intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung đi sâu phân tích các quy định có liên quan trong Công ước Luật biển 1982 đồng thời cũng viện dẫn các vụ án về tranh chấp điển hình trên biển góp phần đảm bảo an toàn an ninh trên biển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ DUNG VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ DUNG VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982 Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến HÀ NỘI - 2014 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Dung 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN 5 1.1. Vai trò và tầm quan trọng của biển 5 1.1.1. Vai trò của biển đối với kinh tế thế giới 5 1.1.2. Vai trò của biển đối với chính trị thế giới 7 1.2. Khái niệm về phân định biển theo Công ước Luật biển 1982 8 1.2.1. Khái niệm về phân định biển trong luật quốc tế 8 1.2.2. Vai trò phân định biển 9 1.3. Đặc điểm và phân loại phân định biển theo Công ước Luật 11 biển 1982 1.3.1. Đặc điểm của phân định biển quốc tế 11 1.3.2. Phân loại phân định biển 13 1.4. Vai trò và lịch sử ra đời của Công ước Luật biển 1982 15 1.4.1. Vai trò của Công ước Luật biển 1982 15 1.4.2. Lịch sử ra đời của Công ước Luật biển 1982 16 1.5. Công ước Luật biển 1982 quy định về các vùng biển 21 1.5.1. Nội thủy 21 1.5.2. Lãnh hải 22 1.5.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải 24 1.5.4. Vùng đặc quyền kinh tế 24 1.5.5. Thềm lục địa 26 1.5.6. Biển cả 28 4
  5. 1.5.7. Vùng - di sản chung của loài người 28 Chương 2: CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỊNH VỀ 30 PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 2.1. Các nguyên tắc cơ bản trong Luật biển quốc tế 30 2.1.1. Nguyên tắc công bằng 30 2.1.2. Nguyên tắc thỏa thuận trong phân định biển 36 2.1.3. Nguyên tắc đất thống trị biển 37 2.1.4. Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu 38 2.1.5. Nguyên tắc Uti possidetis 42 2.2. Các phương pháp phân định được áp dụng trong thực tiễn 44 quốc tế 2.2.1. Phương pháp đường trung tuyến cách đều 44 2.2.2. Phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh 45 2.2.3. Giải pháp tạm thời 46 2.2.4. Đường vuông góc với bờ biển 47 2.2.5. Đường kinh tuyến, vĩ tuyến 47 2.3. Thực tiễn phân định biển 47 2.3.1. Giải quyết tranh chấp biển theo án lệ trên thế giới 47 2.3.2. Giải quyết tranh chấp biển của Tòa án quốc tế 50 2.3.3. Giải quyết tranh chấp biển của Tòa án Luật biển quốc tế 54 2.3.4. Những bài học rút ra cho Việt Nam 56 2.4. Các quy định về phân định biển trong Công ước Luật biển 1982 61 2.4.1. Các quy định về đường cơ sở trong Công ước 1982 61 2.4.2. Phân định lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải 66 2.4.3. Phân định vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước 1982 69 2.4.4. Phân định thềm lục địa chồng lấn giữa các quốc gia có bờ biển 72 nằm tiếp liền hoặc đối diện theo Công ước Luật biển 1982 5
  6. 2.4.5. Vai trò của đảo trong phân định biển 76 Chương 3: THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN VIỆT NAM, GIẢI PHÁP 79 VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Các văn bản pháp lý của việt nam về việc phân định biển 79 3.1.1. Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp 79 giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam 3.1.2. Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982 về đường cơ sở 82 dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam 3.1.3. Luật biên giới quốc gia 2003 84 3.1.4. Luật biển Việt Nam 2013 86 3.2. Thực tiễn phân định các vùng biển của Việt Nam 88 3.2.1. Phân định ranh giới trên biển Việt Nam - Thái Lan 88 3.2.2. Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc 92 3.2.3. Phân định ranh giới thềm lục địa Việt Nam - In-đô-nê-xia 99 3.2.4. Xây dựng và trình Liên hợp quốc Báo cáo quốc gia xác định 102 ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam 3.3. Giải pháp và kiến nghị 103 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 103 3.3.2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức biển đảo 105 3.3.3. Đào tạo chuyên gia nghiên cứu biển 108 3.3.4. Học tập kinh nghiệm giải quyết tranh chấp biển các nước trên 110 thế giới 3.3.5. Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán ký kết với các nước hữu 110 quan về phân định biển KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay trên thế giới các quốc gia đang có xu hướng tiến ra biển. Bởi vì, ở biển chứa đựng tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống của con người trong khi trên đất liền những nguồn tài nguyên đó đang dần dần cạn kiệt. Trong cơn khát về lương thực, về năng lượng của con người thì biển là nơi cuối cùng để họ tìm kiếm. Trước thực trạng này, các quốc gia đang có nhiều tranh chấp trên vùng biển của mình, ngày càng gay gắt. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các quốc gia phải ngồi lại với nhau để đàm phán, thỏa thuận tìm phương pháp phân định các vùng biển, phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong luật biển để xác định biên giới lãnh thổ quốc gia mà còn có vai trò đối với việc xác lập trật tự trên biển. Bên cạnh đó, phân định biển cũng là vấn đề có tính nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Chính vì vậy, để tránh tình trạng xung đột, việc phân định biển phải được tiến hành một cách hợp lý tôn trọng pháp luật quốc tế và thực tiễn ở các quốc gia. Biển Đông là một biển lớn vào loại nhất nhì thế giới, tương tự như Địa Trung Hải, được bao quanh bởi 9 nước: Việt Nam. Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney, Singapo, Thái Lan, Campuchia với các yêu sách về phạm vi vùng biển và thềm lục địa hầu hết đều chồng lấn lên nhau, gây ra các tranh chấp phức tạp. Ở biển Đông có nhiều tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển, trong đó có tranh chấp có liên quan tới nhiều nước và là loại tranh chấp trên biển phức tạp trên thế giới. Tranh chấp trên biển đông có ảnh hưởng đến quan hệ các nước có liên quan và của nhiều nước khác trong khu vực, trên thế giới, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và quan hệ hợp tác phát triển quốc tế. Sự xuất hiện khái niệm "thềm lục địa vàng" và vùng đặc quyền kinh tế đã làm cho nhiều nước trước kia không có chung đường biên giới trên 7
  8. biển cần được giải quyết phân định. Trong bối cảnh đó Việt Nam có ranh giới biển cần phân định với hàng loạt các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia. Với yêu sách của các nước ven biển Đông theo luật quốc tế mới, biển Đông hầu như bị bao phủ hết bởi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các quốc gia đó. Cơ sở pháp lý vấn đề phân định biển quốc tế được quy định trong Công ước Luật biển 1982. Từ đó các quốc gia tiến hành gia nhập Công ước, trong đó có Việt Nam. Từ những bài học rút ra cho Việt Nam từ các vụ án điển hình về tranh chấp biển trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc phân định biển ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã phân định biển với một số nước trong khu vực: phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc; phân định vùng nước biển lịch sử của Việt Nam và Campuchia; Phân định vùng biển của Việt Nam và Malaixia; phân định vùng biển của Việt Nam và Thái Lan. Từ thực tiễn cho thấy việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề pháp lý về việc phân định biển của Việt Nam theo quy định của Công ước Luật biển 1982 nhằm tìm ra những giải pháp hữu dụng cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này trở nên có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả luận văn đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến vấn đề biển, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và bài viết về các nội dung cơ bản của Công ước Luật biển năm 1982, vấn đề chống và đấu tranh chống tội phạm trên biển, vấn đề khai thác chung trên biển… Tuy nhiên, riêng đối với lĩnh vực "phân định biển" đến nay có rất ít đề tài nghiên cứu chuyên sâu. Trên các trang mạng cũng có một số bài đánh giá tình hình về phân định theo Công ước 1982, tuy nhiên những bài viết đó mới mang tính nhỏ lẻ, 8
  9. chưa thống nhất trong cách lập luận và thực tiễn. Trong bài viết này, tác giả luận văn đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về phân định trong luật quốc tế, tình tranh chấp các vùng biển của các nước trên thế giới đã được cả nhân loại ghi nhận, đó là các án lệ, các vụ án do Tòa án Quốc tế, Tòa án Luật biển hay Tòa trọng tài giải quyết. Tác giả đi sâu nghiên cứu các quy định về phân định trong Công ước Luật biển 1982 và từ đó liên hệ với thực tiễn quản lý vùng biển của nước nhà qua hệ thống văn bản pháp lý. Và từ đó rút ra những bài học để áp dụng vào thực tế nhằm hạn chế những tranh chấp trên biển đang diễn ra hiện nay. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đây là một đề tài không mới nhưng rất hấp dẫn, đến nay có một đề tài có cùng nội dung được công bố tuy nhiên cách thức tiếp cận và đối tượng nghiên cứu không như những đề tài cũ. Tính mới của của đề tài là khai thác, phân tích, làm rõ các quy định của Công ước Luật biển 1982 và các vụ án điển hình về phân định biển từ trước đến nay từ đó áp dụng vào thực tiễn phân định của Việt Nam. Thành công của đề tài này có thể làm phong phú thêm kho tàng lý luận cho luật quốc tế ở Việt Nam, cũng như nguồn tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo luật học nói chung và luật quốc tế nói riêng. 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu phân tích các quy định có liên quan trong Công ước Luật biển 1982 đồng thời cũng viện dẫn các vụ án về tranh chấp điển hình trên biển góp phần đảm bảo an toàn an ninh trên biển. Đối tượng nghiên cứu: Công ước Luật biển năm 1982 (chủ yếu), các vụ án giải quyết tranh chấp trên biển trong lịch sử phát triển luật biển, pháp luật quốc gia các hiệp định với các nước láng giềng và các văn bản có liên quan, các thông tin, tài liệu trên truyền hình, báo, đài, các ấn phẩm, bài viết đã được đăng tải trên các kênh thông tin chính thống và các tạp chí chuyên ngành. 9
  10. Phạm vi nghiên cứu: Các vùng biển có liên quan đến đề tài nghiên cứu, chủ yếu là vùng biển quốc gia và quốc tế, các tài liệu có liên quan điều chỉnh việc phân định biển trong chuyên ngành luật biển quốc tế. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng bốn phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh Luận văn đã kết hợp bốn phương pháp trên để thống kê, tổng hợp, phân tích các quy định về phân định biển trong các điều ước quốc tế đưa ra những đánh giá cụ thể về thực trạng phân định biển, có sự so sánh giữa các quy định trong Luật Biển quốc tế với các điều ước quốc tế có liên quan. Việc phân tích các quy định về phân định biển theo điều ước quốc tế đều lồng ghép viện dẫn số liệu thống kê các vụ án cụ thể phân định biển quốc tế và phân tích, trích dẫn các quy định tương ứng có liên quan của hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng phân tích, đánh giá về tình hình gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế đặc biệt là công tác "nội luật hóa" các quy phạm pháp luật quốc gia và những thành tích đã đạt được trong quá trình hợp tác phân định biển trong thời gian qua, những khó khăn và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về phân định biển. Chương 2: Những nguyên tắc, phương pháp và quy định phân định theo Công ước Luật biển 1982 Chương 3: Thực tiễn phân định Việt Nam, giải pháp và kiến nghị 10
  11. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN 1.1. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN 1.1.1. Vai trò của biển đối với kinh tế thế giới Từ xưa đến nay người ta vẫn quen gọi hành tinh của của chúng ra là trái đất nhưng thực ra 71% bề mặt trái đất là biển cả chiếm khoảng 362 triệu km2 và 29% diện tích đất còn lại chỉ là những vùng đảo giữa biển cả mênh mông. Các đại lục Á, Phi, Mỹ, Âu, Nam cực trên thế giới chỉ là những hòn đảo nổi giữa biển và đại dương. Đó là các đại dương Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Băng Dương cùng với các biển rìa của chúng. Thái Bình Dương nằm giữa các khối đại lục châu Á và Châu Mỹ với diện tích là 180 triệu km2, bằng cả Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương cộng lại. Toàn bộ diện tích đất trên thế giới có thể chứa gọn trong lòng Thái Bình Dương. Đại dương lớn thứ hai trên thế giới là Đại Tây Dương rộng khoảng 106 triệu km2 nằm giữa châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Tiếp đó là Ấn Độ Dương nằm ở phía Nam Ấn Độ với diện tích khoảng 75 triệu km2. Điểm sâu nhất của đại dương thế giới là ở vòng cung đảo Marian trong Thái Bình Dương với độ sâu 11.034 m. Độ sâu trung bình của biển cả là 4000 m. Nói như vậy mới hình dung hết được vai trò quan trọng của biển đối với cuộc sống và phát triển của loài người. Tuy con người không thể cư trú được ngoài biển khơi nhưng biển và đại dương lại là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và sự phát triển của loài người. Biển và đại dương là nguồn tài nguyên vô tận đã từng nuôi sống loài người từ trước tới nay và nhất là trong thời gian hiện nay khi tài nguyên trên đất đã gần cạn kiệt thì tương lai phát triển của loài người lại càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc khai thác các tài nguyên của biển phục vụ cho cuộc sống của loài người. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền 11
  12. khoa học hiện đại, công nghệ khai thác và sử dụng các tài nguyên của biển có những bước nhảy vọt, ta lại càng thấy rõ tầm quan trọng của biển đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của loài người. Các nhà khoa học dự đoán rằng trong một thời gian không xa nữa con người có thể khai thác được tất cả các loại tài nguyên của biển như đã từng khai thác được trên đất liền. Khối lượng nước chiếm 97,3% toàn bộ lượng nước của hành tinh. Trong nước chứa nhiều tài nguyên sinh vật quý giá cũng như các tài nguyên không sinh vật hòa tan trong biển (trên 40 thành phần hóa chất trong nước biển). Sản phẩm lượng đánh bắt cá biển của thế giới từ năm 1989 là 90 triệu tấn năm. Sản lượng sản xuất thực vật biển khoảng 300 tỷ tấn năm trong đó các động vật "ăn cỏ" tiêu thụ 70 tỷ tấn, con người tiêu thụ trực tiếp 250 -300 triệu tấn. Thềm lục địa chứa 90% trữ lượng dầu khí ngoài khơi. Các nhà khoa học đánh giá, đáy đại dương và thềm lục địa có tiềm năng dầu khí gấp hai lần tiềm năng trên đất liền. Từ năm 1990, thềm lục địa cung cấp trên 30% sản lượng dầu khí, và 50% sản lượng khí thế giới. Ngoài ra, còn có thể tìm thấy tại đây các tài nguyên khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển như cát, sỏi, san hô, trai ngọc, than, các tài nguyên do các dòng sông và hiện tượng xói lở của bờ biển đưa ra biển như các hạt khoáng sản hoặc các bụi kim loại có nguồn gốc từ đất liền. Đáy đại dương và các dải núi đại dương nơi chứa đựng các quặng đa kim với trữ lượng 60 000 tấn/km2 trong một số vùng của Thái Bình Dương. Các quặng này chứa đồng, coban, titan, nhưng phần lớn là sắt và mangan. Tổng giá trị các tài nguyên biển ước tính khoảng 7 ngàn tỷ USD một năm. Con số này chưa tính đến các giá trị khác của biển cả như Công nghiệp giải trí, giao thông vận tải, thông tin, điều hòa khí hậu và hấp thụ tiêu thụ chất thải. Khoảng 90% lượng hàng hóa buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển. 12
  13. Ngoài các dạng tài nguyên kể trên, biển còn cung cấp cho con người nguồn tài nguyên khổng lồ khác là nước biển và các năng lượng biển do các quá trình hoạt động và tính chất lý hóa của nước biển sản sinh ra như thủy triều sóng, chênh lệch nhiệt độ của nước biển… Biển và các đảo còn cung cấp một loại tài nguyên vô hình phong phú là tiềm năng du lịch biển. Thực tiến cho thấy nhiều nước trên thế giới đã phát triển ngành du lịch biển của mình như một ngành kinh tế chủ chốt mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế kinh tế quốc dân. 1.1.2. Vai trò của biển đối với chính trị thế giới Biển có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển chính trị và kinh tế thế giới, biển và đại dương thuộc về tự nhiên trước khi thuộc về luật pháp. Trước đây biển cả là một môi trường thông thương. Qua hàng thế kỷ, theo sóng biển, các tư tưởng đã được truyền bá, con người và hàng hóa đã được vận chuyển. Biển cả gắn liền với các phát hiện lớn, các cuộc truyền đạo và các cuộc chinh phục viễn chinh. Biển cả còn mang lại cho con người nguồn thức ăn quan trọng. Từ ngàn xưa cùng với trồng trọt, hái lượm, nghề đánh cá cũng đã phát triển, đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động của con người, thậm chí cho đến cả ngày nay. Đặc trưng của một nền công nghiệp hiện đại là có sức sản xuất lớn trên một địa bàn tập trung hẹp, nên cần có tuyến đường vận tải thuận tiện chuyên chở nguyên vật liệu và các sản phẩm trong khu vực rộng lớn. Với sự phát triển ngày càng cao của công nghiệp hiện đại, tập trung và với một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, các khu vực trên thế giới cần phải gắn kết chặt chẽ với nhau bằng đường giao thông vận tải thuận lợi và liên tục. Các khu vực này bị ngăn cách bởi biển cả nên con đường giao thông thuận tiện và rẻ nhất vẫn là tuyến đường giao thông bằng đường biển. Vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu bằng đường biển có tính ưu việt hơn hẳn so với các phương thức khác: Có thể vận chuyển liên tục tới tất cả các nơi trên thế giới vì các 13
  14. biển trên thế giới đều nối liền với nhau, giá chi phí vận tải thấp và thích hợp cho việc vận tải các loại hàng hóa cồng kềnh. Như vậy, trong sự phát triển kinh tế, chính trị của thế giới hiện đại, các mối quan hệ đều có tính chất toàn cầu, và biển đã trở thành con đường thông thương không thể thiếu được trong sự phát triển chính trị kinh tế thế giới. Biển ngày càng có một vai trò quan trọng sống còn các quốc gia ven biển, đồng thời nó cũng chứa đựng các mầm mống tranh chấp giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Các quốc gia có biển ngày càng có ý thức được tầm quan trọng của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới các tranh chấp nẩy sinh giữa các quốc gia, nó đòi hỏi phải có một cơ chế pháp lý nhất định để giải quyết các tranh chấp này. Song song với việc phát triển các nguyên tắc pháp lý quốc tế, các quốc gia có liên quan cũng chủ động đàm phán giải quyết tạo thành tiền lệ, thực tiễn quốc tế quan trọng vào việc phát triển luật biển quốc tế. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 1.2.1. Khái niệm về phân định biển trong luật quốc tế Ngay từ khi các Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1958 và 1982 còn chưa hình thành, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các yêu sách đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình. Với sự phát triển của Luật biển quốc tế các quốc gia ven biển lại càng lợi dụng một cách tối đa các điều khoản của Công ước để mở rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Với cách giải thích khác nhau nhằm đem lại lợi ích tối đa cho mình, yêu sách của các quốc gia về các vùng biển chồng lấn lên nhau là một điều tất yếu. Các vùng biển chồng lấn này cần được giải quyết phân định. Tuy nhiên các điều khoản của Công ước chưa đủ làm cơ sở pháp lý để các quốc gia có thể dễ dàng đi đến thỏa thuận phân định các vùng biển tranh chấp của mình. 14
  15. Theo quy định của Luật biển quốc tế, tất cả các quốc gia ven biển đều được quyền hoạch định các vùng biển của mình như nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,… đây không những là quyền mà ở một khía cạnh nào đó còn là nghĩa vụ của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thành viên của Công ước 1982, nhằm tạo ra sự ổn định và trật tự trong việc sử dụng và quản lý biển. Trong trường hợp vùng biển của quốc gia độc lập, không có liên quan đến quyền lợi của quốc gia khác thì ranh giới của các vùng biển do các quốc gia ven biển xác định phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế. Tuy nhiên trong trường hợp vùng biển quốc gia ven biển lại nằm tiếp liền, đối diện hoặc chồng lấn với vùng biển của quốc gia khác thì việc hoạch định ranh giới biển cần phải có sự thỏa thuận của các quốc gia liên quan. Một cách tổng quát, phân định biển được hiểu là cách xác định ranh giới biên giới quốc gia trên biển và phân định giữa các vùng biển trong phạm vi chủ quyển, quyền chủ quyền của quốc gia đồng thời là quá trình hoạch định đường ranh giới phân chia các vùng biển giữa hai hay nhiều quốc gia hữu quan. Vấn đế phân định biển được đặt ra cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Việc phân định chủ quyền quốc gia hoặc xác định đường biển giới phân chia vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia. 1.2.2. Vai trò phân định biển Phân định biển là một vấn đề quan trọng trong luật biển. Vấn đề này có ý nghĩa đối với mỗi quốc gia có biển trong việc xác định biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển, xác định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia đó là các phân định chính xác các vùng biển nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế; xác định ranh giới biển giữa các quốc gia và vùng biển quốc tế, cũng như vùng đất dưới vùng nước biển quốc tế. Phân định biển đóng góp vai trò trong việc ổn định hòa bình thế giới. Đó là việc làm phân định lãnh thổ quốc gia xác định vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, vùng biển thuộc quyền chủ quyền, vùng biển thuộc quyền tài 15
  16. phán của mỗi quốc gia. Từ đó làm cho quan hệ các quốc gia có biển thêm ổn định hòa bình không có tranh chấp đối với an ninh, kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia liên quan. Vấn đề phân định biển của các quốc gia có biển được giải quyết thì sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên biển. Phân định biển có vai trò trong việc thông thương hàng hải, hàng không, kinh tế thương mại đầu tư. Bởi vì biển là khâu quan trọng trong cơ cấu địa lý kinh tế thế giới, là con đường giao lưu thông suốt về kinh tế chính trị trên trái đất. Tuyến đường giao thông bằng đường biển thuận tiện và rẻ nhất, cho nên tỷ trọng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển chiếm gần 80% so với các phương thức vận chuyển khác. Phân định biển có vai trò lớn đối với hàng không, đường bay trên không phụ thuộc vào tọa độ được xác định trên biển, để không bay vào vùng không được bay. Phân định tốt cũng là nơi để thu hút sự đầu tư về thương mại phát triển kinh tế trên biển. Sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại để thăm dò, tìm hiểu đi đến khai thác những tài nguyên thiên nhiên trên biển. Bên cạnh đó phân định góp phần ổn định hòa bình trong khu vực và trên thế giới, các nước có biển hay không có biển có thể cùng nhau hợp tác khác thác tài nguyên, cùng nhau phát triển bền vững, cùng nhau hợp tác đầu tư và khoa học, kỹ thuật để cuối cùng các quốc gia cùng được hưởng lợi ích từ biển. Như vậy, phân định đóng góp vai trò đối với việc xác lập trật tự trên biển. Tuy nhiên phân định biển cũng là một vấn đề có tính nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Chính vì vậy, để tránh tình trạng xung đột, việc phân định biển phải được tiến hành một cách hợp lý, tôn trọng pháp luật quốc tế và thực tiễn ở các quốc gia. Phân định biển đây là vấn đề hết sức quan trọng trong việc ổn định trật tự trên biển hiện nay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế biển phát triển, đồng thời góp phần giải quyết tốt các tranh chấp trên biển và phân định biên 16
  17. giới biển một cách hợp lý giữa các nước láng giềng. Thực tế, riêng ở khu vực biển Đông, nhất là đối với Việt Nam, cần phải giải quyết sòng phẳng vấn đề này với Trung Quốc (ở vịnh Bắc Bộ), với Campuchia và Thái Lan (trong vịnh Thái Lan), với Indonesia và Malaysia (vì thềm lục địa bị chồng lấn)... Theo quan điểm luật quốc tế, việc phân định biển khi các vùng biển của các nước láng giềng... "đụng nhau", chồng lấn lên nhau, cho dù đó là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa đều phải bảo đảm thực hiện nguyên tắc hợp tác hòa bình, không dùng vũ lực, theo con đường đàm phán thỏa thuận với nhau đúng luật quốc tế để đạt được giải pháp công bằng. Như vậy theo Công ước Luật biển năm 1982, Phân định biển được hiểu là việc hoạch định đường biên giới quốc gia trên biển, xác định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, xác định vùng biển của quốc gia với Vùng biển quốc tế và vùng đất nằm ngoài quyền tài phán quốc gia được thiết lập bởi các quốc gia, trên cơ sở thỏa thuận hoặc thông qua thực tiễn quốc tế có tính tập quán, điều chỉnh quy chế pháp lý các vùng biển cũng như các quốc gia trong lĩnh vực này. 1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 1.3.1. Đặc điểm của phân định biển quốc tế Phân định biển được hiểu việc hoạch định đường biên giới quốc gia trên biển của quốc gia đó, giữa các quốc gia với nhau và giữa vùng biển quốc gia và Vùng biển quốc tế. Về cấu trúc pháp lý thì phân định biển là một chế định nằm trong Luật biển quốc tế thuộc hệ thống Luật quốc tế vì vậy nó mang tính chất và đặc điểm của Luật biển quốc tế. Bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quan hệ quốc tế phát sinh trong lĩnh vực sử dụng và khai thác biển vì mục đích hòa bình và lợi ích thiết thực của các chủ thể khác nhau. Về chủ thể của phân định biển quốc tế, trước hết là các quốc gia do việc sử dụng biển và khai thác biển tham gia quan hệ này. Đây là chủ thể phổ 17
  18. biến nhất của Luật biển quốc tế, bởi vì biển vốn liên quan đến mọi mặt của đời sống một quốc gia. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu, biển không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc phòng và môi trường. Tất cả những lĩnh vực này đều quan hệ mật thiết đến lợi ích thiết thực và sống còn của mỗi quốc gia. Trong luật biển quốc tế, mỗi quốc gia có đặc điểm vị trí địa lý khác nhau được hưởng lợi ích trong khai thác và sử dụng biển khác nhau, mặc dù Luật biển luôn có những nguyên tắc và quy định pháp luật để đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia trên biển. Mỗi quốc gia đều có phương pháp đề ra những biện pháp bảo vệ vùng biển của mình cũng như phân vùng để quản lý. Với những tính chất trên, trong việc phân định biển quốc gia là chủ thể đầu tiên thông qua việc các quốc gia ngồi đàm phán để phân định vùng biển của mình khi có tranh chấp. Những đàm phán không có kết quả thì các quốc gia phải nhờ bên thứ ba giúp đỡ. Chủ thể có thể dàn xếp cho các quốc gia ở đây có thể là quốc gia thứ ba, hoặc tòa án công lý quốc tế, tòa trọng tài đặc biệt. So với phân định biên giới trên đất thì việc phân định biển có những đặc thù như sau: Việc hoạch định biên giới trên đất liền bằng hình thức là cắm mốc, đóng cột bê tông để đánh dấu. Tuy nhiên trên biển không làm được như vậy, việc xác định đường biên giới trên biển phức tạp hơn do môi trường biển đặc thù, mặt nước biển mênh mông không xác định được ranh giới bằng hiện vật như đất liền. Phương pháp xác định đường ranh giới trên biển là những hình học, sử dụng thiên văn, dải hoa tiêu hoặc bằng toán học, xác định điểm bằng kinh tuyến vĩ tuyến, tọa độ. Sau khi phân định biển việc kiểm tra, kiểm soát để thực thi cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với biên giới trên đất liền. 18
  19. Bên cạnh đó việc xác định ranh giới trên biển phải phụ thuộc vào vị trí các đảo, luồng lạch, cấu trúc bờ biển, chiều dài bờ biển, cấu trúc các đảo, quần đảo, dựa vào truyền thống lịch sử đánh bắt cá, số lượng dân cư ven biển của quốc gia đó. Trên đây là một số đặc điểm đặc thù của phân định biển, dù quá trình phân định gặp khó khăn và nhạy cảm nhưng nếu được các quốc gia hữu quan tích cực nghiên cứu, ngồi đàm phán, thỏa thuận một cách tích cực, cùng với áp dụng các phương thức hiện đại, công nghệ mới thì vấn đề phân định được giải quyết. Đây cũng là nền tảng góp phần vào ổn định chính trị, an ninh hòa bình của thế giới. 1.3.2. Phân loại phân định biển Trước tiên định nghĩa biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển. Hoặc nói là, biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý được vạch ra theo tâm của trái đất qua các cột mốc quốc gia để giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn toàn và riêng biệt của quốc gia. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải do quốc gia ven biển thiết lập phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia này, Biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo. Biên giới trên biển giữa các quốc gia kế cận hoặc đối diện nhau có lãnh hải chồng lấn nhau được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan và được thể hiện bằng điều ước về hoạch định biên giới biển. Cách xác định biên giới quốc gia trên bộ khác với cách xác định biên giới quốc gia trên biển. Trên bộ, người ta hoạch định bằng cách xác định vị trí, các điểm tọa độ đường biên giới đi qua, cách xác định biên giới qua sông suối, đồi núi, sa mạc…, sau đó phân giới thực địa là quá trình hóa đường biên 19
  20. giới, cuối cùng là cắm mốc, cắm các cột mốc cụ thể tại các điểm đã được các bên đánh dấu trên thực địa. Phân định biển được phân loại trong các trường hợp sau: - Phân định biển khi hai quốc gia có bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau. Trường hợp này các quốc gia liên quan sẽ thỏa thuận xác định biên giới biển thông qua việc ký kết hiệp định phân định biên giới trên biển. Thông thường đường biên giới khi hai quốc gia đối diện hoặc liền kề nhau được xác định là đường trung tuyến hoặc liền kề nhau được xác định là đường trung tuyến hoặc đường cách đều để phân định ranh giới vùng nội thủy, lãnh hải giữa các quốc gia nếu các quốc gia không có thỏa thuận nào khác. - Phân định vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven. Quốc gia ven biển tự mình xác định biên giới trên biển để phân định nội thủy, lãnh hải, thuộc chủ quyền quốc gia với các vùng quốc gia có chủ quyền trên biển (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). Trong trường hợp này quốc gia ven biển sẽ đơn phương hoạch định trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của Luật biển quốc tế bằng cách tuyên bố đường cơ sở và chiều rộng của lãnh hải, đường biền giới quốc gia trên biển chính là ranh giới ngoài của lãnh hải. - Phân định giữa vùng biển quốc gia và vùng, sau khi quốc gia ven biển tự hoạch định đường biển giới quốc gia trên biển, phân định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình, quốc gia đó tiếp tục phân định giữa vùng biển của mình với vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia. Vùng có chế độ pháp lý riêng, là di sản chung của loài người, ở đây tất cả các nước có biển hay nước bất lợi về địa lý đều có quyền được sử dụng trên cơ sở tuân thủ theo quy định của Luật biển quốc tế. Như vậy, việc phân định biển có nhiều điểm khác biệt và phức tạp hơn so với việc phân định ranh giới lãnh thổ trên đất liền. Vấn đề này phụ thuộc vào năng lực của mỗi quốc gia, dựa vào kỹ thuật khoa học, toán học, thiên 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2