intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Hoạt động hợp tác quốc tế của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoạt động hợp tác quốc tế của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá các biện pháp và kết quả thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế của CVTLTNN trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và xây dựng quy trình về hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Hoạt động hợp tác quốc tế của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HUỆ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ Chuyên ngành: Lưu trữ học Mã số: 8320303 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU TRỮ HỌC HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : TS. Cam Anh Tuấn Phản biện 1: TS. Nguyễn Mạnh Cường Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Chinh Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp số 4 Học viện Hành chính Quốc gia Số: 371 Nguyễn Hoàng Tôn – Tây Hồ - Hà Nội Thời gian: vào hồi 8 giờ 30 ngày 11 tháng 8 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tài liệu lưu trữ (TLLT) là di sản văn hoá của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng, có vai trò to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, được Đảng và Nhà nước quan tâm thể hiện ở các văn kiện chính trị, văn bản quản lý, đặc biệt là Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (CVTLTNN) đang quản lý một khối lượng lớn (33 km giá) TLLT quốc gia và xây dựng được hệ thống mạng lưới hợp tác quốc tế (HTQT) về lưu trữ khá quy mô. Để thực hiện sứ mệnh “bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ” trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà đích đến của công tác lưu trữ là phát huy giá trị (PHGT) TLLT, HTQT về lưu trữ nói chung và trong PHGT TLLT là xu thế tất yếu. Vì vậy, CVTLTNN cần phải có định hướng chiến lược và giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động HTQT trong phát huy giá trị (PHGT) TLTL. Tuy nhiên, trong những năm qua mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song hoạt động HTQT của CVTLTNN trong PHGT TLLT còn hạn chế số lượng và chất lượng, chưa được thực hiện một cách hệ thống, đồng bộ, khoa học nên chưa tương xứng với tiềm năng lưu trữ và phát huy tối đa giá trị của tài liệu. Với nhận thức nêu trên, học viên chọn đề tài “Hoạt động hợp tác quốc tế của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn cao học chuyên ngành Lưu trữ học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo như: các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết, tham luận tại hội thảo, báo cáo chuyên môn về HTQT, PHGT TLLT. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến hoạt động HTQT trong PHGT TLLT.
  4. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá các biện pháp và kết quả thực hiện hoạt động HTQT của CVTLTNN trong PHGT TLLT; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động HTQT trong PHGT TLLT và xây dựng quy trình về HTQT trong PHGT TLLT. * Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) nghiên cứu một số vấn đề lý luận và pháp lý về HTQT trong PHGT TLLT; (i) nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của CVTLTNN và sự phân cấp quản lý trong HTQT trong PHGT TLLT của CVTLTNN và các TTLTQG (TTLTQG); (iii) khảo sát, đánh giá các biện pháp và kết quả đạt được trong hoạt động HTQT của CVTLTNN trong PHGT TLLT; (iv) nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm về HTQT trong PHGT TLLT ở một số nước trên thế giới có giá trị tham khảo đối với Lưu trữ Việt Nam; (v) đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và xây dựng quy trình về hoạt động HTQT trong PHGT TLLT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: hoạt động HTQT trong PHGT TLLT. * Phạm vi không gian: hoạt động HTQT trong PHGT TLLT được thực hiện tại CVTLTNN (các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục). * Phạm vi thời gian: Từ năm 2007 đến nay, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 về tăng cường bảo vệ và PHGT của TLLT. * Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp thực hiện hoạt động HTQT trong PHGT TLLT như: xây dựng, ban hành các quy định; tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự; đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất; thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về HTQT trong PHGT TLLT. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp khảo sát, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp sử liệu học, phương pháp trao đổi, phỏng vấn.
  5. 3 6. Ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học: Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đã phân tích, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về HTQT trong PHGT TLLT như: khái niệm, mục đích, nguyên tắc, nội dung và các biện pháp thực hiện hoạt động HTQT trong PHGT TLTL. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở khảo cứu kết quả thực hiện hoạt động HTQT trong PHGT TLTL so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế và đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác này. Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập quốc tế về lưu trữ. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về HTQT trong PHGT TLLT. Chương 2: Biện pháp và kết quả thực hiện hoạt động hợp quốc tế của CVTLTNN trong PHGT TLLT. Chương 3: Giải pháp tăng cường HTQT trong PHGT TLLT.
  6. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm tài liệu lưu trữ Tài liệu là thông tin có nội dung và dạng thức không thay đổi trên các vật mang tin khác nhau, được hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm tài liệu giấy, tài liệu điện tử và tài liệu khác. TLLT là những tài liệu có giá trị, được lựa chọn để lưu trữ, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.1.2. Khái niệm PHGT TLLT PHGT TLLT là hoạt động nghiệp vụ lưu trữ mang tính chủ động do các cơ quan, tổ chức lưu trữ thực hiện nhằm giới thiệu, đưa TLTLT đến gần công chúng và khơi dậy tiềm năng, lan tỏa giá trị chứa đựng trong TLLT để phục vụ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.1.1.3. Khái niệm HTQT, HTQT về lưu trữ Khái niệm HTQT: HTQT là sự phối hợp giữa các chủ thể quan hệ quốc tế (quốc gia và phi quốc gia) nhằm hướng đến một kết quả chung dựa trên cơ sở các bên cùng có lợi. * HTQT về lưu trữ: là hoạt động hợp tác về chuyên ngành lưu trữ giữa các cơ quan, tổ chức lưu trữ của các quốc gia nhằm đạt được lợi ích của các bên theo quy định của pháp luật mỗi nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.1.1.4. Khái niệm HTQT trong PHGT TLLT Hoạt động HTQT trong PHGT TLLT là hoạt động phối hợp về chuyên môn thông qua biện pháp, hình thức mà các cơ quan đại diện cho quốc gia, tổ chức quốc tế thực hiện nhằm giới thiệu, quảng bá, lan tỏa giá trị, ý nghĩa của TLLT và đảm bảo lợi ích của các bên.
  7. 5 1.1.2. Mục đích của HTQT trong PHGT TLLT Thứ nhất, HTQT trong PHGT TLLT nhằm tuyên truyền, giới thiệu giá trị của TLLT tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Thứ hai, HTQT trong PHGT TLLT góp phần nâng cao vị thế của Ngành Lưu trữ Việt Nam. Thứ ba, HTQT trong PHGT TLLT góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. 1.1.3. Nguyên tắc HTQT trong PHGT TLLT Hoạt động HTQT trong PHGT TLLT vừa phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của HTQT về lưu trữ vừa phải tuân thủ các nguyên tắc của ngành lưu trữ là: nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền; nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi; nguyên tắc tông trọng thể chế chính trị; nguyên tắc tôn trọng sự thật lịch sử. 1.1.4. Các biện pháp thực hiện HTQT trong PHGT TLLT Để đạt được mục tiêu HTQT trong PHGT TLLT, các cơ quan, tổ chức lưu trữ cần xác định rõ nội dung và sử dụng các biện pháp phù hợp để khơi dậy tiềm năng lưu trữ, PHGT TLLT phục vụ thiết thực công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước: Một là, xây dựng và ban hành các quy định về HTQT trong PHGT TLLT; Hai là, xây dựng kế hoạch mang tính định hướng chiến lược và kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về hợp tác PHGT TLLT; Ba là, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức, viên chức thực hiện HTQT trong PHGT TLLT; Bốn là, đảm bảo kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động HTQT trong PHGT TLLT; Năm là, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về HTQT trong PHGT TLLT; Sáu là, tổng kết, đánh giá hiệu quả và tác động của hoạt động hợp tác trong phát huygiá trị TLLT. 1.2. Cơ sở pháp lý 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của Nhà nước liên quan đến HTQT và PHGT tài liệu Chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của Nhà nước về đường lối đối ngoại được thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
  8. 6 lần thứ IX, XI, XIII và được thể chế hóa qua hệ thống văn bản quy định của Nhà nước về HTQT, HTQT về lưu trữ, sử dụng, PHGT TLLT; ký kết, gia nhập điều ước quốc tế; thỏa thuận quốc tế; gia nhập các tổ chức lưu trữ quốc tế; tổ chức các đoàn ra, đoàn vào; tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế... tại Luật Lưu trữ năm 2011, Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/3/2007, Luật Thỏa thuận quốc tế số 70/2020/QH14 năm 2021; Luật điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 năm 2016; Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; Thông tư số 102/2012/TT- BTC ngày 21/6/2012 và Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày10/8/2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ, mức chi tổ chức đoàn ra, đoàn vào, hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam… 1.2.2. Các văn bản quy định của Ngành và của CVTLTNN Trên cơ sở định hướng chung về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đường lối ngoại và HTQT về lưu trữ, Bộ Nội vụ và CVTLTNN đã ban hành một số các băn bản quy định, hướng dẫn đối với hoạt động HTQT về lưu trữ và PHGT TLLT bao gồm: Quyết định số 579/QĐ-BNV ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nội vụ về việc “Phê duyệt Quy hoạch ngành VTLT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 249/QĐ – BNV ngày 26/3/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05/2007/CT-TTg; Kế hoạch số 218/KH – VTLTNN ngày 05/4/2007 của CVTLTNN về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và PHGT; Quyết định số 1092/QĐ-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế quản lý công tác HTQT của Bộ Nội vụ.
  9. 7 Chương 2 BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ 2.1. Tổng quan về Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước CVTLTNN là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 1199/QĐ-BNV ngày 16/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong đó có nhiệm vụ PHGT TLLT và thực hiện HTQT về VTLT. Cơ cấu tổ chức của CVTLTNN gồm 06 đơn vị chức năng và 07 đơn vị sự nghiệp. 2.1.2. Khái quát về loại hình, nội dung, thành phần tài liệu do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước quản lý Hiện nay, giúp CVTLTNN bảo quản trực tiếp TLLT là 04 TTLTQG với gần 1.000 phông/sưu tập tài liệu tương đương khoảng 33km giá, trong đó có 02 sưu tập tài liệu được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới (khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn và Châu bản triều Nguyễn); 02 sưu tập tài liệu được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia (Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945 - 1946 và Mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam của Họa sĩ Bùi Trang Chước). TLLT bảo quản tại các TTLTQG được viết bằng các ngôn ngữ: tiếng Hán, Hán - Nôm, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Việt trên các vật mang tin bằng giấy, mộc bản, phim, ảnh, ghi âm hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình dòng họ tiêu biểu, phản ánh toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế văn hoá - xã hội của nước ta từ thế kỷ XIX đến nay.
  10. 8 2.1.3. Tổng quan về quan hệ hợp tác quốc tế của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước CVTLTNN đã xây dựng mạng lưới HTQT khá quy mô, gồm quan hệ hợp tác đa phương và quan hệ song phương. a) Quan hệ hợp tác đa phương CVTLTNN hiện là thành viên chính thức của 03 tổ chức lưu trữ quốc tế là Hội đồng Lưu trữ quốc tế, Chi nhánh Đông Nam Á của Hội đồng Lưu trữ quốc tế và Hiệp hội Lưu trữ các nước sử dụng tiếng Pháp, đồng thời được tín nhiệm bầu vào các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức này và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. b) Quan hệ hợp tác song phương CVTLTNN chính thức thiết lập quan hệ hợp tác song phương ký kết các Biên bản ghi nhớ, Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực lưu trữ với các cơ quan lưu trữ của 12 nước trong khu vực và trên thế giới như: Lào, Cămpuchia, Cuba, Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Pháp, Mỹ, Singapore, Indonesia. Qua đó, triển khai nhiều hoạt động hợp tác có ý nghĩa với các cơ quan lưu trữ các nước, góp phần khẳng định vị thế của Lưu trữ Việt Nam cộng đồng lưu trữ quốc tế. 2.2. Quan điểm và các biện pháp của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ 2.2.1. Quan điểm, nhận thức của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Thứ nhất, HTQT trong PHGT TLLT đảm bảo trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi; phục vụ lợi ích chung của dân tộc, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân; tuyệt đối không gây phương hại, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tránh mọi sự xuyên tạc, bóp méo các sự kiện, hiện tượng, các nhân vật lịch sử. Thứ hai, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại, về tiếp cận thông tin và bảo vệ bí mật
  11. 9 nhà nước; bảo đảm độ chính xác, tin cậy cao về nội dung và hình thức tài liệu trong quá trình thực hiện. Thứ ba, hoạt động HTQT trong PHGT TLLT được thực hiện trên cơ sở huy động mọi nguồn lực như: ngân sách nhà nước, xã hội hoá, hợp tác công - tư, HTQT; phát huy tối đa nội lực của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Thứ tư, duy trì và tăng cường các hoạt động hợp tác đa phương, song phương về lưu trữ, trong đó đẩy mạnh với các nước có trình độ đào tạo hiện đại, tiên tiến để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ lưu trữ, xây dựng Ngành lưu trữ hiện đại, có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới, hướng tới đích đến của lưu trữ là phục vụ xã hội tốt hơn. 2.2.2. Các biện pháp về hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ 2.2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản về hoạt động HTQT trong PHGT TLLT Trên cơ sở nhận thức nhận thức về đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, quán triệt Chỉ thị 05/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy định của Bộ Nội vụ, kế hoạch chiến lược của Ngành và thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, CVTLTNN đã xây dựng và ban hành một số văn bản quy định liên quan, cụ thể như: - Kế hoạch số 218/KH – VTLTNN ngày 05/4/2007, văn bản số 300/VTLTNN-NVTW ngày 03/5/2007 về việc thực hiện, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 05/2007/CT-TTg; Tổ chức Hội nghị phổ biến Chỉ thị 05/2007/CT-TTg và các văn bản pháp luật về VTLT, đồng thời tuyên truyền các văn bản này trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Quyết định số 88/QĐ-VTLTNN ngày 22/4/2020 ban hành Quy chế làm việc và Quyết định số 164/QĐ-VTLTNN ngày 17/12/2021 ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của CVTLTNN, trong đó đưa ra các quy định về tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài và đón tiếp các đoàn vào làm việc với CVTLTNN với các nội dung, mục đích khác nhau bao gồm cả hợp tác PHGT TLLT.
  12. 10 - Hằng năm, CVTLTNN đều ban hành kế hoạch công tác và kế hoạch hợp tác quốc tế có nội dung hợp tác với lưu trữ các nước tổ chức triển lãm TLLT, biên soạn ấn phẩm lưu trữ; hoặc trình Bộ Nội vụ đưa vào chương trình công tác năm của Bộ hoạt động hợp tác về PHGT TLLT. 2.2.2.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện hoạt động HTQT trong PHGT TLLT a) Về tổ chức bộ máy Bộ Nội vụ giao cho CVTLTNN thực hiện nhiệm vụ “hợp tác quốc tế về lưu trữ” và “phát huy giá trị tài liệu lưu trữ”, theo đó, CVTLTNN đã có sự phân công các đơn vị thực hiện nhiệm vụ này. Hiện nay, giúp CVTLTNN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoạt động HTQT trong PHGT TLLT có 02 đơn vị chức năng là P.HTQT&QLKH và P.QLVTLT I; Giúp CVTLTNN trực tiếp thực hiện các hoạt động phát huy là 04 TTLTQG. b) Về nhân sự Hằng năm, CVTLTNN đều có kế hoạch giao biên chế cho các đơn vị. Biên chế các đơn vị hiện nay được giao theo Quyết định số 175/QĐ- VTLTNN ngày 10/10/2022 của CVTLTNN, qua khảo sát 06 đơn vị liên quan, số lượng biên chế có mặt so với biên chế được giao của P.HTQT&QLKH là 3/7 biên chế; P.QLVTLT I là 9/12 biên chế; TTLTQG I là 12/13 biên chế; TTLTQG II là 10/14 biên chế; TTLTQG III đủ 13/13 biên chế và TTLQTQG IV đủ 8/8 biên chế. Về trình độ đào tạo, các công chức viên chức đều có trình độ từ đại học trở lên và chỉ được đào tạo một chuyên ngành, trong đó P. QLVTLT I có 100% công chức được đào chuyên ngành lưu trữ, P.HTQT&QLKH và TTLTQG I có 100% công chức được đào chuyên ngành ngoại ngữ, phần lớn CCVC những đơn vị còn lại chủ yếu được đào tạo chuyên ngành khác (văn hóa, du lịch sử, du lịch…), chuyên ngành lưu trữ và CNTT chỉ có duy nhất 01 viên chức. 2.2.2.3. Kinh phí và cơ sở vật chất thực hiện HTQT trong PHGT TLLT a) Về cơ sở vật chất
  13. 11 Trụ sở CVTLTNN và các TTLTQG đều được trang bị máy chủ, mạng LAN, Mạng Internet ADSL, hệ thống lưu trữ đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động hợp tác với các nước phát huy TLLT dưới các hình thức. Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư kinh phí để cải tạo và xây mới các khu trưng bày TLLT; đến nay cả 04 TTLTQG đều có khu trưng bày TLLT cố định và nhiều triển lãm hợp tác giữa CVTLTNN với cơ quan lưu trữ các nước đã được trưng bày tại các TTLTQG của Cục. b) Về kinh phí Hằng năm, Nhà nước đều bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này như: hợp tác với các cơ quan, tổ chức lưu trữ các nước tổ chức trưng bày, triển lãm dưới các hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến; biên soạn, xuất bản ấn phẩm lưu trữ; tổ chức các đoàn ra, đón các đoàn vào để công bố, giới thiệu LTLT là sản phẩm HTQT. Theo thống kê của tác giả, kinh phí được cấp cho hoạt động phát huy của CVTLTNN các năm 2007 – 2008 khoảng 1,1 tỷ/năm; 2009 – 2011 là 1,8 tỷ/năm; 2012 – 2017 từ 3,2 – 3,5 tỷ/năm; 2018 đến nay khoảng 5,5 tỷ/năm. Trong đó, kinh phí dành cho hoạt động HTQT trong PHGT TLLT các năm 2007 – 2017 khoảng 0,5 tỷ/năm; năm 2018 là 2,5 tỷ và năm 2019 là 2,3 tỷ; các năm 2021 – 2022 khoảng 600 triệu/năm (do ảnh hưởng của Covid-19). 2.2.2.4. Thực hiện hoạt động về HTQT trong PHGT TLLT. a) Tổ chức đàm phán, ký kết các thỏa thuận, biên bản hợp tác với các cơ quan, tổ chức lưu trữ các nước: Trong khuôn khổ các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác CVTLTNN đã ký kết với LTQG của13 nước đều có các nội dung hợp tác PHGT TLTLT như: hợp tác tổ chức triển lãm TLLT; biên soạn, xuất bản ấn phẩm lưu trữ; hợp tác xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TLLT. b) Xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình hợp tác thực hiện hoạt động PHGT TLLT: Căn cứ thỏa thuận hợp tác đã ký kết với lưu trữ các nước và yêu cầu thực tiễn công tác cũng như năng lực cán bộ và điều kiện kinh phí, các đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm giúp Cục VTLTLNN xây dựng
  14. 12 chương trình, kế hoạch kế hoạch PHGT TLLT theo giai đoạn hoặc hàng năm. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ trong kế hoạch hành động ký kết với Cơ quan Lưu trữ Liên bang Nga và Biên bản làm việc ký với Cục Lưu trữ Pháp là định hướng kế hoạch theo giai đoạn 03 năm, còn phần lớn hoạt động PHGT TLLT ký kết với các nước và công tác phát huy ở các LTQG chưa được xây dựng kế hoạch dài hạn mà chỉ được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm hoặc đột xuất. c) Thực hiện hoạt động nghiệp vụ về HTQT trong PHGT TLLT: Các chủ thể hợp tác xác định mục đích, yêu cầu, chủ đề, nội dung TLLT cần giới thiệu và thời gian, địa điểm thực hiện hoạt động phát huy; Thực hiện các thủ tục xin phép, báo cáo về chủ trương đối với các cơ quan hữu quan; Khảo sát, lựa chọn, lập danh mục tài liệu và xây dựng đề cương; Chuẩn bị tài liệu, thực hiện nội dung; Thẩm định, trình duyệt và thực hiện sau khi được phê duyệt. 2.3. Kết quả hoạt động hợp tác quốc tế của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ từ năm 2007 đến nay 2.3.1. Hợp tác tổ chức triển lãm chung tài liệu lưu trữ Từ năm 2007 đến năm 2022, CVTLTNN đã thực hiện tổng số 131 cuộc trưng bày, triển lãm TLLT có quy mô, tính chất khác nhau, trong đó có 17 triển lãm hợp tác với cơ quan lưu trữ các nước Cuba, Nga, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản… với các hình thức triển lãm như: (i) Triển lãm trực tiếp (ii) Triển lãm trực tuyến và (iii) Triển lãm kết hợp trực tuyến và trực tiếp. 2.3.2. Hợp tác biên soạn, xuất bản ấn phẩm lưu trữ Trong tổng số 121 ấn phẩm lưu trữ của CVTLTNN từ năm 2007 đến nay, CVTLTNN đã hợp tác với các cơ quan lưu trữ các nước như: Cuba, Liên bang Nga, Trung Quốc, Pháp, Lào ...biên soạn và xuất bản 07 cuốn sách. Hầu hết những ấn phẩm lưu trữ này được biên soạn trên cơ sở các triển lãm chung về TLLT. 2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về tài liệu lưu trữ Đây là hình thức phát huy mới, được CVTLTNN và Cục Lưu trữ Pháp hợp tác thực hiện tháng 4/2022. Việc hợp tác xây dựng Cổng thông tin điện tử
  15. 13 CSDL chung khối TLLT tiếng Pháp giai đoạn 1858 – 1954 bảo quản tại các cơ quan lưu trữ Việt Nam và Pháp tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận nguồn sử liệu tin cậy. Tuy nhiên, thực hiện được hình thức hợp tác phát huy này phải căn cứ vào các yếu tố như: mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam với các nước, nguồn TLLT, các nguồn lực về nhân sự, kinh phí. 2.5. Nhận xét, đánh giá 2.5.1. Ưu điểm a) Về quan điểm, nhận thức và các biện pháp CVTLTNN thực hiện hoạt động HTQT trong PHGT TLLT: - Sự nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động HTQT trong PHGT TLLT của các thế hệ lãnh đạo CVTLTNN