intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về khoảng không vũ trụ tiếp cận từ góc độ luật học so sánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn này nhằm tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam trong vấn đề thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình dưới góc độ của luật học so sánh nhằm hiểu rõ hơn về nội dung thực chất của các quy định pháp luật này khi tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt, lý giải ở mức độ nhất định nguyên nhân của hiện tượng này đồng thời đưa ra các nhận xét,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về khoảng không vũ trụ tiếp cận từ góc độ luật học so sánh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TRUNG KIÊN PHÁP LUẬT VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ LUẬT HỌC SO SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2009
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TRUNG KIÊN PHÁP LUẬT VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ LUẬT HỌC SO SÁNH Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến Hà nội – 2009
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ ........ 3 1.1. Hiệp ước quốc tế về những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác ( Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967) ............................................................................................... 4 1.2. Hiệp ước về cứu hộ nhà du hành vũ trụ, trao trả nhà du hành vũ trụ và các vật thể được phóng vào vũ trụ (Hiệp ước về cứu hộ 1968) ... 9 1.3. Công ước về trách nhiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại do các vật thể vũ trụ gây ra ( Công ước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1972) ........................................................................................................ 16 1.4. Công ước về Đăng ký các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ (Công ước về đăng ký 1975)........................................................ 22 1.5. Hiệp ước điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng và các thiên thể khác ( Hiệp ước Mặt trăng 1979) ................................ 28 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC GIA VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ .... 33 2.1. Achentina: ........................................................................................ 35 2.2. Anh ................................................................................................... 38 2.3. Australia ........................................................................................... 41 2.4. Hoa Kỳ ............................................................................................. 46 2.5. Indonesia ......................................................................................... 52 2.6. Nam Phi ............................................................................................ 56 2.7. Nga.................................................................................................... 59
  4. 2.8. Nhật Bản .......................................................................................... 63 2.9. Thụy Điển ......................................................................................... 64 2.10. Ucraina ........................................................................................... 66 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC ......................................................................................................... 71 3.1. Tình hình ký kết, thực hiện các Điều ước quốc tế và các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình của Việt Nam. ...................................................... 71 3.2. Tình hình và xu hướng hoạt động liên quan đến sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam. ................................................................... 74 3.3. Mô hình lý luận về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khoảng không vũ trụ của Việt Nam, bài học kinh nghiêm từ các nước. ........... 77 3.3.1. Tên gọi và hình thức pháp lý của văn bản. ............................... 78 3.3.2. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với các hoạt động vũ trụ 79 3.3.3. Thiết chế quản lý Nhà nước về hoạt động vũ trụ của ............... 81 3.3.4. Vấn đề liên quan đến cấp phép và giám sát các hoạt động vũ trụ ............................................................................................................. 85 3.3.5. Vấn đề đăng ký vật thể vũ trụ .................................................... 