intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

79
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ XUÂN KIỂM VAI TRß CñA Tæ CHøC C¤NG §OµN TRONG B¶O VÖ QUYÒN CñA NG¦êI LAO §éNG ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ HOÀI THU HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Xuân Kiểm
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ................................ 7 1.1. Khái quát chung về tổ chức công đoàn ............................................ 7 1.1.1. Vị trí ..................................................................................................... 7 1.1.2. Chức năng........................................................................................... 10 1.1.3. Hệ thống tổ chức công đoàn ............................................................... 16 1.2. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động .................................................................................. 21 1.2.1. Khái niệm vai trò của công đoàn........................................................ 21 1.2.2. Nội dung vai trò của công đoàn ......................................................... 24 1.3. Sự cần thiết có sự tham gia của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ........................................................... 29 Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................. 33 2.1. Thực trạng các qui định pháp luật về vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay... 33 2.1.1. Trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát việc thi hành các qui định của pháp luật lao động .............................................................................. 33
  4. 2.1.2. Trong lĩnh vực giải quyết việc làm và đảm bảo việc làm .................. 37 2.1.3. Trong lĩnh vực thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể ...... 40 2.1.4. Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động ........................................... 43 2.1.5. Trong lĩnh vực đảm bảo điều kiện lao động ...................................... 49 2.1.6. Trong lĩnh vực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động .............................................................................................. 58 2.1.7. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động .................................. 62 2.1.8. Trong lĩnh vực đình công và giải quyết các cuộc đình công. ............ 69 2.1.9. Vai trò của Công đoàn trong cơ chế ba bên ....................................... 74 2.2. Một số nhận xét về vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay ....................... 78 2.2.1. Ưu điểm .............................................................................................. 78 2.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 82 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................... 90 3.1. Những yêu cầu đặt ra cho tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay ....................... 90 3.1.1. Công đoàn phải thực sự thực hiện tốt chức năng bảo vệ người lao động .............................................................................................. 90 3.1.2. Công đoàn phải làm tốt vai trò bảo vệ người lao động nhưng không cản trở doanh nghiệp ............................................................... 91 3.1.3. Công đoàn phải đủ mạnh để tham gia quan hệ với công đoàn quốc tế ................................................................................................ 91 3.1.4. Tăng cường hoạt động của công đoàn ở khu vực ngoài Nhà nước......... 93
  5. 3.2. Một số kiến nghị ............................................................................... 94 3.2.1. Về các qui định của pháp luật ............................................................... 98 3.2.2. Về việc tổ chức thực hiện ................................................................... 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ – VSLĐ: An toàn lao động – Vệ sinh lao động CNVCLĐ: Công nhân viên chức lao động DN: Doanh nghiệp NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động TBCN: Tư bản chủ nghĩa TLĐLĐ: Tổng Liên đoàn Lao động TƯ: Trung ương XHCN: Xã hội chủ nghĩa XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ thế kỷ XV chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ngay trong lòng chế độ phong kiến các nước Tây Âu nhưng còn ở mức độ công trường thủ công. Đến thập kỷ 80 của thế kỷ XVIII (thời kỳ châu Âu phục hưng), hàng loạt những phát minh máy móc ra đời. Giai cấp tư sản Anh đã tận dụng triệt để những thành quả này để thực hiện khát vọng lợi nhuận của mình. Chủ tư bản đầu tư máy móc, công xưởng, nhà máy, chuyển nền sản xuất nhỏ lao động công trường thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc công nghiệp. Người ta đã lấy năm 1764 (1764 Giêm Hagrivơ sáng chế ra sa máy, xe 12 sợi; 1784 Giêm Óat phát minh máy hơi nước; 1785 Ét Man Cacrai phát minh ra máy dệt) là năm mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của nước Anh và là cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của nhân loại. Cách mạng công nghiệp là hiện tượng phổ biến của nhiều nước trên thế giới nhưng ở nước Anh sớm hơn khoảng 50 đến 100 năm. Nền công nghiệp lớn hình thành tạo ra nhiều sản phẩm xã hội, giai cấp tư sản ngày càng tích lũy được số tư bản khổng lồ, nắm vận mệnh xã hội. Ngược lại giai cấp vô sản ngày càng lâm vào tình cảnh lầm than, áp bức bóc lột. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc. Đã có nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền lợi từ thấp đến cao, từ đơn lẻ tự phát đến đoàn kết, liên minh, tập hợp, có tổ chức. Đó là cơ sở thực tiễn hình thành tổ chức công đoàn đầu tiên trên thế giới (1776) tại nước Anh. Từ đó phong trào công đoàn đã phát triển ra các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói công đoàn là thực thể khách quan tất yếu trong xã hội công nghiệp. Người Việt Nam đầu tiên gia nhập công đoàn là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Người gia nhập Công đoàn Kim khí, Quận 17 Pari - Pháp năm 1919. 1
  8. Ở Việt Nam năm 1921, đồng chí Tôn Đức Thắng bắt tay vào cuộc vận động thành lập Công hội Ba Son. Mục đích của hội là: Đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản. Công hội đỏ đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công của công nhân Ba Son, Sài Gòn - Chợ Lớn vào những năm 1920 - 1925, mà điển hình là cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925. Cuộc bãi công này ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Thượng Hải, Trung Quốc. Vì thế đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân ta mang tính chính trị quốc tế. Công hội Ba Son cũng là tổ chức công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam. Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong quá trình đổi mới đất nước, công đoàn tiếp tục tập hợp, đoàn kết CNVCLĐ vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn những chức năng cơ bản của mình, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn lớn mạnh. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xu hướng chuyển dịch cơ cấu và sắp xếp, phân công lại lao động đang diễn ra mạnh mẽ, phù hợp tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và lực lượng lao động, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho NLĐ; quan hệ lao động trong DN đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Nhiều DN đã phối hợp với CĐCS xây dựng được quan hệ lao động lành mạnh, tiến bộ. Tuy nhiên, ở một số DN đã phát sinh những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Nhiều vụ tranh chấp lao động đã xảy ra, dẫn đến tình trạng ngừng việc tập thể, đình công của NLĐ, mà nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ “hoạt động kém hiệu quả của tổ chức công đoàn”. Điều này gây tổn hại cho NLĐ, làm thiệt hại kinh tế cho DN, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế chung của đất nước. 2
  9. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, trong quá trình đổi mới, hoạt động công đoàn đã được đề cập, nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu thoả đáng. Trong khi đó, nhiều loại hình DN ra đời, quan hệ lao động trong các DN ngày càng trở nên phức tạp. Vấn đề bức thiết đặt ra cho các cấp Công đoàn là phải làm sao vừa bảo vệ được quyền lợi của NLĐ, góp phần cải thiện quan hệ lao động trong các DN, vừa giúp cho DN phát triển. Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc tham gia điều chỉnh mối quan hệ lao động trong các loại hình DN trong nền kinh tế thị trường. Do đó, cán bộ công đoàn còn lúng túng khi nội bộ DN phát sinh các mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là hết sức cần thiết. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xây dựng tổ chức công đoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động CĐCS trong các DN là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp công đoàn quan tâm. Thời gian qua, công tác này đã có những chuyển biến nhất định, tuy đây không phải là một vấn đề mới nhưng đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu đó, đã có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này như: Đỗ Thị Thào (2007), Vai trò của CĐCS trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp; Vũ Thị Thu (2001), Vị trí pháp lý của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động, Khóa luận tốt nghiệp; Nguyễn Thị Phương Thúy (2009), Vai trò của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công, Luận văn thạc sĩ Luật học; Nguyễn Thị Thái Thuận (2005), Giải quyết tranh chấp lao động và vấn đề nâng cao vị trí của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động, Luận văn Thạc sỹ Luật học. 3
  10. Ngoài ra, đã có một số bài viết đăng trên tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành như Nguyễn Hữu Chí (2001), Vai trò của công đoàn trong cơ chế ba bên và trong việc giải quyết tranh chấp lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Dương Văn Sao (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí Lao động và Công đoàn; Nguyễn Thanh Tuấn (2006), Bảo vệ NLĐ ở Liên bang Nga – Bộ luật lao động và vai trò của công đoàn, Tạp chí lao động và Công đoàn; Lê Thị Hoài Thu (2009), Cơ chế ba bên và vai trò của công đoàn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;.... hay “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động Công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh” của Ban Tổ chức Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, xuất bản năm 1997; đề tài “Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần” do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001. Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ mang tính chất gợi mở hoặc đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh, lĩnh vực cụ thể của Luật Lao động và Luật Công đoàn cũ chưa đi vào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống vấn đề vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo về quyền của NLĐ ở Việt Nam hiện nay tập trung dưới góc độ nhân quyền – một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu vấn đề khái quát chung về vị trí, chức năng, vai trò và hệ thống tổ chức của công đoàn Việt Nam. 4
  11. + Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của tổ chức công đoàn. + Đánh giá những ưu nhược điểm về thực tiễn việc thực hiện các quyền thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn. + Trên cơ sở nghiên cứu các qui định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến tổ chức công đoàn; việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ; trách nhiệm của chủ thể sử dụng lao động, tác giả sẽ tập chung nghiên cứu những khó khăn gặp phải khi thực thi các điều khoản pháp luật qui định về hoạt động của tổ chức công đoàn, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò tổ chức công đoàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền của tổ chức công đoàn, qui định của pháp luật về quyền của tổ chức công đoàn và thực tiễn áp dụng các qui định để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quyền của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động, từ đó nâng cao được vị thế, vai trò của tổ chức công đoàn trong đời sống xã hội góp phần bảo vệ tốt quyền của NLĐ. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Từ năm 1990 (thời điểm ban hành Luật Công đoàn 1990); tuy nhiên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu luật sửa đổi 2012. + Về địa bàn: Các tổ chức công đoàn của Việt Nam 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các tư tưởng, quan điểm mang tính nguyên tắc của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền; các qui định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn… cũng như các tư tưởng, quan điểm về luật học tiến bộ, hiện đại trên thế giới liên quan đến công đoàn được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu luận văn. 5
  12. Phương pháp luận được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn là: phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp mô hình hóa. 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của Luận văn Nếu được khẳng định và áp dụng vào thực tiễn kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần nâng cao vị thế, củng cố hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế chung của cả nước, đảm bảo ổn định chính trị. Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học và phần nào có ý nghĩa đối với cán bộ làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực công đoàn ở Việt Nam. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn này gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận. Chương 1: Khái quát chung về tổ chức công đoàn và vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền của người lao động. Chương 2: Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay. 6
  13. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát chung về tổ chức công đoàn 1.1.1. Vị trí Sự ra đời và phát triển của tổ chức công đoàn gắn liền với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Công đoàn ra đời khi giai cấp công nhân và những NLĐ ý thức được sức mạnh của tập thể lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên của mình. Ở Việt Nam sự hình thành và ra đời của công đoàn gắn liền với sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân và cách mạng Việt Nam. Trải qua những thời kỳ lịch sử công đoàn Việt Nam đã có những tên gọi khác nhau, cụ thể: Tổ chức Công hội đỏ (1929 -1935); Hội công nhân phản đế (1939 - 1941); Hội công nhân cứu quốc (1941 - 1946); Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1946 -1961); Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988); Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1988 – đến nay). Vị trí của công đoàn Việt Nam đã được khẳng định tại Điều 10 Hiến pháp Việt Nam năm 1992: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ tổ quốc.[56] 7
  14. Điều 1 Luật Công đoàn Việt Nam năm 2012 cũng tái khẳng định: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [50] Như vậy, vị trí của công đoàn là địa vị của công đoàn với các tổ chức khác của hệ thống tổ chức xã hội nói chung, tổ chức chính trị - xã hội nói riêng và mối quan hệ của công đoàn với các tổ chức đó. Ngoài ra, trong Điều lệ công đoàn Việt Nam 2003 còn nhấn mạnh: TLĐLĐ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. [30] Với vị trí như vậy, công đoàn vừa có tính quần chúng vừa có tính giai cấp. Tính giai cấp của công đoàn biểu hiện ở: Tổ chức công đoàn Việt Nam 8
  15. đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoạt động của công đoàn Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội mới không có người bóc lột người, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Tổ chức công đoàn Việt Nam hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân và những NLĐ. Tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đội ngũ cán bộ của công đoàn được xây dựng theo đường lối cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc xác định đúng tính chất giai cấp của giai cấp công nhân của tổ chức công đoàn có ý nghĩa quan trọng để chúng ta hiểu rõ vị trí, vai trò của công đoàn Việt Nam trong xã hội. Tính quần chúng của công đoàn Việt Nam thể hiện: Công đoàn Việt Nam kết hợp đông đảo công nhân, viên chức và lao động vào Tổ chức Công đoàn, Cơ quan lãnh đạo của Công đoàn Việt Nam bao gồm những người được quần chúng tín nhiệm, đại diện cho tiếng nói của công nhân, viên chức và lao động. Cán bộ công đoàn xuất thân từ phong trào CNVCLĐ. Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân, của NLĐ; công đoàn không chỉ thu hút những người giác ngộ, tiên tiến, tích cực mà cả những người chậm tiến, kém giác ngộ vào hàng ngũ của mình. Công đoàn không lựa chọn mà tập hợp đông đảo rộng rãi quần chúng, CNVCLĐ. Tính chất của công đoàn có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công đoàn Việt Nam. Hai tính chất của công đoàn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ coi trọng tính chất giai cấp thì về mặt tổ chức sẽ bị bó hẹp, thu mình lại và trên thực tế sẽ khó tồn tại đúng bản chất của tổ chức công đoàn. Ngược lại, nếu chỉ coi trọng tính chất quần chúng sẽ dẫn đến xa rời mục tiêu chính trị, biến thành phường, hội, sai lệch phương hướng hành động cách mạng và không đúng với bản chất của công đoàn cách mạng. 9
  16. 1.1.2. Chức năng Chức năng của tổ chức công đoàn là sự phân công tất yếu, là sự qui định chức trách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định của tổ chức công đoàn để phân biệt tổ chức công đoàn với các tổ chức khác. Xác định đúng chức năng của Công đoàn Việt Nam có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tư tưởng sâu sắc. Về mặt lý luận nó sẽ phản ánh được đầy đủ và toàn diện bản chất của công đoàn. Về mặt thực tiễn, nó tránh được sự trùng lặp, chồng chéo giữa công đoàn với Nhà nước và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội khác. Đồng thời, xác định đúng chức năng của công đoàn còn có ý nghĩa tư tưởng là giải đáp những vướng mắc, phân vân của quần chúng, củng cố lòng tin, đáp ứng nguyện vọng của công nhân, viên chức và lao động, đồng thời đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, bôi đen chức năng của công đoàn cách mạng. Về bản chất, chức năng của công đoàn mang tính khách quan, tồn tại không phụ thuộc vào sự áp đặt từ bên ngoài hay ý chí, nguyện vọng chủ quan, được xác định bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức công đoàn. Trên thực tế, không nên nhận thức máy móc, cứng nhắc về chức năng của công đoàn. Bởi vì, cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng của công đoàn cũng có sự bổ sung và phát triển. Sự bổ sung, phát triển các chức năng của công đoàn không có nghĩa là phủ định, từ bỏ những chức năng đã có mà thực chất là làm phong phú thêm các chức năng; đồng thời tránh sa vào tư tưởng nóng vội, phủ định một cách vô căn cứ những chức năng của công đoàn đã được thử thách qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam. Dưới chủ nghĩa tư bản, công đoàn tập hợp công nhân lao động đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân lao động là chức năng bẩm sinh của tổ chức công đoàn. Nghĩa là, để bảo vệ lợi ích của giai cấp 10
  17. công nhân mà công đoàn được hình thành và khi công đoàn ra đời sẽ làm chức năng đó. Nhưng để bảo vệ lợi ích công nhân, lao động công đoàn phải tập hợp, vận động, giáo dục họ hiểu được nguồn gốc của sự đói nghèo, đau khổ, hiểu được cách tiến hành đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình. Vì vậy, giáo dục đã phát triển thành chức năng của công đoàn. Dưới chủ nghĩa tư bản, công đoàn có chức năng bảo vệ lợi ích và chức năng giáo dục. Hai chức năng này có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau. Chức năng của công đoàn Việt Nam trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội khác hẳn về chất với việc bổ sung nhiều chức năng mới. Sự khác nhau đó là do giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn có vị trí, vai trò quan trọng trong hoàn cảnh lịch sử mới. Xuất phát từ tính chất của công đoàn Việt Nam là tính giai cấp và tính quần chúng nên công đoàn hiện nay có ba chức năng sau: Một là, chức năng bảo vệ lợi ích CNVCLĐ Với chức năng này, công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ; có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ. Do trình độ quản lý của bộ máy nhà nước còn non kém và những tàn dư của xã hội cũ để lại ở thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nên trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại những hiện tượng như quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, tham ô, lãng phí, coi thường và vi phạm đến quyền lợi của CNVCLĐ. Do đó, công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích của CNVCLĐ và lợi ích của nhà nước trước những hiện tượng đó. Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ không bằng cách đấu tranh chống lại nhà nước, làm suy yếu nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp. Ngược lại, công đoàn còn tiến hành vận động, tổ chức cho CNVCLĐ tham gia vào công cuộc xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh. 11
  18. Trong điều kiện hiện nay khi chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vẫn còn quan hệ chủ - thợ, quan hệ bóc lột; nhất là khi đất nước mở cửa, hội nhập để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các DN tư nhân, DN liên doanh, DN có vốn đầu tư ở nước ngoài,… được khuyến khích hoạt động làm cho xu hướng thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân rõ nét, số lượng công nhân khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng lên. Quan hệ chủ thợ, tình trạng bóc lột, ức hiếp NLĐ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có xu hướng phát triển thì chức năng bảo vệ lợi ích CNVCLĐ của Công đoàn Việt Nam càng trở nên quan trọng. Để làm tốt chức năng này, trong cơ chế mới của nền kinh tế như hiện nay cần nhìn nhận tổ chức công đoàn theo một quan điểm mới. Hiện nay, công đoàn không thuần túy là “cầu nối” của Đảng đến giai cấp công nhân mà còn là đại diện thực sự của công nhân, là “đệm giảm sốc” cho những va chạm, xung đột phát sinh trong quan hệ xã hội giữa một bên là giai cấp công nhân – NLĐ với một bên là giới chủ - NSDLĐ. Công đoàn cần chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện việc làm cho NLĐ; Tham gia sâu rộng vào các vấn đề liên quan đến đời sống, quyền lợi của NLĐ, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo của NLĐ; phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho các công đoàn viên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc rằng lợi ích của NLĐ gắn liền với lợi ích của nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho NLĐ. Nhà nước là chủ thể đảm bảo và công đoàn là người bảo vệ lợi ích của NLĐ. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít giữa quyền và nghĩa vụ thể hiện tính cách mạng của Công đoàn Việt Nam. 12
  19. Hai là, công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế. Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền, NLĐ trở thành người chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội. Vì vậy, vấn đề tham gia quản lý đã trở thành chức năng của công đoàn. Tuy nhiên, công đoàn tham gia quản lý chứ không làm thay, không cản trở, không can thiệp vào công việc quản lý của nhà nước. Công đoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyền của công đoàn, quyền của CNVCLĐ, và để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi ích của NLĐ. Vì vậy, công đoàn cần vận động, tập hợp phát huy trí tuệ của CNVCLĐ, phát huy tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cùng với chuyên môn mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, làm ổn định và phát triển DN, cơ quan, đơn vị. Đồng thời tham gia quản lý chính là thiết thực bảo vệ lợi ích trước mắt và lâu dài của CNVCLĐ, của tập thể, của Nhà nước một cách căn bản và có hiệu quả. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, khi thực hiện chức năng tham gia quản lý Công đoàn Việt Nam đã tham gia quản lý trên nhiều lĩnh vực như: Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động là biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lý; Tham gia xây dựng chiến lược đào tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động; Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động; Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến NLĐ như: tiền lương, tiền thưởng, nhà ở…; Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; tham gia xây dựng và hoàn thiện các chính sách xã hội: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội; Công đoàn tham gia vào việc 13
  20. hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định; Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ. Ba là, Công đoàn giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chức năng giáo dục của Công đoàn Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua… góp phần cho công nhân, viên chức và lao động nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội. Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của mình được bảo vệ trước hết phải thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, DN và xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp. Nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công đoàn tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức và lao động vững tin vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương nhất là đối với công nhân lao động trẻ. Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Với tinh thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch. Chức năng của công đoàn là một chỉnh thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác với nhau. Trong đó chức năng bảo vệ lợi ích hết sức được coi trọng, mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2