ngày càng có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày nay. - CVTLTNN đã không ngừng nỗ lực duy trì, thiết lập quan hệ hợp tác với lưu trữ các nước, trong đó chú trọng việc tăng cường hợp tác với các nước có ngành lưu trữ phát triển, hiện đại như Nga, Pháp, Mỹ, Nhật Bản vv..; thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ bảo quản khối lượng lớn tài liệu được Nhà nước giao phó. - Các quy định về trách nhiệm của cơ quan lưu trữ tham gia hợp tác; thủ tục, tổ chức đoàn ra, đón, tiếp khách quốc tế; thẩm quyền cho phép khai thác TLTL … có tính nguyên tắc cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu về HTQT trong PHGT TLTL. - Các nguồn lực thực hiện HTQT trong PHGT TLLT: CVTLTNN đã thành lập và phân công các đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, CVTLTNN cũng quan tâm trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện làm việc cho CCVC; bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động hợp tác PHGT TLLT; tạo điều kiện để CCVC tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, nâng cao trình độ nghiệp vụ lưu trữ và ngoại ngữ. b) Về kết quả đạt được từ hoạt động HTQT trong PHGT TLLT: - CVTLTNN đã KTSD nguồn TLLT giá trị, ý nghĩa hiện đang được bảo quản tại các TTLTQG và vận dụng mối quan hệ hợp tác để PHGT tài liệu
  16. 14 bằng các hình thức khác nhau, đồng thời tranh thủ sưu tầm những tài liệu giá trị được bảo quản tại cơ quan lưu trữ các nước - Số lượng, chất lượng các hoạt động hợp tác trong PHGT TLTL ngày càng được cải thiện; hình thức thể hiện phong phú hơn. - Bước đầu tận dụng thế mạnh của CNTT và mạng xã hội để truyền thông, quảng bá, giới thiệu TLLT trong và ngoài nước đã góp phần đưa TLLT đến với công chúng một cách nhanh chóng hơn. - Việc thực hiện các hoạt động HTQT trong PHGT TLLT giúp duy trì và phát triển mạng lưới quan hệ hợp tác song phương, đa phương về lưu trữ, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác về văn hóa đối ngoại với các nước. 2.5.2. Hạn chế Hoạt động HTQT trong PHGT của CVTLTNN còn bộc lộ những bất cập, hạn chế sau: - Nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát huy nói chung và HTQT trong PHGT TLLT nói riêng ở các cấp lãnh đạo và CCVC tuy đã có sự chuyển biến tích cực nhưng chưa có sự định hướng chiến lược. Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy giai đoạn 2007 – 2011 gần như chưa có sự hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch dài hạn về HTQT trong PHGT TLLT; Quy hoạch ngành văn thư lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành năm 2012) tuy có các mục tiêu, giải pháp về HTQT và PHGT tài liệu nhưng vẫn mang tính khái quát chung, chưa cụ thể về lộ trình, nội dung thực hiện nên gây ra những khó khăn nhất định trong việc chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động HTQT trong PHGT TLLT; - Các quy định về HTQT trong PHGT TLLT chưa đầy đủ (Luật Lưu trữ 2011 chưa quy định về PHGT TLLT, HTTQ trong PHGT TLLT), CVTLTNN chưa có quy trình hướng dẫn thống nhất; những văn bản quy định về nghiệp vụ chưa quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của PHGT TLLT, vấn đề về giải mật TLLT, những tài liệu nào được phép đưa ra phát huy. - Nhiệm vụ HTQT trong PHGT TLLT chưa được quan tâm thỏa đáng, các đề án chuyên môn đã và đang thực hiện mới chỉ xử lý được một số vấn đề
  17. 15 nghiệp vụ cơ bản và phát huy một phần nhỏ lượng TLLT trong tổng số hơn 33.000 mét giá tài liệu hiện đang bảo quản tại 04 TTLTQG. - Đội ngũ CCVC thực hiện nhiệm vụ HTQT trong PHGT TLLT ít về số lượng và yếu về chất lượng, trình độ nhận thức chính trị, ngoại ngữ, kiến thức lịch sử, khả năng ứng dụng CNTT còn hạn chế. - Hoạt động HTQT trong PHGT TLLT còn rời rạc, phân tán, thụ động, thiếu tính định hướng; việc lựa chọn chủ đề và thời điểm hợp tác phát huy giá trị TLLT còn lúng túng, chủ đề có phần đơn điệu, thậm chí trùng lặp, chưa hấp dẫn, tạo ấn tượng, thu hút công chúng; hình thức hợp tác PHGT TLLT chưa có nhiều đổi mới, chủ yếu là các hình thức truyền thống; thông tin, tuyên truyền về không có kế hoạch, lộ trình cụ thể, chưa được thực hiện bài bản đã hạn chế số lượng, đối tượng độc giả biết đến. - Hoạt động hợp tác trong PHGT TLLT chỉ được thể hiện qua việc báo cáo bằng văn bản, chưa được tổ chức tổng kết, đánh giá định kỳ; không có biện pháp theo dõi, đánh giá mức độ quan tâm, hài lòng của công chúng mà các TTLTQG chỉ phân công viên chức tổng hợp đoàn khách đến tham quan trong lễ khai mạc, công bố sự kiện hoặc có được một số ý kiến nhận xét qua việc ghi sổ cảm tưởng. 2.5.3. Nguyên nhân Những hạn chế trong hoạt động HTQT của CVTLTNN trong PHGT TLLT do những nguyên nhân sau: - Do nhận thức muộn về HTQT trong PHGT TLLT, khí hậu nóng, ẩm quanh năm, thiên tai, chiến tranh liên miên đã làm huỷ hoại rất nhiều TLLT nên việc bảo vệ, bảo quản tài liệu luôn được đặt lên hàng đầu, lấn át cả mục đích tối thượng của công tác lưu trữ là PHGT tài liệu. - Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Ngành Lưu trữ có những nhiệm vụ lớn cần ưu tiên thực hiện, vì vậy giai đoạn vừa qua, các chính sách, hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn chỉ chú trọng đến các hoạt động liên quan trực tiếp tới việc thực hiện nhiệm vụ lớn là bảo quản an toàn tài liệu nhiều hơn một số hoạt động khác, trong đó có hoạt động HTQT trong PHGT TLLT.
  18. 16 - Thiếu khả năng dự báo trong định hướng, xây dựng kế hoạch chiến lược nên các kế hoạch HTQT trong PHGT TLLT thường chỉ được xây dựng ngắn hạn, thụ động, dễ thay đổi. - Phần lớn các triển lãm, trưng bày hợp tác để phát huy TLLT được tổ chức trực tiếp và tĩnh, hầu hết các ấn phẩm lưu trữ chưa có bản điện tử, chưa lưu hành rộng rãi để đông đảo công chúng có thể tiếp cận. - Chưa đầu tư thỏa đáng nguồn lực cho hoạt động HTQT trong PHGT TLLT: do chính sách tinh giản biên chế và tính đặc thù của nghiệp vụ HTQT trong PHGT TLLT nên chỉ tiêu biên chế ngày càng bị cắt giảm và rất khó tuyển dụng; Ngành Lưu trữ nói chung và CVTLTNN nói riêng chưa thích ứng kịp với tiến trình hội nhập quốc tế, với chuyển đổi số dẫn đến CCVC thực hiện các hoạt động hợp tác trong PHGT TLLT thiếu kiến thức liên ngành (ngoại ngữ, nghiệp vụ đối ngoại, lưu trữ; lịch sử, nhận thức chính trị kỹ năng phát huy...); Chưa dành kinh phí cho hoạt động HTQT trong PHGT TLLT một cách ổn định, năm nhiều năm ít nên phần lớn các hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ các đề án chuyên môn; Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ của các Trung tâm chưa đầy đủ, đồng bộ, thiếu các giải pháp công nghệ, chưa đẩy mạng ứng dụng CNTT trong hợp tác PHGT tài liệu.
  19. 17 Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ 3.1. Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ 3.1.1. Thực tiễn hợp tác quốc tế trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ Kinh nghiệm của LTQG Mỹ: các hình thức PHGT TLLT của LTQG Mỹ thực sự đã trở thành điểm sáng bởi những ý tưởng độc đáo, ấn tượng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại và công tác xã hội hóa tốt. Theo quan điểm của LTQG Mỹ TLLT đưa ra giới thiệu phải “đắt” về mặt giá trị, có sự đặc sắc, ấn tượng về cả nội dung và hình thức thể hiện. LTQG Mỹ đã hợp tác với cơ quan lưu trữ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Việt Nam... thực hiện hoạt động PHGT TLLT chủ yếu là dưới hình thức triển lãm trực tiếp với những tài liệu, hiện vật giá trị và các video tư liệu sống động. Kinh nghiệm của Lưu trữ Nhật Bản: LTQG Nhật Bản luôn nỗ lực trong hoạt động giới thiệu, quảng bá, PHGT TLLT với khẩu hiệu “Lưu trữ: bằng chứng từ quá khứ - Ngọn Hải đăng cho tương lai”, hướng từ việc sử dụng TLLT chủ yếu của các nhà nghiên cứu, các học giả tới sử dụng TLLT của đông đảo người dân và là “nơi lưu trữ tài liệu của nhân dân”. LTQG Nhật Bản coi trọng việc hợp tác với cơ quan lưu trữ các nước tổ chức triển lãm quốc tế và là cơ quan có kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT thực hiện các triển lãm trực tuyến được công chúng, các nhà khoa học đón nhận và đánh giá cao. Kinh nghiệm của Lưu trữ Hàn Quốc: Với định hướng phát triển văn hóa lưu trữ nhằm quảng bá, nâng tầm hình ảnh quốc gia, LTQG Hàn Quốc chú trọng thực hiện những hoạt động hợp tác PHGT TLLT có quy mô lớn và có sự tham gia của nhiều đối tác. Điển hình là “Triển lãm Văn hóa Lưu trữ Quốc tế” (2010) - một triển lãm độc đáo, quy mô nhất trong cộng đồng lưu trữ với sự hợp tác của16 quốc gia như: Argentina, Australia, Bulgaria, Trung Quốc, Ethiopia, Pháp, Đức, Hungari, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Peru, Nga, Thụy Điển, Mỹ và Việt Nam, kết hợp tổ chức hội thảo "Di sản tài liệu,
  20. 18 Lưu trữ và Công nghệ" với tham luận của các nhà lãnh đạo lưu trữ đến từ 7 quốc gia, giới thiệu và trưng bày công nghệ lưu trữ của 67 công ty và cơ quan đến từ Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Kinh nghiệm của Lưu trữ Trung Quốc: Tổng Cục Lưu trữ Nhà nước Trung Quốc (SAAC) đã xây dựng định hướng đẩy mạnh công tác PHGT TLTL, xác định xu hướng hợp tác tổ chức triển lãm ở nước ngoài trong khuôn khổ “Kế hoạch Phát triển LTQG 05 năm lần thứ 14”; ký kết thỏa thuận hợp tác về lưu trữ với hơn 20 nước và thực hiện các hoạt động hợp tác phát huy TLLT, khai thác chuyên sâu các chủ đề triển lãm và thực hiện các dự án triển lãm này thành một chuỗi triển lãm lưu động ở các điểm khác nhau nhằm phát huy hiệu quả tối đa, tổng thể, thiết lập được nhiều cơ chế giao lưu văn hóa và nhân dân cấp cao có sự tham gia của nhiều chủ thể hợ p tác. 3.1.2. Giá trị tham khảo đối với Việt Nam Một là, hoạt động hợp tác PHGT TLTL xuất phát từ quan điểm chỉ đạo và chủ trương của Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở nhận thức đó, cơ quan lưu trữ xây dựng định hướng, kế hoạch mang tính chiến lược nhằm tăng cường công tác PHGT TLTL gắn với chính sách đối ngoại của đất nước. Hai là, bên cạnh các hình thức truyền thống, HTQT trong PHGT TLTL được đa dạng hóa về hình thức hợp tác phát huy và khai thác tối đa ứng dụng CNTT trong hoạt động này như: triển lãm TLTL trực tuyến, xuất bản ấn phẩm điện tử, sử dụng các hệ thống mạng nội bộ, mạng xã hội . Ba là, khai thác sâu các chủ đề triển lãm và triển khai các hoạt động hợp tác PHGT TLLT theo hướng hình thành một chuỗi sự kiện nhằm tăng sức lan tỏa, tiết kiệm các nguồn lực và phát huy tối đa hiệu quả. Bốn là, chú trọng đến công tác truyền thông về các hoạt động hợp tác PHGT TLLT. Sử dụng truyền thông, mạng xã hội nhằm phục vụ công tác lưu trữ, thể hiện sự nhanh nhạy trong việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như kịp thời nắm bắt nhu cầu của công chúng để có sự điều chỉnh kế hoạch, phương pháp phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1