intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

36
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống, hoàn thiện việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn kim chi téi b¾t cãc nh»m chiÕm ®o¹t tµi s¶n trong luËt h×nh sù viÖt nam luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2009
  2. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Mở đầu 1 Chương 1: Một số vấn đề chung về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài 5 sản trong luật hình sự Việt Nam 1.1. Khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và ý nghĩa 5 của việc quy định tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam 1.2. Khái lược lịch sử hình thành và phát triển những quy định 9 của pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 1.2.1. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc 9 nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ phong kiến 1.2.2. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc 12 nhằm chiếm đoạt tài sản trong thời kỳ pháp thuộc 1.2.3. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc 13 nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến trước khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành 1.2.4. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc 19 nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ từ khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành cho đến nay 1.3. Những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong 23 pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
  3. Chương 2: Những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 29 trong bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng 2.1. Những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 29 trong Bộ luật Hình sự năm 1999 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý hình sự của tội bắt cóc nhằm chiếm 29 đoạt tài sản 2.1.1.1. Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 30 2.1.1.2. Mặt khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 33 2.1.1.3. Mặt chủ quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 37 2.1.1.4. Chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 40 2.1.2. Hình phạt áp dụng đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 41 2.1.2.1. Khung 1 42 2.1.2.2. Khung 2 43 2.1.2.3. Khung 3 53 2.1.2.4. Khung 4 54 2.1.2.5. Hình phạt bổ sung 56 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 57 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Chương 3: Nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ 72 luật hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những 72 quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy 78 định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
  4. 3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội bắt 78 cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng những quy định của 85 pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của các cơ quan bảo vệ pháp luật 3.2.2.1. Cơ quan điều tra 85 3.2.2.2. Viện kiểm sát nhân dân 87 3.2.2.3. Tòa án nhân dân 89 3.2.3. Tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp 91 luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Kết luận 94 Danh mục tài liệu tham khảo 97
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Thống kê số liệu về số vụ án và bị cáo phạm tội bắt cóc 61 nhằm chiếm đoạt tài sản trong cả nước mà Tòa án đã thụ lý DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1 Biểu đồ thống kê các vụ án nói chung và các vụ án về các 59 tội xâm phạm sở hữu nói riêng 2.2 Mức độ tăng, giảm các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm 62 đoạt tài sản 2.3 Mức độ tăng giảm của số người phạm tội bắt cóc nhằm 63 chiếm đoạt tài sản
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 02-01-2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TW "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", tiếp theo là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24-05-2005 "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02-6-2005 "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Các nghị quyết này ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế. Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung, cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và đang có xu hướng gia tăng. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản diễn ra gây nhiều bức xúc cho nhân dân, tạo dư luận không tốt cho xã hội. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, không ít các vụ án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, nạn nhân thường là các em bé còn rất nhỏ tuổi, thậm chí có những vụ án, người phạm tội còn bắt cóc chính cháu ruột nhằm yêu cầu người thân của người phạm tội đưa cho họ tiền chuộc. Thực hiện áp dụng pháp luật cho thấy, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản còn gặp nhiều bất cập do nhận thức và áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bộc lộ những nhược điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với 1
  7. tình trạng tội phạm nói chung và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 liên quan đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như trên, học viên đã lựa chọn đề tài "Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã được đề cập trong một số công trình khoa học như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997; Luận án Tiến sĩ luật học của TS. Nguyễn Ngọc Chí, năm 2000 về "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu"; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Phần các tội phạm, Tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chi Minh, 2002; Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu và bình luận các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Mũi cà mau, 2000... Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình cho thấy, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ là một phần trong nội dung nghiên cứu của các tác giả, nên chưa phân tích sâu cả về lý luận cũng như thực tiễn hoặc có những công trình chỉ tập trung vào phần lý luận nên các tác giả chưa đưa ra các giải pháp có tính hệ thống và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, trên cơ sở 2
  8. đó đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống, hoàn thiện việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Nhiệm vụ của luận văn - Nghiên cứu, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam, phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Phân tích thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản dưới góc độ luật hình sự, trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2008. 5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. 3
  9. Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan bảo vệ pháp luật về tội phạm này. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh... 6. Điểm mới của luận văn Đây là đề tài khoa học đầu tiên làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam. Điểm mới của luận văn gồm: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam; - Chỉ ra được những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành liên quan đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam; chỉ ra những sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó và nguyên nhân của chúng; đề xuất các giải pháp khắc phục; - Đưa ra được hệ thống các kiến nghị, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; - Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này cũng như các độc giả khác có quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 mục. 4
  10. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI PHẠM NÀY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như sự xuất hiện của sở hữu tư nhân và sự phân chia xã hội thành những giai cấp đối kháng. Tội phạm chính là hiện tượng tiêu cực trong xã hội, vì vậy để duy trì quyền lực và trật tự xã hội, giai cấp cầm quyền phải xây dựng một bộ máy cưỡng chế đủ mạnh để trấn áp những phần tử chống đối, duy trì sự ổn định của trật tự xã hội có lợi cho giai cấp cầm quyền và cho toàn xã hội. Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2002 thì "bắt cóc" là bắt người một cách đột ngột và đem giấu đi [49, tr. 11]. Trong cuộc sống thường ngày, nhân dân ta gọi hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là bắt cóc tống tiền. Mặc dù Bộ luật Hình sự hiện hành chưa đưa ra định nghĩa pháp lý về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã được đề cập trong một số sách báo pháp lý của nước ta. Trong cuốn Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 1999 đã đưa ra khái niệm "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là bắt đem giấu đi để làm con tin nhằm buộc gia đình, người thân phải nộp tiền chuộc. Tội phạm hoàn thành khi đã có hành vi bắt cóc và đòi tiền chuộc không kể là có lấy được tiền chuộc hay không. Nếu vì không đạt được mục đích đòi tiền chuộc mà kẻ phạm tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của con tin thì tùy 5
  11. hành vi thực hiện mà xử thêm tội giết người hoặc cố ý gây thương tích cùng với tội bắt cóc theo nguyên tắc phạm nhiều tội [47, tr. 37]. Cuốn Từ điển luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 lại đưa ra khái niệm "tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là hành vi bắt giữ con tin, đe dọa chủ tài sản phải giao nộp tài sản nếu không tính mạng, sức khỏe danh dự sẽ bị xâm hại. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm không chỉ quyền sở hữu mà còn quyền nhân thân của người khác [48, tr. 29]. Theo quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế được thể hiện trong cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, tập II, thì "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt [31, tr. 90]. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TSKH Lê Cảm chủ biên lại cho rằng "tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" là việc người phạm tội với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn bắt cóc người khác làm con tin [12, tr. 242]. Trong nội dung Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999, các nhà lập pháp quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau: "Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt...". Như vậy, các nhà lập pháp đã không miêu tả cụ thể những dấu hiệu của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà chỉ nêu tội danh. Theo quan điểm của chúng tôi, bắt người khác làm con tin là bắt người và giấu đi để buộc người muốn chuộc con tin phải thỏa mãn những yêu sách của người bắt. Tuy nhiên, hành vi bắt người để buộc người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc tiền thì mới bị coi là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong thực tế, có nhiều trường hợp bắt người đem giấu một nơi nhưng không đòi tiền chuộc mà nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm 6
  12. đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp cụ thể, người có hành vi bắt cóc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 134 Chương XIV về các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật Hình sự năm 1999. Như vậy, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thể hiện đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm là: - Bình diện khách quan (nội dung) - Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Bình diện pháp lý (hình thức) - tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. - Bình diện chủ quan - tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [11, tr. 297]. Tuy chưa có một định nghĩa chuẩn từ phía các nhà lập pháp, nhưng trên cơ sở phân tích các khái niệm trên cũng như xuất phát từ thực tiễn xét xử, chúng tôi xin đưa ra khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giữ người khác làm con tin do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm buộc người muốn chuộc phải nộp cho mình tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt, giữ. Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp nước ta. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự có những ý nghĩa to lớn sau: Thứ nhất, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân. 7
  13. Điều 1 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định "Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội". Pháp luật hình sự hiện hành quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thể hiện thái độ nhất quán của nhà nước ta trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của nhân dân. Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong những năm qua, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực. Các tội xâm phạm sở hữu có xu hướng gia tăng. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự hiện hành tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này. Thứ ba, có ý nghĩa giáo dục người dân và các tác dụng răn đe đối với người có ý định bắt cóc người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa giáo dục mọi tầng lớp nhân dân và răn đe đối với người có ý định phạm tội này bởi lẽ những người phạm tội này là vì mục đích vụ lợi, muốn có tiền không phải từ sức lao động của mình. Như vậy, việc ghi nhận tội phạm này trong luật có ý nghĩa giáo dục con người hướng đến cái thiện, xóa bỏ cái ác tức là giáo dục về tư tưởng, hành vi, lối sống, nhân cách con người trong cuộc sống đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Thứ tư, góp phần thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực của Đảng và Nhà nước ta. 8
  14. Ngày nay, nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực đã trở thành nhu cầu khách quan của mỗi quốc gia. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nên việc đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và việc xây dựng, hoàn thiện về tư pháp hình sự được coi là một đảm bảo hữu hiệu cơ chế hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là rất cần thiết. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VII đã nêu rõ: Phải tiếp tục củng cố và tăng cường hoạt động tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước trong thời kỳ mới, phải mở rộng quan hệ quốc tế về tương trợ tư pháp, về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Việc ghi nhận tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự hiện hành góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực của Đảng và Nhà nước ta. 1.2. KHÁI LƢỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 1.2.1. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ phong kiến Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng Vương (năm 939) và bắt đầu xây dựng một chính quyền Trung ương độc lập. Trong buổi đầu của nền quân chủ phong kiến tự chủ, để bảo vệ nền thống trị mới được thành lập, chính quyền mới đã sử dụng các biện pháp bạo lực với các hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ chống đối. Theo sử sách để lại, việc quy định hành vi nào là tội phạm và hình phạt được áp dụng dưới thời Đinh, Lê đều tùy ý của vua hay các viên quan đứng đầu khu vực. Tuy nhiên, thời kỳ này pháp luật thành văn hay không ta chưa thể giải đáp một cách chắc chắn nên chúng ta cũng chưa có tài liệu khẳng định thời kỳ này có quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hay không? 9
  15. Dưới thời nhà Lý, quyền thống trị của giai cấp phong kiến đã được xác lập. Để ổn định tình tình xã hội và củng cố quyền hành của mình, năm 1042, Lý Thái Tông sai trung thư sảnh sửa định luật lệ, biên ra điều khoản lập ra Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, nhưng rất tiếc hiện nay bộ luật đó không còn nữa nên chúng ta không thể biết được có quy định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hay không? Sang thời Trần, hoạt động pháp chế được tăng cường hơn. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, năm 1230, vua Trần định thể lệ làm ra các sách chép về việc hình. Năm 1244 lại định hình luật một lần nữa. Năm 1341, Trần Dụ Tông trao cho Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cùng soạn ra Hình thư gồm một quyển để ban hành [30, tr. 75]. Cũng như bộ luật thời Lý, bộ luật thời nhà Trần đã bị quan xâm lược Nhà Minh cướp mất nên chúng ta cũng không biết là có điều luật nào quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không? Thời kỳ nhà Hồ, tuy tồn tại trong thời gian ngắn ngủi nhưng triều Hồ rất quan tâm đến tình hình pháp luật. Năm 1401, Hồ Hán Thương định Đại ngu quan chế hình luật (theo Cương mục), nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào cho ta biết rõ nội dung của hình luật ấy nên cũng không thể biết được có quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không? Thời kỳ nhà Lê, hoạt động lập pháp nói chung và lập pháp hình sự nói riêng đã để lại những thành tựu đáng kể. Chính thời đại Lê Thánh Tông đã cho ra đời Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Quốc triều hình luật được coi là Bộ luật quan trọng và chính thống nhất không chỉ trong thời Lê Sơ mà còn đối với triều Hậu Lê nói chung. Trong Quốc triều hình luật, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chưa được đề cập, nhưng hành vi bắt người rồi đem đi cầm bán cũng đã được thể hiện trong một số điều luật. 10
  16. Điều 312 Quốc triều hình luật quy định ‘Những kẻ đem người cầm bán nhiều tầng thì phải biếm một tư, đòi lại nguyên tiền mua và tiền công thuê trả lại cho chủ trước" [36, tr. 128]. Việc bắt người đem đi bán cũng được quy định tại Điều 453 của Quốc triều hình luật: Những kẻ bắt người đem bán làm nô tỳ, thì xử lưu đi châu xa. Bắt người mà lại cướp của hay đồ vật, thì xử tội giảo. Dỗ người đem bán thì bị tội nhẹ hơn một bậc. Nếu bắt được những nô tỳ đi trốn mà đem bán, thì cũng xử như tội dỗ người. Cho đến kẻ bắt mà đem bán những hàng dưới còn ít tuổi từ hàng cơ thân trở xuống, thì phải tội hơn tội bán người thường một bậc, và phải bồi thường gấp đôi tiền bán cho người có con bị bán [36, tr. 149]. Quốc triều hình luật còn có quy định tình tiết dọa nạt người khác để lấy của được ghi nhận tại Điều 436. Điều 436 Quốc triều hình luật quy định "Dọa nạt người để lấy của thì khép vào tội ăn trộm mà giảm một bậc. Dẫu sự dọa nạt không đáng sợ, nhưng người có của vẫn sợ mà phải đem cho thì người dọa lấy của cũng phải tội như thế. Chưa lấy được của cải thì xử 60 trượng, biếm hai tư" [36, tr. 136]. Như vậy, trong Quốc triều hình luật, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chưa được quy định trong luật, nhưng những hành vi gần giống như hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã được quy định. Thời kỳ nhà Tây Sơn, về mặt lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng, Quang Trung đã có chủ trương biên soạn một bộ luật cho triều đại mới. Các giáo sĩ phương Tây có mặt ở nước ta lúc bấy giờ đã ghi chép trong Nhật ký của Giáo hội Đàng ngoài Chiếu chỉ của Quang Trung như sau: Từ trước đến nay, các vua chúa đều lấy luật pháp để cai trị thần dân và duy trì hòa bình, nên ta cũng nêu gương các vị tiền bối mà đánh dấu ngày khởi đầu của triều đại ta bằng cách soạn ra một bộ luật để dân chúng sống trên đất ta nghiêm ngặt tuân theo. Vì thế, 11
  17. ta đã giao cho các quan tư pháp và tham chính viện nhiệm vụ hoàn thành luật đó trong một hai tháng [28, tr. 190]. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta không có tài liệu chứng minh bộ luật mà Quang Trung biên soạn có hoàn thành không. Sau khi Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh Hoàng đế đã giao cho thượng thư bộ hình Lê Công Miễn soạn Bộ hình thư. Bộ luật này gồm ba quyển đã được biên soạn xong, chưa kịp thi hành thì Lê Công Miễn mất. Triều Tây Sơn tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (1789-1802) nhưng cũng có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực pháp luật giúp vương triều Tây Sơn ổn định tình hình và xây dựng cơ sở kinh tế ban đầu. Để củng cố chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng pháp luật. Sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành là Tổng tài soạn thảo bộ luật có tên là Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Hoàng Việt luật lệ được khắc in lần đầu vào năm 1812 ở Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1813 trên phạm vi toàn quốc. Vì bắt chước nhà Thanh, cho nên Bộ luật của nhà Nguyễn không gọi là hình thư hay hình luật như các bộ luật của các triều trước, mà gọi là Hoàng Việt luật lệ. Mặc dù chịu ảnh hưởng của Đại Thanh luật lệ khá nặng nề, nhưng nhiều điều luật trong Hoàng Việt luật lệ vẫn được quy định trên cơ sở tiếp thu những giá trị lập pháp của Bộ luật Hồng Đức. Tuy nhiên, trong Hoàng Việt luật lệ chưa có điều luật nào quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. 1.2.2. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong thời kỳ Pháp thuộc Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân phong kiến rất chú trọng xây dựng pháp luật và coi đó là phương pháp cai trị hữu hiệu. Pháp luật thời 12
  18. Pháp thuộc rất đa dạng và phức tạp. Việt Nam thời kỳ đó có hai hệ thống chính quyền của Pháp và của phong kiến bản xứ, nên có hai hệ thống pháp luật của Pháp và của triều Nguyễn. Ở Nam Kỳ, theo Điều 11 Sắc luật ngày 25/7/1884, Bộ luật Gia Long được áp dụng đối với người phạm tội là người bản xứ. Trong Sắc luật ngày 16/03/1890, thực dân Pháp quy định từ thời điểm này các Tòa án ở Nam Kỳ phải áp dụng pháp luật hình sự của Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ pháp luật hình sự của Pháp chưa dự liệu được [13, tr. 132-133]. Sắc luật ngày 31/12/1912 của Toàn quyền Đông Dương đã sửa đổi 56 điều của Bộ luật Hình sự Pháp thành Hình luật canh cải và cho áp dụng tại Nam Kỳ [39, tr. 66]. Tại Bắc Kỳ, Nghị định ngày 02/12/1921 của toàn quyền Đông Dương đã cho áp dụng Luật hình An Nam. Ở Trung Kỳ, bằng Dụ số 43 ngày 31/7/1933 của Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật được ban hành [39, tr. 67]. Trong cả ba bộ Hình luật xây dựng thời kỳ Pháp thuộc, các tội phạm về bắt cóc, tống tiền và ám sát cũng được đề cập đến và được quy định tại Điều 181, Điều 206 trong Luật hình An Nam; Điều 283, Điều 309 trong Hoàng Việt hình luật; Điều 296, Điều 304, Điều 341, Điều 400 trong Hình luật canh cải. Tuy nhiên, cả ba bộ Hình luật trên đều là công cụ của thực dân Pháp trong việc đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam. 1.2.3. Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến trƣớc khi Bộ luật Hình sự năm 1985 đƣợc ban hành Cách mạng tháng Tám thành công không chỉ đập tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, không chỉ lật đổ chế độ phong kiến đè nặng lên nhân dân Việt Nam hàng ngàn năm mà còn giành được chính quyền 13
  19. về tay nhân dân lao động, thiết lập một nhà nước kiểu mới - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để xây dựng đất nước và bảo vệ thành quả cách mạng, chính quyền mới đã ban hành những văn bản pháp luật. Trước hết, chính quyền mới phải tiến hành hủy bỏ một bộ phận các đạo luật hình sự trước cách mạng. Bên cạnh việc hủy bỏ một bộ phận các đạo luật hình sự cũ là tạm thời giữ nguyên hiệu lực của một số đạo luật hình sự trước cách mạng để áp dụng nhưng đưa vào đó nội dung giai cấp mới. Vì thế, Nhà nước ban hành Sắc lệnh ngày 10-10- 1945 về việc tạm thời sử dụng lại một số luật lệ cũ (về kinh tế, văn hóa xã hội, một số luật lệ về dân sự, hôn nhân gia đình…). Bộ Luật hình An Nam được thi hành ở Bắc Bộ, Hoàng Việt Hình luật được áp dụng ở Trung Bộ và Bộ hình luật pháp tu chỉnh do Sắc lệnh ngày 31-12-1912 cùng những sắc lệnh sửa đổi sắc lệnh ấy thi hành tại Nam Bộ. Tuy nhiên, những luật lệ đó được xem xét và chọn lọc với điều kiện "không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa". Đây là một biện pháp hết sức kịp thời, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự xáo trộn trong đời sống và quan hệ thường nhật của nhân dân, đồng thời tiếp tục duy trì những trật tự, những quy định chung không phương hại đến nền độc lập và nền dân chủ của đất nước. Biện pháp trên cũng chứng tỏ Nhà nước ta không cầu toàn, không thụ động, mặt khác cũng không hẹp hòi, biết kế thừa những gì tốt đẹp trong kỷ cương xã hội mà nhân dân ta đã bao đời xây dựng, bảo toàn. Cùng với việc tạm thời giữ hiệu lực của một số đạo luật hình sự trước Cách mạng, là việc cần kíp phải ban hành các văn bản pháp luật hình sự. Ngày 28-02-1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 27/SL về "Trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát". Sắc lệnh số 27/SL ngày 28-02- 1946 quy định: "Những người phạm tội bắt cóc, tống tiền và ám sát sẽ bị phạt từ 2 năm đến 10 năm và có thể bị xử tử. Những người tòng phạm hoặc trữ những tang vật của các tội phạm trên cũng bị phạt như chính phạm" [4, tr. 79]. Tuy việc ban hành Sắc lệnh số 27/SL chủ yếu để đối phó với tình hình bọn "Việt 14
  20. Nam Quốc dân đảng" dùng các thủ đoạn bắt cóc, tống tiền, ám sát để chống phá cách mạng nhưng có thể nói thời kỳ này pháp luật hình sự của nước ta đã đề cập đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Tại miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở miền Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta đòi hỏi việc quản lý nền kinh tế quốc dân phải đi đúng các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa. Những quy luật ấy được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật, chế độ, thể lệ của Nhà nước, thành một hệ thống những quy định đồng bộ thống nhất mà mọi người phải chấp hành thống nhất, đầy đủ, nghiêm chỉnh. Trong thời kỳ này, tình hình xâm phạm tài sản và vi phạm những nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính có những diễn biến phức tạp. Nhiều nguyên tắc, chính sách và chế độ quản lý kinh tế chưa được thi hành nghiêm chỉnh, ý thức làm chủ tập thể cán bộ, công nhân và nông dân, xã viên chưa tiến kịp với chế độ chính trị và quan hệ sản xuất mới. Tình trạng trộm cắp, tham ô, lãng phí, để mất mát, hư hao tài sản của tập thể và của nhà nước có nơi xảy ra nghiêm trọng. Trước tình hình đó, ngày 21/10/1970 Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng công dân. Việc ban hành cùng một lúc hai Pháp lệnh trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước không những đối với tài sản xã hội chủ nghĩa mà cả đối với tài sản riêng của công dân. Nội dung của hai Pháp lệnh này khẳng định nguyên tắc của Nhà nước ta là kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, coi tài sản xã hội 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2