88 3.3.6. Các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại.. 89 3.3.7. Các vấn đề khác có liên quan .................................................... 90 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BNSC Trung tâm vũ trụ quốc gia Anh CNVT Công nghệ vũ trụ CONAE Ủy ban vũ trụ quốc gia Áchentina COPUOS Uỷ ban về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình của Liên hợp quốc DEPANRI Ủy ban vũ trụ quốc gia Indonesia ESA Cơ quan Vũ trụ châu Âu EU Liên minh châu Âu EUMETSAT Tổ chức vệ tinh khí tượng châu Âu EUTELSAT Tổ chức vệ tinh viên thông châu Âu IMMARSAT Tổ chức vệ tinh di động quốc tế INTELSAT Tổ chức vệ tinh viễn thông quốc tế INTERCOSMOS Hiện định hợp tác trong thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình INTERSPUTNIK Tổ chức và hệ thống Liên lạc không gian ITU Liên minh Viễn thông thế giới JAXA Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản NASA Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ RSA Cơ quan vũ trụ LB Nga UNCLOS 1982 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 VINASAT Vệ tinh Viễn thông Việt Nam iii
  6. MỞ ĐẦU Sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo của Trái đất mang tên Sputnik vào khoảng không vũ trụ ngày 04 tháng 10 năm 1957 đã tạo nên một điểm mốc quan trọng đánh dấu một bước tiến trong tiến trình chinh phục khoảng không vũ trụ, mở ra một kỷ nguyên đối với các hoạt động của loài người đối với việc sử dụng khoảng không vũ trụ với nhiều ứng dụng khoa học hết sức to lớn phục vụ cuộc sống của con người. Tuy nhiên, cùng với nhiều lợi ích về kinh tế, khoa học và xã hội mang lại cho các quốc gia tham gia và khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ, các hoạt động của con người tiến hành trong khoảng không vũ trụ cũng có thể gây ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho cộng đồng cũng như các chủ thể khác (đặc biệt là giữa các quốc gia khác nhau) do đặc tính vật lý và pháp lý của khoảng không vũ trụ và vật thể vũ trụ. Chính vì vậy, nhu cầu điều chỉnh các hoạt động của con người trong môi trường hoàn toàn mới là nhu cầu tự nhiên và được đặt ra từ rất sớm kể cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Với việc Việt Nam đã ký kết tham gia một số các điều ước quốc tế về hoạt động liên quan đến sử dụng khoảng không vũ trụ [1] đồng thời tham gia vào nhiều hoạt động vũ trụ và đặc biệt là việc phóng và khai thác vệ tinh VINASAT- 1 thì việc nghiên cứu pháp luật về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình là một việc làm thiết thực, đáp ứng được mục tiêu xây dựng khung pháp lý về các hoạt động vũ trụ trước năm 2010 [2]. Mục tiêu của luận văn này nhằm tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam trong vấn đề thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình dưới góc độ của luật học so sánh nhằm hiểu rõ hơn về nội dung thực chất của các quy định pháp luật này khi tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt, lý giải ở mức độ nhất định nguyên nhân của hiện tượng này đồng thời đưa ra các nhận xét, kiến nghị nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam nhằm thuân thủ các điều ước 1
  7. quốc tế đã ký kết và giải quyết nhu cầu về quản lý, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam. Để đạt các yêu cầu trên, tác giả tiếp cận hướng giải quyết vấn đề theo các nội dung và trình tự tương ứng với các Chương I, II và III của luận văn như sau: Thứ nhất, tìm hiểu những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về vấn đề sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, tình hình ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế về lĩnh vực này của các quốc gia trên thế giới để thấy được nguyên tắc chung, cơ bản thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong hoạt động liên quan đến khoảng không vũ trụ. Thứ hai, để thực hiện so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong các nội dung cơ bản trong pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ, tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật về khoảng không vũ trụ của các quốc gia đại diện cho các cường quốc vũ trụ, đại diện cho các châu lục và đặc biệt là một số nước châu Á và đặc biệt là thuộc khối ASEAN với nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về trình độ phát triển điều kiện kinh tế, khoa học - kỹ thuật, xã hội và hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vũ trụ. Cuối cùng, nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn để hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về khoảng không vũ trụ, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu tình hình ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; thực trạng các hoạt động vũ trụ ở Việt Nam và tình hình xây dựng và ban hành các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và nhu cầu quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến sử dụng khoảng không vũ trụ. Trong Chương III này, các nội dung cơ bản mang tính chất phổ quát, phương thức thực hiện theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như của các quốc gia khác cũng được xem xét như những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng pháp luật vũ trụ của Việt Nam. 2
  8. CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ Pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ được hình thành từ nhu cầu cần có một số các nguyên tắc được thống nhất giữa các quốc gia áp dụng cho các hoạt động trong một vùng hoàn toàn mới, vì thế nó mang nhiều đặc điểm xa lạ với các tiêu chí truyền thống trong quá trình xây dựng pháp luật quốc tế như vấn đề chủ quyền quốc gia, nghĩa vụ hợp tác nhằm bảo đảm lợi ích riêng của từng quốc gia cũng như lợi ích chung toàn nhân loại trong hoạt động thăm dò và khai thác khoảng không vũ trụ. Nguồn của pháp luật quốc tế về lĩnh vực liên quan đến khoảng không vũ trụ phong phú và đa dạng, bao gồm các điều ước quốc tế đa phương trong khuôn khổ của Liên hợp quốc; các điều ước quốc tế giữa các quốc gia trong việc thành lập các tổ chức quốc tế ở phạm vi toàn cầu cũng như khu vực hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến khoảng không vũ trụ như: EU, ESA, EUTELSAT, EUMETSAT, IMSO (IMMARSAT), ITSO (INTELSAT), INTERSPUTNIK, INTERCOSMOS và ITU và các điều ước quốc tế song phương giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia [3]. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của vấn đề sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình cũng như nội dung pháp lý của các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc, Nghị quyết số 53/45 ngày 3 tháng 2 năm 1999 của Đại hội đồng yêu cầu COPUOS tại các kỳ họp trong Chương trình nghị sự của mình (từ năm 1999) phải có nội dung rà soát hiện trạng của việc ký kết và tham gia năm điều ước quốc tế của Liên hợp quốc về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình và thông tin về việc xây dựng pháp luật quốc gia về khoảng không vũ trụ của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Như vậy có thể thấy rằng COPUOS quan tâm đến tình trạng phê chuẩn và ký kết năm điều ước quốc tế của Liên hợp quốc cũng như thực tiễn của quá trình thực hiện các nghĩa vụ của quốc 3
  9. gia thành viên này việc ban hành pháp luật quốc gia thường được đề cập với tên gọi pháp luật vũ trụ (space law) điều chỉnh các hoạt động liên quan đến sử dụng khoảng không vũ trụ như là phương thức hiệu quả được sử dụng một cách phổ quát trong hoạt động quản lý nhà nước của quốc gia trên thế giới. Như vậy, phạm vi nghiên cứu của Chương này này sẽ tập trung vào nội dung của năm điều ước quốc tế của Liên hợp quốc về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình. 1.1. Hiệp ước quốc tế về những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác (Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967) Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 được thông qua bằng Nghị quyết 2222 (XXI) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1966. Nội dung của Hiệp ước này hầu hết dựa trên Tuyên bố về những nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ được Đại hội đồng thông qua bằng Nghị quyết số 1962 (XVIII) năm 1963 nhưng có bổ sung một số quy định mới. Tính đến ngày 01/01/2009 đã có 100 quốc gia phê chuẩn và 26 quốc gia đã ký Hiệp ước [4]. Đây là điều ước quốc tế đã thiết lập nền tảng pháp luật cho các hoạt động của con người đối với các thành phần của thiên hà xung quanh hành tinh của chúng ta mà tác động đáng kể và đến mức có thể nhận biết được đến cuộc sống của con người trên Trái đất. Ngoài ra, các nguyên tắc được quy định trong Hiệp ước cũng đã được dự liệu để áp dụng cho các hoạt động của loài người không chỉ trong hệ Mặt trời mà còn cho các hoạt động ở ngoài hệ Mặt trời trong Ngân hà và các thiên hà khác. Hiệp ước này được đông đảo cộng đồng quốc tế xem như là một nền tảng vững chắc cho tiến trình hình thành và phát triển của pháp luật về khoảng không vũ trụ và là một Điều ước quốc tế quan trọng đối với việc 4
  10. xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế đương đại thể hiện qua số lượng đông đảo các quốc gia thành viên của nó. Xuyên suốt nội dung của Hiệp ước là những nỗ lực trong việc đi tìm trạng thái cân bằng giữa các yếu tố: lợi ích chung của toàn thể các quốc gia; lợi ích cho toàn bộ loài người; lợi ích riêng của từng quốc gia đồng thời lại là thành viên trong cộng đồng quốc tế và các mục tiêu truyền thống của pháp luật quốc tế. Sự thoả hiệp đã được xác lập được thể hiện đặc biệt rõ nét qua các nguyên tắc được đưa vào trong 3 điều đầu tiên của Hiệp ước. Tuy nhiên, trong khi xác định phạm vi áp dụng của Hiệp ước quốc tế về "khoảng không vũ trụ" thì các nhà thiết kế Hiệp ước dường như đã không đưa ra được một định nghĩa rõ ràng và hoàn hảo về tình trạng pháp lý cũng như xác định về mặt khoa học của một vùng hoàn toàn mới mẻ đối với môi trường hoạt động của con người mà được gọi là khoảng không vũ trụ (outer space) [5]. Thay vì đi tìm một định nghĩa cho vấn đề này, họ đồng ý tiếp cận theo chức năng đó là về tính mục đích và định hướng của hoạt động liên quan đến khoảng không vũ trụ bằng cụm từ "việc thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ bao gồm cả mặt trăng và các thiên thể khác phải được thực hiện vì mục đích hoà bình và vì lợi ích của tất cả các quốc gia, không phân biệt trình độ kinh tế, khoa học và là công việc chung của toàn nhân loại". Cụm từ "là công việc chung của nhân loại" đã thể hiện được toàn bộ nguyên tắc hàng đầu của Hiệp ước mà không cần nói đến bản thân của vấn đề khoảng không vũ trụ kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác, và bản chất mục tiêu của "việc thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ” lại chỉ được thực hiện vì mục đích hoà bình và vì lợi ích của tất cả các quốc gia. Điều I của Hiệp ước tuyên bố hai quyền tự do quan trọng mà chính các quyền này đã tạo lập đặc trưng cho khung pháp lý về khoảng không vũ trụ, đó là: Thứ nhất, quyền tự do khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả 5
  11. Mặt trăng và các thiên thể khác không phân biệt đối xử ở bất kỳ hình thức nào, trên cơ sở bình đẳng và theo pháp luật quốc tế. Thứ hai, quyền nghiên cứu khoa học được tiến hành tự do trong khoảng không vũ trụ kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác và phải được các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích thông qua việc hợp tác quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu khoa học này. Như vậy, có thể nói rằng trong việc tạo dựng khung pháp lý cho khoảng không vũ trụ, Hiệp ước có sự giống nhau với mô hình khung pháp lý đối với vùng biển quốc tế nơi mà chế độ pháp lý được kết tinh bằng đặc trưng của một loạt các quyền tự do biển cả sau nhiều thế kỷ tranh cãi. Tương tự như vùng biển quốc tế, Điều II tuyên bố nguyên tắc khoảng không vũ trụ kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác "không thể bị chiếm làm của riêng của một quốc gia bằng hành vi tuyên bố chủ quyền, hành vi chiếm giữ, sử dụng hay bất kỳ hành vi nào khác”. Nguyên tắc này đủ rộng để không chỉ bao trùm toàn bộ khoảng không vũ trụ mà còn đề cập đến cả các thành phần bộ phận của nó – các thiên thể tồn tại trong khoảng không vũ trụ. Điểm hạn chế của các nội dung tại Điều II cũng như trong toàn bộ nội dung của Hiệp ước là sự im lặng về vấn đề xác định ranh giới của khoảng không vũ trụ với vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia và trong mối liên hệ của nguyên tắc pháp lý chống lại việc chiếm giữ bằng bất kỳ hình thức nào, hay như các hình thức vi phạm trật tự pháp luật quốc tế trong vùng này. Điều III của Hiệp ước mang ý nghĩa nền tảng cho khung khổ pháp lý về khoảng không vũ trụ và các hoạt động trong khu vực này. Trong nội dung của Điều này, tính chất bắt buộc của tính hợp pháp quốc tế của các hoạt động thăm dò, khai thác khoảng không vũ trụ được quy định trực tiếp, là các hoạt động này rõ ràng phải được thực hiện "theo quy định của pháp luật quốc tế, kể cả Hiến Chương Liên hợp quốc". Hơn nữa, sự cần thiết giữ gìn yếu tố hoà bình trong các hoạt động này được nhấn mạnh "nhằm duy trì hoà bình và anh ninh quốc tế, tăng cường sự hợp tác và hiểu biết quốc tế". Nội dung của Điều này cần được 6
  12. hiểu trong mối liên hệ chặt chẽ với phần mở đầu của Hiệp ước khi ghi nhận nguyện vọng của các quốc gia thành viên bằng việc bày tỏ mong muốn " đóng góp vào sự mở rộng hợp tác quốc tế về khía cạnh khoa học cũng như pháp luật trong việc thăm dò và khai thác khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình". Một nguyên tắc chung nữa được biết đến được ghi nhận tại Điều III là "duy trì khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình", và nguyên tắc này được củng cố thêm khi kết hợp với việc đặt ra một số các biện pháp cụ thể về phi quân sự hoá khoảng không vũ trụ được quy định trong Điều IV. Ngoài ra, các nguyên tắc khác của Hiệp ước mang ý nghĩa quan trọng cho đặc trưng của khung khổ pháp luật về khoảng không vũ trụ, bao gồm: nguyên tắc trợ giúp nhà du hành vũ trụ - được coi như là "sứ giả của loài người trong khoảng không vũ trụ" đối với trường hợp tai nạn, khẩn nguy hoặc hạ cánh khẩn cấp (Điều V); nguyên tắc bảo đảm nghĩa vụ quốc tế đối với hoạt động của quốc gia trong khoảng không vũ trụ không kể là các hoạt động đó được các cơ quan nhà nước hoặc các thực thể phi chính phủ thực hiện bảo đảm việc tuân thủ với Hiệp ước (Điều VI khoản 1); nguyên tắc trách nhiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại các thiệt hại do các hoạt động của quốc gia thành viên của Hiệp ước gây ra cho thể nhân, pháp nhân của của các quốc gia khác hoặc của chính mình (Điều VI khoản 2); nguyên tắc về đăng ký vật thể vũ trụ và quyền tài phán, kiểm soát đối với các vật thể đó dựa trên đăng ký (Điều VII, Điều VIII); nguyên tắc hợp tác và trợ giúp đa phương trong thăm dò, khai thác khoảng không vũ trụ với vai trò đặc biệt của Liên hợp quốc, Tổng thư ký Liên hợp quốc đối với việc phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này (Điều IX, Điều XX). Cuối cùng, một đặc điểm rất quan trọng nói lên đặc trưng của khung khổ pháp lý về khoảng không vũ trụ do chính Hiệp ước này và các văn bản khác của Liên hợp quốc về khoảng không vũ trụ thiết lập chính là vấn đề về Tổ chức quốc tế chuyên môn để quản lý và điều phối mà được hình thành một cách phổ biến trong các lĩnh vực khác (hàng không, hàng hải, …). Trong khi Liên hợp quốc 7
  13. hoàn toàn có thể thiết lập một tổ chức chuyên môn để quản lý và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (International Seabed Authority), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), hay như một thiết chế ít phổ biến hơn là Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) thì trong lĩnh vực về các hoạt động liên quan đến khoảng không vũ trụ không có một cơ quan chuyên môn nào trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc xuất hiện mà thay vào đó là các chức năng được phân tán giữa một số các thiết chế và tổ chức với vai trò trung tâm của COPUOS [6]. Có thể nói rằng cơ chế hiện tại về hợp tác quốc tế trong các hoạt động liên quan đến khoảng không vũ trụ vẫn còn phù hợp với Hiệp ước mà không cần thiết phải thiết lập một cơ quan chuyên môn trong hệ thống cơ quan của Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề hợp tác quốc tế trong các vấn đề liên quan đến khoảng không vũ trụ. Mặc dù các dấu hiệu hiện tại cho thấy ít có khả năng một thiết chế có cơ cấu mở rộng dưới dạng cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc sẽ được thiết lập trong tương lai gần, tuy nhiên, xuất phát từ một số vấn đề toàn cầu mang tính cấp thiết xứng đáng hơn với sự quan tâm của cộng đồng quốc tế như: kiểm soát và cải thiện môi trường của Trái đất sử dụng công nghệ vũ trụ, bảo vệ môi trường khoảng không ngoài vũ trụ, thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên từ Mặt trăng và các thiên thể khác, năng lượng từ khoảng không vũ trụ, tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, liên lạc với nền văn minh ngoài Trái đất mà Liên hợp quốc cần phải quan tâm vì lợi ích của toàn nhân loại. Các nhà thiết kế, xây dựng Hiệp ước này chắc chắn không có ý định và cũng không thể tạo ra một văn bản pháp luật toàn diện có dự liệu và điều chỉnh mọi khía cạnh của các hoạt động liên quan đến khoảng không vũ trụ khi đó và trong tương lai và điều này có thể được minh chứng bởi ngay tên gọi của Hiệp ước khi chỉ nói đến vấn đề thoả thuận về các nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình. Đặc trưng 8
  14. này của Hiệp ước còn được thấy rõ qua việc Hiệp ước để tạo cánh cửa ngỏ cho việc phát triển sau này của pháp luật về khoảng không vũ trụ bởi các Điều ước quốc tế bổ sung và các nguyên tắc được soạn thảo chi tiết sau khi Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 có hiệu lực. Tất cả các văn bản đó đó đều căn cứ vào Hiệp ước này như văn bản pháp lý nền tảng và phản ánh mong muốn và duy trì sự phù hợp của các khái niệm với Hiệp ước về khoảng không vũ trụ và các văn bản theo sau của Liên hợp quốc liên quan đến khoảng không vũ trụ. Tóm lại, Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 có vai trò đặc biệt quan trọng với tư cách là nền móng cho toàn bộ công việc xây dựng pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ. Ngoài các đặc điểm phổ biến chung, các nguyên tắc chính của nó vẫn còn giá trị và hữu ích đặc biệt là các quy định đã thiết lập khung khổ pháp lý về khoảng không vũ trụ, kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác như là vấn đề vấn đề chung toàn cầu do đó Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 chưa cần đến bất kỳ sửa đổi nào. Tuy nhiên, cùng với việc đó một số quy định của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 cũng như các quy định trong các điều ước quốc tế khác của Liên hợp quốc cần sự phê chuẩn và việc áp dụng chúng phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Chính vì vậy một số nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 cần được bổ sung điều chỉnh để đáp ứng được sự thay đổi về hoàn cảnh so với điều kiện khi Hiệp ước này ra đời. 1.2. Hiệp ước về cứu hộ nhà du hành vũ trụ, trao trả nhà du hành vũ trụ và các vật thể được phóng vào vũ trụ (Hiệp ước về cứu hộ 1968) Văn bản pháp lý tiếp theo của Liên hợp quốc về hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ được thông qua sau Hiệp ước về khoảng không vũ trụ là Hiệp ước cứu hộ 1968. Ngày 18/12/1967, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua với sự nhất trí cao về Nghị quyết 2345 (XXII) tạo sự ra đời cho Hiệp ước về Cứu hộ nhà du hành vũ trụ, trao trả nhà du hành vũ trụ và các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ. Tính đến ngày 01/01/2009 đã có 90 quốc gia thành viên và 24 9
  15. quốc gia khác ký Hiệp ước, ngoài ra 01 tổ chức quốc tế tuyên bố chấp nhận các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp ước này [7]. Những ai đã chứng kiến quá trình đàm phán lâu dài và tiến độ rất chậm trong việc dự thảo Hiệp ước đều ngạc nhiên bởi sự kiện Hiệp ước được thông qua chỉ một năm sau khi ký kết Hiệp ước về khoảng không vũ trụ năm 1967. Có thể có nhiều lý do với mức độ quan trọng khác nhau được nêu ra để lý giải cho sự thay đổi đột ngột này về tiến trình xây dựng văn bản. Nhưng rõ ràng là những vấn đề chính thức và cốt lõi của quá trình đàm phán đã được xúc tiến và giải quyết một cách nhanh chóng bởi việc ký kết và phê chuẩn Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 với nội dung quy định tại Điều V " dành mọi sự hỗ trợ cần thiết cho các nhà du hành vũ trụ trong trường hợp tai nạn, khẩn nguy, hạ cánh khẩn cấp xuống lãnh thổ của quốc gia thành viên khác hay trên vùng biển quốc tế". Trong trường hợp hạ cánh, nhà du hành vũ trụ "cần phải được trao trả cho quốc gia mà phương tiện được đăng ký một cách nhanh chóng và an toàn". Hơn nữa, Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 đã bao gồm trong Điều VIII các nguyên tắc liên quan đến việc trao trả các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ và các thiết bị thành phần của chúng được tìm thấy ngoài giới hạn lãnh thổ của quốc gia thành viên nơi đăng ký vật thể. Vì thế, sau khi Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 được ký kết thì các nhà soạn thảo Hiệp ước cứu hộ chỉ còn làm công việc quy định chi tiết nguyên tắc đã được chấp thuận trước đó trong một văn bản riêng. Ngoài ra, có thể công việc soạn thảo và thông qua đối với Hiệp ước Cứu hộ 1968 có thể sẽ không được thúc đẩy nhanh chóng nếu không có một sự kích thích đặc biệt, đó là 2 sự kiện bi thảm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề được thảo luận chính thức trong Hiệp ước đối với tất cả các quốc gia và thúc đẩy các cường quốc về vũ trụ kết thúc quá trình thảo luận kéo dài. Sự kiện đầu tiên xảy ra ngày 27/01/1967 vào đúng ngày Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 được ký tắt, một vụ cháy tại trung tâm vũ trụ Kennedy xảy ra ở khoang mũi phi thuyền 10
  16. Apollo và chỉ trong vài giây đã làm thiệt mạng 3 nhà du hành vũ trụ người Mỹ - những người theo kế hoạch được chọn để làm phi hành đoàn của Mỹ đầu tiên hạ cánh xuống Mặt trăng, sự kiện thứ hai đến vào 3 tháng sau, ngày 24/04/1967 tàu vũ trụ thế hệ mới của Soviet mang tên Soyuz I đã gặp tai nạn và chỉ huy tàu cũng bị thiệt mạng [8]. Trong trường hợp đầu xảy ra trong khi tiến hành thử nghiệm tại mặt đất, tại trung tâm vũ trụ và giả thiết rằng không có khả năng cho vấn đề hợp tác quốc tế trong hoạt động cứu trợ và không thể có khả năng cứu hộ các nhà du hành vũ trụ, nhưng trong trường hợp thứ hai xảy ra tại giai đoạn cuối của nhiệm vụ của chuyến du hành và ở tình huống có thể phải cần đến sự hợp tác như vậy trong lĩnh vực này. Cấu trúc của Hiệp ước này có mối quan hệ đơn giản và được thiết kế có thể chia làm hai nhóm vấn đề. Nhóm các quy định đầu tiên được đưa vào bốn điều giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ và trao trả các nhà du hành vũ trụ. Cũng giống như các ngành luật khác như hàng không hay hàng hải quốc tế, các quy định về mục đích của hoạt động tìm kiếm, cứu hộ đều xuất phát từ các quan điểm về nhân đạo thể hiện qua nội dung Điều I quy định về việc thông báo về vụ tai nạn, sau đó Hiệp ước đi thẳng vào vấn đề cứu hộ và trợ giúp các nhân viên của tàu vũ trụ hạ cánh trên lãnh thổ của quốc gia thành viên quy định tại Điều II cũng như hạ xuống vùng biển quốc tế nêu tại Điều III; việc trao trả một cách an toàn, nhanh chóng các nhân viên phi hành đoàn vô điều kiện được quy định trong Điều IV. Nhóm các quy định thứ hai, tập trung vào năm khoản của Điều V, liên quan đến việc tìm kiếm và trao trả các vật thể vũ trụ. Vấn đề này dựa trên một số cách tiếp cận khác với các quy định trước đó, do xuất phát từ quyền sở hữu của vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ và đòi hỏi đền bù đối với dịch vụ tìm kiếm và trao trả vật thể. Điều VI có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải thích thuật ngữ "cơ quan phóng hành" và cũng giải quyết vấn đề xác định địa vị pháp lý của các tổ chức quốc tế liên chính phủ theo phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước này. 11
  17. Điều VII đến Điều X mang những đặc điểm thông thường của một điều ước quốc tế. Quay trở các điều từ Điều I đến Điều IV với nội dung của chúng giải quyết các vấn đề về nhân viên phi hành đoàn, tình huống có thể xảy ra trong vấn đề cứu hộ và trợ giúp đối với nhân viên phi hành đoàn là không tách rời với hoạt động tìm kiếm và thu hồi tàu vũ trụ. Trong trường hợp như vậy, lý do nhân đạo sẽ chiếm ưu thế và việc hoàn thành các hoạt động này cần phải được điều chỉnh bởi các quy định liên quan đến việc trợ giúp và cứu hộ các nhà du hành vũ trụ, bất chấp một thực tế một số quốc gia cho rằng nghĩa vụ trợ giúp và trao trả không điều kiện chỉ liên quan đến nhà du hành vũ trụ. Nếu có thể chia tách hoạt động trợ giúp nhà du hành vũ trụ khỏi việc cứu hộ tàu vũ trụ, điểm phân chia rất có thể xảy ra trong quá trình thu hồi tàu vũ trụ và chắc chắn việc trao trả nhân viên có thể thu xếp riêng biệt và được điều chỉnh bởi các quy định khác với các quy định về việc trao trả tàu vũ trụ. Giống như việc trợ giúp các nhân viên phi hành đoàn của tàu vũ trụ hạ cánh thuộc lãnh thổ thuộc quyền tài phán của quốc gia thành viên, theo quy định tại Điều II, cơ quan phóng hành phải có nghĩa vụ với quốc gia có lãnh thổ mà tàu vũ trụ hạ cánh. Đây là vấn đề chưa rõ ràng: có hay không nghĩa vụ như vậy phát sinh khi có đề nghị của quốc gia có lãnh thổ mà tàu vũ trụ hạ cánh; cơ quan phóng hành không chỉ có nghĩa vụ đề nghị mà còn có quyền yêu cầu mình được tham gia cho đến khi hoàn thành vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn hay phải có thoả thuận giữa các chủ thể đó. Nguyên tắc chung về sự tôn trọng yếu tố chủ quyền quốc gia được thể hiện qua cấu trúc của các quy định này như sau: thứ nhất, nghĩa vụ của quốc gia có lãnh thổ tàu vũ trụ hạ cánh phải thực hiện mọi công việc có thể nhằm mục đích cứu hộ; thứ hai, trách nhiệm về thông báo sự việc của cơ quan phóng hành; thứ ba, nghĩa vụ của cơ quan phóng hành trong việc hợp tác và đặc biệt nêu rõ trong đoạn cuối của Điều II "Các hoạt động phải được đặt dưới sự kiểm soát và chỉ đạo của quốc gia có lãnh thổ nơi tàu vũ trụ hạ 12
  18. cánh và hoạt động dưới sự tư vấn chặt chẽ và liên tục của cơ quan phóng hành" cho thấy ưu thế của của quốc gia của lãnh thổ quốc gia nơi tàu vũ trụ hạ cánh. Mặt khác, mục đích của tất cả các hoạt động cứu hộ " nhằm giúp việc thực hiện cứu hộ nhanh chóng và hiệu quả" và " để đóng góp đáng kể cho sự hiệu quả của hoạt động tìm kiếm và cứu hộ", cũng như nguyên tắc về hợp tác cho thấy quốc gia có lãnh thổ tàu vũ trụ hạ cánh cũng không hoàn toàn tự do trong quyết định của mình. Cũng như việc trợ giúp các nhân viên phi hành đoàn tàu vũ trụ hạ cánh ngoài lãnh thổ của quốc gia thành viên Hiệp ước, quy định tại Điều III dường như gắn trách nhiệm hàng đầu về cứu hộ cho cơ quan phóng hành liên quan khi trao quyền được sắp đặt về phương tiện và thiết bị cho mục đích này. Hơn nữa, bất kỳ khi nào cơ quan phóng hành tự thấy không có khả năng thực hiện, hoặc quá muộn để hành động, các quốc gia thành viên khác "trong tình huống có thể thực hiện việc cứu hộ" phải trợ giúp các nhân viên liên quan ngay lập tức. Các quốc gia này phải hành động theo phán quyết và tự mình quyết định mà không cần phải đợi bất kỳ một sự yêu cầu nào. Nghĩa vụ của các quốc gia này là thông báo cho cơ quan phóng hành và Tổng thư ký Liên hiệp quốc theo quy định của quốc gia mình. Một hệ quả phổ biến có thể thấy là trường hợp các hoạt động cứu hộ do cơ quan phóng hành thực hiện không hiệu quả, các quốc gia thành viên khác có nghĩa vụ trợ giúp theo cả Điều V của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 và Điều III Hiệp ước Cứu hộ 1968. Điều IV bao gồm một quy định giản đơn liên quan đến việc trao trả nhân viên phi hành đoàn của tàu vũ trụ hạ cánh "do tai nạn, khẩn nguy hoặc hạ cánh khẩn cấp hoặc bất thường" trong lãnh thổ thuộc quyền tài phán của quốc gia thành viên khác hoặc được tìm thấy trên vùng biển quốc tế hoặc bất kỳ nơi nào khác mà không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào. Trong tất cả các tình huống như vậy " họ phải được trao trả một cách nhanh chóng và an toàn cho 13
  19. đại diện của cơ quan phóng hành". Mặc dù câu chữ của quy định này không hoàn toàn cân đối với tư cách của " sứ giả của loài người" nhưng nó nhấn mạnh rằng nó không chứa đựng bất kỳ điều kiện nào (quasi-reservation) và nghĩa vụ trao trả vô điều kiện bắt nguồn từ Điều V của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 và được nhắc lại trong lời nói đầu của Hiệp ước cứu hộ 1968. Ngoài ra, theo cách dùng từ trong Điều IV, Hiệp ước không cho phép bất kỳ một sự chậm trễ nào trong việc trao trả các nhà du hành vũ trụ. Về vấn đề thu hồi và trao trả các vật thể vũ trụ, được giải quyết theo các quy định phức tạp và cũng chưa hoàn toàn sáng tỏ tại khoản 2 và 3 Điều V thể hiện trong một số các thoả hiệp dựa trên cách thông qua Hiệp ước. Nghĩa vụ trao trả các vật thể vũ trụ được thu hồi là hệ quả logic của nguyên tắc quy định tại Điều V Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967. Theo đó, quyền sở hữu của các vật thể vũ trụ được phóng vào khoảng không vũ trụ và các thành phần của nó không bị ảnh hưởng vào vị trí tồn tại của chúng (trong khoảng không vũ trụ, trên các thiên thể hoặc đã quay trở lại Trái đất). Tuy nhiên, nguyên tắc này không mang ý nghĩa cơ quan phóng hành không thể từ bỏ quyền sở hữu của mình và từ bỏ một vật thể vũ trụ hoặc các bộ phận thành phần của nó trong việc trao trả mà nó không còn giá trị và được quan tâm nữa. Với việc thực hiện phóng một vật thể nhất định mà không công bố các dữ liệu quan trọng về nhiệm vụ của chúng, cơ quan phóng hành có thể đối mặt với tình huống khó xử để trao đổi các dữ liệu nhận dạng trước khi đề nghị cho việc trao trả hoặc cũng như đòi hỏi việc trao trả. Mặt khác, quốc gia thành viên phát hiện ra vật thể vũ trụ hoặc bộ phận thành phần của nó được nhận diện không có nghĩa vụ để đòi hỏi việc việc báo cáo các dữ liệu về nhận dạng và sẵn lòng trao trả chúng vô điều kiện. Ý nghĩa đặc biệt khi xác định nghĩa vụ của cơ quan phóng hành theo Điều V khoản 4 là nhằm thực hiện một cách hiệu quả để dần hạn chế mối nguy hiểm, có hại từ tính chất nguy hiểm và có hại của vật thể vũ trụ. Quy định liên quan 14
  20. đến kết quả có thể xảy ra như là việc sử dụng năng lượng hoặc chất liệu có thể gây hại cho môi trường trong trường hợp xảy ra tai nạn. Khoản cuối cùng của Điều V giải quyết vấn đề về chi phí phát sinh trong việc đáp ứng nghĩa vụ thu hồi và trao trả vật thể vũ trụ hoặc các bộ phận thành phần sẽ do cơ quan phóng hành trang trải. Không giống như việc cứu hộ nhà du hành vũ trụ, việc thu hồi và trao trả các vật thể vũ trụ qua các hoạt động nhằm mục đích dịch vụ được Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 công nhận và được xem xét chủ yếu từ quyền lợi của cơ quan phóng hành, do đó chi phí cho hoạt động này sẽ chỉ do cơ quan phóng hành chịu trách nhiệm. Nghĩa vụ như vậy là cân đối và hợp lý bởi lợi ích của cơ quan phóng hành sẽ có được bằng việc thực hiện thu hồi và trao trả và do đó cũng không có quy định cụ thể về quy trình hay thoả thuận giữa các bên liên quan cho vấn đề xác định phương pháp tính toán chi phí do cơ quan phóng hành phải thanh toán. Đặc trưng của yếu tố quốc tế trong Hiệp ước này không loại trừ bất kỳ việc tham gia của các cá nhân và phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, miễn là chúng có ích (cứu hộ bởi tàu thuyền của tư nhân trên vùng biển quốc tế, tìm kiếm và cứu hộ bằng tàu bay tư nhân ở vùng xa xôi,...). Tất nhiên, những cá nhân này không hoạt động như là chủ thể trực tiếp với quyền và nghĩa vụ của luật quốc tế, họ cũng không hành động như là đại diện của các quốc gia liên quan trừ khi được sự cho phép rõ ràng bởi các quốc gia đó, quốc gia này vẫn phải chịu trách nhiệm gián tiếp đối với các hành động sai hoặc thiếu sót có thể xảy ra. Ngoài các quốc gia, các Tổ chức quốc tế liên chính phủ chịu trách nhiệm phóng hành vật thể vũ trụ có thể là người thụ hưởng các quyền và người nhận các nghĩa vụ phát sinh từ Hiệp ước này nếu Tổ chức quốc tế tuyên bố chấp nhận các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hiệp ước và nếu đa số các quốc gia thành viên của Tổ chức quốc tế là quốc gia thành viên của Hiệp ước này và Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967. Bằng việc tuyên bố chấp thuận của mình các tổ 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0