Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 6
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về ly hôn có yếu tố nước ngoài và thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài; thực trạng các quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thực tiễn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HOA THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HOA THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐOÀN NĂNG HÀ NỘI - 2012
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ...................................................................................................... 8 1.1. Khái niệm ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài và đặc điểm điều chỉnh pháp lý quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ......................................................... 8 1.1.1 Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài. ........................................................ 8 1.1.2 Đặc điểm điều chỉnh pháp lý quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. ........... 14 1.1.2.1 Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài .......... 14 a. Pháp luật quốc gia....................................................................................... 14 b. Điều ước quốc tế......................................................................................... 17 c. Tập quán quốc tế......................................................................................... 17 d. Giá trị pháp lý và mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ................................................................... 19 1.1.2.2 Phương pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ............... 24 a. Phương pháp xung đột ................................................................................ 26 b. Phương pháp thực chất ............................................................................... 28 1.2. Khái niệm và cách xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài theo quy định của một số nƣớc trên thế giới ............................... 31 1.2.1 Khái niệm thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ................... 31 1.2.2 Cách xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của một số nước trên thế giới. ........................................................................ 34 1.2.3 Cách xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo các Điều ước quốc tế ................................................................................................... 36
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN ......... 46 2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ................................................................................ 46 2.1.1 Thẩm quyền chung ....................................................................................... 48 2.1.2 Thẩm quyền riêng biệt .................................................................................. 53 2.2. Các quy định của ĐƢQT mà Việt Nam là thành viên về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ...................................................................... 74 2.2.1 Các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước ...................... 74 2.2.2 Các Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với các nước ...................................... 80 2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ………………………………….... 91 Chƣơng 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ............ 98 3.1. Thực trạng tình hình giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam . 98 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam và các giải pháp đồng bộ ............................................ 126 3.2.1 Hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ................................................................................................................... 126 3.2.2 Sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể. .................................................. 127 3.2.3 Ký kết hoặc tham gia và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong việc xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. .......................................................................................................... 130 3.2.4 Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án và Bộ Tư pháp, các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài trong việc ủy thác tư pháp ............. 132
- 3.2.5 Phân công các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. ...................................................................................................... 134 3.2.6 Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án am hiểu về Tư pháp quốc tế, chuyên sâu về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.......................................... 136 3.2.7 Cải thiện từng bước cơ sở vật chất và hoàn thiện tổ chức của ngành Tòa án.137 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQĐD : Cơ quan đại diện CQTƯ : Cơ quan Trung ương ĐSQ : Đại sứ quán HĐTTTP : Hiệp định tương trợ tư pháp HĐLS : Hiệp định lãnh sự HPH : Hợp pháp hoá TTTP : Tương trợ tư pháp
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự khi sử dụng tại Việt Nam tính đến tháng 7 năm 2012 theo thống kê của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại Giao Việt Nam ............................................................................................ 84 Bảng 2.2: Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự khi sử dụng tại Việt Nam cho đến hết ngày 31/5/2012 theo thống kê của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại Giao Việt Nam. .................................................................................... 90
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Giống như mọi vấn đề liên quan đến quy chế nhân thân, vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài bắt nguồn từ hiện tượng di dân. Vợ, chồng có thể là công dân của những nước khác nhau hoặc có thể có cùng quốc tịch nhưng cư trú tại những nước khác nhau; thậm chí vợ, chồng có thể không cùng quốc tịch và nơi cư trú: do người vợ hoặc người chồng đi lao động ở nước ngoài xa gia đình hoặc đơn giản là do hai người đã ly thân trên thực tế để chuẩn bị chính thức chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nhìn từ góc độ xã hội học, có thể nhận thấy rằng hiện nay ở nhiều nước nguy cơ tan vỡ gia đình ngày một gia tăng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau: người phụ nữ ngày càng trở nên độc lập hơn; tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao; quan niệm truyền thống về ly hôn dần thay đổi: ly hôn không còn bị coi là một tội lỗi. Ly hôn cũng có thể coi là vấn đề nhạy cảm thể hiện sự xung đột giữa các nền văn hóa bởi vì ly hôn khiến chúng ta nhìn lại một vấn đề cơ bản đối với một số quốc gia đó là vấn đề bình đẳng nam nữ. Đặc biệt, pháp luật của các nước Hồi giáo vốn dựa trên tư tưởng trọng nam khinh nữ còn cho phép người chồng được đơn phương chấm dứt hôn nhân. Quan hệ pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam lần đầu được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986 có hiệu lực thi hành từ ngày 03/01/1987. Tuy nhiên, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã không quy định như thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài và cũng không quy định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo thủ tục sơ thẩm, trình tự thủ tục giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm là như thế nào?... Trong thông tư liên ngành số 06/TTLN ngày 30/12/1986 của Tòa án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp đã hướng dẫn về thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn về thủ 1
- tục trong quá trình giải quyết vụ án, theo đó Tòa án nhân dân tối cao còn có nhiều văn bản hướng dẫn về thủ tục giải quyết. Trong Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 09/6/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2010, đã có nhiều quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cũng đã ra Nghị quyết hướng dẫn về ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước về lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tiễn sinh động luôn đặt ra cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng những vấn đề “mới” mà những vấn đề này lại chưa có hướng dẫn nên còn có những ý kiến khác nhau về những vấn đề mới đó, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Thực tế xét xử ở nước ta và đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây cho thấy tình hình ly hôn có yếu tố nước ngoài tăng cao và diễn ra hết sức phức tạp do việc mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu mọi mặt về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Cùng với việc gia tăng số lượng các quan hệ hôn nhân là việc ly hôn có yếu tố nước ngoài đã và đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Khi giải quyết các vụ việc thuộc loại này Tòa án hết sức cân nhắc, đúng đường lối, đúng pháp luật nhưng cũng có nhiều trường hợp Tòa án đã thụ lý giải quyết trong khi mình không có thẩm quyền giải quyết. Tòa án Việt Nam không thể giải quyết tất cả các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài trên thế giới mà chỉ có thể giải quyết được một số nhỏ những vụ việc đó. Vấn đề đặt ra ở đây là trong trường hợp nào Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết? Câu hỏi này thu hút sự chú ý không chỉ của những cán bộ hoạt động thực tiễn mà cả những nhà nghiên cứu pháp luật và những người làm công tác giảng dạy tham gia tranh luận. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội thảo khoa học, nhiều ý kiến về vấn đề này nhưng vẫn chưa có sự thống nhất; thực tiễn áp dụng vẫn tồn tại những vướng mắc. Chính vì lý do trên, tác giả muốn nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về 2
- vấn đề thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nhằm củng cố nhận thức của bản thân cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu tổng quát: Với sự mở cửa, việc Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài không còn xa lạ nữa và trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, Tòa án Việt Nam không thể giải quyết tất cả các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài trên thế giới mà chỉ có thể giải quyết được một số nhỏ những vụ án đó. Vấn đề đặt ra ở đây là trong trường hợp nào Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết? Những vướng mắc, tồn tại khi xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam là gì? Hướng hoàn thiện quy định của pháp luật? Giải quyết được các câu hỏi trên cũng đồng nghĩa với việc tác giả đã hoàn thành mục tiêu tổng quát của đề tài. Góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài của đội ngũ Thẩm phán cũng như cán bộ Tòa án hiện nay. Theo đó, trình độ kiến thức về Tư pháp quốc tế của đội ngũ Thẩm phán cũng như cán bộ Tòa án sẽ được cải thiện và nâng lên đáng kể. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng quát ở trên, tác giả cần làm rõ các vấn đề sau: - Trước hết tác giả cần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng như lý luận cơ bản về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Tiếp theo tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài chung trên thế giới và ở Việt Nam. 3
- - Bằng những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài cụ thể, tác giả phát hiện, tổng hợp các vướng mắc, tồn tại trong việc xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 3. Tình hình nghiên cứu luận văn: Việc nghiên cứu thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm như sách chuyên khảo của TS. Nông Quốc Bình và TS. Nguyễn Hồng Bắc về: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Những vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Tư Pháp 2011; luận văn thạc sĩ: “ Một số vấn đề pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Thùy Dương Ngọc Anh; luận văn thạc sĩ: “Vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Minh Nhã hay luận văn thạc sĩ: “Thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp Quốc tế” của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn. Các bài nghiên cứu này không đi chuyên sâu và toàn diện về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết hay gia nhập mà mới chỉ nghiên cứu chung về một số vấn đề pháp lý về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài hay thẩm quyền chung của Tòa án trong Tư pháp quốc tế. Thực tế, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về vấn đề thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hay gia nhập. Vì vậy, đề tài này vẫn còn nhiều vấn đề để nghiên cứu. Đây là tính mới của đề tài so với các đề tài khác đã được nghiên cứu và hoàn thành. Bên cạnh đó, đề tài mà tác giả lựa chọn hiện là một trong các vướng mắc, tồn tại cần được hướng dẫn chi tiết của cơ quan có thẩm quyền đã được thảo luận tại buổi tổng kết của Bộ Tư pháp tháng 6/2011 về 5 năm thực hiện chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25/2/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, tổng kết việc 4
