intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quốc hội Mĩ Và Quốc hội Việt Nam - Những vấn đề tham chiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu so sánh Quốc hội Mĩ và Quốc hội Việt Nam nhằm phát hiện sự tương đồng, khác biệt giữa hai Quốc hội và nguyên nhân của sự tương đồng, khác biệt đó. Qua đó, kiến nghị hoàn thiện Quốc hội Việt Nam theo yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm Quốc hội Mĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quốc hội Mĩ Và Quốc hội Việt Nam - Những vấn đề tham chiếu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --- *** --- NGUYỄN QUỐC VĂN QUỐC HỘI MĨ VÀ QUỐC HỘI VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ THAM CHIẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --- *** --- NGUYỄN QUỐC VĂN QUỐC HỘI MĨ VÀ QUỐC HỘI VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ THAM CHIẾU Chuyên ngành : Lí luận và Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số : 62.38.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Đăng Dung
  3. HÀ NỘI - 2013
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các tư liệu, số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Quốc Văn
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................6 1.1. Các nghiên cứu chung về Quốc hội ................................................................. 6 1.2. Các nghiên cứu về Quốc hội Mĩ .................................................................... 11 1.3. Các nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam ......................................................... 15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................................17 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU SO SÁNH QUỐC HỘI MĨ VÀ QUỐC HỘI VIỆT NAM.............................................................................................19 2.1. Quốc hội là định chế tất yếu trong một nhà nước dân chủ ............................ 19 2.2. Cơ sở hình thành Quốc hội Mĩ và Quốc hội Việt Nam ................................. 29 2.3. Những vấn đề lí luận về so sánh Quốc hội .................................................... 37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................................41 Chƣơng 3. VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA QUỐC HỘI.......................................................44 3.1. Vị trí của Quốc hội ........................................................................................ 44 3.2. Chức năng của Quốc hội ............................................................................... 56 3.3. Quyền hạn và quan hệ của Quốc hội với các cơ quan nhà nước ................... 64 3.4. Quan hệ của Quốc hội với đảng phái chính trị .............................................. 73 3.5. Kiến nghị về địa vị pháp lí của Quốc hội Việt Nam ..................................... 80 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................................................90 Chƣơng 4. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỐC HỘI .................................................92 4.1. Cơ cấu chung của Quốc hội ........................................................................... 92 4.2. Cơ cấu lãnh đạo tại Quốc hội ........................................................................ 99 4.3. Cơ cấu ủy ban của Quốc hội ........................................................................ 105 4.4. Đại biểu Quốc hội ........................................................................................ 114 4.5. Kiến nghị về cơ cấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam ................................. 123 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................................130 Chƣơng 5. VỀ QUI TRÌNH, THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI ...............132 5.1. Thủ tục kì họp của Quốc hội ....................................................................... 132 5.2. Qui trình làm luật của Quốc hội .................................................................. 139 5.3. Thủ tục hoạt động giám sát của Quốc hội ................................................... 148 5.4. Kiến nghị về qui trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội Việt Nam ............. 157 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ................................................................................................166 KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ................................. 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 180 PHỤ LỤC
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp 1992 trong lần sửa đổi 2001 đã xác định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam là Nhà nước pháp quyền (NNPQ) XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...” (Điều 2). Việc xây dựng NNPQ XHCN với đòi hỏi phải cải cách toàn diện bộ máy nhà nước đã mở ra hướng nghiên cứu mới đối với các cơ quan nhà nước Việt Nam, trong đó, việc nghiên cứu đổi mới Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân - là quan trọng hàng đầu, vì: (i) Quốc hội là định chế có vai trò tất yếu trong việc xác lập và thực hiện các nguyên tắc của NNPQ; (ii) Quốc hội đang đứng trước yêu cầu hoàn thiện mọi mặt để xứng đáng với vị trí Hiến định đặc biệt: “Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”; (iii) Quốc hội hiện còn khá “non trẻ”, chưa hoàn toàn ổn định về “chất”, đang trong bước chuyển từ Quốc hội của cơ chế tập trung, thời chiến sang Quốc hội của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế theo yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN; (iv) yêu cầu đổi mới Quốc hội càng trở nên bức thiết trong bối cảnh vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước đang được đặt ra trên hành trình sửa đổi Hiến pháp 1992. Hiện nay, trên các diễn đàn luật học đã có nhiều công trình nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam và Quốc hội nước ngoài. Tuy nhiên, các công trình này vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc nghiên cứu tham chiếu Quốc hội Việt Nam với Quốc hội các nước theo tiêu chí của NNPQ. Trong bối cảnh Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng Quốc hội theo yêu cầu của NNPQ thì việc nghiên cứu tham chiếu Quốc hội Việt Nam với Quốc hội các nước càng trở nên cấp bách, nhằm tìm ra những hạt nhân hợp lí, tiến bộ về Quốc hội của nước khác để có thể kế thừa, vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, hướng đến mục tiêu xây dựng một Quốc hội mạnh, thực quyền, chuyên nghiệp theo đúng tinh thần của Hiến pháp 1992. Việc tác giả chọn Quốc hội Mĩ là đối tượng tham chiếu với Quốc hội Việt Nam dựa trên các căn cứ sau: (i) Quốc hội ở bất kì chính thể hay thuộc hệ thống pháp luật nào cũng có những đặc trưng chung mang tính qui luật, mặc dù tổ chức và hoạt động của chúng rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, truyền thống của mỗi nước và từ chức năng, nhiệm vụ mà Quốc hội cần phải đảm nhiệm. 1
  7. (ii) Kế thừa và tiếp thu sâu sắc di sản tư tưởng đại nghị và kinh nghiệm của Anh quốc nhưng người Mĩ đã sáng tạo tổ chức và duy trì Quốc hội rất hiệu quả theo cách riêng, với những ưu điểm nổi bật so với Quốc hội Anh quốc. Khi lựa chọn Quốc hội Mĩ là đối tượng tham chiếu với Quốc hội Việt Nam, chúng ta sẽ có dịp khám phá những triết lí mà Quốc hội Mĩ đã tiếp nhận từ nguyên mẫu và tham khảo về sự vận dụng và phát triển các qui luật về Quốc hội của người Mĩ. Cơ hội tìm hiểu Quốc hội Anh quốc trong quá trình nghiên cứu Quốc hội Mĩ sẽ giúp cho các đánh giá và kiến nghị về Quốc hội Việt Nam có cơ sở vững chắc hơn. (iii) Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng khuôn mẫu tổ chức và kiểm soát quyền lực của nhà nước Mĩ. Chính thể cộng hòa Tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử thế giới được thiết lập ở Mĩ vào cuối thế kỷ 18 cũng là mô hình áp dụng điển hình nhất học thuyết phân quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền lực nhà nước Mĩ luôn thống nhất, với các ngành quyền luôn kết nối, hòa quyện để thực hiện chức năng chung nhưng mỗi ngành quyền vẫn duy trì tốt nhất khả năng kiểm soát hợp Hiến đối với các ngành kia. Mô hình kiểm soát quyền lực nhà nước rất hiệu quả của Mĩ có thể là kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992. (iv) Với lịch sử tiến hóa hơn 200 năm, Quốc hội theo Hiến pháp Mĩ 1787 vẫn khẳng định sự thực quyền, hùng mạnh, ổn định về địa vị pháp lí, nguyên tắc tổ chức và hoạt động; luôn phù hợp với thực tiễn lịch sử nước Mĩ. Tính ổn định, chuyên nghiệp, hiệu quả của Quốc hội Mĩ đáng để chúng ta nghiên cứu, chiêm nghiệm trên con đường xây dựng một Quốc hội thực quyền, chuyên nghiệp ở Việt Nam. (v) NNPQ là giá trị cần hướng tới của văn minh nhân loại dù khái niệm đầy đủ về nó hiện vẫn còn tranh luận trong giới khoa học - và trên thực tế, người Mĩ cũng rất ít đề cập đến khái niệm này. Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng ở mức độ nhất định, những đặc trưng của NNPQ đã được thừa nhận rộng rãi có thể tìm thấy khá sinh động tại Mĩ, chẳng hạn: Nhà nước Mĩ là nhà nước hợp Hiến, hợp pháp, được tổ chức trên cơ sở các quyền và trên nền tảng của xã hội dân sự; nhà nước bị hạn chế, bị giám sát quyền lực và tổ chức theo nguyên tắc phân quyền;...Do đó, việc nghiên cứu các biểu hiện thực tiễn về NNPQ tại Mĩ và vai trò của Quốc hội Mĩ trong xây dựng NNPQ có thể sẽ cho chúng ta những kinh nghiệm trong nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam XHCN. 2
  8. (vi) Nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của Quốc hội và các thiết chế nhà nước Mĩ từ khi lập quốc, chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu về kinh nghiệm xây dựng và hoàn bị Hiến pháp của người Mĩ theo các hạt nhân của Chủ nghĩa Hiến pháp (Constitutionalism) [61] như: Bảo đảm sự quyết định của nhân dân trong việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp; Hiến pháp phải bảo đảm nhân quyền và giới hạn, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm mọi chủ thể nhà nước đều đứng dưới và bị điều chỉnh của Hiến pháp và luật; bảo đảm trách nhiệm chủ đạo của nhà nước trong việc tuân thủ Hiến pháp. Đây là kinh nghiệm quốc tế có giá trị tham khảo trong quá trình hoàn thiện Hiến pháp 1992, mặc dù thuật ngữ “Chủ nghĩa Hiến pháp” chưa được xuất hiện trong các văn kiện chính thức của Đảng và nhà nước ta. (vii) Trải qua một số thời kì khó khăn, đến nay, Việt Nam và Mĩ đã có gần 20 năm bình thường hóa quan hệ, đã kí Hiệp định Thương mại và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực hợp tác, hiện đang hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước” (Hiến pháp 1992), việc tìm hiểu bộ máy nhà nước và pháp luật Mĩ là cần thiết để phát triển hợp tác và bảo vệ lợi ích quốc gia. Với những lí do trên, tác giả đã chọn “Quốc hội Mĩ và Quốc hội Việt Nam - những vấn đề tham chiếu” làm đề tài nghiên cứu. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (2011), với tư cách tổ hợp từ, “tham chiếu” là “tham khảo qua việc phân tích, đối chiếu, so sánh các sự việc, hiện tượng liên quan” [149, tr.1459], còn “so sánh” là “xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau” [149, tr.1380]. Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học Vietlex (2010), với tư cách tổ hợp từ, “tham chiếu” là “căn cứ, dựa vào để tham khảo và đối chiếu” [86, tr.1171], còn “so sánh” là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [86, tr.1107]. Qua hai cách giải thích trên, chúng ta nhận thấy “tham chiếu” chính là “so sánh” với mục đích tham khảo. “So sánh” không nêu rõ mục đích thực tiễn của việc tìm ra sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau giữa các sự vật, hiện tượng nhưng “tham chiếu” có mục đích thực tiễn rõ ràng, đó là sử dụng các kết quả của so sánh vào việc tham khảo, cân nhắc tiếp thu khi tiến hành một công việc nhất định. Theo Từ điển Oxford trực tuyến, so sánh/comparison là: “A consideration or estimate of the similarities or 3
  9. dissimilarities between two things or people”, tạm dịch là: “Sự xem xét hoặc ước lượng sự giống nhau hoặc khác nhau giữa hai sự vật hoặc cá thể”. Tham chiếu/reference là: “The use of a source of information in order to ascertain something”, tạm dịch là: “Việc sử dụng một nguồn thông tin nhằm khẳng định một điều gì đó” [205]. Căn cứ các định nghĩa trên, “tham chiếu” trong đề tài luận án được hiểu là sự “so sánh” giữa Quốc hội Mĩ và Quốc hội Việt Nam với mục đích tham khảo. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu so sánh Quốc hội Mĩ và Quốc hội Việt Nam nhằm phát hiện sự tương đồng, khác biệt giữa hai Quốc hội và nguyên nhân của sự tương đồng, khác biệt đó. Qua đó, kiến nghị hoàn thiện Quốc hội Việt Nam theo yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm Quốc hội Mĩ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các vấn đề sau: (i) Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; (ii) các vấn đề lí luận về Quốc hội và so sánh Quốc hội; (iii) so sánh hai Quốc hội về địa vị pháp lí, cơ cấu tổ chức, qui trình và thủ tục hoạt động; (iv) kiến nghị hoàn thiện Quốc hội Việt Nam theo yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Quốc hội Mĩ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là Quốc hội Mĩ và Quốc hội Việt Nam theo qui định của Hiến pháp, pháp luật mỗi nước và trên cơ sở lịch sử, tư tưởng chính trị - pháp lí của việc hình thành và phát triển của mỗi Quốc hội. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, phản ánh đặc trưng tiêu biểu, ổn định của mỗi Quốc hội và có ý nghĩa ứng dụng đối với Việt Nam, gồm: Địa vị pháp lí, cơ cấu tổ chức, qui trình và thủ tục hoạt động của Quốc hội. Trong đó, địa vị pháp lí của Quốc hội là trọng tâm nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, các học thuyết, tư tưởng chính trị - pháp lí, lí thuyết của Luật Hiến pháp và Luật So sánh. 4
  10. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ đạo của luận án, nhằm so sánh hai Quốc hội và so sánh Quốc hội mỗi nước với các triết lí cơ bản về Quốc hội. Phương pháp phân tích: Dùng để phân tích địa vị pháp lí, cơ cấu tổ chức, qui trình, thủ tục hoạt động, các mối quan hệ của mỗi Quốc hội và sự tương đồng, khác biệt giữa hai Quốc hội. Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp các đặc trưng của Quốc hội; cơ sở hình thành, địa vị pháp lí, cơ cấu tổ chức, qui trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội; sự tương đồng, khác biệt giữa hai Quốc hội và qui luật vận động của chúng. Phương pháp chứng minh: Trên cơ sở các học thuyết, tư tưởng chính trị - pháp lí, lí thuyết của Luật Hiến pháp và Luật So sánh, dữ liệu lịch sử và Hiến pháp, pháp luật mỗi nước, phương pháp chứng minh nhằm luận giải cho sự tương đồng, khác biệt giữa hai Quốc hội và kiến nghị về việc hoàn thiện Quốc hội Việt Nam. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án (i) Phát hiện và giải thích nguyên nhân của những tương đồng, khác biệt giữa hai Quốc hội; (ii) phát hiện những hạt nhân hợp lí, hạn chế điển hình và qui luật vận động của mỗi Quốc hội; (iii) kiến nghị về việc hoàn thiện Quốc hội Việt Nam theo yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm Quốc hội Mĩ. 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án (i) Luận án góp phần làm phong phú cơ sở lí luận về Quốc hội và Hiến pháp; (ii) kết quả luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và sử dụng tham khảo tại Việt Nam và nước ngoài đối với các thành viên Quốc hội, cơ quan nhà nước, đảng phái chính trị, nhóm lợi ích và cá nhân trực tiếp hay gián tiếp tham gia qui trình lập pháp và giám sát; (iii) kiến nghị của luận án sẽ góp phần vào việc hoàn thiện Quốc hội Việt Nam trong tiến trình xây dựng NNPQ XHCN. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 05 Chương. 5
  11. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu chung về Quốc hội Tại Việt Nam, Quốc hội và thiết chế đại diện đã bắt đầu được nghiên cứu từ những năm đầu thế kỉ 20 gắn với nhu cầu đấu tranh giành độc lập dân tộc và hướng đến xây dựng nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên năm 1945. Tuy nhiên, trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, thiết chế đại diện nói chung và Quốc hội nói riêng đã được nghiên cứu từ nhiều thế kỉ, trước cả khi có sự xuất hiện của Quốc hội Anh, vào khoảng 800 năm trước [26, tr.112]. Các nghiên cứu về Quốc hội và thiết chế đại diện trong lịch sử thế giới vô cùng đồ sộ, thường gắn liền với các nghiên cứu về nhà nước và NNPQ, diễn ra đặc biệt sôi động và mang tính hệ thống từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 20, với các nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng tư sản và cách mạng XHCN. Với các thế giới quan triết học khác nhau, các học giả đều quan tâm lí giải nguồn gốc, bản chất và qui luật vận động của nhà nước, trong đó Quốc hội là bộ phận cấu thành. Hiện nay, khá nhiều tác phẩm của các triết gia và học giả nổi tiếng trên thế giới viết về NNPQ đã được dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Trong đó, tác phẩm tiêu biểu, đề cập sâu sắc, toàn diện và trực tiếp đến Quốc hội và thiết chế đại diện phải kể đến cuốn sách Chính thể đại diện của John Stuart Mill, được Nhà xuất bản (Nxb) Tri thức dịch và xuất bản năm 2008. Đây là một trong các tác phẩm kinh điển của nền dân chủ phương Tây, được xem như khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị, xã hội ở Anh và Mĩ thế kỉ 19 [65, tr.8], cùng với các tác phẩm triết học khác mang tính nền tảng về dân chủ, nhân quyền và tổ chức quyền lực nhà nước như: Bàn về tự do cũng của tác giả John Stuart Mill (2005), Nền Dân trị Mĩ của A.Tocquevill (2006), Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke (2007) đã được Nxb Tri thức xuất bản hay tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Jean - Jacques Rousseau, do Nxb Lí luận Chính trị xuất bản năm 2004... Một số tác phẩm của các học giả nổi tiếng được viết trong thời kì hiện đại đã được giới thiệu tại Việt Nam như: NNPQ của Josef Thesing, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002; Những đại chính thể ở châu Âu của Alex N. Dragnich, do Việt Nam Khảo dịch xã Sài gòn xuất bản năm 1964; Những vấn đề căn bản của Chính trị học của Lippson L, do Việt Nam Khảo dịch xã Sài gòn xuất bản 6
  12. năm 1972; Pinciples of The Rule of Law, do Bộ Ngoại giao Hoa Kì phát hành năm 2004... đã giới thiệu tư tưởng và hiện thực về NNPQ, chính thể trong NNPQ của các nước châu Âu. Trong đó đề cao các nguyên tắc của NNPQ như dân chủ; tổ chức, hoạt động dựa trên cơ sở các quyền; chính phủ chịu ràng buộc và bị hạn chế bởi pháp luật; bảo đảm sự bất khả xâm phạm của cá nhân và nhóm người từ phía công quyền; đề cao tính tối cao của Hiến pháp; tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phân quyền... Các học giả Liên xô (cũ) đã có nhiều công trình khoa học tiêu biểu về nhà nước, Quốc hội nói chung và Quốc hội của một số nước như: Luật Nhà nước các nước XHCN nước ngoài, Nxb Đại học Maxcova xuất bản năm 1976; Luật Nhà nước của các nước phát triển và đang phát triển, Nxb Pháp lí Maxcova xuất bản năm 1989; Những cơ quan của Nhà nước toàn Xô Viết, Nxb Khoa học Matxcova xuất bản năm 1979; Luật Nhà nước của các nước phát triển và các nước mới giải phóng, Nxb Quan hệ Quốc tế Maxcova xuất bản năm 1988; Nghị viện của các nước ngoài, Nxb Chính trị Maxcova xuất bản năm 1968; Nghị viện của các nước phát triển, Nxb Quan hệ Quốc tế Maxcova xuất bản năm 1990; Nghị viện Cộng hòa Áo, Nxb Maxcova xuất bản năm 1979; Các cơ quan đại diện nhân dân tối cao của các nước XHCN, Nxb Pháp lí Maxcova xuất bản năm 1972; Các Nghị viện, Nxb Liên minh Quốc hội và Nxb Tiến bộ Maxcova xuất bản năm 1967; Nghị viện Pháp, Nxb Khoa học Maxcova xuất bản năm 1988... Những tác phẩm nổi tiếng nói trên đã tập trung nghiên cứu về lí thuyết nhà nước, mô hình tổ chức quyền lực của nhà nước Xô viết và các nhà nước/Quốc hội của các nước XHCN; giới thiệu và phân tích mô hình tổ chức quyền lực một số nhà nước tư sản phát triển và các nhà nước mới giành độc lập. Những tác phẩm này về cơ bản dựa trên thế giới quan của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy chính trị, pháp lí của các học giả và các nhà lập pháp Việt Nam, nhất là giai đoạn từ năm 1980 đến nay. Trên các diễn đàn luật học thế giới, hiện có rất nhiều công trình khoa học của các học giả tư sản nghiên cứu về Quốc hội và NNPQ, chẳng hạn (tiêu đề do tác giả tạm dịch): Cơ quan lập pháp (Legislatures) của Norton P. (chủ biên) (1992); Quốc hội và Chính phủ ở Tây Âu (Parliaments and Governments in Western Europe) của Norton P. (chủ biên -1998); Chính phủ Anh, một tập văn tuyển về hoạch định chính sách (British Government, a reader in policy making) của Simon James (1997); Quá trình lập pháp - Một phương pháp tiếp cận so sánh (The Legislative Process - 7
  13. A Comparative Approach) của David M. Olson (1980); Quốc hội và làm Luật: Nghiên cứu quá trình lập pháp (Congress and Law Making: Researching the Legislative Process), của Goehlert Robert U. Goehlert (1989); Thông tin và tổ chức lập pháp (Information and Legislative Organization) của Keith Krehbiel (1992); Logic hành động của Quốc hội (The Logic of Congressional Action) của Micheal Zander (2004); Thủ tục của Quốc hội và quá trình chính sách (Congressional Procedures and the Policy Process) của Walter J. Oleszek (2010)…Các công trình nói trên đều dựa trên học thuyết về NNPQ của các học giả tư sản trong quá khứ và đặt trong bối cảnh xây dựng NNPQ hiện đại của các nhà nước Mĩ, Anh và Châu Âu. Các nghiên cứu này đều đề cập đến Hiến pháp và triết lí tổ chức quyền lực nhà nước; đặt Quốc hội trong thực tiễn quan hệ với đảng phái chính trị và với các thiết chế quyền lực khác theo học thuyết phân quyền, nhiều trong số nghiên cứu này đặt nhà nước/Quốc hội trong xu thế toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, qui trình lập pháp, sự tương tác giữa các chủ thể nhà nước trong qui trình lập pháp, môi trường và các điều kiện cho hoạt động lập pháp và ban hành chính sách cũng được nhiều học giả phân tích sâu sắc, đồng thời với việc giới thiệu các mô hình, kinh nghiệm đa dạng về tổ chức và hoạt động của Quốc hội ở các nhà nước tư sản hiện đại. Trong thời kì Việt Nam Cộng hòa, các tác phẩm nổi tiếng về nhà nước phải kể đến Luật Hiến pháp và Chính trị học của Nguyễn Văn Bông, do Nxb Sài Gòn xuất bản năm 1967; hai tác phẩm: Luật Hiến pháp và các định chế chính trị và Luật Hiến pháp - Khuôn mẫu dân chủ của Lê Đình Chân, do Tủ sách Đại học Sài Gòn phát hành năm 1975. Các tác phẩm này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng chính trị, pháp lí của các học giả tư sản thời kì khai sáng và các nhà lập Hiến Mĩ. Trong đó, đề cao Chủ nghĩa Hiến pháp và giá trị nhân bản của bản Hiến pháp với tư cách là khuôn mẫu cho dân chủ, là bản văn cho sự phân chia và hạn chế quyền lực nhà nước và các nguyên tắc phổ quát về tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước. Tiếp nối các tư tưởng chính trị, pháp lí tiến bộ trong lịch sử, tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu chung về NNPQ và Quốc hội trong NNPQ cũng đã được nhiều học giả công bố và được quảng bá rộng rãi nhất là từ khi có chủ trương nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1980. Nxb Chính trị Quốc gia đã xuất bản các cuốn sách: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi của Ngân hàng thế giới, năm 1998; Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay của Hồ Văn Thông, 8
  14. năm 1998; Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới của Vũ Hồng Anh, năm 2001; Thể chế chính trị thế giới đương đại do Dương Xuân Ngọc chủ biên, năm 2001; Xem xét dự án luật - Cẩm nang dành cho các nhà lập pháp, năm 2001. Năm 2000, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội đã phát hành Giáo trình Hiến pháp các nước tư bản, của hai tác giả Nguyễn Đăng Dung và Bùi Xuân Đức; năm 2001, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hành cuốn sách Luật Hiến pháp đối chiếu của Nguyễn Đăng Dung...Trong không khí đổi mới, với sự tiếp cận thông tin đa chiều và khách quan hơn, những tác phẩm nói trên đã tiên phong giới thiệu tại Việt Nam về lịch sử tư tưởng và hiện thực của nhà nước và pháp luật tư sản, hệ thống chính trị và các mô hình chính thể trong các nhà nước tư sản hiện đại, tổ chức và hoạt động của một số loại hình nghị viện tiêu biểu trên thế giới, so sánh các mô hình chính thể và xu hướng vận động, phát triển của chúng trong thế giới đương đại. Thiết thực phục vụ yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam theo tinh thần Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001, các học giả Việt Nam đã công bố khá nhiều công trình có giá trị liên quan đến NNPQ và Quốc hội trong NNPQ như: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước của Nguyễn Sĩ Dũng, do Văn phòng Quốc hội phát hành năm 2002; Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước, của Nguyễn Đăng Dung, Nxb Tư pháp xuất bản năm 2004; Hình thức của các nhà nước đương đại của Nguyễn Đăng Dung, Nxb Thế giới năm 2004; Sự hạn chế quyền lực Nhà nước của Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005; Thiết chế Nghị viện - Những khái niệm cơ bản của Nguyễn Sĩ Dũng và Lenni Montiel, Văn phòng Quốc hội phát hành năm 2005; Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước của Nguyễn Thị Hồi, Nxb Tư pháp năm 2005; Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội của Nguyễn Sĩ Dũng, Nxb Tư pháp năm 2006; Quốc hội trong NNPQ, do Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007; Những góc nhìn lập pháp của Bùi Ngọc Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2008; Nhà nước là những con số cộng đơn giản của Nguyễn Đăng Dung, Nxb Lao động năm 2009; Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - lí luận và thực tiễn của Thái Vĩnh Thắng, Nxb Tư pháp năm 2010; Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước của Thái Vĩnh Thắng, Nxb Tư pháp năm 2011;... Thực hiện chủ trương nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 (2001), năm 2011, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phát hành chuyên 9
  15. khảo Hiến pháp: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, do Phạm Hồng Thái, Nguyễn Đăng Dung và Vũ Công Giao đồng chủ biên. Tháng 4/2012, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành cuốn sách tập hợp các bài viết của các học giả nước ngoài có tựa đề Về pháp quyền và Chủ nghĩa hợp Hiến, cũng do 03 học giả nói trên đồng chủ biên. Ngoài ra, có nhiều bài viết khoa học về NNPQ và thiết chế Quốc hội đã được đăng tải trên các website điện tử và các tạp chí khoa học của Việt Nam, tiêu biểu là: Nguyễn Đăng Dung: Một số vấn đề về tư pháp và các mô hình tư pháp phương Tây, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (10/2002). Nguyễn Sĩ Dũng: Bàn về triết lí của lập pháp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (6/2003); Vai trò lập pháp của Chính phủ, Tạp chí Tia Sáng (10/2007). Nguyễn Đức Lam: Phân tích chính sách trong qui trình lập pháp ở các nước trên thế giới, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (12,13/2008). Hoàng Thị Kim Quế: Nhận diện NNPQ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (5/2004). Lê Minh Tâm: Tư tưởng NNPQ và khái niệm NNPQ, Luật học (2/2002). Bùi Ngọc Sơn: Lập pháp hướng tới pháp quyền, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (1/2005)... Có thể nhận định rằng khoảng thời gian hơn 10 năm qua - từ 2001 đến nay - đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của các nghiên cứu về NNPQ và Quốc hội trong NNPQ của các học giả Việt Nam. Các nghiên cứu, tranh luận về NNPQ xuất hiện với tần suất và mật độ ngày càng cao và khá cập nhật trên các diễn đàn luật học và chính trị học ở Việt Nam. Do thông tin đầu vào đã phong phú hơn trước đó và do có nhiều cơ hội hơn để giao lưu và chia sẻ khoa học với các học giả quốc tế, với các góc độ tiếp cận khác nhau, các học giả Việt Nam đã giới thiệu và phân tích sâu sắc lí thuyết về NNPQ trong lịch sử nhân loại, các dấu hiệu khách quan của NNPQ nói chung và mô hình NNPQ một số nước tư sản đương đại, luận giải về chủ trương xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam trong điều kiện một đảng cầm quyền. Các tác phẩm nói trên đã mang đến cho độc giả Việt Nam cái nhìn phong phú và chân thực hơn về NNPQ và xã hội dân sự, học thuyết phân chia quyền lực và những hạt nhân hợp lí của nó, bản tính của Hiến pháp và các nguyên tắc phổ biến về tổ chức quyền lực trong NNPQ, mối quan hệ giữa NNPQ với nền kinh tế thị trường trong tiến trình toàn cầu hóa, yêu cầu của pháp luật trong NNPQ, triết lí và qui trình lập pháp, ban hành chính sách trong NNPQ... đồng thời gợi mở các giá trị tư tưởng chính trị, pháp lí của Việt Nam về NNPQ và về thiết chế đại diện. 10
  16. 1.2. Các nghiên cứu về Quốc hội Mĩ Các nghiên cứu về Quốc hội Mĩ tại Việt Nam: Do chiến tranh kéo dài hai mươi năm và giai đoạn Mĩ thực hiện chính sách cấm vận đối với Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu về chế độ Cộng hòa Tổng thống của Mĩ nói chung và Quốc hội Mĩ nói riêng chưa được giới nghiên cứu luật học của Việt Nam quan tâm nhiều. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về nhà nước Mĩ trên các phương diện đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về Quốc hội Mĩ tại Việt Nam đến nay nhìn chung còn khá mới, hiện chưa có công trình khoa học nào trong nước nghiên cứu chuyên biệt, toàn diện và đầy đủ về đề tài này. Từ năm 2000 đến nay, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và Văn phòng Quốc hội vẫn là những nơi nghiên cứu chính về chính thể và Quốc hội Mĩ. Thời gian qua, một số dịch giả Việt Nam đã dịch và biên tập một số cuốn sách và tài liệu của các tác giả nước ngoài viết về tư tưởng chính trị pháp lí, lịch sử, chính trị, xã hội và các thiết chế nhà nước Mĩ... và đã được các Nxb phát hành, cụ thể là: Cuộc chuẩn bị vĩ đại hay là câu chuyện soạn thảo và phê chuẩn Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kì, của tác giả Card Van Doren do Cam Ninh dịch, Thư viện Quốc gia (1948), ký hiệu VV265/79; Luận về Hiến pháp Hoa Kì của tác giả Ralph H.Gabriel, do Nguyễn Hưng Vượng dịch, Nxb Như nguyện, Sài Gòn xuất bản năm 1959; Cách thức tổ chức và sự điều hành nền chính trị Hoa Kì của tác giả Coyle.D.C do Việt Nam Khảo dịch xã, Sài Gòn xuất bản năm 1967. Nxb Chính trị Quốc gia đã xuất bản các cuốn sách: Quốc hội và các thành viên, do Trần Xuân Danh và đồng sự dịch, năm 2002; Khái quát về chính quyền Mĩ, do Trần Thị Thái Hà và đồng sự dịch, năm 1999; Lịch sử mới của nước Mĩ, do Diệu Hương và đồng sự dịch, năm 2002; Lô gích chính trị Mĩ, do Nguyễn Thanh Thủy và đồng sự dịch, năm 2007; Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kì, năm 2002. Nxb Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn Quốc hội Mĩ hoạt động như thế nào, do Bùi Ngọc Anh và đồng sự dịch, năm 2003; Niên giám lịch sử Hoa Kì, do Lê Quang Long và đồng nghiệp dịch, năm 2004. Nxb Thế giới đã xuất bản cuốn Hiến pháp Mĩ được làm ra như thế nào, do Nguyễn Cảnh Bình dịch, năm 2003. Nxb Văn hoá - Thông tin đã xuất bản cuốn Lịch sử nước Mĩ, do Lê Minh Đức và đồng sự dịch, năm 1994; cuốn Bốn hai đời Tổng thống Hoa Kì, do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam dịch, năm 1998. Nxb Công an nhân dân xuất bản cuốn Ai chỉ huy Quốc hội, do Anh Thư dịch, 11
  17. năm 2001;... Có thể nhận định rằng, tại Việt Nam, các tác phẩm nói trên là hết sức có ý nghĩa đối với những người quan tâm nghiên cứu về thể chế chính trị Mĩ nói chung và Quốc hội Mĩ nói riêng. Ngoài việc giới thiệu lịch sử và xã hội Mĩ, điều quan trọng nhất là lần đầu tiên, các tác phẩm trên đã giúp cho độc giả Việt Nam tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện về quá trình ra đời của Hiến pháp Mĩ 1787 với việc xác lập chính thể cộng hòa Tổng thống Mĩ. Nhiều tác phẩm trong đó, chẳng hạn như Luận về Hiến pháp Hoa Kì, Lô gic chính trị Mĩ, Hiến pháp Mĩ được làm ra như thế nào... đã phân tích và lí giải sâu sắc cơ sở lịch sử, xã hội và cơ sở tư tưởng chính trị pháp lí của việc tổ chức quyền lực nhà nước Mĩ, nguyên tắc tổ chức quyền lực và thực tiễn vận hành nền chính trị Mĩ trong hơn 200 năm qua. Một số tác phẩm như Quốc hội Mĩ hoạt động như thế nào, Ai chỉ huy Quốc hội Mĩ đã giới thiệu bức tranh toàn cảnh về địa vị pháp lí - chính trị, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Quốc hội Mĩ và mối quan hệ của thiết chế này với đảng phái chính trị và các thiết chế nhà nước khác, cung cấp thông tin mang tính gợi mở, hỗ trợ ban đầu quan trọng cho những tìm hiểu về Quốc hội Mĩ tại Việt Nam trong thời gian gần đây...Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu trên diện rộng của các đối tượng độc giả Việt Nam về nước Mĩ, thời gian qua, một số học giả và Nxb ở Việt Nam đã biên tập và giới thiệu một số cuốn sách mang tính tuyên truyền, phổ biến thường thức về chính thể, lịch sử, chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, xã hội, địa lí của Mĩ và đã được phát hành, cụ thể là: Nxb Từ điển Bách khoa đã biên tập và xuất bản cuốn Đôi nét về nước Mĩ - Chính quyền Mĩ hoạt động như thế nào, năm 2007; Nxb Thanh niên phối hợp với Đại sứ quán Mĩ tại Việt Nam biên tập và xuất bản các cuốn sách: Khái quát về lịch sử nước Mĩ, Khái quát về địa lí Mĩ, Chủ nghĩa quốc tế Mĩ, Chính phủ Hoa Kì của chúng tôi (2007), Tóm lược lịch sử nước Mĩ, Tóm lược bầu cử ở Mĩ (2008), Khái quát về chính quyền Hợp chúng quốc Hoa Kì (2010)...các ấn phẩm nói trên không mang tính chất học thuật mà thuần túy giới thiệu về nhà nước Mĩ trên những nét cơ bản, khái quát nhất. Việc phát hành các ấn phẩm loại này tại Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng, nằm trong chủ trương trao đổi, quảng bá về văn hóa Mĩ do Đại sứ quán Mĩ tại Việt Nam tài trợ, hướng tới các đối tượng là học sinh, sinh viên, doanh nhân và những người mới tiếp cận tìm hiểu về nước Mĩ. Các học giả Việt Nam cũng công bố một số công trình nghiên cứu về lịch sử, chính trị và chính quyền Mĩ như: Lịch sử nước Mĩ của Lê Minh Đức - Nguyễn 12
  18. Nghị, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 1994; Hệ thống chính trị Mĩ do Vũ Đăng Hinh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2001; Hoa Kì - Tiến trình văn hoá chính trị, do Đỗ Lộc Diệp chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1999; Hai mươi năm tham quan nước Mĩ của tác giả Phi Bằng, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2000. Năm 2011, Học viện Ngoại giao phối hợp với Nxb Giáo dục biên tập các bài nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về Hoa Kì và phát hành cuốn sách Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kì, do Nguyễn Thái Yên Hương và Tạ Minh Tuấn đồng Chủ biên. Bên cạnh đó, còn có một số đề tài khoa học và luận văn thạc sĩ viết về chế độ Tổng thống Hoa Kì như Hệ thống kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Mĩ của Nguyễn Thị Hiền, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1998; Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kì - sự hình thành và phát triển của Nguyễn Tất Đạt, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; Quốc hội Hoa Kì của Nguyễn Quốc Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005. Ngoài ra, còn có các bài viết liên quan ít nhiều đến Quốc hội Mĩ được đăng tải trên trên các tạp chí khoa học và website điện tử, tiêu biểu là: Phạm Thị Việt Hà: Lobby trong nền chính trị Mĩ, Tạp chí Việt - Mĩ (7/2005). Nguyễn Quốc Văn: Sự hạn chế quyền lực của Quốc hội Hoa Kì, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (12/2005); Các nhóm lợi ích và vận động hành lang trong nền chính trị Hoa Kì, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (01/2006); Chức năng đại diện của Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (6/2006); Đảng phái chính trị và Quốc hội Mĩ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (12/2010); Tham chiếu một số nội dung về hoạt động giám sát của Quốc hội Mĩ và Quốc hội Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (8/2012)...Các công trình nói trên đã thể hiện cố gắng ban đầu của giới nghiên cứu Việt Nam trong tiếp cận khám phá một đối tượng vẫn còn khá mới là chính thể cộng hòa Tổng thống Mĩ; chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, phân tích, bình luận, chuyển hóa thông tin cơ bản về chính thể cộng hòa Tổng thống Mĩ nói chung và Quốc hội Mĩ tới độc giả trong nước mà hầu như chưa đề cập đến khả năng nghiên cứu ứng dụng kinh nghiệm trong tổ chức quyền lực nhà nước Mĩ vào Việt Nam. Có thể nhận định rằng các nghiên cứu của học giả Việt Nam về chính thể cộng hòa Tổng thống Mĩ nói chung và Quốc hội Mĩ nói riêng dưới giác độ khoa học pháp lí hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng độc giả trong bối cảnh hai nước đã bình thường hóa quan hệ và hướng đến đối tác chiến lược. 13
  19. Các nghiên cứu về Quốc hội Mĩ ở nước ngoài: Hai tác giả nổi tiếng là Roger H. Davison và Walter. J.Oleszek của cuốn sách Quốc hội và các thành viên thịnh hành ở Mĩ từ năm 2000 đến nay và hiện khá phổ biến ở Việt Nam đã viết: “Tại Mĩ, những người viết về Quốc hội Mĩ có thể dựa vào nhiều nguồn, một sự phong phú gây bối rối. Các nghiên cứu về Quốc hội tạo nên một khối lượng văn chương chính trị cực lớn…Các học giả uyên thâm và nhà văn hài hước đã phát hiện thấy rằng Quốc hội là một nguồn nguyên liệu không thể cạn kiệt” [108, tr.14]. Sự phong phú, đồ sộ và đa chiều trong các tác phẩm nghiên cứu, các sách, báo và thông tin đại chúng về Quốc hội Mĩ đã tạo nên sự hấp dẫn đối với tất cả những người quan tâm đến thiết chế này, tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với những khó khăn và nan giải khi lựa chọn thông tin và đánh giá chính xác, đầy đủ, khách quan. Với quan niệm việc lựa chọn nguồn và phạm vi thông tin tư liệu cần phải theo chủ đích nghiên cứu, tác giả dành trọng tâm lựa chọn các nguồn tài liệu thống kê hoặc nghiên cứu pháp lí có thể coi là chính thống, được thừa nhận phổ biến, ổn định, mang tính chất sách giáo khoa, chứa đựng những thông tin đặc trưng, mang tính qui luật hay triết lí sâu xa về Quốc hội Mĩ. Các tài liệu này có thể tiếp nhận từ nhiều nguồn, chẳng hạn từ các trang thông tin điện tử liên quan đến Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Tối cao và các Nxb, trường đại học, viện nghiên cứu...của Mĩ. Ngoài một số tác phẩm nổi tiếng về Quốc hội Mĩ đã được dịch ra tiếng Việt đã nêu ở phần trên mà một vài tác phẩm trong số đó được tác giả coi là tài liệu quan trọng nhất đối với luận án này, chẳng hạn như: Logic Chính trị Mĩ, Quốc hội và các thành viên... Sau đây là một số ấn phẩm có uy tín đang được phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn luật học thế giới với các tiêu đề được tác giả tạm dịch như sau: Sự biến đổi của Thượng viện Mĩ (The Transformation of the U.S. Senate) của Barbara Sinclair (1990); Lập pháp không chính thống: Qui trình lập pháp mới trong Quốc hội Mĩ (Unorthodox Lawmaking: New Legislative Processes in the U.S. Congress) của Barbara Sinclair (2011); Thượng viện (Senate), 4 tập của Byrd, Robert C (1988- 1993); Quốc hội: Sự kết nối cử tri đoàn (Congress: The Electoral Connection) của David R. Mayhew (2004); Luật Hiến pháp và chính trị: Quyền dân sự và tự do dân sự (Constitutional Law and Politics: Civil Rights and Civil Liberties) của David M. O'Brien (2011); Tòa án tối cao (The Supreme Court) của Lawrence Baum (2009); Tự do và tòa án: Các quyền dân sự và quyền tự do tại Mĩ (Freedom and the Court: 14
  20. Civil Rights and Liberties in the United States) của Henry Julian Abraham, Barbara A. Perry (2003); Quốc hội bị xem xét lại (Congress Reconsidered) của Lawrence C Dodd, Bruce Oppenheimer (2008); Chính trị của nhóm lợi ích (Interest group Politics) của A.Cigler and B.Loomis (2002); Chính phủ chia tách: Kiểm soát đảng phái, lập pháp và điều tra (Divided We Govern: Party Control, Lawmaking, and Investigations) của David R. Mayhew (2005)… Các tác phẩm nói trên đề cập đến Hiến pháp và triết lí tổ chức quyền lực nhà nước Mĩ; các đảng phái chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Mĩ; triết lí lập pháp và qui trình lập pháp của Quốc hội Mĩ; những thay đổi của Quốc hội Mĩ theo tiến trình lịch sử; quan hệ của Quốc hội với Nhà trắng và Tòa án tối cao Mĩ; nhân quyền và quyền chính trị của công dân; bầu cử Quốc hội Mĩ... Trừ những số liệu thống kê trong nội bộ Quốc hội, các tác tác phẩm nói trên đều đề cập đến Quốc hội với tư cách một nhánh quyền lực luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ với các nhánh quyền lực khác. Một số tác phẩm viết về sự độc lập của Tòa án tối cao Mĩ trong quan hệ với các thiết chế quyền lực, hay về vai trò của hành pháp trong quan hệ về mặt lập pháp với Quốc hội. Nghiên cứu các tác phẩm nói trên trong tổng thể lô gic, chúng ta có thể kế thừa khá toàn diện và sâu sắc các tri thức về Quốc hội Mĩ trên các phương diện chính trị pháp lí, tổ chức và thực tiễn vận hành của nó. 1.3. Các nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam Trong những năm gần đây, trên diễn đàn luật học đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Quốc hội và tổ chức quyền lực nhà nước Việt Nam. Những công trình đó ít nhiều đã giới thiệu và phân tích lịch sử, địa vị pháp lí, thực trạng tổ chức, hoạt động của Quốc hội và các đòi hỏi đối với Quốc hội trong NNPQ XHCN. Tiêu biểu là: Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960, Văn phòng Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1994; Quốc dân Đại hội Tân Trào, Văn phòng Quốc hội phát hành năm 1995; Hồi ký đại biểu Quốc hội Khóa I, Văn phòng Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2000; Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1960 - 1976, Văn phòng Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2003; Hoàn thiện qui trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ luật học của Hoàng Văn Tú, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004; tập hợp những bài viết có liên quan đến Quốc hội dưới tiêu đề: Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Nxb Tư pháp phát hành năm 2005, do Trần 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2