intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp Luật về Mua bán và sáp nhập Công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động M&A công ty TNHH từ đó có cái nhìn tổng quan về thực trạng và xu hướng M&A công ty TNHH tại Việt Nam, trong đó đưa ra được khái niệm cơ bản về mua bán, sáp nhập công ty TNHH, cũng như việc phân loại giữa hai hình thức kinh doanh này với nhau.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp Luật về Mua bán và sáp nhập Công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

  1. §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI KHOA LUËT L¦¥NG THÞ THU H¦¥NG PH¸P LUËT VÒ MUA B¸N, S¸P NHËP C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N Vµ THùC TIÔN ¸P DôNG T¹I VIÖT NAM LUËN V¡N TH¹C SÜ LUËT HäC Hµ Néi – 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƢƠNG THỊ THU HƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : LUẬT KINH TẾ Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NHƢ PHÁT Hà Nội – 2010
  3. BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn M&A Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp NĐ Nghị định PwC Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers TT Thông tư
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………...... 1 Chƣơng 1 Những vấn đề chung về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn………………………………… 5 1.1 Lịch sử M&A…………………………………………. 5 1.2 Tổng quan về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn……………………………………………….. 7 1.3. Thực trạng và xu hướng mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam…………………….. 32 Kết luận chương 1……………………………………. 45 Chƣơng 2 Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn: Thực trạng 47 và hƣớng hoàn thiện 2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn 47 2.1.1 Mua bán, sáp nhập công ty TNHH theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005…………………………… 47 2.1.2 Mua bán, sáp nhập công ty TNHH theo quy định của Luật Đầu tư 2005 và pháp luật liên quan…………… 57 2.1.3 Mua bán, sáp nhập công ty TNHH theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004………………………………… 65 2.2 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mua bán, sáp nhập công ty TNHH ở Việt Nam…………………………... 71 2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh mua bán, sáp nhập công ty TNHH ở Việt 71 Nam…. 2.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh mua bán, sáp nhập công ty TNHH ở Việt Nam.. 77 Kết luận chương2 …………………….......................... 83 KẾT LUẬN………………………………………… 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Kinh tế Việt Nam sau một thời gian dài được điều chỉnh bởi các quyết định hành chính đã có dấu hiệu “sống lại” vào những năm 1986 khi Đảng và nhà nước ta quyết định thay đổi tư duy phát triển kinh tế. Theo đó, mọi hoạt động kinh doanh, thương mại được tồn tại, hoạt động theo đúng quy luật của nó – quy luật kinh tế thị trường. Chính từ “cuộc cách mạng tư duy” này là cơ hội cho những hình thức kinh doanh mới thâm nhập vào Việt Nam trong đó có hoạt động kinh tế mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ( M&A). Trên thế giới, hoạt động M&A có lịch sử cách đây hơn trăm năm, nó là một hình thức kinh doanh được các doanh nhân sử dụng nhằm làm tăng giá trị doanh nghiệp, thâu tóm một công ty, mở rộng thị phần hay sức ảnh hưởng của doanh nghiệp ở những phân khúc thị trường mới hoặc chỉ đơn giản để giảm chi phí về tài chính và thời gian khi muốn sở hữu một doanh nghiệp mới….. còn tại VN như đã nói ở trên, đây là hoạt động kinh doanh hoàn toàn mới mẻ đối với giới doanh nhân Việt. M&A chỉ được biết đến khi Luật Doanh Nghiêp 1999 ra đời và thực sự trở nên sôi động, thu hút giới kinh doanh khi VN ra nhập WTO và được quy định trong Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005 và Luật Chứng khoán 2006. Mặc dù vậy, hoạt động M&A trong thời gian qua diễn ra tại Việt Nam còn mang tính tự phát, các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh này dù đã được thể hiện trong một số văn bản pháp luật như đã nói ở trên nhưng vẫn chưa cụ thể và rõ ràng gây nhiều khó khăn cho các bên khi tham gia tiến hành hoạt 1
  6. động M&A . Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về mua bán, sáp nhập công ty TNHH và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học của mình, với mong muốn khi tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc các hình thức và trình tự pháp lý được quy định tại Luật Cạnh Tranh 2004, Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005 đối với hoạt động M&A của công ty TNHH để từ đó rút ra được những ưu và nhược điểm của các quy định pháp luật hiện hành, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động M&A tại Việt Nam. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mua bán và sáp nhập Công ty TNHH không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới đối với giới doanh nhân Việt mà ngay cả đối với các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý đây cũng là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm bởi tính hiệu quả của nó trong việc thúc đẩy phát triển kinh kế - xã hội. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có một công trình nghiên cứu nào viết về đề tài này mà mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra mua bán, sáp nhập công ty là gì và nhấn mạnh về khía cạnh kinh tế hay quản trị kinh doanh như chiến lược mua bán, các kỹ năng chuẩn bị, đàm phán và ký kết hợp đồng mua công ty, các cách định giá công ty .. Ngoài ra cũng đã có một số luận văn viết về mua bán, sáp nhập ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty cổ phần chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới hoạt động mua bán, sáp nhập công ty TNHH dưới khía cạnh pháp lý. Mặc dù việc nghiên cứu sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH nói riêng đang là nhu cầu cấp thiết trong hoạt động thực tiễn cũng như nghiên cứu luật học hiện nay. Việc tác giả lựa chọn đề tài “Pháp Luật về Mua bán và sáp nhập Công Ty TNHH và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” mang một ý nghĩa thiết thực, 2
  7. trên cơ sở nghiên cứu đề tài tìm ra những vấn đề pháp lý cần bổ sung, cần hoàn thiện từ đó đưa ra những kiến nghị để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về M&A doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH nói riêng, tạo điều kiện hướng các hoạt động M&A doanh nghiệp hoat động trong một hành lang pháp lý đầy đủ và cụ thể hơn. 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Luận văn đề ra những mục đích nghiên cứu cụ thể như sau: - Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động M&A công ty TNHH từ đó có cái nhìn tổng quan về thực trạng và xu hướng M&A công ty TNHH tại Việt Nam, trong đó đưa ra được khái niệm cơ bản về mua bán, sáp nhập công ty TNHH, cũng như việc phân loại giữa hai hình thức kinh doanh này với nhau. - Thứ hai, Nghiên cứu hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH nói riêng dưới sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 và Luật canh tranh 2004, phân tích và làm rõ quy định của từng lĩnh vực pháp luật này đối với hoạt động M&A Công ty TNHH. - Thứ ba, từ những kết quả rút ra được khi nghiên cứu và phân tích thực trạng về sự điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật hiện hành đối với hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH nói riêng tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quan trọng này. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, Luận văn đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 3
  8. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu, phân tích, tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu khoa học có giá trị của các nhà nghiên cứu đi trước. Phƣơng pháp so sánh: Nghiên cứu, phân tích, so sánh có đánh giá, tổng kết pháp luật của các nước có nét văn hóa, quản trị nhà nước gần gũi với Việt Nam. Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn – xã hội học kiểm chứng: Tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật và thực phát triển của thị trường M&A trên cở sở phân tích nhu cầu, nguyện vọng của các chủ thể tham gia thị trường, các điều kiện kinh tế, xã hội của thị trường và phân tích một số vụ việc cụ thể để đưa ra kết luận, đánh giá. 5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp bậc sau đại học, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý liên quan đến mua bán và sáp nhập các công ty TNHH, nhất là các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005 và Luật Cạnh tranh 2004. 6. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm ngoài phân mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo là 2 chương nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn Chương 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn: Thực trạng và hướng hoàn thiện 4
