Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là phân tích chuyên sâu các quy định của pháp luật về pháp nhân thương mại liên quan để chỉ ra những bất cập, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những bất cập đó xuất phát từ lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật. Kiến nghị các định hướng và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về pháp nhân thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN NGHI PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN NGHI PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Huy Cƣơng HÀ NỘI – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN VĂN NGHI
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI ................................................................ 6 1.1. Khái quát về pháp nhân .............................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của pháp nhân .......................................................... 6 1.1.2. Phân loại pháp nhân ............................................................................................. 10 1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của pháp nhân thƣơng mại ....................... 12 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp nhân thương mại ............................................. 12 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của pháp nhân thương mại ..................................................... 28 1.3. Các hình thức của pháp nhân thƣơng mại ................................................................ 30 1.3.1. Pháp nhân thương mại là các công ty đối nhân ................................................... 30 1.3.2. Pháp nhân thương mại là các công ty đối vốn ..................................................... 31 1.4. Quản trị và vận hành pháp nhân thƣơng mại ........................................................... 42 1.4.1. Nội dung pháp lý chủ yếu của quản trị và vận hành pháp nhân thương mại là công ty đối nhân .............................................................................................................. 42 1.4.2. Nội dung pháp lý chủ yếu của quản trị và vận hành pháp nhân thương mại là công ty đối vốn ................................................................................................................ 43 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI .......... 45 2.1. Các qui định chung về pháp nhân thƣơng mại......................................................... 45 2.2. Các qui định về đăng ký thƣơng nhân ..................................................................... 50 2.3. Các qui định về hình thức của pháp nhân thƣơng mại ............................................. 52 2.4. Các qui định quản trị và vận hành pháp nhân thƣơng mại ...................................... 58 Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI .................................................................................................. 68 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về pháp nhân thƣơng mại ở Việt Nam ............... 68 3.2. Kiến nghị các định hƣớng hoàn thiện pháp luật về pháp nhân thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................................. 69
- 3.3. Kiến nghị về nội dung hoàn thiện pháp luật về pháp nhân thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................................... 69 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 80
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng đã, đang và sẽ đòi hỏi những cải cách pháp luật sâu rộng. Một trong những đòi hỏi quan trọng có tính khách quan là đòi hỏi xây dựng và hoàn thiện chế định pháp nhân nói chung và pháp nhân thƣơng mại nói riêng bởi pháp nhân thƣơng mại là một loại chủ thể không thể thiếu trong nền kinh tế thị trƣờng, mà nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa không phải là ngoại lệ. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp ở Việt Nam trƣớc kia cũng không nằm ngoài qui luật chung của xã hội loài ngƣời trong việc phát triển kinh tế dựa trên các tổ chức nhất định mà có thể phân biệt với các tổ chức phi kinh tế khác và phân biệt giữa chúng với nhau mà đƣợc gọi là các tổ chức kinh tế mang hình hài của các pháp nhân thƣơng mại. Trên lý thuyết và cả trong thực tế lúc đó, ít nhất các tổ chức này không có sự độc lập về tài sản và sự vận hành của nó bị chi phối bởi các bộ chủ quản. Vì vậy trong suốt mấy chục năm qua kể từ giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, Đảng và Nhà nƣớc đã rất chú ý tới việc phát triển các pháp nhân thƣơng mại để vƣợt qua các khiếm khuyết của cơ chế kinh tế cũ mà trong đó có các khiếm khuyết của các tổ chức kinh tế của nó, và để xây dựng một thành phần không thể thiếu của nền kinh tế thị trƣờng, đó là các công ty thƣơng mại (các pháp nhân thƣơng mại). Năm 1987 và năm 1990, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lần lƣợt thông qua Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và Luật Công ty qui định về pháp nhân thƣơng mại. Sau đó các đạo luật này đƣợc thay thế bằng nhiều đạo luật khác nhau liên tiếp. Cho tới nay có nhiều đạo luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau qui định về pháp nhân 1
- thƣơng mại, chẳng hạn nhƣ: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Thƣơng mại 2005, Luật Hàng không dân dụng năm 2014, Bộ luật Hàng hải năm 2015, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi), Luật Luật sƣ năm 2012… Tuy nhiên các qui định về pháp nhân thƣơng mại trong các đạo luật này thiếu nhất quán, do đó gây cản trở không nhỏ cho việc thi hành và áp dụng pháp luật. Môi trƣờng kinh doanh và giao lƣu dân sự vì thế mà kém phát triển. Thực tiễn tƣ pháp đã để lại nhiều phán quyết đáng quan ngại do nhận thức về pháp nhân thƣơng mại chƣa thỏa đáng và do áp dụng các qui định pháp luật thiếu chính xác liên quan. Vì vậy nghiên cứu về pháp nhân thƣơng mại trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết không những để có nhận thức đúng hơn về nó, mà còn để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong điều kiện Việt Nam đang xây dựng kinh tế thị trƣờng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bởi các lẽ kể trên tôi xin lựa chọn đề tài “Pháp nhân thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Pháp nhân thƣơng mại là một vấn đề pháp lý và là một thực tiễn pháp lý đã xuất hiện từ thời kỳ Trung Cổ theo tập quán của các thƣơng nhân Italia và đƣợc phổ biến khắp thế giới. Do đó hiện trên thế giới có một số lƣợng công trình nghiên cứu rất lớn về các vấn đề này dƣới nhiều giác độ khác nhau. Tuy nhiên pháp nhân thƣơng mại có sự khác nhau theo pháp luật của các quốc gia cụ thể, nhất là về hình thức của chúng. Đặc biệt pháp nhân thƣơng mại có thể không tồn tại ở những quốc gia lựa chọn xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Vì 2
- vậy khó có thể nói pháp nhân thƣơng mại đƣợc nghiên cứu để phát triển ở những quốc gia này. Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự can thiệp nhất định của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, do đó chƣa có những công trình nghiên cứu bao quát và hệ thống về vấn đề pháp nhân thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam. Hầu hết các công trình liên quan nhằm mục đích giới thiệu các hình thức pháp nhân thƣơng mại cụ thể theo thực tế pháp luật của Việt Nam, nhƣng thiếu sự tổng kết những vấn đề lý luận, cũng nhƣ tổng kết sự thay đổi hoặc phát triển của luật thực định. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Có một số công trình nghiên cứu khá nổi tiếng liên quan đến đề tài này trong các chế độ trƣớc kia ở Việt Nam, chẳng hạn nhƣ tác phẩm “Luật thương mại Việt Nam dẫn giải” của Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn. Hiện nay ở nƣớc ta có nhiều giáo trình về luật thƣơng mại hay luật kinh tế có nói tổng thể liên quan. Tuy nhiên không có công trình nào nghiên cứu tổng thể trên phƣơng diện lý luận chuyên sâu và có nền tảng liên quan. Các công trình chủ yếu tập trung vào pháp luật thực định trừ một số công trình lớn nhƣng không hoàn toàn tập trung vào khía cạnh pháp nhân mà chủ yếu tập trung vào hình thức công ty. Các công trình trong nƣớc hiện nay có vai trò nòng cốt liên quan tới đề tài này bao gồm: “Giáo trình luật thương mại- phần chung” của PGS. TS Ngô Huy Cƣơng xuất bản tại Nxb. Đại học Quốc gia năm 2013; “Giáo trình luật kinh tế Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Nhƣ Phát và PGS. TS Phạm Duy Nghĩa xuất bản tại Nxb. Đại học Quốc gia năm 2001; “Giáo trình luật thương mại” của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội xuất bản tại Nxb. Công an nhân dân năm 2006… 3
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề pháp lý (cả lý luận và thực tiễn) về pháp nhân thƣơng mại. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về pháp luật liên quan đến đề tài luận văn, chứ không nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội hay kinh tế, chính trị phát sinh từ đó. Ở khía cạnh thực tiễn pháp lý và qui định pháp luật, luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi của pháp luật Việt Nam hiện hành. Nếu có nhắc tới những vấn đề lịch sử thì chỉ dừng lại ở việc minh chứng cho các nhận định có liên quan của tác giả luận văn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn Mục đích của đề tài: Mục đích của đề tài là nghiên cứu chuyên sâu về lý luận, thực tiễn liên quan tới pháp nhân thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Luận văn có những nhiệm vụ chính nhƣ sau: Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận pháp luật về pháp nhân thƣơng mại. Thứ hai, phân tích chuyên sâu các quy định của pháp luật về pháp nhân thƣơng mại liên quan để chỉ ra những bất cập, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những bất cập đó xuất phát từ lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật. Thứ ba, kiến nghị các định hƣớng và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về pháp nhân thƣơng mại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn dự kiến sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phƣơng pháp mô hình hóa, phƣơng pháp diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp phân tích qui phạm, phân tích vụ việc, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh pháp luật, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia… 4
- 6. Bố cục dự kiến của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có bố cục dự kiến nhƣ sau: Chương 1. Lý luận về pháp nhân thƣơng mại Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về pháp nhân thƣơng mại Chương 3. Các định hƣớng và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về pháp nhân thƣơng mại 5
- Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát về pháp nhân 1.1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của pháp nhân Pháp nhân là một loại chủ thể của pháp luật bên cạnh thể nhân. Về mặt ngôn ngữ (theo từ Hán Việt), “nhân” là ngƣời. Chỉ có con ngƣời mới là chủ thể của pháp luật. Nhƣng pháp luật đã nhân cách hóa một vài sự vật, hiện tƣợng để trao cho chúng một đời sống pháp lý [8, tr. 32] nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Trong phép nhân cách hóa đó, pháp nhân cũng đƣợc xem là ngƣời, nhƣng nó đƣợc gán một tính từ để phân biệt với thể nhân, có nghĩa nó là con ngƣời pháp định [6, tr. 39]. Sở dĩ nhƣ vậy nên khi nói tới chủ thể của các quan hệ pháp luật là thông thƣờng nói tới thể nhân và pháp nhân. Theo quan niệm chung của các nƣớc thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, chủ thể của pháp luật có những thuộc tính đặc biệt do Nhà nƣớc trao cho năng lực chủ thể. Tuy nhiên năng lực chủ thể này đƣợc hình thành từ thực tại khách quan, không phải từ quyết định hoàn toàn chủ quan của ngƣời làm luật hay Nhà nƣớc (trừ trƣờng hợp có những tranh luận kéo dài liên quan tới tƣ cách pháp nhân của công ty hợp danh đƣợc nghiên cứu phía dƣới đây). PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện cho rằng: “Theo học thuyết pháp lý châu Âu, pháp nhân đƣợc hiểu là một thực thể pháp lý hình thành từ sự liên kết nhóm của một số chủ thể, chủ yếu là các cá nhân, nhằm thực hiện mục tiêu chung. Thực thể đƣợc tạo ra có tƣ cách chủ thể riêng và có đời sống pháp lý độc lập, phân biệt với đời sống pháp lý của các chủ thể tham gia xây dựng pháp nhân, còn gọi là thành viên pháp nhân” [9, tr. 18]. 6
- Ngày nay pháp nhân đƣợc quan niệm rộng rãi hơn không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi các tổ chức là một tập hợp ngƣời nhƣ thế. Pháp nhân có thể do chỉ một ngƣời tạo lập nên và ngƣời đó là thành viên duy nhất của pháp nhân. Cũng có trƣờng hợp pháp nhân không có thành viên, ví dụ nhƣ một số quỹ (quỹ trao giải thƣởng Nô ben…). PGS. TS Nguyễn Nhƣ Phát nhận thức: “Trƣớc hết, pháp nhân là một khái niệm đƣợc sử dụng để ám chỉ một loại chủ thể độc lập, để phân biệt với các chủ thể là con ngƣời (bao gồm cá nhân và tập thể ngƣời). Nhƣ vậy, pháp nhân là một thực thể trừu tƣợng, đƣợc hƣ cấu, thể hiện tình trạng minh bạch về tài sản của nó với tài sản còn lại của chủ sở hữu, ngƣời sáng tạo ra nó. Trong kinh doanh, ngƣời sáng tạo ra pháp nhân, hiểu theo nghĩa này, là chủ sở hữu doanh nghiệp – ngƣời đầu tƣ vốn để thành lập doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân” [17, tr. 44 – 45]. Trong nhận thức này, PGS. TS Nguyễn Nhƣ Phát không nhắc gì tới số lƣợng của các thành viên của pháp nhân, nhƣng không có nhận thức về pháp nhân không thành viên. PGS. TS Ngô Huy Cƣơng lập luận về pháp nhân nhƣ sau: “Các tổ chức của con ngƣời xét từ phƣơng diện nào đó là các phƣơng tiện giúp con ngƣời thỏa mãn các nhu cầu sống. Để duy trì và phát triển các tổ chức đó trong mối quan hệ tƣơng thuộc, con ngƣời thông qua pháp luật ban tặng cho một số loại tổ chức nhất định một đời sống pháp lý thích ứng, có nghĩa là biến chúng thành chủ thể của một số quyền thích ứng, và, trong mối quan hệ tƣơng thuộc, gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Cách thức này đã đƣợc mở rộng tới lợi ích (không chỉ là các tổ chức), có nghĩa là một hoặc một tập hợp lợi ích nào đó cũng đƣợc xem là chủ thể của quyền. Chủ thể của quyền có nghĩa là chủ thể của pháp luật bởi pháp luật bao 7
