơ bản đối với pháp luật dạy nghề cho NKT trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, từng bƣớc tạo nên môi trƣờng lao động hài hòa, không rào cản cho NKT phù hợp với Công ƣớc về quyền của NKT. - Luận văn cũng đã phân tích và đánh giá hệ thống pháp luật về dạy nghề cho ngƣời khuyết tật; chỉ ra đƣợc những điểm tích cực, hạn chế, nguyên nhân những hạn chế cơ bản của hệ thống văn bản hiện hành và thực tiễn thi hành pháp luật dạy nghề cho NKT. - Trên cơ sở những nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi, luận văn đã đề xuất các giải pháp, phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định, cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật, góp phần tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực dạy nghề cho NKT. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nƣớc, cải cách hành chính xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê và một số phƣơng pháp khác. 6
  16. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm, định hƣớng và các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam. 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về ngƣời khuyết tật và quyền của ngƣời khuyết tật 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm người khuyết tật 1.1.1.1. Khái niệm người khuyết tật Hiện nay ở nƣớc ta tồn tại nhiều quan niệm về NKT. Mỗi một quan niệm đều đứng trên một góc nhìn khác nhau và có mục đích riêng. Trƣớc khi Luật Ngƣời khuyết tật năm 2010 có hiệu lực, pháp luật Việt Nam nhìn nhận ngƣời khuyết tật dƣới góc độ “Ngƣời tàn tật” (NTT). Điều này đƣợc ghi nhận tại Điều 1 của Pháp lệnh Ngƣời tàn tật năm 1998: Ngƣời tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là ngƣời bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dƣới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn [53]. Theo Điều 1 Nghị định số 81- CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là ngƣời tàn tật thì “Người tàn tật là người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật, được Hội đồng giám định y khoa xác nhận” [11, Điều 1]. Trong quy định này khái niệm NTT mới chỉ đƣa ra một cách chung chung, chỉ dừng lại ở việc dùng mức độ suy giảm khả năng lao động do tàn tật làm căn cứ phân biệt xác định một ngƣời nhƣ thế nào đƣợc xác định là NTT mà chƣa đƣa ra đƣợc các đặc điểm khác nhằm phân biệt NTT với ngƣời không tàn tật. Đến Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 về việc sửa đổi, bổ 8
  18. sung một số điều của Nghị định số 81 - CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là ngƣời tàn tật thì định nghĩa NTT đƣợc đƣa ra cụ thể hơn thông qua việc xác định một ai đó có phải là NTT hay không: Lao động là ngƣời tàn tật theo quy định tại Nghị định này là ngƣời lao động không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dƣới những dạng tật khác nhau, bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, đƣợc Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo qui định của Bộ Y tế [16, Điều 1]. Liên quan đến khái niệm NTT, tại Điều 59 và Điều 67 Hiến pháp năm 1992 khẳng định:“… Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”; “… Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” [30]. Năm 2001, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó có sửa đổi vấn đề liên quan đến ngƣời khuyết tật tại Điều 59 dùng cụm từ “khuyết tật” thay cho cụm từ “tàn tật”. Những vấn đề liên quan đến ngƣời khuyết tật đƣợc quy định tại Hiến pháp năm 1992 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001: “… Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp” [33, Điều 59]. Nhƣ vậy, Hiến pháp 1992 khi đƣợc sửa đổi năm 2001 tại Điều 59 đã sử dụng thuật ngữ trẻ em khuyết tật thay cho thuật ngữ trẻ em tàn tật: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp” [33, Điều 59]. Với sự thay thế cách hiểu và cách sử dụng thuật ngữ trong Hiến pháp này, lần đầu tiên NKT đã đƣợc nhìn nhận và đánh giá phù hợp với tâm lý và thực tế tránh quan niệm kỳ thị phân biệt đối xử đối với nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng này. 9
  19. Trên cơ sở Hiến pháp 1992 sửa đổi, ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Ngƣời khuyết tật và tại đây chính thức sử dụng khái niệm “Ngƣời khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn tật” trƣớc đây. Thuật ngữ này, thiết nghĩ phù hợp với khái niệm và xu hƣớng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định của Luật này thì NKT đƣợc hiểu là “Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiế n cho lao động , sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Đây là sự thể hiện quan điểm và nhận thức của Đảng và Nhà nƣớc ta về NKT. Rõ ràng, NKT có thể là ngƣời có những khiếm khuyết nhƣng không phải đã tàn phế. Theo cách hiểu này thì NKT bao gồm cả những ngƣời bị khuyết tật bẩm sinh, ngƣời bị khiếm khuyết do tai nạn, thƣơng binh, bệnh binh. Trong bản Hiến pháp 2013, khái niệm ngƣời khuyết tật đã đƣợc sử dụng và không chỉ còn nói đến trẻ em khuyết tật mà còn nói đến trách nhiệm của nhà nƣớc đối với ngƣời khuyết tật nói chung [41, Điều 61]. Có thể thấy, khái niệm NKT trong Luật Ngƣời khuyết tật so với khái niệm ngƣời tàn tật nói trong Pháp lệnh trƣớc đây đã có bƣớc phát triển mới, tiếp cận với quan niệm thông thƣờng và chuẩn mực quốc tế về NKT (Công ƣớc năm 2006) mà Việt Nam đã ký kết. Việc sử dụng từ ngữ “Ngƣời khuyết tật” thay cho từ ngữ “Ngƣời tàn tật” nhằm bảo đảm tính nhân văn, không gây mặc cảm, tránh sự phân biệt kỳ thị đối với NKT, đồng thời hàm chứa đƣợc đầy đủ hơn đối tƣợng áp dụng và phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó vấn đề khuyết tật đƣợc nhìn nhận một cách toàn diện hơn ở cả góc độ y tế và góc độ xã hội. Thực tế cho thấy NKT khó có cơ hội tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội do những khiếm khuyết về cơ thể hay chức năng, song khó khăn đó sẽ tăng thêm do ảnh hƣởng bởi những rào cản khác trong xã hội. Sự quan tâm đối với NKT không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức 10
  20. năng mà còn phải tiến tới xoá bỏ các rào cản khác đối với NKT. Chính vì vậy, việc tiếp cận khái niệm NKT từ góc độ xã hội là nhằm hƣớng đến bổ sung, sửa đổi các chính sách giúp giảm thiểu hoặc xoá bỏ những rào cản, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Nhà nƣớc, xã hội, gia đình, cộng đồng và của mọi cá nhân đối với NKT, giúp NKT chủ động hòa nhập, có cơ hội tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động của xã hội. 1.1.1.2. Đặc điểm của người khuyết tật - Về sức khỏe, NKT là những ngƣời bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, hoặc có những rối loạn sinh lý, tâm lý hay một chức năng nào đó. Sức khỏe của lao động khuyết tật kém hơn lao động bình thƣờng, khả năng chống lại dịch bệnh thấp, là đối tƣợng gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và vận động. Đây là một trong những đối tƣợng cần đƣợc Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng lao động quan tâm nhiều hơn. Một thực tế khác không thể phủ nhận là sự đa dạng của khuyết tật với những nguyên nhân hình thành khác nhau (do bẩm sinh, do bệnh tật, do tai nạn, do chiến tranh..), những dạng khuyết tật khác nhau (khuyết tật vận động, khuyết tật cảm giác, khuyết tật trí tuệ…) và những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chính điểm này đòi hỏi pháp luật cũng nhƣ chính sách về NKT phải có sự chuyên biệt phù hợp với từng dạng khuyết tật. - Về tâm lý, phần lớn NKT đều có mặc cảm về tật nguyền, tự ti, sống cuộc sống bi quan, cô lập với mọi ngƣời và thế giới xung quanh. Họ cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên thƣờng có tâm lý chán nản, thái độ bất cần vì có cố gắng nỗ lực cũng khó đƣợc ghi nhận. Ở những ngƣời mà khuyết tật nhìn thấy đƣợc, chẳng hạn nhƣ khuyết chi, họ có các biểu hiện tâm lý giống nhƣ mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn.Họ thƣờng mang tâm lý trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng nhƣ giao lƣu gặp gỡ ở chỗ đông ngƣời. Họ cảm thấy mình là ngƣời thừa, không còn có ích cho xã 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2