- thực hiện Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 69/2006NĐ-CP ngày 22/6/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định như sau: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn về xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Qua nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn đã được minh chứng bằng những số liệu các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài cụ thể, tác giả đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tư pháp quốc tế là phạm trù điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Những vấn đề về Tư pháp quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân có yếu tố nước ngoài rất đa dạng và rộng lớn. Trong luận văn này tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật của một số nước trên thế giới và Việt Nam về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết điều chỉnh quan hệ này. Bằng những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài cụ thể tại Việt Nam, tác giả phát hiện, khái quát những vướng mắc, tồn tại của quy định pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: 5
- - Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước và pháp luật. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy luận logic, phương pháp hệ thống, kết hợp giữa lí luận và thực tiễn. 6. Dự kiến đóng góp về khoa học và thực tiễn: - Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng như lý luận cơ bản về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, kinh nghiệm của một số nước. - Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra những tồn tại trong quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quyền lợi của các bên hữu quan được kịp thời đảm bảo hơn đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ly hôn có yếu tố nước ngoài, góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân nói chung và quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói riêng. - Góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài của đội ngũ Thẩm phán cũng như cán bộ Tòa án hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về ly hôn có yếu tố nước ngoài và thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài; Chương 2: Thực trạng các quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; 6
- Chương 3: Thực tiễn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 7
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài và đặc điểm điều chỉnh pháp lý quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài 1.1.1 Khái niệm ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài: Hôn nhân là hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện nhằm xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc, bền vững. Tại khoản 6, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Nhưng trên thực tế không phải cuộc hôn nhân nào cũng hạnh phúc, bền vững. Trong một số trường hợp sau kết hôn là ly hôn. Ly hôn mang bản chất xã hội và tính giai cấp sâu sắc. “Pháp luật của nhà nước phong kiến, tư sản thường quy định hoặc là cấm vợ chồng ly hôn hoặc đặt ra các điều kiện hạn chế quyền ly hôn của vợ chồng, hoặc quy định giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng” [36, trg 250]. Ly hôn cũng là một vấn đề nhạy cảm thể hiện sự xung đột giữa các nền văn hóa, bởi vì ly hôn khiến cho chúng ta nhìn nhận lại một vấn đề cơ bản đối với một số quốc gia đó là vấn đề bình đẳng nam nữ. Đặc biệt, pháp luật của các nước hồi giáo, vốn dựa trên tư tưởng trọng nam khinh nữ còn cho phép người chồng được đơn phương chấm dứt hôn nhân. Ngày nay, quan niệm truyền thống về ly hôn dần thay đổi: ly hôn không còn bị coi là một tội lỗi. “Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ chồng; chỉ có vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn; và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử ly hôn là Tòa án nhân dân” [36, trg 251]. 8
- Theo Lênin: “Thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong xã hội văn minh” [49, trg 335]. Trong xã hội dân chủ văn minh, tự do ly hôn là quyền chính đáng, bình đẳng giữa vợ chồng và được pháp luật tôn trọng. Lênin đã khẳng định: Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ. Tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ tự do bỏ chồng thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền tự do ly hôn khi quan hệ hôn nhân thực chất không còn tồn tại. Theo pháp luật Việt Nam, cơ sở pháp lý để chấm dứt một quan hệ hôn nhân bằng việc ly hôn là một bản án hoặc quyết định của Tòa án. Điều 42 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”; hoặc theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 thì: “ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Tóm lại, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật trên cơ sở tự nguyện của ít nhất một bên chủ thể hay cả hai bên (trong trường hợp thuận tình ly hôn). Ly hôn có yếu tố nước ngoài đã được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 (Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986 có hiệu lực thi hành từ ngày 03/01/1987). Tuy nhiên, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã không quy định như thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài và cũng không quy định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo thủ tục sơ thẩm, trình tự thủ tục giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm là như thế nào?... 9
- Tại Thông tư liên ngành số 06/TTLN ngày 30/12/1986 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp đã hướng dẫn về thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn về thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án. Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao còn có nhiều văn bản hướng dẫn về thủ tục giải quyết. Trong Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 09/6/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã có nhiều quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ra Nghị quyết hướng dẫn về ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó, vấn đề đặt ra là như thế nào là có yếu tố nước ngoài? Vì trong Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình chỉ quy định chung là có yếu tố nước ngoài mà không quy định rõ có yếu tố nước ngoài là như thế nào. Về vấn đề này, tại khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 giải thích như sau: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: a, Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; b, Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam. c, Giữa công dân Việt Nam với nhau mà có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sủa đổi, bổ sung năm 2010 lần đầu tiên đưa ra khái niệm “quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”. Theo sự giải thích này, vấn đề đặt ra người nước ngoài là người nào? Theo Điều 9 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định việc thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có yếu tố nước ngoài đã giải thích về người nước ngoài như sau: “1. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm: công dân nước ngoài và người không quốc tịch. 10
- 2. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam. 3. Công dân nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài, quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài”. Ly hôn là một quan hệ đặc biệt, rất phức tạp trong số các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Chiểu theo các quy định trên, yếu tố nước ngoài trong quan hệ ly hôn được thể hiện ở một trong ba yếu tố sau: Chủ thể là người nước ngoài; hoặc sự kiện pháp lý xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; hoặc tài sản có liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Cụ thể: Về chủ thể: có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài. Theo sự trích dẫn trên thì người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi mà họ đang cư trú. Quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể xảy ra trong các trường hợp: - Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài; giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch); - Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam (người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam). - Hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài. Ở đây, yếu tố chủ thể có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài không đặt ra mà chỉ xem xét về căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài giữa các chủ thể là công dân Việt Nam với nhau. Việc thừa nhận hệ quả pháp lý trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài là một đòi hỏi tất yếu khách quan, phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế và hơn hết đó là bảo vệ kịp thời 11
- được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, việc thừa nhận hệ quả pháp lý này không phải ở tất cả các trường hợp. Ví dụ, nếu việc kết hôn đó trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam như vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, hoặc cố ý lẩn tránh pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn, hoặc đương sự không hoàn tất thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký... thì khi đương sự có yêu cầu ly hôn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam sẽ không công nhận cuộc hôn nhân đó. Như vậy, quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với nhau mà có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài và khi họ có yêu cầu giải quyết ly hôn thì đây thuộc trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài. - Hoặc quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau mà tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể bắt gặp yếu tố tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài không chỉ xảy ra trong quan hệ giữa các chủ thể là công dân Việt Nam với nhau mà còn ở quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình thì: “Các quy định của chương này cũng được áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài”. Đây là một quy định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, là một đòi hỏi khách quan do việc mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa nước ta với các nước. Có thể nói, việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài là cần thiết. Tại Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 về chọn luật áp dụng cho quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài quy định: “1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này. 12
- 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam. 3.Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. 4. Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.” Nhƣ vậy, có thể khẳng định ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam là quan hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa công dân Việt Nam với nhau mà có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài; bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tóm lại, ly hôn có yếu tố nước ngoài là chấm dứt quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Xoay quanh vấn đề “yếu tố nước ngoài” tác giả vừa phân tích ở trên, nhiều cán bộ làm công tác thực tiễn có cách hiểu không thống nhất dẫn đến áp dụng luật khác nhau. Đây là vấn đề rất quan trọng cần được xem xét, nghiên cứu thấu đáo vì nó quyết định quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hay không sẽ dẫn đến việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án thuộc một quốc gia và cấp Tòa án giải quyết vụ việc cũng như pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ đó. Về vấn đề này, tác giả xin phép quay trở lại tìm hiểu kỹ trong chương 3 của luận văn. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 317 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 189 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 246 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 109 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 128 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 116 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 162 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn