intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu chính sau: Giới thiệu nội dung và giá trị tiềm năng của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) đang bảo quản tại TTLTQGIII. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa giá trị nghiên cứu và sử dụng khối tài liệu trên, đặc biệt trong nghiên cứu lịch sử hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991). Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HOÀI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN XÔ TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO (1950-1991) QUA TÀI LIỆU LƢU TRỮ ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Lƣu trữ học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  2. NGUYỄN THỊ HOÀI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN XÔ TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO (1950-1991) QUA TÀI LIỆU LƢU TRỮ ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lƣu trữ học Mã số: 60 32 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Xuân Chúc Hà Nội-2016
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 03 PHẦN MỞ ĐẦU 04 CHƢƠNG 1: THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM KHỐI TÀI LIỆU VỀ 16 QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN XÔ TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO (1950-1991) ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III 1.1. Khái quát khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô 16 (1950-1991) đang bảo quản tại TTLTQGIII 1.2. Thành phần, đặc điểm khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam 18 – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III 1.2.1. Sơ lược lịch sử hoạt động của các cơ quan hình thành tài liệu 18 về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950- 1991) 1.2.2. Khối lượng, thành phần và đặc điểm khối tài liệu về quan hệ 30 hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) 1.2.2.1. Khối lượng tài liệu 30 1.2.2.2. Thành phần tài liệu 31 1.2.2.3. Đặc điểm của tài liệu 33 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ KHỐI TÀI LIỆU VỀ 38 QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN XÔ TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO (1950-1991) ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III 2.1. Nội dung quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực 38 đào tạo (1950-1991) 2.1.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp từ năm 1950 đến năm 1954 38 2.1.2. Thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất 41 đất nước từ năm 1955 đến năm 1964 2.1.3. Thời kì cả nước kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 đến năm 50 1975 2.1.4. Thời kì từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 57 1976 đến khi kết thúc quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô năm 1991 1
  4. 2.2. Giá trị của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô 64 trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) 2.2.1. Là cơ sở để nghiên cứu lịch sử hợp tác ngoại giao Việt Nam – 64 Liên Xô, góp phần củng cố tình hữu nghị và phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga ngày nay 2.2.2. Góp phần nghiên cứu lịch sử ngành giáo dục và đào tạo Việt 67 Nam, trọng tâm là giáo dục đại học 2.2.3. Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đúc rút bài học kinh nghiệm, đề 71 ra các chủ trương, biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý LHS 2.2.4. Là một trong những nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu về giới 74 trí thức Việt Nam CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ KHAI 79 THÁC, SỬ DỤNG KHỐI TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN XÔ TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO (1950- 1991) VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 3.1. Tình hình tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu 79 3.1.1. Tình hình tổ chức khoa học tài liệu 79 3.1.2. Tình hình khai thác, sử dụng tài liệu 84 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tổ chức khoa 91 học và khai thác, sử dụng tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo 3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm tổ chức khoa học và khai thác, 93 sử dụng hiệu quả tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) 3.2.1. Giải pháp về thu thập, bổ sung và sưu tầm tài liệu từ các cơ quan, 93 tổ chức và cá nhân để đảm bảo sự hoàn chỉnh của thành phần tài liệu 3.2.2. Giải mật tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện cho phép khai thác, sử 94 phù hợp với quy định của Nhà nước 3.3.3. Hoàn thiện công tác tổ chức khoa học tài liệu 95 3.3.4. Tăng cường các hình thức công bố, tổ chức khai thác, sử dụng 96 tài liệu KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 BẢNG THỐNG KÊ PHỤ LỤC 109 2
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNXH - Chủ nghĩa xã hội DCCH – Dân chủ cộng hòa ĐSQ- Đại sứ quán KHKT – Khoa học kỹ thuật LHS – Lƣu học sinh NCS – Nghiên cứu sinh SV – Sinh viên THCN – Trung học chuyên nghiệp TTLTQGIII – Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III TTS – Thực tập sinh TTSKH – Thực tập sinh khoa học UBKHNN - Ủy ban Kế hoạch Nhà nƣớc UBKhHNN - Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc 3
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, hợp tác quốc tế luôn giữ một vai trò quan trọng và không một nước nào có thể tồn tại, phát triển một cách bình thường nếu không có quan hệ với thế giới bên ngoài. Lịch sử ngoại giao của Việt Nam chúng ta đã cho thấy, quan hệ Việt Nam – Liên Xô đã có ảnh hưởng to lớn tới tiến trình cách mạng Việt Nam và góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Từ sau khi nước Việt Nam DCCH thành lập, năm 1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và phát triển quan hệ hợp tác lâu dài Việt - Xô trước đây và Việt – Nga ngày nay. Mối quan hệ tốt đẹp này được biểu hiện sinh động và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của hai nước, trong đó giáo dục đào tạo là hướng hợp tác trọng tâm và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Hiện nay, Liên bang Nga đang là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga hồi tháng 7/2012 nêu rõ, hai bên đều khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt – Nga là tài sản quý giá của hai nước và cần tiếp tục phát triển để đáp ứng lợi ích lâu dài của hai dân tộc. Trong chiến lược ngoại giao Việt – Nga, giáo dục và đào tạo luôn được xác định là một trong những nội dung hợp tác quan trọng, đưa quan hệ song phương trong lĩnh vực này lên tầm chiến lược. Về quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước, trải qua gần 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay đã đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho hàng chục ngàn công dân Việt Nam ở mọi trình độ từ nghiên cứu sinh, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với đa dạng lĩnh vực và ngành nghề đào tạo. Có thể nhận định, giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tốt đẹp nhất trong quan hệ hợp tác đào tạo Việt – Nga là từ đầu năm 1950 khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, quan hệ ngoại giao hai nước chuyển sang một bước ngoặt mới. Thời gian này, 4
  7. Liên Xô đã có công lao to lớn trong việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Việt Nam để phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nhiều công dân Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; lãnh đạo các Bộ, ban ngành; các nhà khoa học, sư phạm và các nhà hoạt động văn hóa – xã hội nổi tiếng của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng giúp Liên Xô đào tạo nhiều cán bộ trong một số chuyên ngành của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như ngôn ngữ, lịch sử, văn học Việt Nam…Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) đã đem lại rất nhiều kết quả tốt đẹp cho cả hai phía và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Năm 2015, kỉ niệm tròn 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên bang Nga. Đây là dịp thích hợp để chúng ta xem xét, đánh giá lại một cách tổng thể mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô (nay là Việt Nam – Liên bang Nga) đã qua, trong đó, việc làm rõ và giới thiệu sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đào tạo giai đoạn 1950-1991 qua tài liệu lưu trữ ở TTLTQGIII là thực sự cần thiết và có ý nghĩa đối với hai quốc gia, góp phần củng cố và tiếp tục đẩy mạnh quan hệ ngoại giao Việt – Nga trong thời gian tới. Qua đây, nhiều bài học lịch sử sẽ được rút ra và chắc chắn sẽ giúp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nói chung và hợp tác đào tạo nói riêng giữa Việt Nam và Liên bang Nga những năm tiếp theo xứng tầm với bề dày của quan hệ lịch sử giữa hai nước. Hiện nay, TTLTQGIII đang bảo quản một khối lượng rất lớn tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức trung ương và cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu của nước Việt Nam DCCH và CHXHCN Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Qua khảo sát và tìm hiểu ban đầu, chúng tôi được biết, hiện Trung tâm có khoảng 20 phông lưu trữ cơ quan, tổ chức có thành phần tài liệu về quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1950-1991 và mức độ nhiều ít khác nhau. Rất nhiều tài liệu trong số đó có nội dung thông tin quan trọng và có giá trị sử dụng cao đối với việc nghiên cứu lịch sử hợp tác đào tạo giữa hai nước. Đó là những văn bản hợp tác song phương có giá trị pháp lý quốc tế gồm hiệp ước, hiệp định, nghị định thư, kế hoạch, thỏa thuận hợp tác được kí kết giữa hai Nhà nước; tài liệu về hoạt động chuyên gia (chủ yếu là chuyên gia Liên Xô giúp Việt Nam) ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; các số liệu, báo cáo về kết 5
  8. quả đào tạo công dân Việt Nam tại Liên Xô ở mọi trình độ; các bức ảnh quý về lễ đón tiếp, hội đàm giữa lãnh đạo hai nước… Nhận thức rõ việc tăng cường phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn hết sức sâu sắc, trong những năm qua, TTLTQGIII đã thực hiện nhiều hình thức phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ nhằm mục đích đưa tài liệu lưu trữ đến gần hơn với công chúng, phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong đời sống xã hội. Về chủ đề quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo, năm 2008, Trung tâm đã thực hiện một cuộc triển lãm với quy mô tương đối lớn, tại đó trưng bày, giới thiệu hàng trăm tài liệu lưu trữ và tư liệu tiêu biểu được chọn lọc từ các cơ quan lưu trữ của hai nước và tài liệu sưu tầm từ các cá nhân đã từng học tập, công tác tại Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. So với khối lượng tài liệu hiện đang được bảo quản tại TTLTQGIII về vấn đề hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô, những tài liệu của Trung tâm được trưng bày tại Triển lãm khá ít (khoảng vài chục văn bản), tự thân nó không thể phản ánh một cách đầy đủ nội dung chủ đề triển lãm. Hơn nữa, Triển lãm mới chỉ công bố, giới thiệu được nội dung những tài liệu tiêu biểu và chỉ dẫn địa chỉ lưu trữ là các cơ quan (kho) lưu trữ của hai nước, trong đó có TTLTQGIII, hoàn toàn chưa giới thiệu chi tiết địa chỉ lưu trữ đến từng phông, từng hồ sơ và trang tài liệu để người đọc có thể tiếp cận tài liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Rõ ràng, công tác phát huy giá trị của khối tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô đang bảo quản tại TTLTQGIII đến với công chúng chưa thực sự tương xứng với nguồn tài liệu khá phong phú, đa dạng về nội dung thông tin và khối lượng tương đối nhiều tại Trung tâm hiện nay. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga dù đã có lịch sử lâu dài và đang được xác định là trọng tâm trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam, tuy nhiên, hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ công chúng chưa có điều kiện và cơ sở để hiểu hết được mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc trong quá khứ, hoặc chưa thể nhìn nhận và đánh giá được một cách toàn diện và khách quan về các hoạt động hợp tác đào tạo giữa hai phía trong thời gian qua. Như đã nêu trên, mặc dù hai Nhà nước Việt – Nga đã phối hợp tổ chức Triển lãm “Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo qua tài liệu lưu trữ” tại Việt Nam và gặt hái được nhiều thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong một số đối tượng công chúng. Tuy 6
  9. nhiên, Triển lãm không thể giúp người xem, người nghiên cứu có cái nhìn nhận và đánh giá trọn vẹn, đầy đủ về quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước trong quá khứ. Chúng tôi thiết nghĩ, ngoài Triển lãm nói trên, rất cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu sâu rộng và chi tiết hơn nữa, nhiều sản phẩm của hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ liên quan đến chủ đề quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga nói chung và quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô nói riêng trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) để đông đảo các đối tượng công chúng có thể tiếp cận được với nguồn tài liệu lưu trữ liên quan đến nội dung này. Xuất phát từ nhận thức và thực tế trên, dưới góc độ nghiên cứu lưu trữ học, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQGIII” làm đề tài luận văn cao học. Đề tài nghiên cứu này nếu thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bản thân chúng tôi trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan TTLTQGIII – nơi bản thân đang công tác. Đồng thời, qua đây tác giả cũng mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành và của cơ quan là đẩy mạnh phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ với tư cách là “di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc”, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu chính sau: - Giới thiệu nội dung và giá trị tiềm năng của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) đang bảo quản tại TTLTQGIII; - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa giá trị nghiên cứu và sử dụng khối tài liệu trên, đặc biệt trong nghiên cứu lịch sử hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: - Khối lượng, đặc điểm, thành phần nội dung và giá trị của khối tài liệu về 7
  10. quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1950- 1991 đang bảo quản tại Trung tâm; - Công tác tổ chức khoa học và tổ chức khai thác, sử dụng khối tài liệu về hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1950-1991 tại Trung tâm trong thời gian qua; + Phạm vi nghiên cứu: - Về phạm vi thời gian: Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo từ năm 1950-1991. Sở dĩ chúng tôi lấy mốc bắt đầu là từ năm 1950 là vì, ngày 14/01/1950, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về việc sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới vào ngày, ngay sau đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có Nghị quyết về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30/01/1950. Chúng tôi lấy năm 1991 là mốc kết thúc vì năm này, Liên Xô tan rã, 15 nước cộng hòa thành viên của Liên Xô trở thành các quốc gia độc lập. Riêng Liên bang Nga trở thành nước kế thừa Liên Xô tiếp nối quan hệ ngoại giao với Việt Nam và quan hệ hợp tác giữa hai nước chuyển sang một bước ngoặt mới. - Về phạm vi không gian: Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi chỉ khảo sát, nghiên cứu và giới thiệu khối tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo đang được bảo quản và phục vụ khai thác, sử dụng tại TTLTQGIII. - Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: Hiện nay, loại hình tài liệu lưu trữ đang được bảo quản và phát huy giá trị tại TTLTQGIII rất đa dạng, hình thành từ hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc khu vực thẩm quyền của Trung tâm, gồm tài liệu hành chính, tài liệu KHKT, tài liệu nghe nhìn và tài liệu có xuất xứ cá nhân; trong đó tài liệu hành chính chiếm khoảng 70% khối lượng tài liệu Trung tâm thu thập được, với thành phần nội dung vô cùng phong phú, đa dạng. Về vấn đề nghiên cứu quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo giai đoạn 1950-1991, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và khai thác loại hình tài liệu hành chính chữ viết (tài liệu giấy) đang bảo quản tại Trung tâm. Như đã giới thiệu, TTLTQGIII hiện đang bảo quản và phục vụ khai thác tài 8
  11. liệu của 20 phông lưu trữ cơ quan, tổ chức, trong đó có thành phần tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô thuộc giai đoạn 1950-1991 và mức độ nhiều ít tài liệu của mỗi phông khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sẽ chỉ tập trung giới thiệu các phông lưu trữ có nhiều nhất khối lượng tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo và thành phần nội dung tài liệu tương đối hoàn chỉnh để nghiên cứu vấn đề; đồng thời phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hình thành phông như các phông Phủ Thủ tướng, UBKHNN, UBKhHNN, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đang bảo quản tại Trung tâm. Đối với các phông còn lại, thành phần tài liệu về vấn đề nghiên cứu tương đối ít, nội dung thông tin không đầy đủ để phản ánh vấn đề, vì vậy, chúng tôi chỉ giới thiệu khái quát, chủ yếu là thông tin đến các đối tượng nghiên cứu về tên các phông lưu trữ, chức năng chính của đơn vị hình thành phông và số lượng hồ sơ về nội dung hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo ở giai đoạn này thuộc các phông đó. - Về phạm vi nội dung vấn đề nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát toàn bộ mục lục hồ sơ tài liệu đang được quản lý tại Phòng Đọc - TTLTQGIII cũng như tiếp cận trực tiếp tài liệu lưu trữ ban đầu (khoảng 120 hồ sơ), chúng tôi nhận thấy rằng, nội dung hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô trong lĩnh vực giáo dục đào tạo rất phong phú về trình độ đào tạo và lĩnh vực, ngành nghề đào tạo, dàn trải trong khoảng 20 phông lưu trữ cơ quan, tổ chức và khối tài liệu các công trình XDCB. Trình độ đào tạo phong phú, từ trung học chuyên nghiệp (học nghề), cao đẳng, ĐH đến NCS, TTSKH và trình độ cao nhất là đào tạo chuyên gia. Ngành nghề và lĩnh vực hợp tác đào tạo giữa hai nước rất đa dạng, gồm hầu hết các ngành KHKT và khoa học xã hội nhân văn; trong lĩnh vực kinh tế ở tất cả các ngành giao thông, xây dựng, công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp; trong lĩnh vực văn hóa xã hội có các ngành văn hóa thông tin, nghệ thuật, thể thao, y tế…Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu được đầy đủ, chi tiết toàn bộ nội dung hợp tác đào tạo giữa hai nước gồm tất cả các trình độ và lĩnh vực đào tạo kể trên. Do đó, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu và làm sáng tỏ quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1950-1991 về đào tạo các trình độ từ cử nhân trở lên ở tất cả các ngành nghề và lĩnh vực. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
  12. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, chúng tôi sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Khái quát loại hình, khối lượng và thành phần nội dung nguồn tài liệu lưu trữ về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô đang bảo quản tại TTLTQGIII; - Giới thiệu tóm tắt quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức hình thành tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo; khái quát khối lượng và giới thiệu, phân tích một số đặc điểm chính của khối tài liệu này, có gắn với việc xem xét, phê phán tính xác thực của tài liệu; - Phân tích, làm rõ nội dung quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo thông qua tài liệu lưu trữ và đánh giá giá trị của khối tài liệu này đối với công tác nghiên cứu được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của đề tài; - Nhận xét tình hình tổ chức khoa học và phát huy giá trị khối tài liệu trên tại TTLTQGIII trong thời gian qua; - Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp đối với công tác tổ chức khoa học tài liệu và phát huy giá trị khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô tại Trung tâm trong thời gian tới. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ và mục đích chính của công tác lưu trữ, nhằm đưa tài liệu lưu trữ đến gần với công chúng với tư cách là một nguồn tư liệu lịch sử vô cùng quý giá và có ý nghĩa to lớn đối với công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử cũng như đối với đời sống xã hội nói chung. Về chủ đề quan hệ hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga nghiên cứu dưới góc độ lưu trữ, cho đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu được chia thành các nhóm sau đây: - Các công trình nghiên cứu khoa học, có đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội với tên gọi “Các nguồn tài liệu lưu trữ về quan hệ Việt Nam – Liên Xô (1950-1991)” của tác giả Đào Xuân Chúc năm 2011. Trong đề tài của mình, tác giả tập trung khảo sát, giới thiệu các nguồn tài liệu đang bảo quản tại Việt Nam, là 10
  13. TTLTQGIII, Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Phim Việt Nam, khối tài liệu cá nhân…về mối quan hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô giai đoạn 1950-1991. Trong mỗi cơ quan lưu trữ nói trên, tác giả đã giới thiệu một cách khái quát về loại hình, số lượng và thành phần nội dung của khối tài liệu lưu trữ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đánh giá giá trị của nguồn tài liệu cũng như khả năng khai thác, sử dụng chúng vào mục đích nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô giai đoạn này. - Các bài tham luận tại Hội thảo khoa học “Quan hệ Việt – Nga: Quá khứ và hiện tại” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 02/11/2007, gồm: “Quan hệ Việt – Nga: Lưu trữ và khai thác các nguồn tài liệu” của tác giả Nguyễn Thị Hiệp; “Mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô thông qua tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữu Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Lanh; “Quan hệ Việt – Nga qua tài liệu lưu trữ” của tác giả Nguyễn Lệ Nhung và “Quan hệ Việt Nam – Liên Xô qua tài liệu lưu trữ bảo quản tại TTLTQGIII” của tác giả Nguyễn Minh Sơn. - Trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1, 2010 có bài viết “Các nguồn tài liệu lưu trữ về quan hệ Việt Nam – Liên Xô (1950-1991)” của tác giả Đào Xuân Chúc đã giới thiệu một cách tóm tắt và khái quát các nguồn tài liệu lưu trữ đang bảo quản trong các Lưu trữ của Việt Nam về quan hệ Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1950-1991, chính là nội dung của công trình nghiên cứu khoa học cùng tên của tác giả đã nêu trên. - Ngoài các công trình nghiên cứu và bài viết của các tác giả cụ thể nói trên về quan hệ hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga, còn phải kể đến các hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ theo chuyên đề trong quan hệ hợp tác ngoại giao Việt - Nga đang được lưu trữ tại hai quốc gia. Đó là Triển lãm “Lịch sử hợp tác KHKT Việt Nam – Liên Xô trong những năm 1950-1990” do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Việt Nam phối hợp với Cục Lưu trữ Liên bang Nga tổ chức năm 2005 nhân kỉ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô (30/01/1950-30/01/2005). Triển lãm trưng bày gần 400 tài liệu bằng văn bản, phim, ảnh, ghi âm, ấn phẩm, bài báo và các hiện vật phản ánh sinh động lịch sử hoạt động hợp tác kinh tế và KHKT giữa Việt Nam và Liên Xô, Liên bang Nga trong hơn nửa thế kỷ qua. Ðây là những tài liệu được tuyển chọn từ các kho lưu trữ của Việt 11
  14. Nam và Liên bang Nga hoặc từ các sưu tập lưu trữ. Trực tiếp về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga, năm 2009, nhân kỉ niệm 59 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (30/01/1950- 30/01/2009), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Việt Nam phối hợp với Cục Lưu trữ Liên bang Nga tổ chức Triển lãm với chủ đề “Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo”. Gần 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật được chọn lọc từ các Lưu trữ của Việt Nam, Liên bang Nga và của các cá nhân đã từng học tập, công tác tại Liên bang Xô viết trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Trên cơ sở các tài liệu và hiện vật được trưng bày tại Triển lãm, TTLTQGIII đã biên soạn thành cuốn sách “Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo qua triển lãm tài liệu lưu trữ” được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2011. Cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc các văn bản ngoại giao kí kết hợp tác đào tạo công dân hai nước, hoạt động chuyên gia của nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Như vậy, các công trình nghiên cứu, bài viết và ấn phẩm nêu trên đã hướng tới việc giới thiệu tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga nói chung cũng như đã đi sâu làm rõ một số lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực đào tạo – vấn đề nghiên cứu của tác giả trong đề tài này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và ấn phẩm kể trên mới chỉ công bố và giới thiệu một cách khái quát và điển hình các nguồn tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo xuyên suốt lịch sử ngoại giao hai nước đến ngày nay. Đi sâu giới thiệu và làm rõ nội dung quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô trong giai đoạn 1950-1991 thể hiện qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQGIII, cho đến nay, chưa có một tài liệu nào đề cập tới. 6. Các nguồn tƣ liệu tham khảo Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ sử dụng một số nguồn tư liệu tham khảo chính sau đây: - Hồ sơ, tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) đang bảo quản tại TTLTQGIII, Hà Nội là nguồn tư liệu chính; - Các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết của các tác giả trên các báo, tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học, hội thảo chuyên đề liên quan đến quan hệ Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga, trong đó có nội dung hợp tác giữa hai nước; 12
  15. - Một số xuất bản phẩm nghiên cứu lịch sử ngoại giao Việt Nam, quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga, bao gồm các cuốn sách: “Việt Nam – Liên Xô – 30 năm quan hệ (1950-1980)” do Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova và Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội hợp tác xuất bản năm 1983;“Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo qua triển lãm tài liệu lưu trữ” xuất bản năm 2011 bởi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật; “Đối ngoại Việt Nam qua các thời kì lịch sử (1945-2012)” của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013; "Lịch sử giáo dục Việt Nam” của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2013 và cuốn “Lịch sử ngoại giao Việt Nam 1945-2000” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2015… - Khai thác tư liệu trên mạng Internet, Báo Nhân dân, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn… 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp khảo sát: Để khảo sát về loại hình, đặc điểm và thành phần nội dung tài liệu về vấn đề nghiên cứu đang bảo quản tại TTLTQGIII; - Phương pháp sử liệu học: Để xem xét, xác định giá trị, độ tin cậy của tài liệu đề cập đến vấn đề nghiên cứu; - Phương pháp thống kê: Được áp dụng khi chúng tôi thống kê số lượng hồ sơ và ĐVBQ có trong các phông lưu trữ; số lượng các tài liệu đề cập đến vấn đề trong các phông; - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để tổng hợp thông tin có trong hồ sơ tài liệu thành các mặt của nội dung vấn đề nghiên cứu; phân tích giá trị của tài liệu, ưu điểm và nhược điểm của công tác tổ chức khoa học, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu; - Ngoài ra, chúng tôi sẽ sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn, trao đổi và phương pháp so sánh, đối chiếu giữa tài liệu lưu trữ và các nguồn tư liệu khác trong việc đánh giá tính xác thực, độ tin cậy của tài liệu. 8. Đóng góp của đề tài Thứ nhất, luận văn giúp người đọc, người nghiên cứu nắm được khái 13
  16. quát nội dung và giá trị tiềm năng của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) đang bảo quản tại TTLTQGIII; Thứ hai, luận văn có đưa ra một số đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác tổ chức khoa học, tổ chức khai thác, sử dụng và phát huy một cách tích cực giá trị của khối tài liệu này tại TTLTQGIII trong thời gian tới; Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu và nhân dân về giá trị của tài liệu lưu trữ nói chung và giá trị của tài liệu lưu trữ về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo nhằm góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. 9. Bố cục nội dung của luận văn Chƣơng 1: Thành phần và đặc điểm khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III 1.1. Khái quát khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô (1950- 1991) đang bảo quản tại TTLTQGIII 1.2. Thành phần, đặc điểm khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) tại TTLTQGIII 1.2.1. Sơ lược lịch sử hoạt động của các cơ quan hình thành tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) 1.2.2. Khối lượng, thành phần và đặc điểm của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) Chƣơng 2: Nội dung và giá trị của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III 2.1. Nội dung quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô 2.1.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp từ năm 1950 đến năm 1954 2.1.2. Thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước từ năm 1955 đến năm 1964 2.1.3. Thời kì cả nước kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 đến năm 1975 2.1.4. Thời kì từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1976 đến khi kết thúc quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô năm 1991 14
  17. 2.2. Giá trị của khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) 2.2.1. Là cơ sở để nghiên cứu lịch sử hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xô, góp phần củng cố tình hữu nghị và phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga ngày nay 2.2.2. Góp phần nghiên cứu lịch sử ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam, trọng tâm là giáo dục đại học 2.2.3. Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đúc rút bài học kinh nghiệm, đề ra các chủ trương, biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý LHS 2.2.4. Là một trong những nguồn tư liệu lịch sử phục vụ nghiên cứu về giới trí thức Việt Nam Chƣơng 3: Tình hình tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) và một số kiến nghị, giải pháp 3.1. Tình hình tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu 3.1.1. Tình hình tổ chức khoa học tài liệu 3.1.2. Tình hình khai thác, sử dụng tài liệu 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo 3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng hiệu quả tài liệu về hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo 3.2.1. Giải pháp về thu thập, bổ sung và sưu tầm tài liệu từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân để đảm bảo sự hoàn chỉnh của thành phần tài liệu 3.2.2. Giải mật tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện cho phép khai thác, sử dụng phù hợp với quy định của Nhà nước 3.3.3. Hoàn thiện công tác tổ chức khoa học tài liệu 3.2.4. Tăng cường các hình thức công bố, tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu 15
  18. CHƢƠNG 1 THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHỐI TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN XÔ TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO (1950-1991) ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III 1.1. Khái quát khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô (1950-1991) đang bảo quản tại TTLTQGIII Với vai trò là một trong bốn Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, hàng năm liên tục thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ từ các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực thẩm quyền lưu trữ, TTLTQGIII hiện nay đang bảo quản khoảng 14 km giá tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử, hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Trung ương của bộ máy Nhà nước; các đoàn thể, cá nhân, gia đình và dòng họ tiêu biểu của nước Việt Nam DCCH và nước CHXHCN Việt Nam và các tài liệu khác được giao quản lý trên địa bàn từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc. Với sự đa dạng về loại hình tài liệu gồm tài liệu quản lý hành chính, tài liệu nghe nhìn, tài liệu KHKT và khối tài liệu có xuất xứ cá nhân và sự phong phú về nội dung thông tin, những tài liệu này là những chứng cứ lịch sử phản ánh chân thực, khách quan và toàn diện cả quá trình thành lập, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam suốt mấy chục năm qua, trong đó có các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam với các nước trên thế giới trong mọi lĩnh vực. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô là một phần của lịch sử ngoại giao của Việt Nam được phản ánh trong tất cả các loại hình tài liệu giấy và tài liệu nghe nhìn đang bảo quản tại TTLTQGIII. Để có thông tin khái quát nhất và tương đối chính xác về thành phần, khối lượng và nội dung khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô tại Trung tâm, chúng tôi đã kế thừa một phần kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội “Các nguồn tài liệu lưu trữ ở Việt Nam về quan hệ hợp tác 16
  19. Việt Nam – Liên Xô (1950-1991)” của PGS.TS. Đào Xuân Chúc được thực hiện từ năm 2007-2009, kết hợp với việc rà soát toàn bộ mục lục hồ sơ các phông lưu trữ cơ quan, tổ chức và các khối tài liệu khác được tiếp tục bổ sung và thu thập mới vào Trung tâm từ năm 2010 (sau khi đề tài hoàn thành) đến thời điểm hiện tại. Một số nét khái quát về khối tài liệu này như sau: Thứ nhất, về loại hình tài liệu giấy, chúng tôi đã thống kê được khoảng 1900 hồ sơ/ĐVBQ có nội dung về hợp tác Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1950-1991 trong 35 phông lưu trữ cơ quan, tổ chức trung ương và một số công trình xây dựng cơ bản tiêu biểu là Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cầu Thăng Long...Một số phông có khối lượng tài liệu nhiều nhất là phông Phủ Thủ tướng (488 hồ sơ), phông UBKHNN (128 hồ sơ), phông Bộ Văn hóa (87 hồ sơ) và phông UBKhHNN (76 hồ sơ); tài liệu còn lại rải rác ở các phông lưu trữ cơ quan, tổ chức Trung ương khác trong bộ máy Nhà nước, gồm các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhà nước. Nội dung hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam với Liên Xô (thể hiện qua các tiêu đề hồ sơ) rất phong phú và toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...Đó là những hồ sơ về các cuộc gặp gỡ, trao đổi, đàm phán, kí kết các văn kiện hợp tác song phương giữa hai nước; tài liệu thực hiện quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực; tài liệu về sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc kháng chiến kiến quốc của Việt Nam ngay từ khi hai nước thiết lập quan hệ...Qua khảo sát, chúng tôi thấy tài liệu lưu trữ chữ viết về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô tại Trung tâm hiện nay chủ yếu phản ánh quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và KHKT. Thứ hai, về loại hình tài liệu nghe nhìn, hiện nay, Trung tâm đang bảo quản hàng chục bộ phim thời sự - tài liệu do Liên Xô quay hoặc giúp Việt Nam quay, hơn 2000 tấm ảnh trong tổng số 300.000 tấm ảnh đang được bảo quản tại Trung tâm và khoảng 60 giờ băng ghi âm, đã ghi chép và phản ánh sinh động các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân và đế quốc, về các cuộc gặp gỡ, trao đổi và làm việc giữa hai Đảng và hai Nhà nước cũng như ghi lại những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong suốt chặng đường hơn 40 năm quan hệ. Có thể khẳng định, khối tài liệu về hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xô thể hiện ở tất cả loại hình tài liệu, đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III 17
  20. hiện nay đã phản ánh tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh mối quan hệ hợp tác hữu nghị, toàn diện và tình cảm sâu đậm giữa hai nước kể từ khi Liên Xô công nhận và đồng ý thiết lập quan hệ với Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1991 khi Liên Xô tan rã và chuyển tiếp sang quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga. Nổi bật trên hết là sự giúp đỡ, ủng hộ về mọi mặt của Liên Xô trong gần nửa thế kỉ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và tạo nên mối quan hệ đặc biệt thân cận giữa hai nước trong thời gian này. 1.2. Thành phần, đặc điểm khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III 1.2.1. Sơ lược lịch sử hoạt động của các cơ quan hình thành tài liệu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) Qua khảo sát toàn bộ hệ thống mục lục hồ sơ và khảo sát trực tiếp tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQGIII liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi thống kê được 12 phông lưu trữ cơ quan, tổ chức có thành phần nội dung tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô (1950-1991) thuộc phạm vi đối tượng và nội dung vấn đề nghiên cứu đã được giới hạn tại Phần mở đầu của luận văn. Đó là các cơ quan, tổ chức trung ương của bộ máy hành chính Nhà nước thời kì 1950-1991 gồm Phủ Thủ tướng, UBKHNN, UBKhHNN, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và THCN, Bộ Văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Nội vụ, Bộ Nông lâm, Bộ Công nghiệp và Bộ Y tế. Tuy nhiên, giữa các phông lưu trữ kể trên có sự chênh lệch về khối lượng hồ sơ, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và nội dung thông tin tài liệu được phản ánh ở nhiều mức độ khác nhau. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu các cơ quan, tổ chức có nhiều nhất khối tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo Việt Nam – Liên Xô và thành phần nội dung tài liệu tương đối hoàn chỉnh gồm Phủ Thủ tướng, UBKHNN, UBKhHNN và các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục, đào tạo là Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và THCN, không xét đến mức độ nhiều ít của tài liệu trong hai phông này. Với các phông nêu trên, chúng tôi sẽ giới thiệu sự hình thành của các cơ quan cũng như tập trung làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này có liên quan đến sự hình thành các tài liệu về quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai nước trong thành phần tài liệu của mỗi phông. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0