Luận văn Thạc sĩ Luật học: Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính
lượt xem 7
download
Trên cơ sở phân tích tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới, những vấn đề lý luận và thực tiễn thực thi cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu tại Việt Nam, luận văn nêu và phân tích những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tài nguyên, môi trường và cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM VĂN HẢO VIỆT NAM VỚI VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ XUẤT KHẨU CHỨNG NHẬN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM VĂN HẢO VIỆT NAM VỚI VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ XUẤT KHẨU CHỨNG NHẬN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN Hà Nội – 2012 2
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 03 Mục lục 04 Danh mục các từ viết tắt 07 Danh mục các bảng, hình vẽ và đồ thị trong Luận văn 08 MỞ ĐẦU 09 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 15 VÀ CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN 1.1. Tình hình biến đổi biến đổi khí hậu 15 1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu Trái Đất 15 1.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 30 1.2. Các khái niệm công cụ 34 1.2.1. Cơ chế phát triển sạch 34 1.2.2. Chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính 36 1.2.3. Xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính 37 1.3. Các công ƣớc quốc tế về biến đổi khí hậu 38 1.3.1. Công ƣớc Viên về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thƣ 40 Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn 1.3.2. UNFCCC và Nghị định thƣ Kyoto 44 Chƣơng 2: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC 63 GIA TRONG THỰC HIỆN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng 63 khung pháp lý và triển khai các dự án theo cơ chế phát 4
- triển sạch 2.1.1. Kinh nghiệm của Ấn độ trong việc xây dựng khung pháp 64 lý và triển khai các dự án theo cơ chế phát triển sạch 2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng khung 66 pháp lý và triển khai các dự án theo cơ chế phát triển sạch 2.1.3. Kinh nghiệm của Brazil trong việc xây dựng khung pháp 72 lý và triển khai các dự án theo cơ chế phát triển sạch 2.2. Thực trạng việc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi 77 khí hậu ở Việt Nam 2.2.1. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu 77 2.2.2. Pháp luật Việt Nam về biến đổi khí hâu 80 2.3. Thực tiễn xây dựng và triển khai các dự án CDM ở Việt Nam 118 2.3.1. Tình hình chung 118 2.3.2. Tình hình thực hiện ở một số dự án theo cơ chế phát triển sạch 118 Chƣơng 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG 128 CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH Ở VIỆT NAM 3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về biến đổi 128 khí hậu trong một số lĩnh vực cụ thể 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn môi trƣờng 128 3.1.2. Hoàn thiện các quy định về ĐTM 130 3.1.3. Hoàn thiện các quy định về giảm phát thải các chất độc hại 132 gây biến đổi khí hậu 3.1.4. Hoàn thiện các quy định về phát triển năng lƣợng sạch 134 3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về cơ chế 135 phát triển sạch 3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục cấp phép và 135 5
- triển khai dự án theo cơ chế phát triển sạch 3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật thuế và tài chính về CDM 138 3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thƣơng mại CERs 141 3.2.4. Giải pháp tăng cƣờng năng lực thực hiện dự án CDM tại 145 Việt Nam KẾT LUẬN CHUNG 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 159 6
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1 ADB : Ngân hàng Phát triển Á Châu 2 APCF : Quỹ Carbon Châu Á - Thái Bình Dƣơng 3 CDM : Cơ chế phát triển sạch 4 CERs : Chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính 5 CMF : Quỹ Hỗ trợ Thị trƣờng Tín dụng 6 CMI : Sáng kiến Thị trƣờng Carbon 7 COP : Hội nghị thành viên 8 ĐMC : Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc 9 ĐTM : Đánh giá tác động môi trƣờng 10 EB : Ban Chấp hành quốc tế về CDM 11 EVN : Tập đoàn Điện lƣ̣c Việt Nam 12 FAO : Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc 13 GEF : Quỹ Môi trƣờng toàn cầu 14 IET : Cơ chế buôn bán quyền phát thải quốc tế 15 IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ 16 JI : Cơ chế đồng thực hiện 17 LOA : Thƣ phê duyệt cho dự án CDM 18 OECD : Tổ chức Hỗ trợ kinh tế và Phát triển 19 PDD : Văn kiện thiết kế dự án 20 PIN : Thƣ xác nhận ý tƣởng dự án 21 PoA : Chƣơng trình hoạt động theo CDM 22 PVN : Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam 23 TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam 24 Tr : Trang 25 TSF : Quỹ Hỗ trợ kỹ thuật 26 UNDP : Chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc 27 UNEP : Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên Hợp Quốc 28 UNFCCC : Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 29 UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc 30 WHO : Tổ chức y tế thế giới 7
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN 1.1. Nhiệt độ trung bình Trái Đất từ năm 1865 đến 2006 1.2. Biểu đồ băng tan ở Biển băng Bắc cực 1.3. Biểu đồ về mực nƣớc biển dâng 1.4. Thời hạn loại bỏ CFC theo Nghị định thƣ Montreal 1.5. Khái quát chung về các hoạt động CDM 2.1. So sánh các dự án CDM đã đăng ký ở Brazil, Trung Quốc, và Ấn Độ 8
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình sinh sống trên Trái Đất, con ngƣời luôn tác động vào tự nhiên nhằm phục vụ cho những lợi ích của mình. Những tác động ấy bên cạnh những mặt tích cực, còn nhiều tác động tiêu cực gây nên những tổn hại nghiêm trọng cho môi trƣờng. Trong những năm qua, Trái Đất ngày một nóng lên, cùng với đó là những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng đã và đang đe dọa đến cuộc sống của hàng tỷ con ngƣời, đƣợc chúng ta gọi là hiện tƣợng biến đổi khí hậu. Đó là hậu quả của việc con ngƣời không tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, tàn phá thiên nhiên một cách quá mức. Trƣớc những nguy cơ to lớn của biến đổi khí hậu với con ngƣời, Công ƣớc khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã đƣợc chấp nhận vào 9/5/1992 tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York và đã có 155 lãnh đạo các nƣớc trên thế giới ký Công ƣớc này tại Hội nghị Môi trƣờng và phát triển ở Rio de Janeiro, Braxin vào tháng 6/1992. Theo Chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), những nƣớc đang phát triển, nƣớc nghèo sẽ chịu tác động nặng nề nhất từ hiện tƣợng biến đổi khí hậu. Trên thực tế, những cơn bão lớn, những vụ lở núi, sạt đất liên tục xảy ra trong những năm gần đây ở nƣớc ta đã chứng thực Việt Nam là một trong những quốc gia có nguy cơ bị tổn thƣơng nghiêm trọng do hiện tƣợng biến đổi khí hậu. Vì thế, năm 2002, Việt Nam đã tham gia Nghị định thƣ Kyoto với mục đích góp phần hạn chế những ảnh hƣởng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nghị định này còn khá mới mẻ nên gặp nhiều rào cản. Tại hội nghị các bên tham gia UNFCCC lần thứ 3 đƣợc tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) tháng 12/1997, Nghị định thƣ của Công ƣớc đã đƣợc thông qua (gọi là Nghị định thƣ Kyoto - KP). Điểm nhấn quan trọng của công ƣớc nhìn nhận trên góc độ kinh tế chính là sự hình thành thị trƣờng mua bán chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính (CERs - Certified Emission Reductions). Thị trƣờng mua bán chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính là 9
- một thị trƣờng mới mẻ chƣa từng có trong lịch sử phát triển kinh tế từ trƣớc đến nay. Do đó, chƣa có đƣợc những quy ƣớc, quy định chặt chẽ và rõ ràng trong cơ chế này. Tuy nhiên, đã là thị trƣờng thì đƣơng nhiên phải có ngƣời mua và ngƣời bán. Ngƣời mua ở đây là các nƣớc phát triển, ngƣời bán là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Là một trong những nƣớc đang phát triển, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia cam kết với các tổ chức quốc tế, nhƣ ký kết Công ƣớc khung, Nghị định Kyoto, tham gia dự án CDM - Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism), có chỉ định cơ quan đầu mối quốc gia, phê chuẩn nghị định thƣ. Việt Nam đủ điều kiện theo quy định của tổ chức quốc tế để xây dựng và thực hiện các dự án CDM. Có thể nói, việc xây dựng và thực hiện các dự án CDM sẽ mang lại các giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng to lớn. Dù vậy, do thị trƣờng mua bán chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính còn quá mới mẻ, nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp của Việt Nam còn ít thông tin về thị trƣờng này, nên chƣa có nhiều doanh nghiệp xây dựng và đăng ký dự án CDM cho đơn vị mình. Thực tiễn việc thực hiện các dự án CDM ở Việt Nam cho thấy, thành phần và đối tác của CDM khá đa dạng và phức tạp khi việc áp dụng CDM ở mỗi đối tác và mỗi quốc gia khi điều kiện kinh tế - xã hội không tƣơng đồng. Việc thận trọng trong phân tích và chấp thuận các phƣơng thức, các thể chế của CDM là cần thiết vì nó không những sẽ bảo đảm quyền lợi của quốc gia mà còn nhằm bảo toàn sự trong sáng của mục tiêu mà UNFCCC đã đƣa ra. Việt Nam đã có những văn bản pháp quy để hỗ trợ các dự án CDM nhƣng thủ tục còn phức tạp và nhiều bất cập, chồng chéo. Việc nghiên cứu và hệ thống hóa các văn bản pháp lý quốc tế về chống biến đổi khí hậu và CDM có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn với Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án CDM sẽ giúp chúng ta có thêm những kinh nghiệm nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xây dựng 10
- thị trƣờng mua, bán CERs hoàn chỉnh. Vì những lý do trên, vấn đề "Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính" đƣợc học viên lựa chọn làm đề tài của luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải cùng chung sức thực hiện. Vì vậy, có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến một số tài liệu nghiên cứu về khía cạnh pháp lý liên quan đến biến dổi khí hậu nhƣ: 1) Lƣu Ngọc Tố Tâm (2003), Việc thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; 2) Chu Thị Trinh (2009), Những vấn đề pháp lý về thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; 3) UNEP (2002), Cơ chế phát triển sạch CDM, Hà Nội; 4) Ngô Gia Long (2010), Vấn đề biến đổi khí hậu trong luật pháp quốc tế ở thế kỷ 21, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; 5) UNEP (2009), Implementing CDM Projects - A Guidebook to Host Country Legal Issues, Denmark; 6) Dr. Thomas Straubhaar (2004), Transaction Costs of CDM Projects in India – An Empirical Survey, Hamburg Institute of International Economics. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về khía cạnh pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu của các tác giả trong và ngoài nƣớc, tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc toàn diện các quy định về CDM và CERs nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý cho việc phát triển thị trƣờng này ở Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu sâu sắc vấn đề thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia và nền tảng pháp lý cho việc thực hiện các dự án CDM là rất cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 11
- - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới, những vấn đề lý luận và thực tiễn thực thi cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Luận văn nêu và phân tích những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tài nguyên, môi trƣờng và cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và những tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực biến đổi khí hậu, cụ thể là: nội dung cơ bản của UNFCCC và Nghị định thƣ Kyoto, Công ƣớc quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thƣ Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật trong nƣớc về chống biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó nghiên cứu, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế. Đặc biệt, Luận văn dành một phần lớn nội dung để nghiên cứu thực trạng pháp lý và triển khai các dự án CDM ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển thị trƣờng CERs. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và hoàn thiện các quy định pháp luật về CDM ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu của Việt Nam, trong đó có việc triển khai thực hiện các dự án CDM; nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng pháp luật liên quan đến CDM; nghiên cứu những hạn chế và hƣớng hoàn thiện quy định pháp luật trong nƣớc về biến đổi khí hậu, trong đó có pháp luật về CDM. Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu Trái Đất và Việt Nam; nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp 12
- lý quốc tế về biến đổi khí hậu và CDM; nghiên cứu pháp luật của Trung Quốc và Ấn Độ, Brazil là các quốc gia có pháp luật phát triển về CDM và có năng lực trong xuất khẩu CERs hàng đầu thế giới; nghiên cứu hệ thống pháp luật của Việt Nam về biến đổi khí hậu và CDM. 4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở lí luận của Luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, trên quan điểm đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nƣớc về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nƣớc; những thành tựu của các ngành khoa học nhƣ: Triết học, Luật quốc tế, Luật thƣơng mại, Luật dân sự… Nội dung của Luận văn đƣợc giải quyết trên cơ sở phân tích hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam và các văn bản khác; các tài liệu tổng hợp từ hoạt động thực tiễn nghiên cứu biến đổi khí hậu của các nhà khoa học; tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về vấn đề liên quan. Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Luận văn đặc biệt coi trọng các phƣơng pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, … Qua đó, rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính cả về lý luận và thực tiễn. 5. Những đóng góp mới của đề tài Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề vấn đề biến đổi khí hậu và thực hiện điều ƣớc quốc tế có liên quan, nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về biến đổi khí hậu và CDM. Trong bối cảnh vấn đề triển khai thực hiện thị trƣờng mua bán chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính đang và sẽ mang lại giá trị kinh tế cao cho đất nƣớc, nhƣng hệ thống pháp luật cho việc xây dựng, thực hiện và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, cho đến nay, 13
- chƣa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện nào dƣới góc độ pháp luật để hoàn thiện quy chế pháp lý liên quan đến thực hiện điều ƣớc quốc tế về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Vì vậy, luận văn có những đóng góp khoa học mới sau: - Tổng hợp những thông tin mới nhất về tình hình biến đổi khí hậu đã đƣợc công bố. - Cung cấp bức tranh toàn cảnh về việc thực hiện điều ƣớc quốc tế về biến đổi khí hậu đặc biệt là việc triển khai các dự án CDM và mua bán CERs ở các dự án CDM đã đƣợc triển khai ở Việt Nam trong thời gian qua; - Chỉ ra đƣợc những hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam về biến đổi khí hậu, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật một số nƣớc, Luận văn chỉ ra những hạn chế của pháp luật Việt Nam về CDM. - Đề xuất hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến biến đổi khí hậu và CDM nhằm hình thành thị trƣờng mua bán chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính đƣợc bảo vệ bởi hệ thống pháp luật trong nƣớc mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho quốc gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sâu sắc hơn các quan niệm về biến đổi khí hậu và chống biến đổi khí hậu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, bổ sung để hoàn chỉnh hơn các hệ thống các quy định của pháp luật quốc tế về khí hậu và thực hiện cơ chế phát triển sạch, hình thành thị trƣờng mua bán chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp những ý kiến tham vấn có giá trị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về biến đổi khí hậu, giúp triển khai các dự án CDM có hiệu quả mang lại giá trị kinh tế và ý nghĩa môi trƣờng to lớn cho đất nƣớc. Luận văn có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trƣờng chuyên luật, hệ thống trƣờng có các ngành đào tạo liên quan đến môi trƣờng và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 14
- 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Đề tài đƣợc triển khai theo 3 chƣơng: Chương 1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và các điều ƣớc quốc tế có liên quan. Chương 2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thực hiện cơ chế phát triển sạch và thực trạng việc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu ở Việt Nam Chương 3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. 15
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN 1.1. Tình hình biến đổi biến đổi khí hậu 1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu Trái Đất 1.1.1.1. Khái niệm chung về khí hậu và biến đổi khí hậu Khí quyển Trái Đất là một hệ thống lớn, rất phức tạp, chịu sự tác động qua lại của mặt trời, đại dƣơng, lục địa và sự sống để phân bố lại năng lƣợng nhiệt. Vòng tuần hoàn gió, mây và hơi nƣớc đóng vai trò to lớn trong việc phân phối nhiệt và độ ẩm khắp Trái Đất. Chế độ tổng quát của các điều kiện thời tiết diễn ra trên một địa điểm, một vùng, một đới được gọi là khí hậu [57]. Khí hậu phụ thuộc vào những khuynh hƣớng nóng và lạnh trên bề mặt Trái Đất; nó chịu ảnh hƣởng lớn bởi vòng tuần hoàn khí quyển và đại dƣơng. Sự cân bằng giữa các thành phần và quá trình của khí hậu tạo nên một chu trình khép kín ổn định tƣơng đối. Do đặc trƣng của vị trí địa lý mà khí hậu ở các vùng khác nhau trên Trái Đất có sự khác biệt đáng kể. Trên thế giới có rất nhiều đới khí hậu, có thể kể đến nhƣ: khí hậu xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu cực đới... Những đới khí hậu này lại chia ra thành các loại hình khí hậu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lƣợng mƣa nhƣ: khí hậu nhiệt đới ẩm, khí hậu nhiệt đới khô, khí hậu ôn đới khô về mùa đông, khí hậu ôn đới khô về mùa hè, khí hậu ôn đới ấm. Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tƣợng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tƣợng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngƣợc với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tƣơng lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hƣởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng nhƣ các dòng nƣớc lƣu ở các đại dƣơng lân cận. 16
- Trong thành phần của khí quyển Trái Đất, khí nitơ chiếm 78% khối lƣợng, khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác nhƣ argon, đioxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ, nêon, hêli, hyđrô, ôzôn,… và hơi nƣớc. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhƣng khí CO2, CH4, NOx, và CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển, lại là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Trƣớc hết, vì các chất khí nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần lƣợng bức xạ này lại đƣợc các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lƣợng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất. Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và đƣợc gọi là các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, Trái Đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung bình Trái Đất sẽ khoảng 18oC. Hiệu ứng giữ cho bề mặt Trái Đất ấm hơn so với trƣờng hợp không có các khí nhà kính đƣợc gọi là “Hiệu ứng nhà kính”. Ngoài ra, khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng bình lƣu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới Trái Đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên Trái Đất [34]. Khí hậu Trái Đất luôn vận động tuần hoàn trong sự ổn định theo những chu kỳ nhất định, tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta nói nhiều đến vấn đề biến đổi khí hậu và sự tác động mạnh mẽ của nó với sự sống trên Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính đã gây ra những thay đổi tiêu cực đối với khí hậu Trái Đất và môi trƣờng sống của con ngƣời và các sinh vật khác. Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang chứng kiến và thậm chí hứng chịu những hiện tƣợng bất thƣờng của thời tiết. Về khái niệm, biến đổi khí hậu đƣợc hiểu là: "Một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so 17
- sánh được" [6, tr.4]. Nhƣ vậy, biến đổi khí hậu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của con ngƣời, cùng với quá trình thay đổi tự nhiên của khí hậu Trái Đất. Xét dƣới góc độ môi trƣờng, biến đổi khí hậu theo nghĩa rộng đƣợc hiểu là tất cả sự khác nhau giữa những số liệu thống kê dài hạn các yếu tố khí tƣợng ở các thời kỳ khác nhau của một khu vực, không bị phụ thuộc vào phép thống kê và nguyên nhân đã gây ra sự khác nhau đó. Theo nghĩa hẹp, là những thay đổi rõ nét về giá trị trung bình của những yếu tố khí tƣợng (chủ yếu là nhiệt độ và lƣợng mƣa) trong những khoảng thời gian xác định (một tháng, một mùa hay vài năm) so với giá trị trung bình trong một thời gian dài (từ vài chục năm trở lên) của một khu vực; những biến đổi đó có thể gây ra những hậu quả về kinh tế, xã hội hoặc môi trƣờng sinh thái của khu vực [49, tr.9]. Khái niệm về biến đổi khí hậu đã đƣợc xem xét dƣới góc độ khoa học thống kê và những tác động tiêu cực của nó đối với đời sống con ngƣời. Trong phạm vi Luận văn này, chúng ta nghiên cứu biến đổi khí hậu dƣới giác độ là những tác động có ảnh hƣởng tiêu cực với hệ sinh thái nói chung trong đó có con ngƣời. 1.1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu Những thay đổi của khí hậu mà ngày nay chúng ta đang chứng kiến diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng hơn, nghiêm trọng hơn và xuất hiện những hình thế không thể lý giải đƣợc bằng các chu trình tự nhiên. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu có thể thấy rõ nhất qua những hiện tƣợng có thể quan sát đƣợc. Nhiệt độ trung bình của của bề mặt Trái Đất là thƣớc đo cơ bản nhất để đánh giá sự biến đổi khí hậu . Theo báo cáo đánh giá lần thƣ́ 4 (FAR) của Ủy ban Liên chí nh phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), trong suốt thời gian gần 100 năm (1906-2005) nhiệt độ bề mặt Trái đất chỉ tăng 0,74oC, nhƣng trong gần 5 thập kỷ gần đây (1956-2005) nhiệt độ đã tăng lên đến 0,64oC [14, tr.16]. 18
- 1.1. Nhiệt độ trung bình Trái Đất từ năm 1865 đến 2005. (Nguồn: Viện nghiên cứu Không gian Goddard) Nhƣ vậy, Trái Đất hiện đã đến hoặc gần đến mức độ nóng nhất ghi nhận đƣợc trong suốt thời kỳ gián băng bắt đầu từ khoảng 12000 năm trƣớc công nguyên. Chính sự nóng lên của vỏ Trái Đất đã khiến băng băng ở hai cực và các dãy núi cao tan nhanh. Vùng Bắc cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu. Diện tích của Biển Bắc cực đƣợc bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang thu nhỏ lại. Tính từ năm 1980, vùng Bắc Âu đã mất khoảng 20-30% lƣợng băng trên biển . Tƣ̀ năm 1978 trở đi mỗi thập kỷ băng tuyết ở Nam cƣ̣c đã giảm đi khoảng 2,7% năm [14, tr.17]. Trung bình nhiệt độ Bắc bán cầu trong nửa sau của thế kỷ 20 đã rất có khả năng cao hơn trong bất kỳ khoảng thời gian 50 năm khác trong 500 năm qua và có khả năng cao nhất trong ít nhất là 1300 năm qua [27, tr.3]. 1.2. Biểu đồ băng tan ở Biển băng Bắc cực (Nguồn: IPCC) Lƣợng mƣa tăng giảm thất thƣờng làm cho lũ lụt và hạn hán gia tăng ở nhiều vùng trên Trái đấ t. Mực nƣớc biển tăng trung bình trên Trái Đất từ đầu thế kỉ 20 là 0.17 m, hầu hết là do các khu vực đại dƣơng ấm lên, và sự tan chảy sông băng (Alaska, Patagonia, Châu Âu….). Mực nƣớc biển trên thế 19
- giới tăng nhanh hơn trong giai đoạn 1993-2003 ( 3.1 [2.4-3.8] mm/năm) so với 1961-2003 (1.8 [1.3-2.3] mm/năm) [27, tr.2]. 1.3. Biểu đồ về mực nƣớc biển dâng (Nguồn: IPCC, 2007) Những biến đổi trong tƣơng lai có thể lên tới 0.5 m vào năm 2100 và lên tới 1 m trong vòng 2-3 thế kỷ, phụ thuộc vào lƣợng khí nhà kính thải ra . Các kịch bản đang đƣợc các nhà khoa học đƣa ra là nếu nhiệt độ Trái đất tăng 1,80 C thì nƣớc biển sẽ dâng cao thêm 0,18-0,38cm, tƣơng ƣ́ng với tăng 2,40C là 0,20-0,45cm, tƣơng ƣ́ng với tăng 2,80C là 0,21-0,45cm và tƣơng ứng với 3,40C là 0,23 đến 0,51cm. Các nhà khoa học dự kiến trong thế kỷ XXI lƣợng mƣa mùa mƣa sẽ tăng 3,6-4,6%; lƣợng mƣa mùa khô sẽ tăng 3,8- 4,6%; lƣợng mƣa trong năm tăng 3,0-14,6%; mƣ̣c nƣớc biển dâng cao tới 40- 60cm [14, tr.17]. Bão nhiệt đới có xu hƣớng tăng cƣờng dƣới tác động của hiện tƣợng nóng lên toàn cầu gây ra bởi nhiệt độ bề mặt nƣớc biển tăng (nhƣng không chắc chắn về tần xuất cũng nhƣ hƣớng di chuyển của bão). Tính thất thƣờng của những cơn bão nhiệt đới cũng gây ra tính biến thiên của lƣợng mƣa trong tƣơng lai. Có bằng chứng quan sát về sự gia tăng hoạt động dữ dội cơn bão nhiệt đới ở Bắc Đại Tây Dƣơng kể từ khoảng năm 1970. Nhƣng không có xu hƣớng rõ ràng trong các con số hàng năm của các cơn bão nhiệt đới. Thật khó để xác định xu hƣớng dài hạn trong hoạt động của cơn bão, đặc biệt trƣớc năm 1970 [27, tr.2]. Dự báo của IPCC: có khả năng bão nhiệt đới (bão tố và 20
- cuồng phong) sẽ trở nên khốc liệt hơn khi đại dƣơng nóng lên, tốc độ gió giật cao hơn và lƣợng mƣa nhiều hơn. Mọi bão tố và cuồng phong đều khởi phát từ năng lƣợng do đại dƣơng giải phóng ra - và năng lƣợng đó sẽ tăng cao. Một nghiên cứu phát hiện thấy trong ba thập kỷ qua năng lƣợng giải phóng từ các cơn bão nhiệt đới đã tăng gấp đôi [11, tr.103]. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con ngƣời [21, tr.6]. Ngoài những tƣ liệu về sự thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, Báo cáo của IPCC năm 2004 đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ Trái Đất thay đổi đã ảnh hƣởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế các đặc điểm đó của Trái Đất, đến nơi sống của các loài sinh vật và đến sự phát triển kinh tế của chúng ta. Báo cáo cũng đã đƣa ra kết luận là nhiệt độ Trái Đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6 oC làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu đã bị tan chảy, dẫn đến mực nƣớc biển dâng lên. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hƣởng ngày một sâu, rộng đến các hệ sinh thái. Vùng phân bố của các loài đó thay đổi: nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên các vùng cao hơn; nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cƣ sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chết trắng ngày càng nhiều [19, tr.22-23]. 1.1.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm cả các quy trình động năng của bản thân Trái Đất, cả các lực bên ngoài bao gồm các biến đổi trong cƣờng độ ánh sáng Mặt Trời, đặc biệt là những hoạt động của con ngƣời trong thời gian gần đây. Những yếu tố bên ngoài - những yếu tố có thể định hình khí hậu thƣờng đƣợc gọi là các lực khí hậu, chúng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm những thay đổi của quỹ đạo Trái Đất quanh 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 314 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 217 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 175 | 46
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 239 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 83 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn