intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố, nêu ra những giải pháp mang tính hệ thống, để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HƯƠNG LAN TỘI KHỦNG BỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  2. KHOA LUẬT VŨ THỊ HƯƠNG LAN TỘI KHỦNG BỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quang Tiệp Hµ néi - 2007
  3. Môc Lôc Trang Trang phô b×a Lêi cam ®oan Môc lôc Më ®Çu 1 Ch-¬ng 1: mét sè vÊn ®Ò chung vÒ téi khñng bè trong 6 luËt h×nh sù viÖt nam 1.1. NhËn thøc chung vÒ téi khñng bè 6 1.1.1. Kh¸i niÖm khñng bè, chñ nghÜa khñng bè 6 1.1.2. C¸c h×nh thøc khñng bè 14 1.1.3. Kh¸i niÖm téi khñng bè vµ ý nghÜa cña viÖc ghi nhËn téi 19 khñng bè trong luËt h×nh sù ViÖt Nam 1.2. Kh¸i l-îc lÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c¸c quy ph¹m 23 ph¸p luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi khñng bè 1.2.1. C¸c quy ph¹m ph¸p luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi khñng bè 23 trong thêi kú phong kiÕn ®Õn tr-íc thêi kú Ph¸p thuéc 1.2.2. C¸c quy ph¹m ph¸p luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi khñng bè 26 trong thêi kú Ph¸p thuéc 1.2.3. C¸c quy ph¹m ph¸p luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi khñng bè 27 thêi kú tõ sau C¸ch m¹ng th¸ng T¸m cho ®Õn tr-íc khi Bé luËt h×nh sù n¨m 1985 ®-îc ban hµnh 1.2.4. C¸c quy ph¹m ph¸p luËt h×nh sù ViÖt Nam vÒ téi khñng bè tõ 31 khi Bé luËt h×nh sù n¨m 1985 ®-îc ban hµnh cho ®Õn nay 1.3. Nh÷ng quy ®Þnh vÒ téi khñng bè trong ph¸p luËt h×nh sù mét 33 sè n-íc trªn thÕ giíi vµ trong ph¸p luËt quèc tÕ
  4. Ch-¬ng 2: téi khñng bè trong bé luËt h×nh sù 1999 vµ 39 thùc tiÔn ¸p dông 2.1. Nh÷ng quy ®Þnh cña Bé luËt h×nh sù n¨m 1999 vÒ téi khñng bè 39 2.1.1. Nh÷ng dÊu hiÖu ph¸p lý h×nh sù vÒ téi khñng bè 42 2.1.2. H×nh ph¹t ®èi víi téi khñng bè 57 2.2. Thùc tiÔn ¸p dông nh÷ng quy ®Þnh cña ph¸p luËt h×nh sù vÒ téi 61 khñng bè Ch-¬ng 3: n©ng cao hiÖu qu¶ viÖc ¸p dông nh÷ng quy ®Þnh 69 cña ph¸p luËt h×nh sù vÒ téi khñng bè 3.1. Sù cÇn thiÕt kh¸ch quan ph¶i n©ng cao hiÖu qu¶ ¸p dông nh÷ng 69 quy ®Þnh cña ph¸p luËt h×nh sù vÒ téi khñng bè 3.2. C¸c gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ viÖc ¸p dông nh÷ng quy ®Þnh 75 cña ph¸p luËt h×nh sù vÒ téi khñng bè 3.2.1. Hoµn thiÖn nh÷ng quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ phßng, chèng 75 khñng bè 3.2.2. C¸n bé t- ph¸p kh«ng ngõng n©ng cao tr×nh ®é nghiÖp vô, b¶n 84 lÜnh chÝnh trÞ vµ ®¹o ®øc c¸ch m¹ng 3.2.3. Më réng quan hÖ hîp t¸c quèc tÕ vÒ lËp ph¸p h×nh sù ®èi víi 86 téi khñng bè KÕt luËn 89 danh môc Tµi liÖu tham kh¶o 91
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề có tính toàn cầu, khủng bố quốc tế là một trong những vấn nạn được đề cập từng ngày, từng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng và được cả thế giới quan tâm. Sau chiến tranh, không có hình thức bạo lực nào gây những tác hại khủng khiếp như chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Tại Việt Nam, chưa xảy ra khủng bố quốc tế, nhưng đã phát hiện một số đối tượng là người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam có nghi vấn liên quan đến cá nhân, tổ chức khủng bố quốc tế. Các âm mưu, hoạt động phá hoại, khủng bố của các tổ chức phản động lưu vong đã bị lực lượng an ninh kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa. Cơ quan an ninh đã bắt hàng chục đối tượng phản động lưu vong xâm nhập vào nước ta âm mưu phá hoại, khủng bố cùng nhiều phương tiện hoạt động. Các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng của nhiều nước trên thế giới trong các hoạt động chống khủng bố quốc tế, bảo vệ thành công một số Hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 diễn ra tại Hà Nội… Tuy nhiên, xét về mặt lý luận, việc nhận thức về khủng bố chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia. Ở Việt Nam, trong Bộ luật hình sự năm 1999, các nhà lập pháp đã xếp tội khủng bố trong chương Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, dẫn đến việc nhận thức về tội khủng bố ở Việt Nam có điểm khác với nhận thức về tội danh này ở một số nước trên thế giới và trong pháp luật quốc tế. Tình hình đó đã và đang đặt ra yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài, đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội khủng bố, đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đang tham gia ngày 1
  6. càng sâu rộng vào tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam", mang tính cấp thiết, không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Tội khủng bố là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội khủng bố được tiếp tục đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Đáng chú ý, TS. Bạch Thành Định có công trình: "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Luật hình sự Việt Nam", trong đó có đề cập tội khủng bố (Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001). Ngoài ra, một số cán bộ làm công tác thực tiễn trong ngành Công an đã có một số công trình nghiên cứu về tội khủng bố như TS. Hoàng Công Tư có công trình "Những vấn đề đặt ra trong công tác phòng, chống khủng bố hiện nay" (Tạp chí Công an nhân dân, số 7/2006) và công trình "Kết quả và kinh nghiệm qua hai năm thực hiện công tác phòng, chống khủng bố góp phần giữ vững an ninh trật tự " (Tạp chí Công an nhân dân, số 11/2006); tác giả Lý Anh Quán có công trình: "Kinh nghiệm điều tra các vụ án hoạt động 2
  7. khủng bố" (Tạp chí Công an nhân dân số 5/2007); ThS. Nguyễn Viết Sách có công trình: "Tại sao yêu cầu dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh về Việt Nam lại bị phía Hàn Quốc từ chối "… Các công trình nói trên đã đề cập tội khủng bố, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tội khủng bố dưới góc độ pháp lý hình sự. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố, nêu ra những giải pháp mang tính hệ thống, để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích, làm rõ khái niệm khủng bố, tội khủng bố. - Phân tích, làm rõ lịch sự hình thành và phát triển những quy định về tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam. - Phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội khủng bố. - Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội khủng bố trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tội khủng bố. 3
  8. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tội khủng bố dưới góc độ pháp lý hình sự, đồng thời đề cập một số khía cạnh của luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho luận văn, thời gian từ 1997 đến 2007. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội khủng bố nói riêng. Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội khủng bố, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an về tội phạm này. Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống, lịch sử, lôgíc, thống kê hình sự, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phương pháp khác như so sánh pháp luật, điều tra xã hội... 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và tương đối có hệ thống về tội khủng bố dưới góc độ pháp lý hình sự. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Phân tích, làm rõ khái niệm khủng bố, tội khủng bố; sự hình thành và phát triển những quy định về tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam. - Phân tích, đánh giá những quy định về tội khủng bố trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp 4
  9. hình sự, để áp dụng có chọn lọc, sáng tạo trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn. - Làm sáng tỏ những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội khủng bố trong pháp luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng, rút ra những vướng mắc, đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu giải quyết. - Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn có ý nghĩa tích cực nhất định đối với việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố ở nước ta. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất trong luận văn, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và phát triển lý luận về tội khủng bố, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội khủng bố cho phù hợp với những tiêu chí chung của pháp luật quốc tế về tội khủng bố, tạo điều kiện cho sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta, cũng như góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm có tính nhạy cảm cao và phức tạp này. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng, cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các bộ phận chuyên trách đấu tranh phòng, chống khủng bố của cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 mục. 5
  10. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI KHỦNG BỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI KHỦNG BỐ 1.1.1. Khái niệm khủng bố, chủ nghĩa khủng bố Tội phạm là hiện tượng tiêu cực xã hội, tồn tại trong xã hội dưới những điều kiện nhất định, mang tính khách quan, ra đời cùng với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước, gắn liền với sự phát triển của xã hội. Để duy trì quyền lực và trật tự xã hội, trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, giai cấp cầm quyền cũng phải xây dựng một bộ máy cưỡng chế đủ mạnh để trấn áp những phần tử chống đối, duy trì sự ổn định của trật tự xã hội có lợi cho giai cấp cầm quyền và cho toàn xã hội. Trong những năm gần đây, khủng bố đã và đang trở thành vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Hậu quả của các hành vi khủng bố gây ra không chỉ gây thiệt hại lớn về người, về tài sản mà còn nguy hại hơn là gây tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực cho cả cộng đồng quốc tế. Hơn lúc nào hết, hành vi khủng bố bị cả thế giới lên án, pháp luật quốc tế coi đây là hành vi tội phạm cần phải bị trừng trị nghiêm khắc, thích đáng. Khi chủ nghĩa khủng bố trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và thế giới, thì tội khủng bố đã được quy định trong luật hình sự của nhiều quốc gia và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm khủng bố, bởi lẽ, ngày nay khi sự mâu thuẫn và xung đột trên thế giới ngày càng gia tăng, những hành vi được gọi là khủng bố và mục đích, thủ đoạn mà bọn khủng bố sử dụng vô cùng đa dạng, điều này đã cản trở nỗ lực đưa ra một định nghĩa đầy đủ và bao quát nhất về 6
  11. khủng bố của các quốc gia trên thế giới. Phần lớn các nước mới chỉ liệt kê được một số hành vi cụ thể, mục đích chung chung của khủng bố, mà chưa có được một định nghĩa có tính khái quát cao. Là sự kiện xã hội phức tạp, ngay từ khi ra đời cho đến nay, khủng bố đã có sự biến đổi về chất, chính vì thế việc đưa ra một cách hiểu thống nhất về nó là không dễ dàng. Theo "Từ điển tiếng Việt lý giải và liên tưởng", tác giả Nguyễn Văn Đạm cho rằng: "Khủng bố là dùng bạo lực trấn áp người dân thường". Trong Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006 của Viện Ngôn ngữ, thì "Khủng bố là dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để cai trị" [40]. TS. Duglas MacKinnon, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm xuyên quốc gia, Trường đại học tổng hợp Wollongoo, Singapore cho rằng hành vi khủng bố phải bao gồm 4 bộ phận cấu thành là: 1) hành vi bạo lực nghiêm trọng; 2) mục đích gây ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư và các thiết chế của xã hội; 3) làm cho người dân hoảng loạn; 4) do những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách bất hợp pháp [44, tr. 3]. Các luật gia Hoa Kỳ thì cho rằng, một hành vi bị coi là khủng bố nếu đáp ứng được các điều kiện: 1) hành vi có sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực một cách bất hợp pháp; 2) hành vi bạo lực đó có mục đích chống lại các cá nhân hoặc tài sản của họ; 3) hành vi đó nhằm mục đích gây sức ép lên chính phủ hoặc cộng đồng dân cư; 4) hành vi đó hậu thuẫn cho các mục tiêu chính trị, tư tưởng hoặc tôn giáo [44, tr. 4]. Theo quan niệm về khủng bố trong đạo luật chống khủng bố năm 2000 của Vương quốc Anh, việc sử dụng vũ khí hoặc chất nổ cũng được coi là khủng bố dù có hay không có mục đích chính trị hay xã hội. Nhiều nhà luật học tán đồng quan điểm: những hoạt động khủng bố được tiến hành không chỉ dừng lại vì các mục tiêu chính trị và xã hội. 7
  12. Từ những quan điểm trên, có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm khủng bố như sau: Khủng bố là hành vi có sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân nhằm mục đích gây hoảng loạn trong cộng đồng dân cư, do các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, trái với pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự của các nước trên thế giới. Ngày nay, các hoạt động khủng bố đã phát triển thành tội ác chống lại nền văn minh và sự phát triển của nhân loại, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, tài sản của người dân thường, đe dọa sự hòa bình, ổn định trên thế giới. Những hành vi khủng bố dù thực hiện bằng phương thức, thủ đoạn nào, đơn giản hay phức tạp đều là những hành vi trái với pháp luật hình sự của các quốc gia và trái với pháp luật quốc tế. Khủng bố có thể phân chia thành khủng bố trong nước và khủng bố quốc tế dựa trên cơ sở phạm vi tác động và mục đích hướng tới của hành vi khủng bố. Khủng bố trong nước diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhất định, xâm hại đến lợi ích của quốc gia thông qua việc gây thiệt hại cho công dân và tài sản của quốc gia đó. Theo Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI), khủng bố trong nước là: Việc sử dụng bất hợp pháp hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của một nhóm hoặc một cá nhân, được thiết lập và thực hiện hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, các vùng lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ, mà không nhằm vào mục tiêu nước ngoài và được thực hiện nhằm chống lại con người, tài sản với mục đích đe dọa hoặc cưỡng bức Chính phủ hoặc nhân dân để thực hiện mục tiêu chính trị hoặc xã hội [45]. 8
  13. Hành vi khủng bố được coi là khủng bố quốc tế nếu nó mang yếu tố nước ngoài. Là hành vi khủng bố do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân nước khác hoặc do tổ chức cá nhân của nước sở tại thực hiện nhưng có sự tài trợ của nước ngoài… thì những hành vi đó được coi là khủng bố quốc tế [33, tr. 2]. Theo GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, thì khủng bố quốc tế là hoạt động bạo lực được thực hiện nhằm chống lại cá nhân, tổ chức hoặc mục tiêu được pháp luật quốc tế bảo vệ, với sự tiếp tay hoặc dung túng của một số nhà nước như: giết người cầm đầu Nhà nước, Chính phủ, đại diện ngoại giao và các đại diện khác, phá hủy Đại sứ quán, trụ sở của phái đoàn đại diện các tổ chức giải phóng dân tộc, các tổ chức quốc tế, phá hoại các công trình công cộng… Khủng bố quốc tế có thể hiểu là những hành động bạo lực hoặc đe dọa bạo lực mang tính quốc tế nhằm đạt được những mục đích chính trị, xã hội nhất định. Tính quốc tế thể hiện ở quốc tịch chủ thể thực hiện tội phạm (tổ chức, cá nhân khủng bố là người nước ngoài); phạm vi không gian xảy ra sự kiện (xảy ra ở nước ngoài) hoặc hoạt động khủng bố mang tính xuyên quốc gia (cá nhân, tổ chức có quốc tịch khác nhau, thực hiện hành vi tội phạm trên lãnh thổ nhiều quốc gia, nguồn tài trợ cho khủng bố từ bên ngoài quốc gia…). Vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 xảy ra tại New York, Washington DC và Pennylvania (Mỹ) là một sự kiện điển hình về khủng bố quốc tế. Những kẻ khủng bố đã khống chế máy bay dân sự, biến nó trở thành công cụ tấn công hai tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới, Lầu năm góc… làm hàng nghìn người là công dân của nhiều quốc gia khác nhau bị thiệt mạng. Những kẻ khủng bố mang nhiều quốc tịch khác nhau, đã nhận nguồn tiền tài trợ khủng bố từ bên ngoài Hoa Kỳ để thực hiện những hoạt động khủng bố nói trên. Ngoài ra, cần làm sáng tỏ khái niệm chủ nghĩa khủng bố. Thuật ngữ "chủ nghĩa khủng bố" (terrorism) trong tiếng Anh bắt nguồn từ cụm từ tiếng 9
  14. Pháp "regime de la terreur", lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp năm 1793-1794. Khi đó "chủ nghĩa khủng bố" được coi là phương tiện của chính quyền cách mạng mới thành lập nhằm tập trung lực lượng chống những phần tử phá hoại. Tuy nhiên, cùng với thời gian, chủ nghĩa khủng bố đã biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và hiện nay, chủ nghĩa khủng bố được coi là việc sử dụng các phương tiện đe dọa cưỡng bức nhằm vào thường dân trong một cố gắng để đạt được các mục đích chính trị, tôn giáo hoặc các mục đích khác. Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ cũng đã đưa ra định nghĩa của khái niệm chủ nghĩa khủng bố như sau: Chủ nghĩa khủng bố là việc sử dụng phi pháp sức mạnh hoặc bạo lực do một nhóm hay một cá nhân có quan hệ với một cường quốc bên ngoài hoặc có hoạt động vượt ra ngoài biên giới, chống lại những người hay tài sản để đe dọa hoặc cưỡng ép một Chính phủ, những thường dân hoặc bất cứ một bộ phận nào trong đó, nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị hoặc xã hội [42]. Chúng tôi cho rằng, chủ nghĩa khủng bố là một hệ tư tưởng có tính hệ thống, được tổ chức thực hiện thông qua các tổ chức, cá nhân có sự liên kết chặt chẽ trên phạm vi toàn thế giới, sử dụng phi pháp sức mạnh và bạo lực để chống lại Chính phủ, thường dân nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị hoặc xã hội. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm và mức độ thiệt hại cũng như phương thức thủ đoạn áp dụng, có thể phân chia chủ nghĩa khủng bố thành hai loại là chủ nghĩa khủng bố truyền thống và chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Các phần tử khủng bố đều mong muốn nhiều người biết đến hành vi của họ, khiếp sợ và hoang mang vì nó, nhưng nếu chủ nghĩa khủng bố truyền thống không nhất thiết dùng các phương thức tàn bạo, có thể gây sát thương cho nhiều người, thì chủ nghĩa khủng bố hiện đại không từ một thủ đoạn nào kể 10
  15. cả tàn bạo nhất, gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cả về người, tài sản nhằm đạt được mục đích của chúng. Trong bối cảnh cả thế giới đang cảnh giác cao độ trước những âm mưu khủng bố ngày càng tinh vi, tàn bạo, khó lường hiện nay, thì các mục tiêu tấn công như nhà ga, bến cảng, sân bay, siêu thị, nhà chọc trời … không còn là miếng mồi ngon mà bọn khủng bố nhắm tới vì tất cả đã được bảo vệ nghiêm ngặt. Chủ nghĩa khủng bố hiện đại đang tìm kiếm những mục tiêu phá hoại mới ấn tượng hơn như đập nước các công trình thủy điện, các nhà máy điện nguyên tử… mà mức độ thiệt hại về người và tài sản khi bị tấn công là cao gấp nhiều lần so với các hình thức khủng bố đã từng áp dụng trong quá khứ. Khủng bố là hiện tượng xã hội phức tạp, nên nguyên nhân gây khủng bố cũng rất phức tạp và gồm một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, do xung đột sắc tộc, mâu thuẫn dân tộc, tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Từ thời điểm 1990 đến nay, tình hình khủng bố quốc tế bắt đầu diễn ra trên quy mô lớn, hoành hành ngày càng hung hãn, phá hoại nghiêm trọng hòa bình, ổn định và sự phát triển trên thế giới. Xét từ thực tế, các mâu thuẫn dân tộc và sự xung đột sắc tộc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hành động khủng bố quốc tế điên cuồng. Nhân tố khác như tư tưởng Hồi giáo cực đoan cũng khiến chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở lên tàn bạo, có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn. Những phần tử khủng bố, tự xưng là người Hồi giáo, đã tuyên bố cuộc chiến với nền văn minh phương Tây. Với việc tấn công vào vào các trung tâm lớn của các quốc gia phương Tây, các phần tử khủng bố muốn tìm cách phá hủy sức mạnh của các nước lớn bằng cách thức thông thường, làm tê liệt ảnh hưởng của các quốc gia phương Tây. Mục đích cuối cùng không phải là phá hủy phương Tây, nó nhằm để ngăn cản việc truyền bá những giá trị được săn đuổi từ hàng ngàn năm nay bởi các thủ lĩnh 11
  16. chiến tranh và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Từ thuở ban đầu, khi còn nền kinh tế sơ khai, cuộc chiến giữa các nền văn minh và chiến tranh giữa những người Hồi giáo đã ngăn cản sự phát triển của nhân loại. Đó là cuộc tranh giành quyền lực nhằm tạo sự trấn áp giữa các nền văn minh với nhau. Do đó, một thế lực Hồi giáo nhất định trong thế giới văn minh như Bin La-đen và các nhóm Hồi giáo khác, đang rắp tâm thực hiện các hành động chống phá có hệ thống ở nhiều nơi trong thế giới văn minh nhằm giành lợi thế trong cuộc tranh đua này. Quan điểm của nhóm Hồi giáo cấp tiến "quyết tâm phá hủy phương thức sống của nhân loại và muốn thay thế phương thức sống này bằng sự thống trị chuyên chế và thần quyền" [26, tr. 30]. Hai cố vấn của chính quyền Mỹ là Hardyly và Thomson đã phân tích: "Về bản chất đây là cuộc chiến giữa các ý thức hệ, cuộc chiến về quan điểm, tất cả mọi người đều bị cuốn hút vào, bất kể là công chức, thị dân hay người thuộc bất kỳ quốc tịch nào" [26, tr. 30]. Kể từ sau ngày 11/9/2001, Mỹ, Anh, Indonexia, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác phải gánh chịu những tổn thất to lớn từ các cuộc khủng bố do các tổ chức theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan gây ra. Cuộc chiến chống khủng bố đã được phát động trên toàn thế giới do Mỹ và phương Tây đứng đầu. Mỹ và phương Tây cho rằng đây không là cuộc chiến chống Hồi giáo, mà đang chiến đấu chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, "Hồi giáo chính trị" chứ không phải là tôn giáo này. Còn quan điểm của thế giới Hồi giáo thì cho rằng, trên thực tế Mỹ đang tiến hành cuộc chiến chống Hồi giáo. Sự tiếp tục có mặt của Mỹ tại Irắc và Afghanistan, những lời tuyên bố của Mỹ về việc biến đổi khu vực Trung Đông, đều được diễn tả trong ngôn ngữ của đạo Hồi rằng Mỹ đang quyết tâm buộc thế giới Hồi giáo phải khuất phục, Mỹ muốn đưa các giá trị phương Tây và những khuôn khổ của nền văn hóa phương Tây vào thay thế các giá trị Hồi giáo và những khuynh hướng văn hóa Hồi giáo. Những kẻ theo chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo ràng 12
  17. buộc với nhau bởi hệ tư tưởng chung của chúng, chứ không phải bởi bất cứ cơ cấu chỉ huy tập trung nào. Mặc dù chiến đấu trên những mặt trận rải rác, những tên khủng bố chia sẻ một hệ tư tưởng và cách nhìn nhận tương tự nhau về thế giới được tuyên bố công khai trong các cuốn băng video, băng ghi âm, thư từ, các tuyên bố và các trang Web. Sự phân tích trên cho thấy, cuộc chiến chống khủng bố trên thế giới còn kéo dài với đầy khó khăn, thách thức. Đó là cuộc chiến với các nhóm, tổ chức khủng bố nguy hiểm, có mạng lưới sâu rộng, có những nguồn viện trợ tài chính từ bên ngoài, có những vùng đất hiểm trở để ẩn náu (Afghanistan) và hơn hết có hệ tư tưởng cực đoan với những tham vọng lớn. Thứ hai, tình trạng đói nghèo, lạc hậu trong dân chúng, nạn tham nhũng và độc đoán của chính quyền. Một nguyên nhân nữa mà các nhà phân tích chính trị lý giải cho các vụ tấn công liều chết và các hành vi khủng bố xuất phát từ tình trạng đói nghèo, lạc hậu của dân chúng và tình trạng tham nhũng nặng nề trong số quan chức chính quyền, cũng như sự độc đoán của chính quyền tại những nước có đạo Hồi phát triển. Sự phẫn nộ trước hoàn cảnh khốn khó của người Hồi giáo tại Irắc và những khu vực xung đột khác là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đánh bom liều chết tại Anh và có khả năng xảy ra trường hợp tấn công tương tự trên khắp các quốc gia châu Âu. Sự phản ứng giận dữ trước cộng đồng Hồi giáo, chỉ làm tăng thêm khả năng những phần tử trẻ tuổi cực đoan chọn bạo lực gây chết người để thể hiện tín ngưỡng của mình. Khu vực Trung Á, nơi đạo Hồi khá phát triển, sau khi Liên Xô tan rã, chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa Hồi giáo. Các vụ khủng bố ở đây xuất phát từ tình trạng nghèo đói của số đông dân chúng và tình trạng tham nhũng nặng nề của một số quan chức chính quyền cũng như sự độc đoán của nhà cầm quyền. 13
  18. Để giải quyết được nguyên nhân này không dễ dàng và cũng không phải một sớm một chiều giải quyết xong. Bởi vậy, bài toán giải quyết chủ nghĩa khủng bố vẫn còn để ngỏ. Thứ ba, khủng bố - "sản phẩm phụ" của quá trình toàn cầu hóa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu tiếp nhận nhiều dân di cư. Hiện nay, có khoảng 10 triệu di dân Hồi giáo đang sinh sống tại các nước này. Hơn 10 năm qua, chủ nghĩa khủng bố đã thâm nhập vào cộng đồng di dân, truyền bá những tư tưởng cực đoan, hiếu chiến. Hiện nay, các tổ chức cực đoan đã thiết lập một mạng lưới khá hoàn chỉnh tại các quốc gia châu Âu. Cùng với sự toàn cầu hóa nền kinh tế, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, Internet đã giúp nhân loại tiếp cận nhanh hơn với tri thức mới, truyền bá những tư tưởng tự do, nhưng đó cũng là công cụ để chủ nghĩa khủng bố tuyên truyền những tư tưởng cực đoan, và trao đổi thông tin về hoạt động khủng bố phạm vi toàn cầu. Qua Internet, con người có thể học được cách chế tạo bom, mìn, phương pháp trinh sát, chiến tranh tâm lý, tìm kiếm đồng minh, các cơ quan an ninh chưa có cách thức hữu hiệu kiểm soát được thông tin trên mạng nên Internet là công cụ cần thiết cho các hành vi khủng bố và tội phạm khủng bố. Nguyên nhân dẫn tới khủng bố không dừng lại như phân tích ở trên, tuy nhiên, đó là những nguyên nhân chính dẫn tới những vụ khủng bố tàn bạo đã xảy ra trên thế giới thời gian qua. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, khủng bố đều mang lại đau thương, chết chóc cho con người, sự bất ổn cho xã hội, nó cần sớm bị loại bỏ khỏi thế giới hiện đại, văn minh nơi những giá trị nhân bản, vì con người được tôn vinh. 1.1.2. Các hình thức khủng bố 14
  19. Qua nghiên cứu hoạt động khủng bố của tổ chức Al Queda, Jihad, Dimailamiola… cho thấy, các phần tử khủng bố sử dụng nhiều hình thức khủng bố khác nhau, có thể sử dụng một hình thức hoặc có thể kết hợp một số hình thức khủng bố. Thông thường, có 11 hình thức khủng bố sau đây: 1- Sử dụng chất nổ và bom tự tạo Đây là hình thức khủng bố được bọn khủng bố sử dụng rộng rãi nhất, bởi vì chất nổ và bom tự tạo là loại vũ khí rẻ tiền, dễ kiếm, dễ cài đặt, vận chuyển, và hậu quả nó gây ra dễ lôi kéo sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng, gây thiệt hại đáng kể về tính mạng con người, tài sản. Tuy nhiên, cách thức sử dụng chất nổ, quy mô, thành phần chất nổ trong các vụ khủng bố và đánh bom tự tạo thì lại rất khác nhau và luôn đổi mới, ngày càng tinh vi hơn trước. Từ chỗ sử dụng chất nổ và bom tự tạo cài đặt cố định vào những mục tiêu khủng bố như nhà hàng, khách sạn, trường học, sân bay… bọn khủng bố gần đây đã thay đổi chiến thuật dùng xe có cài bom để tấn công các mục tiêu chúng hướng tới. Nhằm tránh sự kiểm tra gắt gao của cảnh sát, các tổ chức khủng bố đã tuyển dụng những kẻ đánh bom liều chết với áo khoác, dây lưng, giày có cài bom, balô đựng đầy chất nổ để thực hiện các vụ khủng bố tàn bạo. Trong những năm gần đây, bọn khủng bố cũng đã chuyển từ việc sử dụng các loại bom tự tạo và chất nổ có cài đặt thiết bị hẹn giờ sang loại thiết bị kích nổ điều khiển từ xa, hoặc một hình thức tinh vi hơn là sử dụng điện thoại di động để kích nổ bom. Việc sử dụng thuốc nổ cũng ngày càng tinh vi, từ sử dụng các loại như Sêmtex, RDX đến TNT hay sử dụng các loại phân bón cho cây trồng (có chứa nitrat) để chế tạo bom. 2- Ám sát 15
  20. Ám sát là hành động giết hại một nạn nhân được bọn khủng bố lựa chọn từ trước, thông thường bằng các loại vũ khí nhẹ hoặc bằng bom. Đây là hình thức khủng bố có lịch sử lâu đời nhất và hiện nay vẫn được các phần tử khủng bố áp dụng. Việc ám sát do một người thực hiện hoặc được thực hiện bằng một cuộc tấn công quy mô, theo kế hoạch tỷ mỉ, chính xác, chặt chẽ của một tổ chức khủng bố. 3- Bắt cóc Bắt cóc là việc bọn khủng bố bắt và giam giữ trái pháp luật một hoặc một số người nhằm đòi tiền chuộc, đòi trả tự do cho những phần tử khủng bố đang bị giam giữ hoặc để đòi chính quyền đáp ứng các yêu sách khác. Các cuộc thương lượng nhằm giải thoát cho những người bị bắt cóc thường tiến hành thông qua những người trung gian bí mật. 4- Bắt giữ con tin Bắt giữ con tin là việc bắt, giữ một người hay một phương tiện cùng con tin trong đó. Nếu như trong hình thức bắt cóc, bọn khủng bố giấu kín địa điểm giam giữ người bị bắt cóc, thì hình thức bắt giữ con tin, bọn khủng bố đưa con tin ra thương thuyết trực tiếp với chính quyền nhằm đạt được mục tiêu chúng đưa ra trao đổi. 5- Cướp máy bay, tàu thuyền hoặc các phương tiện giao thông khác Cướp máy bay, tàu thuyền hoặc các phương tiện giao thông khác là việc bọn khủng bố chiếm giữ bằng vũ lực máy bay, tàu thuyền hoặc các phương tiện giao thông khác nhằm gây gián đoạn hoạt động giao thông công cộng hoặc đòi chính quyền phải nhượng bộ những yêu sách của chúng. 6- Tấn công vũ trang 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0