- gồm các qui tắc xử sự bắt buộc chỉ ra quyền và nghĩa vụ thích ứng của các bên tham gia các quan hệ (nói một cách đơn giản). Phƣơng thức ban tặng này đã mô phỏng đời sống pháp lý của thể nhân gán cho chủ thể khác (tổ chức hoặc lợi ích) để xem nó cũng là ngƣời (dƣới giác độ pháp lý), nhƣng đồng thời gán cho nó một tính từ để phân biệt với thể nhân (con ngƣời tự nhiên có thể chất – chủ nhân đích thực của thế giới) và gọi nó là pháp nhân (con ngƣời pháp định)” [6, tr. 38 – 39]. Theo lập luận này, PGS. TS Ngô Huy Cƣơng nói rõ pháp nhân không có nghĩa hoàn toàn là một tổ chức (một tập hợp ngƣời) hoặc không có nghĩa là phải có thành viên. Pháp nhân theo đó có thể là một tổ chức hoặc có thể là một tập hợp lợi ích nào đó đã đƣợc nhân cách hóa. Hiện nay có hai trƣờng phái học thuyết chủ yếu quan niệm về pháp nhân. Học thuyết giả tƣởng xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân quan niệm chỉ có con ngƣời mới có nhân tính và ý chí, do đó mới là chủ thể của các quyền hay chủ thể của pháp luật. Do nhu cầu quản lý các tổ chức của con ngƣời, học thuyết này xem tổ chức có tƣ cách pháp nhân là chủ thể giả tƣởng của pháp luật mô phỏng vị trí pháp lý của thể nhân. Trong khi đó học thuyết thực tại về pháp nhân ra đời sau này khẳng định pháp nhân là những thực tại không kém gì thể nhân và có ý chí, nên phải là chủ thể của các quyền hay chủ thể của pháp luật. Học thuyết này dẫn đến một quan niệm rằng, pháp nhân không phải là sự tạo lập của nhà làm luật mà là một thực tại buộc pháp luật phải thừa nhận [3, tr. 76 – 77]. Việc xây dựng luật theo học thuyết nào sẽ có những hệ quả nhất định trong việc xem tổ chức nào là có tƣ cách pháp nhân, nhất là liên quan tới công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Vì vậy pháp nhân là một thực thể pháp lý đƣợc xem là chủ thể của pháp luật đƣợc sáng lập bởi các thành viên hoặc một thành viên hoặc đƣợc sáng lập trên cơ sở một tập hợp lợi ích nhất định mà không có thành viên. 8
- Pháp nhân có thể đƣợc xem là một hệ quả pháp lý. Theo PGS. TS Ngô Huy Cƣơng, hệ quả pháp lý hay hậu quả pháp lý phát sinh từ ba nguồn gốc là hành vi pháp lý, sự kiện pháp lý và hiệu lực của luật [2, tr. 48]. Xem xét bản chất pháp lý của pháp nhân từ đó thì pháp nhân có thể là một hành vi pháp lý hoặc có thể là một chế định pháp luật (hiệu lực của luật). PGS. TS Ngô Huy Cƣơng khẳng định: “Pháp luật các nƣớc theo truyền thống dân luật (Civil Law) hầu nhƣ cho phép các pháp nhân đƣợc tạo lập bởi các thỏa thuận tƣ. Vì vậy các pháp nhân tƣ pháp (pháp nhân dân sự và pháp nhân thƣơng mại) có bản chất là hành vi pháp lý (có nghĩa: Có thể là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phƣơng). Bộ luật Dân sự Pháp 1804 và các Bộ luật Dân sự dƣới các chế độ cũ ở Việt Nam đều thể hiện quan niệm đó” [6, tr. 43] . Khẳng định này cho rằng pháp nhân do tƣ nhân sáng lập có bản chất là một hành vi pháp lý. Nếu pháp nhân có nhiều ngƣời cùng sáng lập mang bản chất là hợp đồng. Nếu pháp nhân do một ngƣời sáng lập mang bản chất là một hành vi pháp lý đơn phƣơng. Từ đó cần khẳng định: pháp nhân xuất hiện do pháp luật qui định hoặc do sự sáng lập bởi quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật có bản chất là một chế định pháp luật. Việc phân biệt bản chất này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng qui chế pháp lý riêng cho từng loại thƣơng nhân khác nhau. Những pháp nhân công thƣờng đƣợc xem là một chế định pháp luật. Do đó pháp luật qui định về nó phải khá đầy đủ, chi tiết. Pháp nhân tƣ thƣờng đƣợc xem là một hành vi pháp lý. Do đó pháp luật phải chú ý tới tính chất tự do thỏa thuận, tự định đoạt của các thành viên của pháp nhân… Thông thƣờng pháp nhân công hay thuộc sở hữu công bị điều chỉnh bởi luật công. Còn pháp nhân thuộc sở hữu của tƣ nhân bị điều chỉnh bởi luật tƣ nhƣ luật dân sự và luật thƣơng mại. 9
- 1.1.2. Phân loại pháp nhân Có nhiều cách phân loại pháp nhân khác nhau nhƣ dựa vào nơi thành lập, dựa vào mục đích hoạt động, dựa vào luật thành lập… Dựa vào nơi thành lập có phân loại pháp nhân thành pháp nhân trong nƣớc và pháp nhân nƣớc ngoài. Dựa vào mục đích hoạt động có phân loại pháp nhân thành pháp nhân có mục đích kinh tế và pháp nhân vì mục đích phi kinh tế. Dựa vào luật thành lập có phân loại pháp nhân thành pháp nhân công pháp và pháp nhân tƣ pháp. Luận văn này chỉ nghiên cứu pháp nhân thƣơng mại do đó chỉ chú ý tới cách phân loại pháp nhân dựa vào luật thành lập pháp nhân. Bên cạnh việc phân loại pháp nhân thành pháp nhân công pháp và pháp nhân tƣ pháp, trong khoa học pháp lý còn phân chia pháp nhân tƣ pháp thành pháp nhân dân sự và pháp nhân thƣơng mại. Có cách gọi khác hai loại pháp nhân này là công ty dân sự và công ty thƣơng mại đƣợc phân loại dựa vào luật thành lập và mục đích kinh tế. PGS. TS Ngô Huy Cƣơng nói tóm lƣợc về việc phân loại này nhƣ sau: “Các nƣớc theo truyền thống Civil Law thƣờng phân loại pháp nhân thành pháp nhân công pháp và pháp nhân tƣ pháp, có nghĩa là pháp nhân đƣợc thành lập theo luật công và pháp nhân đƣợc thành lập theo luật tƣ. Tới lƣợt chúng, pháp nhân tƣ pháp đƣợc phân loại thành pháp nhân dân sự và pháp nhân thƣơng mại” [7, tr. 16]. Các pháp nhân công pháp thƣờng thấy là các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc (nhƣ các bộ, các tổng cục, các cục, các ủy ban nhân dân các cấp…), các hội thành lập theo luật công (nhƣ Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh…), các tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp thuộc sở hữu công (nhƣ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật…), các quĩ thuộc sở hữu công (nhƣ: Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quỹ xóa đói giảm nghèo…), và các đơn vị lực lƣợng vũ trang (nhƣ: các quân đoàn, sƣ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội…)… 10
- Thông thƣờng những đạo luật qui định về phân loại pháp nhân không đầy đủ theo các căn cứ mà chủ yếu là liệt kê các loại pháp nhân. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự thƣờng chỉ liệt kê chủ yếu các loại pháp nhân công pháp và pháp nhân dân sự. Còn các pháp nhân thƣơng mại thƣờng do các đạo luật về thƣơng mại qui định và phân loại. Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1931 phân loại theo kiểu liệt kê nhƣ sau: “Những đoàn thể sau này đƣợc hƣởng tƣ cách pháp nhân: 1) Nhà-nƣớc; 2) Hàng-xã; 3) Hàng-thôn; 4) Hàng-giáp (tức nhiều nhà hợp lại có quyền-lợi chung với nhau, nhất là về tế-tự); 5) Hàng-xóm (tức là nhiều nhà hợp lại vì tính lân-cận và sự tế-tự); 6) Những hội đã đƣợc phép lập; 7) Những hội thƣơng-mại đã thành lập hợp lệ. Còn những hội mục-đích phi-pháp hoặc trái phong-tục thì không đƣợc hƣởng tƣ-cách pháp-nhân” (Điều 284). Các thƣơng hội theo Bộ luật này bao gồm: hội vô danh, hội hữu hạn trách nhiệm, hội hợp danh, hội hợp tƣ đơn thƣờng, hội hợp tƣ cổ phần. Qua đây cho thấy trong phân loại pháp nhân đôi khi có những nhà nghiên cứu phân loại pháp nhân dựa vào hình thức pháp lý của pháp nhân. Tuy nhiên tiêu chí phân loại này thƣờng đƣợc sử dụng trong luật thƣơng mại để phân biệt giữa các loại hình công ty thƣơng mại. 11
- 1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của pháp nhân thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp nhân thương mại 1.2.1.1. Khái niệm pháp nhân thương mại Nhƣ trên đã nói, pháp nhân thƣơng mại là tên gọi một loại pháp nhân xuất phát từ việc phân loại pháp nhân theo luật thành lập hay ngành luật. Tuy nhiên trong khoa học pháp lý mà thƣờng đƣợc thể hiện trong luật thực định, pháp nhân thƣơng mại là một loại thƣơng nhân. Trong luật thƣơng mại, thƣơng nhân bao gồm hai loại là thƣơng nhân thể nhân (cá nhân kinh doanh) và thƣơng nhân pháp nhân (công ty) [7, tr. 16]. Vì vậy để hiểu đúng về pháp nhân thƣơng mại cần tìm hiểu về thƣơng nhân nói chung và thƣơng nhân pháp nhân nói riêng. Luật thực định của một số nƣớc theo truyền thống Civil Law quy định thƣơng nhân là chủ thể thông thƣờng của luật thƣơng mại và có các định nghĩa không giống nhau hoàn toàn về thƣơng nhân. Do vậy cần khảo sát khái niệm thƣơng nhân theo các qui định này vì pháp nhân thƣơng mại đƣợc bao gồm trong đó. Bộ luật Thƣơng mại đầu tiên đƣợc pháp điển hoá theo kiểu hiện đại trên thế giới là Bộ luật Thƣơng mại Pháp năm 1807. Bộ luật này đƣa ra định nghĩa thƣơng nhân tại Điều 1 là: “Thƣơng nhân là những ngƣời thực hiện các hành vi thƣơng mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thƣờng xuyên của mình”. Nghề nghiệp thƣờng xuyên đƣợc hiểu là hoạt động đem lại cho một ngƣời những phƣơng tiện sinh sống. Việc thực hiện nhiều hành vi thƣơng mại chƣa đủ để coi là thƣơng nhân, nếu ngƣời đó không thực hiện những hành vi đó để cho bản thân hoặc gia đình có nguồn sinh sống. Mặc dù điều luật không quy định rõ, song thƣơng nhân phải thực hiện những hành vi đó nhân danh mình và vì lợi ích của mình. Các hành vi thƣơng mại mà các thƣơng nhân thực hiện về cơ bản có thể chia thành ba loại: 12
- - Các hành vi thƣơng mại do bản chất gồm 2 loại: Loại thứ nhất, gồm các hành vi đƣợc coi là hành vi thƣơng mại ngay cả trong trƣờng hợp chúng thực hiện một cách riêng rẽ nhƣ: việc mua động sản để bán lại, các hoạt động môi giới, các hoạt động ngân hàng hay hối đoái…; Loại thứ hai, chỉ đƣợc coi là hành vi thƣơng mại trong trƣờng hợp do thƣơng nhân thực hiện. - Các hành vi thƣơng mại do hình thức đƣợc coi là hành vi thƣơng mại ngay cả khi chúng đƣợc những ngƣời không phải là thƣơng nhân thực hiện. - Các hành vi thƣơng mại do phụ thuộc là những hành vi phụ thuộc vào hoạt động thƣơng mại hoặc các thƣơng gia nhƣ các trái vụ giữa các thƣơng nhân với nhau [3, tr. 111]. Khái niệm “thƣơng gia” (thƣơng nhân) đƣợc định nghĩa trong Bộ luật Thƣơng mại Hoa Kỳ (UCC-1990) theo truyền thống Common Law cùng với khái niệm “việc mua bán”, “chi nhánh tài chính” với những nội dung mà về cơ bản là không đƣợc hiểu nhƣ khái niệm thƣơng nhân trong luật thƣơng mại của các nƣớc theo hệ thống pháp luật lục địa. “Thƣơng gia đƣợc dùng để chỉ một nhóm nhất định của các chủ thể kinh doanh mà những ngƣời này là những ngƣời tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hoá các loại thông qua các công việc thƣờng xuyên, lâu dài của họ. Những công việc đó đòi hỏi phải có những nhận thức và kỹ năng thực hiện riêng biệt”. Hàng hoá ở đây đƣợc hiểu là động sản và do vậy Bộ luật thƣơng mại Mỹ sẽ không điều chỉnh cho các loại hợp đồng mua bán bất động sản hoặc các hợp đồng dịch vụ. Thƣơng nhân theo Bộ luật Thƣơng mại Hoa Kỳ có 3 loại hình chủ yếu là cá nhân kinh doanh (sole proprietorship), công ty đối nhân (partnership) và công ty đối vốn (corporation) [10, tr.18]. Bộ luật Thƣơng mại Nhật Bản (Điều 4) xác định những ngƣời thực hiện các giao dịch thƣơng mại nhƣ một nghề nghiệp nhân danh bản thân mình, những ngƣời bán hàng nhƣ một nghề nghiệp trong các cửa hàng hoặc ở những nơi tƣơng tự, hoặc những ngƣời làm nghề khai mỏ, thậm chí không tham gia các giao dịch 13
- thƣơng mại nhƣ một nghề nghiệp và những công ty đƣợc thành lập theo Bộ luật Thƣơng mại đều đƣợc coi là thƣơng nhân. Nhƣ vậy, theo quy định này thì hành vi khai mỏ luôn đƣợc coi là hành vi thƣơng mại. Do đó, bất kể ai thực hiện hành vi này đều đƣợc xem là thƣơng nhân. Cũng theo điều luật này thì những ngƣời chuyên thực hiện hành vi thƣơng mại luôn đƣợc xem là thƣơng nhân và đƣợc chia thành hai nhóm: Thƣơng gia thể nhân và thƣơng gia pháp nhân (các công ty thƣơng mại). Luật thƣơng mại của các nƣớc theo Họ Pháp luật La Mã - Đức quan niệm công ty thƣơng mại là các thƣơng nhân bởi hình thức, có nghĩa là bất kỳ một thực thể nào đƣợc thành lập dƣới hình thức, có nghĩa là bất kỳ một thực thể nào đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty thƣơng mại đều đƣợc xem là thƣơng nhân hoặc bất kể hành vi nào nhằm thành lập một công ty thƣơng mại đều xem là hành vi thƣơng mại. Việc xem những ngƣời buôn bán nhỏ đƣợc coi là thƣơng nhân theo quy định này có phần hơi khác biệt so với pháp luật thƣơng mại Việt Nam. Bộ luật Thƣơng mại Iran lại có cách quy định hết sức đơn giản trong mối quan hệ với hành vi thƣơng mại: một ngƣời có nghề nghiệp thông thƣờng là các giao dịch thƣơng mại đƣợc coi là thƣơng nhân (Điều 1). Bộ luật Thƣơng mại của Tunisia tuyên bố rằng tất cả những ngƣời mà tự bản thân thực hiện một cách chuyên nghiệp các hành vi liên quan tới sản xuất, lƣu thông và tích trữ hàng hoá đều đƣợc coi là thƣơng nhân, trừ những trƣờng hợp đặc biệt đƣợc quy định bởi luật (Điều 2). Bộ luật Thƣơng mại Cộng hoà Czech (khoản 2, Điều 2) định nghĩa thƣơng nhân theo kiểu mô tả nhƣ sau: “Theo Bộ luật này, thƣơng nhân đƣợc coi là: a/ Ngƣời (thể nhân hoặc pháp nhân) đƣợc ghi tên vào sổ đăng ký thƣơng mại; b/ Ngƣời thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép cho tiến hành một số hoạt động buôn bán nhất định; 14
- c/ Ngƣời thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép đƣợc cấp theo các luật hoặc các quy định đặc biệt khác với các quy định điều chỉnh việc cấp giấy phép buôn bán; d/ Thể nhân thực hiện hoạt động nông nghiệp (sản xuất nông nghiệp) mà đƣợc đăng ký vào sổ đăng ký thích hợp theo luật quy định đặc biệt”. Các nƣớc khác nhƣ Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển…. Cũng có định nghĩa về thƣơng nhân, nhƣng đa số có yêu cầu đăng ký hoạt động thƣơng mại. Tóm lại, luật thực định của mỗi quốc gia lại có cách định nghĩa khác nhau về thƣơng nhân, song về cơ bản có hai cách định nghĩa đƣợc sử dụng là định nghĩa theo bản chất thƣơng mại nhƣ Cộng hoà Czech, Thuỵ Điển… Dù theo cách thức định nghĩa nào, pháp luật thƣơng mại của các nƣớc đều thừa nhận: Có các loại thƣơng nhân là thƣơng nhân thể nhân và thƣơng nhân pháp nhân mà đều lấy việc thực hiện hành vi thƣơng mại làm nghề nghiệp của mình. Hiện nay ở Việt Nam khái niệm thƣơng nhân không phải là một khái niệm thật rõ ràng đƣợc qui định bởi pháp luật thực định. Tuy nhiên trƣớc đây khái niệm thƣơng nhân đã đƣợc qui định khá rõ tại Luật Thƣơng mại năm 1997. Vì vậy cần làm rõ khái niệm này ở Việt Nam khi nó mới xuất hiện xem có sự tƣơng đồng với quan niệm chung của thế giới về thƣơng nhân hay không. Pháp điển hóa luật thƣơng mại theo truyền thống Civil Law, Luật Thƣơng mại 1997 định nghĩa: “Thƣơng nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên” (Điều 5). Muốn trở thành thƣơng nhân, một chủ thể đƣợc coi là thƣơng nhân phải có các điều kiện cần và đủ sau theo PGS. TS Phạm Duy Nghĩa: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 317 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 226 | 49
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 246 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 109 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 128 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 162 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành
24 p | 139 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 113 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam
7 p | 118 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn