intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

31
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu những vẫn đề lý luận về Quyết định hình phạt trong đồng phạm như khái niệm đồng phạm, khái niệm Quyết định hình phạt trong đồng phạm, các đặc điểm, các nguyên tắc và căn cứ Quyết định hình phạt trong đồng phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHÚC THỊNH QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Ngành: Luật học Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8380101.03 Ngƣời hƣớng dẫn: GS – TSKH Lê Cảm. Hà Nội, 2020
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 5 6. Tính mới và những đóng góp của luận văn................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM....................................................................................................... 7 1. Vài nét về đồng phạm trong luật hình sự ................................................. 7 1.1. Khái niệm, các đặc điểm và ý nghĩa của đồng phạm .............................. 7 1.1.1. Khái niệm đồng phạm ............................................................................. 7 1.1.2. Các đặc điểm của đồng phạm ................................................................. 9 1.1.3. Ý nghĩa của khái niệm đồng phạm ........................................................ 14 1.1.4. Những loại người đồng phạm ............................................................... 15 1.2. Các hình thức đồng phạm ...................................................................... 18 2. Những vấn đề chung về quyết định hình phạt trong đồng phạm ......... 20 2.1. Khái niệm quyết định hình phạt trong đồng phạm ............................... 20 2.2 Các đặc điểm của quyết định hình phạt trong đồng phạm .................... 26 2.3 Ý nghĩa của quyết định hình phạt trong đồng phạm ............................. 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................ 35 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM ............................. 36 2.1. Quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong đồng phạm trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 ................................ 36
  3. 2.1.1. Quy định trong giai đoạn trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất.......... 36 2.1.2. Quy định trong Bộ luật hình sự 1985.................................................... 39 2.1.3. Quy định trong Bộ luật hình sự 1999.................................................... 41 2.2. Quy định của Bộ luật hình sự 2015 ............................................................ 43 2.2.1. Quy định về quyết định hình phạt ......................................................... 43 2.2.2. Quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm............................. 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 51 Chƣơng 3: THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM ............................. 52 3.1 Thực tiễn quyết định hình phạt trong đồng phạm hiện nay ............... 52 3.1.1. Kết quả quyết định hình phạt trong đồng phạm ở Việt Nam hiện nay........ 52 3.1.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm .................................................................................... 62 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam tƣơng lai ................................................ 73 3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự ......................................... 73 3.2.2. Một số giải pháp về tổ chức và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong đồng phạm ........................................................... 77 3.2.3. Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân ................................................................................................................... 77 3.2.4. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ hội thẩm nhân dân trong xét xử hình sự .................................................................................................. 81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt nói chung và Quyết định hình phạt trong đồng phạm nói riêng, các Tòa án nhân dân đã áp dụng triệt để các quy định này nhằm đảm bảo hiệu quả của quyết định hình phạt. Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian vừa qua, cùng với sự thay đổi quy định của pháp luật có liên quan, việc quyết định hình phạt trong đồng phạm vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, cần đƣợc giải quyết ví dụ nhƣ: việc xác định vị trí, vai trò của những ngƣời đồng phạm, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, hay vấn đề quyết định hình phạt trong trƣờng hợp ngƣời thực hành, thực hiện hành vi vƣợt quá. Khi quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm, nhiều Tòa án đã gặp không ít khó khăn do một số quy định về quyết định hình phạt còn mang tính khái quát cao, chƣa chặt chẽ, một số quy định khác còn chƣa theo kịp tiến trình phát triển của đời sống kinh tế xã hội... Chính những hạn chế này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả của hình phạt. Từ những phân tích nêu trên, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đề tài: “Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015”, làm rõ hơn về mặt lý luận, nhằm góp phần vào việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế, đặt biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở nƣớc ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến chế định đồng phạm, chế định Quyết định hình phạt. Đáng chú ý là những công trình sau: 1) Bản chất pháp lý của quy phạm “Nguyên tắc quyết định hình phạt” tại Điều 37 Bộ luật hình sự Việt Nam (Một số vấn đề lý luận thực tiễn và hoàn thiện pháp luật), của TSKH. Lê Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 +2/1989. 1
  5. 2) Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Chương VII “Quyết định hình phạt”, trong sách “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999- Tập 1 phần chung” do TS. Uông Chu Lƣu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001. 3) Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, của Dƣơng Tuyết Miên, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2003. 4) Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Mục VI, Chương XIII” Quyết định hình phạt”, trong sách “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999- Phần chung”, của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 5) Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Mục VI, Chương XIX “Quyết định hình phạt”, trong sách: “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung” của Trung tâm đào tạo từ xa- Đại học Huế, do TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Giáo dục, 2001. 6) Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Chương XVI “Quyết định hình phạt”, của ThS. Trịnh Quốc Toản, trong sách: “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung” (tái bản lần thứ nhất), do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003. 7) Dương Tuyết Miên. Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2003. 8) Nguyễn Thị Thu Hòa. “Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2011. 9)Nguyễn Thị Liên.“Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. 10)Lê Thị Loan. “Người giúp sức trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. 12)Nguyễn Thị Tuyết Mai. “Người tổ chức trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2011. 2
  6. 13)Nguyễn Thị Bình. Quyết định hình phạt trong đồng phạm, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. 14) Trần Quang Tiệp. Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2000. Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập và giải quyết nhiều vấn đề bức xúc lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dựng lại ở việc nghiên cứu chế định đồng phạm, chế định Quyết định hình phạt một các riêng lẻ. Có một số công trình đề cập đến mối liên hệ giữa hai chế định này nhƣng chỉ đƣợc xem xét mối liên hệ giữa hai chế định này nhƣ khối kiến thức cơ bản ở một phần, một mục trong các giáo trình giảng dạy, một chƣơng của sách chuyên khảo hay một phần của luận văn, luận án mà chƣa có công trình nào đề cập đến việc nghiên cứu với đúng lên gọi là “Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo Bộ luật hình sự năm 2015” một các có hệ thống, toàn diện ở cấp độ một luận văn thạc sỹ luật học. Là một ngƣời công tác trong ngành Tòa án, có điều kiện nắm bắt tình hình tội phạm cũng nhƣ thực tiễn làm công tác xét xử, tôi thấy tình hình tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm có diễn biến phức tạp và xu hƣớng ngày càng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả thiệt hại....gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình trật tự và an toàn xã hội, cụ thể lổi cộm trong thời gian vừa qua ngành Tòa án đã tiến hành xét xử các loại tội về tham nhũng về lĩnh vực quản lý kinh tế, dầu khí, tài chính, ngân hàng,đánh bạc, gây thất thoát cho ngân sách nhà nƣớc nhiều nghìn tỷ đồng đƣợc dƣ luận đặc biệt quan tâm. Bởi vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo Bộ luật hình sự năm 2015” để viết luận văn thạc sỹ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trƣớc yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm chung. Đặc biệt là những tội phạm đƣợc thực hiện bằng hình thức đồng phạm. 3
  7. Luận văn này nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn về mặt lý luận những vấn đề Quyết định hình phạt trong vụ án đồng phạm, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của Quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Một là, nghiên cứu những vẫn đề lý luận về Quyết định hình phạt trong đồng phạm nhƣ khái niệm đồng phạm, khái niệm Quyết định hình phạt trong đồng phạm, các đặc điểm, các nguyên tắc và căn cứ Quyết định hình phạt trong đồng phạm. Hai là, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Quyết định hình phạt trong đồng phạm. Ba là, nghiên cứu pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới về Quyết định hình phạt trong đồng phạm. Bốn là, nghiên cứu tình hình Quyết định hình phạt đối với đồng phạm trên phạm vi cả nƣớc. Từ đó xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả Quyết định hình phạt trong đồng phạm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyết định hình phạt và đặc biệt là Quyết định hình phạt trong đồng phạm, từ đó có nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quan điểm, những quy định về Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Về không gian đề tài nghiên cứu thực tiễn Quyết định hình phạt trong đồng phạm trên phạm vi cả nƣớc trong giai đoạn 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. 4
  8. Trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyết định hình phạt đối với cá nhân, không đề cập đối với pháp nhân thƣơng mại vì thực tiễn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thƣơng mại phạm tội chƣa có. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật, cũng nhƣ thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý nhƣ: Lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nƣớc và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những quan điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự. Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê. 6. Tính mới và những đóng góp của luận văn Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định mới trong phần Quyết định hình phạt, cụ thể bổ sung mới nội dung tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự 2015: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể” đây là điểm bổ sung rất mới và hết sức cần thiết, thể hiện đƣợc bản chất nhân đạo của nhà nƣớc. Kết quả của đề tài góp phần làm phong phú thêm cho lý luận của khoa học luật hình sự về Quyết định hình phạt trong đồng phạm. Luận văn góp phần vào việc Quyết định hình phạt trong đồng phạm của cơ quan Tòa án, cũng nhƣ đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định Quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm trong lĩnh vực lập pháp, 5
  9. cũng nhƣ việc áp dụng chúng trong thực tiễn; góp phần cá thể hóa hình phạt và cá thể hóa tội phạm. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực pháp luật, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ đang làm công tác thực tiễn trong các cơ quan tiến hành tố tụng, các cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tƣ pháp, luật hình sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về đồng phạm và quyết định hình phạt trong đồng phạm Chƣơng 2: Quy định của pháp luật hình sự thực định về quyết định hình phạt trong đồng phạm Chƣơng 3: Thực tiễn quyết định hình phạt trong đồng phạm hiện nay và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong đồng phạm. 6
  10. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1. Vài nét về đồng phạm trong luật hình sự 1.1. Khái niệm, các đặc điểm và ý nghĩa của đồng phạm 1.1.1. Khái niệm đồng phạm Dƣới góc độ khoa học, khái niệm đồng phạm cũng đƣợc các tác giả quan tâm, làm rõ. Hiện nay đang có nhiều quan điểm về khái niệm đồng phạm. Hầu hết các quan điểm đều có điểm chung là đƣa ra khái niệm đồng phạm dựa trên các dấu hiệu của đồng phạm (mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể). Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những quan điểm khác cho rằng khái niệm đồng phạm không những phải phản ánh đƣợc các dấu hiệu đặc trƣng của đồng phạm mà còn phải phản ánh đƣợc các loại ngƣời đồng phạm cũng nhƣ sự tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm. Do đó, có thể phân thành hai nhóm quan điểm sau: Nhóm quan điểm thứ nhất: Dựa vào các dấu hiệu của đồng phạm: Theo nhóm quan điểm này thì có 3 dạng khái niệm phổ biến là: Thứ nhất: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Theo khái niệm này thì số lƣợng ngƣời tham gia thực hiện tội phạm phải từ hai ngƣời trở lên và những ngƣời này phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Ở đây, khái niệm này đƣợc xây dựng dựa vào dấu hiệu khách quan của đồng phạm. Đây là khái niệm đƣợc quy định tại khoản 1, Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Điểm hạn chế của quan điểm này là sử dụng thuật ngữ “cùng thực hiện một tội phạm” nên mới chỉ đề cập đƣợc một trƣờng hợp đồng phạm giản đơn, chỉ có ngƣời thực hành mà không đề cập đến trƣờng hợp đồng phạm phức tạp còn có ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức. Do vậy, thuật ngữ “cùng thực hiện một tội phạm” không phản ánh hết đƣợc bản chất cũng nhƣ các trƣờng hợp đồng phạm. 7
  11. Thứ hai: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm. [39, tr.76] Theo quan điểm này thì số lƣợng ngƣời tham gia thực hiện tội phạm cũng là từ hai ngƣời trở lên và những ngƣời này phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể của tội phạm nhƣ: họ phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và phải có năng lực trách nhiệm hình sự; Ngoài ra, những ngƣời này phải cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm với nhau thì mới đƣợc coi là đồng phạm. Có thể thấy, quan điểm này nhấn mạnh vào dấu hiệu mặt khách quan của đồng phạm và dùng thuật ngữ “tham gia thực hiện tội phạm” thay vì thuật ngữ “thực hiện tội phạm” nhƣ ở quan điểm thứ nhất. Quan điểm này không những nói rõ về số lƣợng ngƣời tham gia thực hiện tội phạm mà còn nêu rõ điều kiện chủ thể của tội phạm đối với những ngƣời này. Thứ ba: Đồng phạm là sự cố ý cùng tham gia của hai người trở lên vào việc thực hiện tội phạm do cố ý [2, tr.16]. Quan điểm này giống với hai quan điểm trên ở dấu hiệu mặt khách quan của đồng phạm (số lƣợng ngƣời tham gia, mối liên hệ giữa những ngƣời đồng phạm), ngoài ra cũng dùng thuật ngữ “tham gia” nhƣ quan điểm thứ hai. Tuy nhiên, quan điểm này có thêm dấu hiệu mặt chủ quan của đồng phạm là những ngƣời đồng phạm thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Quan điểm này có cách diễn giải hơi lủng củng và gây khó hiểu cho ngƣời đọc. Quan điểm này muốn nói rằng: những ngƣời đồng phạm phải có lỗi cố ý khi tham gia vào việc thực hiện tội phạm và họ phải cố ý cùng thực hiện tội phạm, tức là họ phải có sự liên hệ với nhau trong quá trình thực hiện tội phạm. Và nói “Đồng phạm là sự cố ý ...” là không đúng, khái niệm này nên diễn đạt theo ý là: Đồng phạm là trƣờng hợp có hai ngƣời trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm do cố ý. Nói nhƣ vậy ngƣời đọc sẽ dễ hiểu hơn và câu từ cũng không bị lủng củng. Nhóm quan điểm thứ hai: Dựa vào các dấu hiệu của đồng phạm và các loại ngƣời đồng phạm. Theo đó, đồng phạm là hình thức phạm tội có hai người trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm do cố ý với vai trò là 8
  12. người thực hiện, người xúi giục, người giúp sức hoặc người tổ chức [32, tr.53]. Quan điểm này giống với các quan điểm ở trên về số lƣợng ngƣời tham gia thực hiện tội phạm, lỗi, mối liên hệ giữa những ngƣời đồng phạm. Tuy nhiên khái niệm đồng phạm ở quan điểm này phản ánh đƣợc những loại ngƣời đồng phạm (ngƣời thực hiện, ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục và ngƣời giúp sức). Quan điểm này không chỉ nêu lên đƣợc trong một vụ đồng phạm có những loại ngƣời đồng phạm nào mà còn sử dụng thuật ngữ “người thực hiện” thay cho thuật ngữ “người thực hành” – thuật ngữ đang đƣợc sử dụng trong BLHS Việt Nam hiện hành; nêu rõ đƣợc các dấu hiệu của đồng phạm mà còn phản ánh đƣợc các loại ngƣời đồng phạm cũng nhƣ các trƣờng hợp đồng phạm. Ngoài ra, quan điểm này đã dùng thuật ngữ “người thực hiện” thay cho thuật ngữ “người thực hành” Vì thực hành có thể đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Áp dụng lý thuyết vào thực tế và nghĩa vụ thực hiện. Thuật ngữ “người thực hành” đƣợc sử dụng để chỉ một loại ngƣời đồng phạm đƣợc hiểu theo nghĩa “người thực hiện”. Do đó, việc sửa đổi thuật ngữ “người thực hành” thành “người thực hiện” làm cho thuật ngữ rõ ràng hơn. Nhƣ vậy, qua việc nghiên cứu các quan điểm khoa học về khái niệm đồng phạm em đƣa ra khái niệm đồng phạm nhƣ sau: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm do cố ý với vai trò là người thực hiện, người xúi giục, người giúp sức hoặc người tổ chức. 1.1.2. Các đặc điểm của đồng phạm * Dấu hiệu thuộc mặt khách quan Trong trƣờng hợp tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức đồng phạm thì những vấn đề liên quan phải đƣợc xem xét dƣới góc độ là kết quả tổng hợp từ hành vi của nhiều ngƣời. Để hiểu rõ hơn về bản chất của đồng phạm thì cần bắt đầu từ việc nghiên cứu dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm. Từ khái niệm về đồng phạm, có thể thấy, về mặt khách quan, đồng phạm luôn có những dấu hiệu bắt buộc là: 9
  13. Dấu hiệu thứ nhất: Có từ hai ngƣời trở lên và những ngƣời này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm; Số lƣợng ngƣời tham gia vào việc thực hiện tội phạm là một trong những yếu tố đầu tiên cần xem xét để xác định đây có phải là vụ án đồng phạm hay không. Bởi đây là yếu tố khách quan bắt buộc và không thể thiếu của đồng phạm. Quan điểm phổ biến và đƣợc công nhận hiện nay đó là số lƣợng ngƣời tham gia vào việc thực hiện tội phạm trong vụ án đồng phạm là từ hai ngƣời trở lên [29, tr.27]. Điều này cũng có nghĩa số lƣợng ngƣời tham gia vào vụ án đồng phạm không bị giới hạn ở mức tối đa. Đây là một quan điểm linh hoạt và phù hợp với thực tiễn, bởi không có một giới hạn chính xác nào có thể đặt ra cho mức tối đa số lƣợng ngƣời tham gia vào vụ án đồng phạm cả. Mà số lƣợng ít hay nhiều ngƣời tham gia vào việc thực hiện một tội phạm phụ thuộc vào tính chất, quy mô, mục đích hay loại tội phạm mà họ hƣớng đến. Từ việc số lƣợng ngƣời tham gia vào vụ án đồng phạm là từ hai ngƣời trở lên, tức là sẽ có nhiều ngƣời cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý chí, chung sức để phối hợp với nhau cùng thực hiện một tội phạm. Do vậy, so với trƣờng hợp phạm tội đơn lẻ thì đồng phạm sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hơn và có tính chất nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trƣờng hợp có nhiều ngƣời tham gia vào việc thực hiện một tội phạm đều là đồng phạm. Bởi ngoài dấu hiệu về số lƣợng ngƣời tham gia thì những ngƣời đồng phạm còn phải thỏa mãn cả dấu hiệu về điều kiện của chủ thể của tội phạm [39, tr.56]. Cụ thể, chủ thể của tội phạm phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Ngƣời có năng lực TNHS theo luật hình sự Việt Nam là ngƣời đã đạt độ tuổi chịu TNHS theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 và không thuộc trƣờng hợp ở tình trạng không có năng lực TNHS theo Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 . Trong một số trƣờng hợp, chủ thể của tội phạm đòi hỏi phải có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ khi thỏa mãn những dấu hiệu đó những ngƣời thực hiện hành vi phạm tội mới đƣợc coi là chủ thể của tội phạm. Dấu hiệu 10
  14. chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải có ở tất cả những ngƣời đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở ngƣời thực hành [29, tr.34]. Về dấu hiệu thứ hai: Những ngƣời này phải cùng thực hiện một tội phạm (cố ý). Trong vụ án đồng phạm đòi hỏi những ngƣời đồng phạm phải có sự liên kết hành động với nhau nhằm cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm. Nếu thỏa mãn dấu hiệu về số lƣợng ngƣời tham gia và dấu hiệu chủ thể của những ngƣời này mà họ không cùng nhau tham gia vào việc thực hiện một tội phạm thì đó không phải là đồng phạm, mà chỉ đƣợc coi là đồng phạm nếu những ngƣời này cùng thực hiện một tội phạm. “Cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm” đƣợc hiểu là những ngƣời đồng phạm hành động phối hợp với nhau để đạt đƣợc kết quả chung. Hành vi của những ngƣời đồng phạm có sự tác động qua lại lẫn nhau, họ hỗ trợ và thúc đẩy nhau thực hiện tội phạm [39, tr.76]. Và mỗi ngƣời đồng phạm tham gia vào tội phạm với một hoặc một số hành vi sau: hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức. Trong một vụ đồng phạm có thể có cả bốn loại hành vi nhƣng cũng có thể chỉ có một trong bốn loại hành vi trên. Những ngƣời đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia vào vụ án ở bất cứ giai đoạn nào, từ giai đoạn chuẩn bị, trong quá trình thực hiện tội phạm, trƣớc khi tội phạm hoàn thành hoặc sau khi tội phạm hoàn thành nhƣng chƣa kết thúc [26, tr.25]. Hành vi của mỗi ngƣời là điều kiện cần thiết cho hoạt động phạm tội chung. Trong đó hành vi của ngƣời thực hành trực tiếp làm phát sinh hậu quả, còn các hành vi của những ngƣời đồng phạm khác nhƣ ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức không trực tiếp làm phát sinh hậu quả mà gây ra hậu quả thông qua hành vi của ngƣời thực hành. Nhƣ vậy, tìm hiểu dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng phạm ta cần phải xác định đƣợc những vấn đề sau: số lƣợng những ngƣời tham gia thực hiện tội phạm phải từ hai ngƣời trở lên, những ngƣời này phải có đủ điều kiện 11
  15. của một chủ thể tội phạm và những ngƣời đó phải cùng tham gia cố ý thực hiện một tội phạm. * Dấu hiệu về mặt chủ quan Vì đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt nên mặt chủ quan của đồng phạm cũng có những dấu hiệu khác so với tội phạm thông thƣờng là những ngƣời cùng thực hiện một tội phạm đều phải có lỗi cố ý. Tùy theo từng cấu thành tội phạm tƣơng ứng nếu có quy định dấu hiệu động cơ hoặc dấu hiệu mục đích thì đồng phạm đòi hỏi những ngƣời cùng thực hiện tội phạm phải có cùng động cơ hoặc có cùng mục đích phạm tội. Từ sự khái quát trên ta có thể xem xét các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của đồng phạm nhƣ sau: Dấu hiệu lỗi: Các quan điểm hiện nay đều cho rằng đồng phạm chỉ đƣợc thực hiện với lỗi cố ý, cụ thể là gồm cả lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp [29, tr.27-33]. Lỗi cố ý trong đồng phạm đƣợc thể hiện trên hai mặt đó là mặt lý trí và mặt ý chí. Mặt lý trí đƣợc thể hiện ở trong nhận thức của những ngƣời đồng phạm đều phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đồng thời họ cũng phải biết rằng ngƣời khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Ngoài ra, họ đều thấy trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng nhƣ hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Mặt ý chí thể hiện ở việc những ngƣời đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhƣng cùng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng có trƣờng hợp những ngƣời đồng phạm đều có lỗi cố ý trực tiếp hoặc đều có lỗi cố ý gián tiếp; Nhƣng cũng có trƣờng hợp có ngƣời đồng phạm có lỗi cố ý trực tiếp, còn những ngƣời đồng phạm khác lại có lỗi cố ý gián tiếp. Có thể chia thành các trƣờng hợp nhƣ sau: Thứ nhất: Trƣờng hợp tất cả những ngƣời đồng phạm đều có lỗi cố ý trực tiếp. Trong trƣờng hợp này, những ngƣời tham gia thực hiện một tội phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và biết ngƣời 12
  16. khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng nhƣ hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện, đồng thời họ cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hậu quả xảy ra. Thứ hai: Trƣờng hợp tất cả những ngƣời đồng phạm đều có lỗi cố ý gián tiếp. Đây là trƣờng hợp những ngƣời tham gia thực hiện tội phạm đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và biết ngƣời khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng nhƣ hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện, họ cùng mong muốn có hoạt động chung và tuy không mong muốn nhƣng cùng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Thứ ba: Trƣờng hợp trong số những ngƣời đồng phạm có ngƣời có lỗi cố ý trực tiếp, có ngƣời có lỗi cố ý gián tiếp. Tức là những ngƣời đồng phạm đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và biết ngƣời khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng nhƣ hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện, họ cùng mong muốn có hoạt động chung, tuy nhiên họ lại khác nhau về thái độ đối với hậu quả: Có ngƣời mong muốn hậu quả xảy ra, bên cạnh đó lại có ngƣời tuy không mong muốn nhƣng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Bên cạnh dấu hiệu lỗi cùng cố ý thì đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm mà điều luật quy định dấu hiệu động cơ hoặc dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì ta cần xem xét thêm dấu hiệu động cơ, mục đích trong mặt chủ quan của đồng phạm. Dấu hiệu động cơ, mục đích: Về dấu hiệu mục đích phạm tội và động cơ phạm tội trong đồng phạm đều không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, trong một số cấu thành tội phạm có quy định dấu hiệu mục đích phạm tội, động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thì để xác định có đồng phạm của tội phạm đó đòi hỏi phải xác định đƣợc tất cả những ngƣời đồng phạm đều có chung mục đích phạm tội, động 13
  17. cơ phạm tội hoặc nếu không có cùng mục đích, động cơ phạm tội thì cũng phải biết và có sự tiếp nhận mục đích, động cơ phạm tội của nhau [30, tr.136]. Tóm lại, khi nghiên cứu về dấu hiệu của đồng phạm thì ta cần nghiên cứu những dấu hiệu về mặt khách quan và những dấu hiệu về mặt chủ quan của đồng phạm để có thể nhận thức về đồng phạm một cách toàn diện và đầy đủ nhất. 1.1.3. Ý nghĩa của khái niệm đồng phạm Trong đồng phạm, những ngƣời phạm tội có mối liên kết để thực hiện hoạt động phạm tội, với nhiều trƣờng hợp diễn ra rất phức tạp, đa dạng. Trên cơ sở xác định đúng hình thức đồng phạm, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử sẽ nhận diện đƣợc đầy đủ hơn, chính xác hơn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và cá thể hóa TNHS của từng ngƣời đồng phạm. Cơ sở để phân loại các hình thức đồng phạm là căn cứ phản ánh tính chất, mức độ quan hệ liên kết trong đồng phạm khi những ngƣời đồng phạm chia sẻ ý định phạm tội, kế hoạch hóa và hiện thực hóa hành vi phạm tội. Vì vậy, việc phân loại các hình thức đồng phạm là phƣơng pháp để nhận thức đúng các hình thức đồng phạm. Hình thức đồng phạm cũng nhƣ bất kỳ một hình thức nào đều phải dựa trên những căn cứ phân loại nhất định. Phân loại các hình thức đồng phạm là việc chia các hình thức đồng phạm thành các nhóm khác nhau dựa trên cơ sở một căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định. Phân loại theo căn cứ nào cho phù hợp phụ thuộc vào mục đích của sự phân loại chứ không nhất thiết phải trên cơ sở một căn cứ nhất định. Trong khoa học luật hình sự trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về các hình thức đồng phạm. Việc chia hình thức đồng phạm thành những dạng khác nhau là bởi những căn cứ phân loại chúng không giống nhau. Mỗi cách phân loại lại dựa trên một căn cứ, một mục đích nhất định và cách lý giải cho sự phân loại đó cũng có sự hợp lý riêng của nó. Khoa học luật hình sự nhiều nƣớc Tây Âu cũng đã có nhiều nghiên cứu về việc phân loại các hình thức đồng phạm. Đánh giá về cách phân loại này, TS. Trần Quang Tiệp cho rằng: Do không muốn làm rõ bản chất của tội 14
  18. phạm là hành vi nguy hiểm, xâm phạm đến lợi ích của giai cấp tƣ sản thống trị, nên các nhà hình sự khoa học tƣ sản không đƣa ra căn cứ phân loại mà chia các hình thức đồng phạm thành các loại: hình thức đồng phạm chủ động, hình thức đồng phạm thụ động; hình thức đồng phạm cần thiết, hình thức đồng phạm lựa chọn; hình thức đồng phạm trƣớc, hình thức đồng phạm sau [56, tr.72]. Tại Việt Nam, các hình thức đồng phạm thƣờng đƣợc chia thành: đồng phạm không có thông mƣu trƣớc và đồng phạm có thông mƣu trƣớc hay đồng phạm giản đơn (đồng phạm đồng thực hành) và đồng phạm phức tạp (đồng phạm có sự thực hiện các vai trò khác nhau). 1.1.4. Những loại người đồng phạm Những loại ngƣời đồng phạm bao gồm: ngƣời tổ chức, ngƣời thực hành, ngƣời xúi giục và ngƣời giúp sức. * Người thực hành Ngƣời thực hành là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm. Các quan điểm khoa học hiện nay đều cho rằng hành vi “trực tiếp thực hiện tội phạm” của ngƣời thực hành đƣợc hiểu là ngƣời thực hành tự mình thực hiện hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP) hoặc là ngƣời thực hành thực hiện hành vi đó thông qua hành vi của ngƣời khác mà ngƣời này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau [29, tr.31]. Ngƣời thực hành thƣờng là ngƣời giữ vai trò quan trọng trong vụ án đồng phạm, hành vi của ngƣời thực hành quyết định đến việc hậu quả của tội phạm có xảy ra hay không, có đạt đƣợc mục đích mà những ngƣời đồng phạm hƣớng đến hay không. Do vậy về mặt pháp lý, hành vi của ngƣời thực hành đƣợc coi là vị trí trung tâm vì nhiều vấn đề về định tội và QĐHP đƣợc giải quyết căn cứ vào hành vi đó [29, tr.22]. Từ sự phân tích trên có thể đƣa ra một khái niệm chung nhất về ngƣời thực hành nhƣ sau: Ngƣời thực hành là ngƣời trực tiếp thực hiện, tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn cố ý tác 15
  19. động đến ngƣời khác để ngƣời này thực hiện hành vi đƣợc mô tả trong CTTP, nhƣng những ngƣời này theo quy định của BLHS thì không phải chịu TNHS. * Người tổ chức Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng ngƣời tổ chức là ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Ngƣời chủ mƣu là ngƣời đề xuất ra những âm mƣu, vạch ra phƣơng hƣớng hoạt động của nhóm đồng phạm [36, tr.27]. Hoạt động phạm tội của ngƣời chủ mƣu thể hiện ở hành vi bày mƣu, tính kế, vạch kế hoạch tiến hành tội phạm, đƣa ra kế hoạch để cho những ngƣời đồng phạm khác thực hiện theo. Hay nói cách khác những ngƣời đồng phạm khác sẽ dựa vào những kế hoạch đƣợc vạch ra bởi ngƣời chủ mƣu để thực hiện hành vi phạm tội. Ngƣời chủ mƣu có thể tham gia trực tiếp vào việc thực hiện tội phạm hoặc cũng có thể không tham gia vào tổ chức mà đứng ngoài tổ chức. Nhƣng ngƣời chủ mƣu luôn mong muốn đồng bọn thực hiện tội phạm theo kế hoạch của mình để gây ra hậu quả. Trong mọi trƣờng hợp ngƣời chủ mƣu luôn thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp [26, tr.25]. Ngƣời cầm đầu là ngƣời đứng đầu tổ chức phạm tội, là ngƣời trực tiếp đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia lập kế hoạch phạm tội, phƣơng hƣớng hoạt động cũng nhƣ đôn đốc, phân công, giao trách nhiệm và điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. Ngƣời cầm đầu có thể là ngƣời tham gia vào nhóm đầu tiên thông qua việc thành lập nhóm đồng phạm rồi lôi kéo những ngƣời khác vào nhóm, cũng có thể tham gia vào nhóm sau khi nhóm đã đƣợc thành lập nhƣng do “uy tín” nên đƣợc giữ vị trí cầm đầu của băng nhóm. Ngƣời chủ mƣu có thể đứng trong hoặc ngoài tổ chức nhƣng ngƣời cầm đầu thì luôn phải đứng trong tổ chức để trực tiếp điều khiển hoạt động chung của tổ chức đó. Ngƣời chỉ huy là ngƣời điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang [26, tr.23]. Ngƣời chỉ huy đƣợc giao nhiệm vụ đôn đốc, điều khiển đồng bọn thực hiện kế hoạch phạm tội một cách có hiệu quả. 16
  20. Thông thƣờng chỉ trong đồng phạm phức tạp hoặc phạm tội có tổ chức mới xuất hiện ngƣời chỉ huy. Nhƣ vậy, sự phân biệt ba loại ngƣời “chủ mƣu”, “cầm đầu” và “chỉ huy” chỉ là tƣơng đối bởi vai trò của họ gần giống nhau trong vụ án đồng phạm. Họ đều tham gia vụ án đồng phạm với vai trò là ngƣời tổ chức, giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt đông. Nhƣ vậy họ có vai trò quan trọng trong việc phát sinh, tồn tại và phát triển của nhóm đồng phạm có tổ chức nên là ngƣời nguy hiểm nhất trong vụ án đồng phạm. Do đó, nguyên tắc xử lý tội phạm tại điểm c khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 đã quy định rõ rằng: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ...”. * Người xúi giục Ngƣời xúi giục là ngƣời kích động, dụ dỗ, thúc đẩy ngƣời khác thực hiện tội phạm. Đặc điểm của ngƣời xúi giục là không trực tiếp gây ra tội phạm nhƣng thực hiện ý định phạm tội của mình bằng cách tác động đến tƣ tƣởng và ý chí của ngƣời khác, khiến ngƣời này phạm tội. Ngƣời xúi giục có thể là ngƣời đã nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy cho ngƣời khác – ngƣời mà ban đầu chƣa có ý định phạm tội nhƣng sau khi bị ngƣời khác xúi giục thì đã nảy sinh ý định phạm tội và dẫn tới việc thực hiện tội phạm. Bên cạnh đó, ngƣời xúi giục cũng có thể tác động để thúc đẩy một ngƣời thực hiện tội phạm mà trƣớc đó ngƣời này đã có ý định phạm tội rồi nhƣng chƣa thực hiện. Ngƣời xúi giục cũng có thể cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhƣng cũng có thể không. Hành vi xúi giục có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ kích động, lôi kéo, cƣỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh [29, tr.66]. Ngƣời xúi giục không cần phải sử dụng hết tất cả những hình thức nêu trên mà chỉ cần sử dụng một hình thức để xúi giục ngƣời khác phạm tội thì đƣợc coi là ngƣời xúi giục và ngƣời này phải chịu TNHS về hành vi xúi giục của mình. * Người giúp sức Ngƣời giúp sức là ngƣời tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2