  9. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1.1. LỊCH SỬ M&A Tính từ đầu thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến sáu làn sóng sáp nhập và mua lại. Làn sóng đầu tiên: xuất phát điểm từ năm 1897 – 1904, xuất hiện sau cuộc đại suy thoái ở Hoa Kỳ năm 1893 vừa chấm dứt. Thời điểm xuất hiện nhiều thương vụ M&A nhất đó là vào những năm 1898 tới năm 1902 và kết quả đã tạo ra sự độc quyền trong các ngành xe lửa, dầu lửa, hóa học… Tuy nhiên vào cuối giai đoạn này có một lượng lớn các vụ sáp nhập không thành công, không gia tăng được hiệu quả khi sáp nhập đồng thời do nền kinh tế bị suy thoái (1903) và thị trường chứng khoán sụp đổ (năm 1904), cùng vào thời điểm này Hoa Kỳ đưa ra luật Sherman sử dụng để chống lại các công ty sáp nhập với mục đích độc quyền đã đặt dấu chấm hết cho gian đoạn này. Làn sóng thứ hai: Xuất hiện vào những năm 1916 tới cuộc đại suy thoái 1929. Ở giai đoạn này các cuộc sáp nhập và mua lại diễn ra chủ yếu ở các lĩnh vực thực phẩm, mỏ, ngân hàng và ô tô và còn được mang tên là giai đoạn sáp nhập với mục đích độc quyền nhóm bán. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật và đặc biệt nền kinh tế phát triển mạnh nhờ vào hiệu quả quảng cáo của hệ thống radio. Làn sóng thứ hai kết thúc khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929. Làn sóng thứ ba: Xảy ra từ năm 1965 tới 1969 còn được gọi dưới cái tên “làn sóng sáp nhập kết hợp, lý do cho các cuộc “kết hợp” này là các 5
  10. quy định chống độc quyền được phát triển hơn khiến các công ty muốn phát triển theo con đường M&A phải tìm cách hợp tác với các công ty không cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh với mình. Làn sóng thứ tƣ: Xuất hiện từ năm 1981 tới năm 1989. Đặc điểm của các giao dịch trong giai đoạn này đó chính là sự kết hợp không thân thiện của các bên tham gia và nới lỏng Luật chống độc quyền đặc biệt là ở Hoa Kỳ dưới thời của Tổng thống Ronal Reagan. Làn sóng thứ năm: Xuất hiện vào năm 1994 đến năm 2000, là sự xuất hiện của các ngành công nghiệp và toàn cầu hóa. Trong giai đoạn này các công ty nhấn mạnh vào lợi ích lâu dài hơn là lợi nhuận trước mắt, họ không còn sử dụng nợ quá nhiều để mua lại công ty, và quan tâm nhiều hơn vào vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên các thương vụ M&A trong giai đoạn này không mang lại giá trị tăng thêm như các bên tham gia mong đợi. Năm 2000, sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á và suy thoái của thị trường chứng khoán đã chấm dứt giai đoạn này. Làn sóng thứ sáu: Xuất hiện bắt đầu từ năm 2003 cho đế thời gian hiện tại, quy mô mang tính toàn cầu và các bên tham gia quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề hòa nhập hậu sáp nhập, bên cạnh đó hoạt động M&A trong giai đoạn này có sự xuất hiện nhiều hơn của các nhà đầu tư tài chính và các thương vụ đạt tỷ lệ thành công cao hơn so với các giai đoạn trước đó[12]. Như vậy, với lịch sử ra đời cách đây hơn một trăm năm, hình thức kinh doanh M&A đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian và ở mỗi một thời điểm nó lại có những đặc điểm riêng biệt. Tại Việt Nam, M&A chỉ xuất hiện khi nhà nước quyết định thay đổi cách thức phát triển kinh tế, từ một nền kinh tế được quản lý và điều hành bởi các mệnh lệnh và quyết định hành chính dần chuyển sang nền kinh tế 6
  11. thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động M&A được thể chế hóa đầu tiên tại Luật Doanh Nghiệp 1999 và cũng bắt đầu từ giai đoạn này giới kinh doanh mới dần biết đến khái niệm M&A cũng như góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, chia tách, giải thể doanh nghiệp…Xuất hiện với tư cách là một hình thức kinh doanh mới nhưng hoạt động M&A diễn ra tại Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế thông qua hình thức này là rất lớn nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO để hòa nhập chung với nền kinh tế thế giới. 1.2. TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Mua bán và sáp nhập các loại hình doanh nghiệp, trong đó có loại hình công ty TNHH, là những giao dịch phổ biến trên thế giới, đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến ở nước ta. Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào giao dịch mà còn đối với nhiều đối tượng khác như người lao động, người quản lý của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh, cộng đồng và nền kinh tế. Cũng như được áp dụng với công ty cổ phần và các loại doanh nghiệp khác, các hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH) có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: a) Mua bán công ty trách nhiệm hữu hạn Trong các khía cạnh có liên quan đến giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, dưới đây viết tắt theo tiếng Anh là M&A (Mergers and Acquisitions), về mặt pháp lý cần xem xét xem mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có thể được tiến hành dưới những hình thức pháp lý nào. Hình thức pháp lý ở đây được hiểu là các trình tự, điều kiện do pháp luật quy định mà 7
  12. các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ để mua bán hoặc sáp nhập một doanh nghiệp. Hình thức pháp lý của giao dịch M&A sẽ quyết định các công việc cụ thể mà các bên mua bán cần thực hiện cũng như quyết định các bên phải chuẩn bị những hoạt động gì, vào những thời điểm nào để tiến hành một giao dịch mua bán, sáp nhập công ty. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, có các hình thức thực hiện giao dịch M&A như sau: - Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn để tăng vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần. - Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty. Không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, đây là hình thức đầu tư không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp/cổ phần của doanh nghiệp. - Mua, bán doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân (theo quy định của Luật Doanh nghiệp) và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước (theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước). - Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập. 8
  13. - Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) kết hợp thành một công ty mới (công ty hợp nhất). Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại và hình thành mới một công ty trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất. Trong số các hình thức M&A nêu trên, trên thực tế hình thức cho góp vốn vào công ty và bán phần vốn góp, cổ phần của công ty sẽ là những hoạt động chính và thường xuyên, phổ biến nhất. Mỗi một hình thức M&A đều có những quy định riêng của pháp luật điều chỉnh, trước khi thực hiện bất cứ một hoạt động M&A nào, bên bán cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để xác định mục đích chiến lược của mình khi bán có đạt được hay không và cần phải thực hiện việc bán như thế nào để pháp luật bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình. Trong trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân, bán quyền kiểm soát đa số trong công ty TNHH hoặc doanh nghiệp nhà nước, bộ phận của doanh nghiệp nhà nước, thông thường doanh nghiệp mục tiêu sẽ bị “thôn tính” và đôi khi được sáp nhập vào công ty đi mua lại. Nếu chỉ bán một phần công ty của mình cho một đối tác chiến lược, bên bán vừa có thêm nguồn vốn kinh doanh, vừa tiếp thu thêm được những công nghệ và kỹ năng chuyên môn của đối tác. Bên bán hoàn toàn có thể bảo vệ được lợi ích của mình trong doanh nghiệp và mối lo “bị thôn tính” sẽ không phải là sự bận tâm chính. Bán cổ phiếu phát hành thêm cho đối tác chiến lược là một cách huy động thêm vốn, nhưng nó có những ảnh hưởng nhất định mà bên bán cần nắm rõ trước khi thực hiện ví dụ như sau khi phát hành thêm cổ phiếu, bên bán sẽ phải chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Bên bán cần đảm bảo rằng việc bán phần vốn 9
  14. góp, cổ phần được các bên liên quan chấp thuận và hợp pháp. Các bên liên quan bao gồm các thành viên khác trong công ty TNHH, các cổ đông sáng lập hoặc cổ đông lớn trong công ty cổ phần tùy theo quy định trong điều lệ công ty hoặc thỏa thuận góp vốn. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và một số văn bản pháp luật liên quan khác cũng có những điều khoản quy định về thời hạn nắm giữ tối thiểu đối với các cổ đông sáng lập, các giới hạn sở hữu đối với cổ đông nước ngoài. Theo Patrick A.Gaughan, mua một doanh nghiệp, trong đó có loại hình công ty TNHH, được hiểu là việc một công ty tiến hành mua lại một phần đa số hoặc toàn bộ phần vốn góp nhằm kiểm soát một công ty TNHH khác, được gọi là công ty mục tiêu [20] . Mục đích của vụ mua bán này nhằm thâu tóm thị trường, mạng lưới phân phối hoặc tận dụng mạng lưới phân phối của công ty mục tiêu để đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Như vậy mua một công ty TNHH có những điểm giống và khác việc chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty TNHH. Cũng là chuyển nhượng phần vốn góp, song trong một vụ mua bán công ty TNHH luôn có yếu tố giành đa số quyền kiểm soát công ty mục tiêu. Các công ty mục tiêu có thể đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có thị phần ổn định, song cũng có thể là các công ty gặp khó khăn tài chính, đang trong tình trạng chuẩn bị giải thể hoặc phá sản. Có thể diễn tả việc mua một công ty TNHH như sau: Công ty thôn ============= Công ty mục tính tiêu 10
  15. Khi mua một công ty TNHH, công ty thôn tính vẫn tồn tại trên thị trường, song công ty bị thôn tính (công ty mục tiêu) có thể biến mất hoặc được duy trì tùy theo mục tiêu và ý muốn của hai bên tham gia vào cuộc mua lại. Giao dịch mua công ty TNHH có thể diễn ra với sự đồng thuận của hai bên lãnh đạo hai công ty hoặc vụ mua bán cũng có thể mang tính chất thôn tính (hostile acquisition) diễn ra mà không có sự đồng ý và hợp tác của các người quản lý của công ty mục tiêu. Khi ấy, bằng việc từng bước thâu tóm dần phần vốn góp và các quyền bỏ phiếu tương ứng, công ty thôn tính có thể loại trừ quyền lãnh đạo của công ty mục tiêu. Về lý thuyết người mua phần vốn góp có thể là nhiều loại chủ thể khác nhau, song trong thực tiễn mua bán và sáp nhập công ty, bên mua thường là một công ty có nhu cầu thôn tính hoặc sáp nhập một công ty khác trong chiến lược kinh doanh của mình [20]. Xét về hình thức thực hiện giao dịch, việc mua công ty TNHH cũng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, ví dụ một công ty mua phần vốn góp của công ty mục tiêu. Việc mua bán này sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn chủ sỡ hữu của công ty mục tiêu rồi lần lượt sự chuyển nhượng đó làm thay đổi cơ cấu ban lãnh đạo của công ty mục tiêu. Tuy nhiên, công ty mục tiêu vẫn có thể giữ nguyên tư cách pháp nhân, duy trì các hoạt động kinh doanh, hình thức kinh doanh, phải tiếp tục gánh chịu tất cả các khoản nợ trước và sau vụ mua bán công ty TNHH. Ngoài ra, mua bán công ty cũng có thể diễn ra theo cách một phần hoặc toàn bộ tài sản của công ty mục tiêu sẽ được bán cho công ty thôn tính. Trong hình thức này, số tiền mà công ty mục tiêu nhận được từ vụ mua lại sẽ được chia cho các thành viên dưới hình thức tiền được trả lại hoặc dưới hình thức thanh toán những khoản nợ của công ty mục tiêu đang gánh chịu. Sau khi bị thôn tính, công ty mục tiêu có thể chấm dứt hoạt động của mình, trong trường hợp này người mua quan 11
  16. tâm nhiều hơn đến tài sản mua được, mà không muốn quan tâm tới tư cách pháp nhân hoặc trách nhiệm pháp lý trong tương lai của công ty mục tiêu. b) Sáp nhập công ty TNHH Sáp nhập công ty TNHH là sự kết hợp của hai công ty để trở thành một công ty TNHH mới so với hai công ty đang tồn tại độc lập. Hoạt động này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, tác động thị trường hay bất kỳ yếu tố nào khác cần tới những biện pháp quản trị rủi ro mới. Sáp nhập công ty thường là hành vi mang tính chất tự nguyện, diễn ra với chấp thuận của hội đồng thành viên của cả hai công ty có liên quan. Kết quả của việc sáp nhập là cho ra đời một công ty, khác biệt với hai công ty trước khi hợp nhất. Công ty mới này có thể sử dụng một tên hoàn toàn khác so với các công ty được sáp nhập trước đó hoặc sử dụng một tên mới kết hợp tên của các công ty được sáp nhập. Tuy nhiên trên thực tế, người ta thường tìm cách khai thác thương hiệu của các công ty bị sáp nhập. Sáp nhập công ty TNHH được quy định tại Điều 153 của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo đó một giao dịch sáp nhập công ty TNHH được quy định như sau: 1: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 2: Thủ tục sáp nhập được quy định như sau: a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung 12
  17. chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập; b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua; c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. 3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. c) Động cơ của các bên liên quan trong mua bán, sáp nhập công ty TNHH 13
  18. Có rất nhiều động cơ chiến lược khác nhau đã dẫn tới mua bán và sáp nhập các công ty TNHH, trong khoa học quản trị kinh doanh các nhà nghiên cứu cho rằng các động cơ dẫn đến M&A thường gặp nhất là: - M&A nhằm tận dụng cạnh tranh hoặc để đạt tới độc quyền; - M&A để tận dụng sức mạnh thị trường chưa được tận dụng hết; - M&A để tận dụng cơ hội tăng trưởng hoặc đối phó với lợi nhuận đang bị thu hẹp trong một ngành công nghiệp do nhu cầu giảm hoặc cạnh tranh quá mức; - M&A để đa dạng hoá nhằm giảm rủi ro trong kinh doanh; - M&A để đạt được quy mô đủ lớn nhằm tận dụng yếu tố kinh tế nhờ quy mô trong sản xuất hoặc phân phối; - M&A để vượt qua được những mặt hạn chế trong một công ty bằng cách mua lại những nguồn lực bổ sung cần thiết, các sáng chế hoặc các nhân tố sản xuất khác; - M&A nhằm đạt được quy mô đủ lớn để tiếp cận có hiệu quả tới thị trường vốn hoặc việc quảng cáo với giá phải chăng; - M&A để sử dụng một cách toàn diện hơn nữa những nguồn lực hoặc nhân lực cụ thể do một công ty kiểm soát, đặc biệt là năng lực quản lý; - M&A như một phương thức nhằm sa thải đội ngũ quản lý hiện tại; - M&A để sử dụng các lợi ích của chính sách thuế mà nếu không có sáp nhập sẽ không có được; - M&A để mua lại những tài sản với giá thấp hơn giá thị trường mà nếu không khó có thể mua lại bằng những cách khác; 14
  19. - M&A để tăng trưởng mà không phải trải qua thời kỳ chờ đợi [19] Tóm lại, với một thế giới ngày càng phẳng hơn, trước sức ép tồn tại các doanh nghiệp buộc phải phát triển trong đó phương thức phát triển tốt nhất là tiến hành M&A. Đây có lẽ là lựa chọn tối ưu nhất, thông qua hoạt động kinh tế này các doanh nghiệp sẽ chủ động loại đối thủ của mình khỏi “cuộc chơi” bên cạnh đó tư duy phát triển kinh tế hiện đại “hợp lực” cùng nhau phát triển ngày càng phổ biến khi đó các công ty lựa chọn cách thức hợp nhất lại với nhau để nâng cao giá trị sản phẩm hay dịch vụ từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn, giảm được chi phí và nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng là lý do khiến các bên tích cực lựa chọn phương án M&A như một chiến lược phát triển của mình do tận dụng được thị phần khi hợp lực cùng nhau, tận dụng được phần tài sản cố định như nhà xưởng, nguồn nhân lực, hệ thống khách hàng, ví dụ một công ty in có thể sáp nhập với một nhà xuất bản qua đó các bên có thể hỗ trợ cho nhau rất nhiều về nguồn lực mà nếu một công ty khi tồn tại độc lâp không tận dụng hết. Tham vọng bành trướng và trở thành người đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh luôn là mục tiêu phấn đấu của mỗi một doanh nghiệp vì vậy, khi cơ hội đến các doanh nghiệp này sẵn sàng tiến hành tham gia một thương vụ M&A vì khi một thương vụ này thành công họ sẽ giảm được nhiều chi phí gồm thời gian và tiền bạc trong việc gia nhập thị trường, điều này đặc biệt hiệu quả khi các bên tham gia hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kinh doanh dược phẩm hoặc viễn thông là một ví dụ. 15
  20. Một động cơ khác khiến các bên quyết định tiến hành tham gia một thương vụ M&A đó là tránh được các rào cản về mặt thủ tục khi tham gia đăng ký thành lập công ty ví dụ như giấy phép, vốn pháp định... Như vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể, các mục đích mua bán và sáp nhập công ty TNHH có thể rất khác nhau, trải rộng từ những mục đích ngắn hạn mang tính chất đầu tư, mua bán tài sản, cho tới các chiến lược kinh doanh và đạt tới kiểm soát thị trường tiêu thụ hoặc duy trì độc quyền. d) Phân loại sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn Như đã trình bày ở trên, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và mua bán, sáp nhập công ty TNHH nói riêng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức hết sức đa dạng. Từ thực tiễn M&A ở các nước phát triển, người ta đã nghiên cứu và phân loại các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thành nhiều loại tùy theo tiêu chí phân loại. Nếu phân loại theo tiêu chí ngành kinh doanh, người ta có: - Sáp nhập chiều ngang (horizontal acquisition) còn được gọi là sáp nhập cùng ngành, là hình thức sáp nhập giữa các công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. - Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers): Đây là hình thức sáp nhập giữa các công ty khách hàng hoặc công ty là nhà cung cấp lại với nhau. - Sáp nhập kiểu tập đoàn (conglomerate mergers): Xảy ra khi hai hay nhiều công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình – mở rộng kinh doanh sang những lĩnh vực khác không liên quan – tiến hành sáp nhập lại với nhau. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2