intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về đánh giá viên chức ngành giáo dục từ thực tiễn tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về ĐGVC giáo dục và nâng cao hiệu quả ĐGVC giáo dục tại địa bàn tỉnh Gia Lai trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐGVC giáo dục tại tỉnh Gia Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về đánh giá viên chức ngành giáo dục từ thực tiễn tỉnh Gia Lai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI PHẠM ANH TRIẾT THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TỪ THỰC TIỄN TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI PHẠM ANH TRIẾT THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TỪ THỰC TIỄN TỈNH GIA LAI Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ KHÁNH MINH HÀ NỘI, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận của Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Phạm Anh Triết
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC ................................................... 9 1.1. Một số vấn đề lý luận về viên chức ngành giáo dục ............................................ 9 1.2. Một số vấn đề lý luận về đánh giá viên chức giáo dục ...................................... 12 1.3. Pháp luật hiện hành về đánh giá viên chức giáo dục ......................................... 21 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH GIA LAI ..................................................... 32 2.1. Tình hình viên chức ngành giáo dục tỉnh Gia Lai.............................................. 32 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về đánh giá viên chức ngành giáo dục tỉnh Gia Lai.............................................................................................................................. 36 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong công tác đánh giá viên chức ngành giáo dục .................................................................................... 42 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC .................. 51 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật........................................................................... 51 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức ngành giáo dục tỉnh Gia Lai . 60 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CC Công chức CCVC Công chức, viên chức ĐG Đánh giá ĐGVC Đánh giá viên chức GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo VC Viên chức
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Tiêu chí phân loại mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 25 Cơ cấu viên chức ngành giáo dục theo dân tộc, đảng viên, 2.1 33 tôn giáo, ngạch viên chức 2.2 Cơ cấu viên chức ngành giáo dục theo trình độ đào tạo 34 2.3 Cơ cấu viên chức ngành giáo dục theo độ tuổi 35 2.4 Cơ cấu viên chức ngành giáo dục theo giới tính 36 Mức độ phân loại đánh giá viên chức tại các đơn vị trực 2.5 37 thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai Tỷ lệ trung bình các mức độ phân loại đánh giá viên chức tại 2.6 37 các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai Đề xuất thay đổi tên gọi nội dung đánh giá viên chức theo 3.1 53 Luật Viên chức đối với viên chức không giữ chức vụ Đề xuất thay đổi tên gọi nội dung đánh giá viên chức theo 3.2 54 Luật Viên chức đối với viên chức quản lý Bảng chi tiết các tiêu chí đánh giá viên chức ở một số 3.3 62 trường của tỉnh Gia Lai
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới giáo dục và đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đã được Đảng ta nhiều lần nhắc đến trong các văn kiện. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong ba đột phá chiến lược và khẳng định trọng tâm “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ, năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”. Với sứ mệnh cao cả trong sự nghiệp trồng người, giáo dục và đào tạo đang từng ngày khẳng định tầm quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của đất nước, trong đó không thể không nói đến vai trò của các VC giáo dục. Truyền thống của dân tộc Việt Nam luôn coi giáo viên là hình tượng mẫu mực, là người dạy học trò tri thức và nhân cách. Đó là trách nhiệm cao quý mà mỗi người làm trong lĩnh vực giáo dục phải gánh vác, vì mỗi hành động của họ dù nhỏ đến đâu đều có ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp trồng người. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Trong suốt quá trình xây dựng đất nước, ông cha ta đã ý thức được rằng, việc dùng người là quốc sách, là mấu chốt để đi đến thành công. Điều này mặc dù không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Việc dùng người trong xã hội ngày nay lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong công tác quản lý, sử dụng CCVC. Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng VC phải phù hợp với trình độ, năng lực, khả 1
  8. năng, trí tuệ của họ, có như vậy công việc mới đạt được hiệu quả, đi đến thắng lợi. Muốn bố trí đúng vị trí việc làm, sắp xếp hợp lý đội ngũ VC thì cần phải thực hiện việc ĐGVC một cách thực chất và hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn muốn nắm và biết rõ cán bộ “phải thường xuyên xem xét cán bộ”, nếu không thường xuyên xem xét cán bộ như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “là một khuyết điểm to”. Người chỉ ra tác dụng của việc thường xuyên xem xét cán bộ là “mỗi lần xem xét nhân tài là tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác những người hủ hoá cũng lòi ra” [20, tr.279]. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác ĐG CBCCVC, Đảng ta ngày càng chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác này. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ xác định: “ĐG cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến” [2]. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ cũng đề ra mục tiêu: “Hoàn thiện quy chế ĐG cán bộ một cách khoa học, phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp, các ngành định kỳ hoặc đột xuất …”. Điều này thể hiện sự quan tâm đúng mức của Đảng đối với công tác ĐG CBCCVC, để việc ĐG đội ngũ CBCCVC ngày càng hiệu quả và thực chất. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các quy định của pháp luật về công tác ĐGVC cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Cụ thể như: việc ĐG còn cảm tính, xuê xoa, chiếu lệ, chưa thực sự đảm bảo tính công khai dân chủ; còn tình trạng những người có trách nhiệm ĐGVC chưa thực sự công tâm và khách quan, có động cơ cá nhân hoặc định kiến nên kết quả ĐG tùy thuộc vào ý chí chủ quan, cảm tính của người có thẩm quyền do đó kết quả ĐGVC không chính xác; còn xảy ra trường hợp ĐG mang tính hình thức, thực hiện qua loa, không đúng trình tự, thủ tục; còn xảy ra 2
  9. tình trạng nể nang, nâng đỡ, cục bộ, bè cánh hay tư tưởng dĩ hòa vi quý, dễ người dễ ta trong ĐGVC; tình trạng chạy theo thành tích cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình ĐGVC. Những hạn chế, tiêu cực này đã dẫn đến việc ĐGVC chưa thực chất và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, từ đó dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho đất nước và xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về ĐGVC cũng như nâng cao hiệu quả công tác ĐGVC trên thực tế, khắc phục những hạn chế, tồn tại, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng là cần thiết. Qua thời gian tìm hiểu thực tiễn công tác ĐGVC ngành giáo dục tại tỉnh Gia Lai, tác giả nhận thấy còn nhiều điểm bất cập, hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật về ĐGVC trên địa bàn cần phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về đánh giá viên chức ngành giáo dục từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Pháp luật về CC, VC là một lĩnh vực rất rộng, trong đó pháp luật về ĐGVC được xem là một mảng đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng đội ngũ VC. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về pháp luật CC, VC chủ yếu ở các khía cạnh như tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng; thi đua, khen thưởng, kỷ luật … chưa có nhiều công trình nghiên cứu về ĐGVC nói chung và ĐGVC ngành giáo dục nói riêng mang tính tổng quan cả về mặt lý luận và thực tiễn. Có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu liên quan đến ĐGCCVC sau đây: - Bài viết: “Đôi điều về đánh giá công chức, viên chức” Tạp chí Xây dựng Đảng số 6 năm 2014 của tác giả Trần Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết chỉ ra thực tiễn triển khai việc ĐGCCVC và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ĐGCCVC [4]. - Bài viết: “Điều kiện để thực hiện đánh giá công chức theo kết quả thực thi nhiệm vụ” Tạp chí Lý luận Chính trị số 1 năm 2015 của ThS. Đào Thị Thanh Thủy, 3
  10. Học viện Hành chính quốc gia. Bài viết chỉ ra ý nghĩa của ĐGCC theo kết quả thực thi nhiệm vụ, các quy định về ĐGCC theo kết quả thực thi nhiệm vụ ở nước ta hiện nay và nêu lên các điều kiện để áp dụng ĐGCC theo kết quả thực thi nhiệm vụ [26]. - Bài viết: “Đổi mới công tác đánh giá công chức ở Việt Nam” Tạp chí Tổ chức Nhà nước số ra ngày 05/4/2017 của ThS. Trịnh Xuân Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực IV. Bài viết nêu ra một số bất cập trong công tác ĐGCC hiện nay và định hướng đổi mới công tác ĐGCC ở Việt Nam [25]. - Trần Văn Long (2018) Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục từ thực tiễn quận Lê Chân, tp Hải phòng, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật Hành chính, Học viện KHXH, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về VC giáo dục nói chung, của quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về VC giáo dục trong giai đoạn hiện nay [19]. - Hoàng Thị Giang (2018) Pháp luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật Hiến pháp và luật Hành chính, Học viện KHXH, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu khoa học khảo sát các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến pháp luật ĐG CC hành chính; làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật; phân tích thực tiễn pháp luật về ĐG CC hành chính ở Việt Nam; xác định yêu cầu đòi hỏi, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐG CC hành chính ở Việt Nam hiện nay [18]. Như vậy, có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu về pháp luật VC chưa nhiều, chủ yếu dừng lại ở các bài viết bình luận, đề xuất ý kiến, kiến nghị về quản lý nhà nước. Hoặc các công trình, bài viết nghiên cứu về ĐG CC. Riêng các công trình nghiên cứu một cách tổng quan về cả mặt lý luận và thực tiễn của hoạt động ĐGVC ngành giáo dục còn rất hạn chế. Ngoài ra, theo tìm hiểu của tác giả thì cho đến hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về ĐGVC ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục tỉnh Gia Lai nói riêng. Tác giả luận văn sẽ tiếp thu có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên và tập trung đi sâu nghiên cứu các nội dung thuộc đề tài luận văn của mình. 4
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về ĐGVC giáo dục và nâng cao hiệu quả ĐGVC giáo dục tại địa bàn tỉnh Gia Lai trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐGVC giáo dục tại tỉnh Gia Lai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về ĐGVC; - Phân tích, ĐG thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐGVC giáo dục tại tỉnh Gia Lai, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc trong công tác ĐGVC ngành giáo dục tại tỉnh Gia Lai; - Đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện pháp luật về ĐGVC và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ĐGVC ngành giáo dục tỉnh Gia Lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Các vấn đề lý luận về VC, VC ngành giáo dục và ĐGVC; - Quy định của pháp luật Việt Nam về ĐGVC ngành giáo dục; - Thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐGVC ngành giáo dục tỉnh Gia Lai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về ĐGVC, đồng thời nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐGVC giáo dục tại tỉnh Gia Lai; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐGVC giáo dục và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐGVC ngành giáo dục tỉnh Gia Lai; - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019; 5
  12. - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc sự quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét các mối quan hệ và cách thức ĐGVC. Thứ nhất, dựa trên quan điểm biện chứng về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật cho phép tác giả từng bước lý giải về những hoạt động thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐGVC và xem xét nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong ĐGVC giáo dục tỉnh Gia Lai. Thứ hai, dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể tác giả phân tích thực trạng công tác ĐGVC giáo dục qua nhiều năm tại tỉnh Gia Lai (từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019) với sự thay đổi số lượng, tỷ lệ VC qua từng năm, nhằm lý giải sự phù hợp về quy định của pháp luật đối với việc thực hiện ĐGVC trên thực tế. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐGVC giáo dục. Do đó, các quan điểm về tính toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể nói trên là cơ sở căn bản giúp tác giả định hướng nhận thức tư duy lý luận, kiểm chứng thực tiễn, nhận diện khuynh hướng đổi mới và đề xuất thực hiện cải cách trong ĐGVC. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác ĐGVC. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về đánh giá viên chức. Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, các phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã kế thừa được một số nội dung cơ bản về lý luận ĐGCCVC hiện nay và sử 6
  13. dụng cho việc phân tích nội dung của các chương khác của luận văn. Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã tiến hành thu thập nhiều tài liệu liên quan và các tài liệu được khai thác trên mạng internet. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này sử dụng phổ biến chủ yếu ở Chương 2 và 3 của luận văn. Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của pháp luật về ĐGVC, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về pháp luật ĐGVC. Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận về ĐGVC như: khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò … cũng như phân tích các quy định của pháp luật về ĐGVC nói chung từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐGVC ngành giáo dục nói riêng. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và 2 của luận văn. Những thông tin thu thập được từ các tài liệu, các báo cáo thống kê về pháp luật ĐGVC được xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay nhận định về ĐGVC. Phương pháp này được sử dụng để thống kê tình hình ĐGVC ngành giáo dục tại tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và 2 của luận văn. Phương pháp này được sử dụng để so sánh các quy định của luật này với luật khác, so sánh pháp luật về ĐGCC với pháp luật về ĐGVC, từ đó rút ra những kết luận, đề xuất những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về ĐGVC. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung các nội dung quan trọng vào sự phát triển của lý luận về thể chế pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai trò, giá trị của pháp luật về ĐGVC. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quản quản lý nhà nước về giáo dục trong việc đề xuất sửa đổi các quy 7
  14. định của pháp luật về ĐGVC giáo dục và là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên trong việc nghiên cứu, học tập các nội dung liên quan đến Luật Viên chức. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về đánh giá viên chức ngành giáo dục. Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về đánh giá viên chức ngành giáo dục tỉnh Gia Lai. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức ngành giáo dục tỉnh Gia Lai. 8
  15. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC 1.1. Một số vấn đề lý luận về viên chức ngành giáo dục 1.1.1. Khái niệm viên chức và viên chức ngành giáo dục Trước đây, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/01/2003 của Chính phủ định nghĩa: “VC là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch VC hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật” [10]. Hiện nay, theo quy định tại Điều 2, Luật Viên chức năm 2010, khái niệm VC được hiểu như sau: “VC là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [22]. Như vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về thuật ngữ “VC”, từ đó có thể dễ dàng xác định những đối tượng là VC để làm cơ sở cho việc nghiên cứu pháp luật về VC. Có thể nhận thấy, VC có một số dấu hiệu nhận biết như: là công dân Việt Nam; được tuyển dụng bởi Nhà nước; làm các công việc mang tính chất thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp công lập; được ký hợp đồng làm việc; được trả lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập; được điều chỉnh bởi một luật riêng. Có thể hiểu, VC nói chung là những người làm những công việc thuần túy về chuyên môn, nghiệp vụ như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh, công tác văn hóa xã hội ... tại các đơn vị sự nghiệp công lập, không trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước, không nhân danh quyền lực chính trị; hoạt động nghề nghiệp của VC nhằm cung cấp các dịch vụ công thiết yếu, cung cấp cho người dân các sản phẩm phi vật chất, dựa trên kỹ năng chuyên môn, mang tính nghiệp vụ cao. VC giáo dục bao gồm các VC làm công tác quản lý, VC giáo viên và VC làm 9
  16. công việc hỗ trợ, phục vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập. VC quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. VC giáo viên là những người chỉ thực hiện công việc mang tính chuyên môn nghiệp vụ (giảng dạy) trong các cơ sở giáo dục công lập. Ngoài ra, VC giáo dục còn có những nhân viên trong cơ sở giáo dục công lập như: thủ quỹ, kế toán, phòng thí nghiệm, thư viện, văn thư…. VC giáo dục phần lớn là giáo viên, nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo. Trên cơ sở quan niệm chung về VC nói trên và các đặc điểm riêng của VC ngành giáo dục tác giả khái quát khái niệm VC ngành giáo dục như sau:“VC ngành giáo dục là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật”. 1.1.2. Phân loại viên chức ngành giáo dục Việc phân loại VC nhằm xác định những chức năng, quyền hạn cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của VC. Tùy thuộc vào các căn cứ khác nhau mà VC được phân thành các loại khác nhau. Hiện nay, có nhiều cách phân loại VC tuy nhiên có hai cách phân loại VC phổ biến là căn cứ vào vị trí việc làm và căn cứ vào chức danh nghề nghiệp. Căn cứ theo vị trí việc làm, VC được phân loại như sau: - VC quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; - VC không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện nhiệm vụ mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ theo chức danh nghề nghiệp, VC được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau: - VC giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; 10
  17. - VC giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; - VC giữ chức danh nghề nghiệp hạng III; - VC giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV. Phân loại VC có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và quản lý đội ngũ VC có hiệu quả: là cơ sở để đề ra những tiêu chuẩn khách quan trong việc tuyển chọn người vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng yêu cầu của công việc; giúp cho việc xác định tiền lương, các chế độ, chính sách một cách hợp lý, chính xác; giúp cho việc xây dựng, quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng VC đúng đối tượng theo yêu cầu, nội dung công việc. Đối với ngành giáo dục việc phân loại VC được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, VC được phân thành 3 nhóm sau: Nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; Nhóm công việc hoạt động nghề nghiệp; Nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ. 1.1.3. Tiêu chuẩn đối với viên chức ngành giáo dục Kết quả hoạt động của đơn vị phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ VC. Chất lượng đội ngũ VC được hình thành dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp VC và chịu ảnh hưởng của các nội dung quy định trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp VC. Đó là cơ sở để tiến hành tổ chức, xem xét, ĐG, lựa chọn, bố trí sắp xếp và sử dụng VC; đó cũng là cơ sở để bản thân mỗi VC phấn đấu, tự rèn luyện, hoàn thiện mình. Tiêu chuẩn VC bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn chung là điều kiện cần, mang tính chất “cứng” mà bất cứ công dân nào muốn tham gia nhiệm vụ đều phải hội đủ. Tiêu chuẩn cụ thể là điều kiện đủ, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể. Nó thể hiện tính chất, đặc điểm riêng của ngành, lĩnh vực và mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể. Hiện nay, theo nội dung của các thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp VC giảng dạy 11
  18. trong các cơ sở giáo dục thì VC phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với nhóm VC làm công việc hỗ trợ phục vụ các tiêu chuẩn được quy định theo từng vị trí việc làm do các Bộ quản lý chuyên ngành quy định. Ngoài tiêu chuẩn chung, tùy thuộc vào từng hạng VC khác nhau sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể khác nhau, bao gồm tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Trong bối cảnh đất nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ VC là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao giúp đất nước phát triển thì VC giáo dục nói chung trong thời đại ngày nay phải đáp ứng các yêu cầu sau: có trình độ đào tạo, bồi dưỡng; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; nắm vững tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; các quy định của pháp luật có liên quan đến VC giáo dục. Trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan quản lý VC đều căn cứ vào tiêu chuẩn VC để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, ĐG, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý VC. Ở một mức độ nhất định có thể coi tiêu chuẩn VC là nền móng để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ VC, đồng thời nó cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động ĐGVC. 1.2. Một số vấn đề lý luận về đánh giá viên chức giáo dục 1.2.1. Khái niệm đánh giá viên chức giáo dục ĐGVC được coi là một trong những khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và sử dụng VC, được tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước khi xem xét đề bạt, thay đổi vị trí công tác đối với VC. Việc ĐGVC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả sử dụng VC, vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về ĐGVC là điều hết sức cần thiết để làm cơ sở cho việc áp dụng các quy định của pháp luật về ĐGVC, mà trước hết là phải làm rõ khái niệm ĐGVC. Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm về 12
  19. ĐGVC. Do đó, để có thể hiểu được khái niệm ĐGVC cần phải cắt nghĩa, phân tích, làm rõ nghĩa của các từ ngữ có trong thuật ngữ “ĐGVC”. Thuật ngữ “ĐGVC” được cấu thành từ hai thành tố là “ĐG” và “VC”. Trong đó, thành tố “VC” đã được làm rõ nên chỉ cần làm rõ thành tố “ĐG” để có thể hiểu được nghĩa thuật ngữ “ĐGVC”. Theo Từ điển tiếng Việt thì: “ĐG có nghĩa là nhận xét, bình phẩm về giá trị” [31, tr.42]. Để hiểu rõ khái niệm ĐG cần tìm hiểu các khái niệm có liên quan như nhận định, giá trị, nhận xét, xem xét. Trong Từ điển Tiếng Việt, nhận định nghĩa là: “đưa ra ý kiến có tính chất ĐG, kết luận, dự đoán về một đối tượng, một tình hình nào đó”; giá trị là: “cái làm cho một vật có lợi ích, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó”; còn nhận xét là: “đưa ra ý kiến có xem xét và ĐG về một đối tượng nào đó”; xem xét nghĩa là: “tìm hiểu, quan sát kĩ để ĐG, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết”. Theo cách tiếp cận này, ĐG được hiểu là việc tìm hiểu, quan sát để đưa ra ý kiến, kết luận, dự đoán về tác dụng, lợi ích, hiệu quả của một đối tượng hay một tình hình nào đó. Còn theo TS. Trần Xuân Cầu thì “ĐG là quá trình so sánh, đối chiếu thực tế với những tiêu chuẩn đã định sẵn để rút ra mức độ phù hợp của các bộ phận, các mối liên kết bên trong sự vật với những chuẩn mực, quy định của nó” [15, tr.7]. Qua những phân tích trên, có thể hiểu: ĐGVC giáo dục là hoạt động được tiến hành thường xuyên nhằm xác định, kiểm tra, nhận xét việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, năng lực, trình độ của VC dựa trên những nội dung theo quy định của pháp luật thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ của VC với một bộ tiêu chí xác định. ĐGVC bao gồm ĐG con người (chính bản thân VC) và ĐG việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Nếu ĐG con người bao gồm các nội dung như: trình độ, quá trình đào tạo, quá trình công tác, kinh nghiệm, tính cách, lối sống, phẩm chất, tiềm năng phát triển… thì ĐG việc thực hiện nhiệm vụ tập trung vào kết quả công việc mà người VC đảm nhiệm (nhiệm vụ), lấy kết quả thực hiện làm căn cứ chính để ĐG, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình. Có nhiều nội dung ĐG khác nhau đối với 13
  20. VC như: ĐG phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; ĐG năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ĐG kết quả thực hiện nhiệm vụ; ĐG tinh thần trách nhiệm. 1.2.2. Đặc điểm của đánh giá viên chức giáo dục ĐGVC là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói riêng. Từ sự phân tích khái niệm ĐGVC có thể rút ra một số đặc điểm của ĐGVC như sau: Thứ nhất, ĐGVC là một hoạt động chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Hoạt động ĐGVC do pháp luật quy định, toàn bộ các quy định của pháp luật về ĐGVC tạo thành một chế định quan trọng trong pháp luật về VC. Khi thực hiện việc ĐGVC, tất cả các chủ thể có liên quan phải tuân theo quy định của pháp luật như các quy định về: nguyên tắc ĐG, căn cứ ĐG, thời điểm ĐG, nội dung, thẩm quyền, tiêu chí ĐG, trình tự thủ tục ĐGVC. Đồng thời, các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đúng theo quy định của pháp luật. Đây là đặc điểm mang tính bắt buộc trong hoạt động ĐGVC. Điều này nhằm bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác ĐGVC; tránh xảy ra các tình trạng tiêu cực, ý chí chủ quan, tùy tiện, bảo đảm sự công bằng, khách quan trong hoạt động ĐGVC ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Thứ hai, ĐGVC giáo dục hướng đến hai đối tượng, một là VC và hai là công việc được giao hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trong đó, VC giáo dục mang các đặc điểm như: là công dân Việt Nam; được tuyển dụng bởi Nhà nước; làm các công việc mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ sở giáo dục công lập; được ký hợp đồng làm việc; được trả lương từ quỹ lương của cơ sở giáo dục công lập; được điều chỉnh bởi một luật riêng. Còn nhiệm vụ của VC được hiểu là: “việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Hiểu theo một cách đơn giản, nhiệm vụ chính là việc thực hiện chức năng, trách nhiệm của VC. Khi ĐG đối tượng này, người ta thường tập trung vào ĐG tiến độ và kết quả thực hiện 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1