ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
..<br />
<br />
NGUYỄN HẰNG THUỶ<br />
<br />
TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỒ SƠ HÀNH CHÍNH<br />
Ở UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br />
<br />
Chuyên ngành: Lưu trữ<br />
Mã số: 60 32 24<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH<br />
LƯU TRỮ VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Vũ Thị Phụng<br />
<br />
HÀ NỘI, 2009<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1- Lý do chọn đề tài.<br />
Trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước<br />
giai đoạn 2001-2010 thì cải cách thủ tục hành chính đã và đang là yêu cầu bức<br />
xúc của nhân dân, của các tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá<br />
của tiến trình cải cách hành chính nhà nước. Những năm gần đây, các thủ tục<br />
hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, các cơ quan<br />
hành chính nhà nước đã có những cải tiến đáng kể, trong đó có những cải cách<br />
về thủ tục hồ sơ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều cơ quan hành chính nhà nước<br />
chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí và tác dụng của hồ sơ trong hoạt động của cơ<br />
quan nói chung, đối với việc cải cách thủ tục hành chính nói riêng, nên chưa<br />
quan tâm, đầu tư đúng mức tới vấn đề này, chưa xem việc tổ chức quản lý hồ sơ<br />
là một trong những nội dung quan trọng của cải cách thủ tục hành chính. Điều<br />
đó dẫn đến tình trạng quản lý hồ sơ của đa số cơ quan hành chính nhà nước hiện<br />
nay còn khá nhiều bất cập và tồn tại.<br />
Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, là<br />
nơi khối lượng giao dịch của các tổ chức và cá nhân với cơ quan quản lý Nhà<br />
nước các cấp tương đối nhiều. Chính vì vậy Thành phố Ninh Bình đã từng bước<br />
triển khai thực hiện cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách một bước các<br />
thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực dịch vụ hành chính công. Thực hiện<br />
chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010, UBND thành phố Ninh<br />
Bình đã thiết lập bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính.<br />
Sau hơn 5 năm hoạt động, mô hình này đã đạt được những kết quả nhất<br />
định, tạo sự chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý hành chính nhà<br />
nước. Hồ sơ hành chính bước đầu đã được cải tiến một bước và hoàn thiện hơn,<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch giữa nhân dân và các cơ quan chức năng<br />
thuộc UBND thành phố. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cho thấy việc tổ<br />
chức quản lý hồ sơ hành chính còn có nhiều điều cần phải xem xét, cải tiến, rút<br />
kinh nghiệm để hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà<br />
nước trong giai đoạn tới.<br />
Bản thân nhận thức được những vấn đề trên đồng thời là một cán bộ công<br />
tác tại Thành uỷ Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Sau 3 năm nghiên cứu, học tập<br />
chương trình thạc sỹ tại khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, tôi mạnh dạn chọn<br />
đề tài: “Tổ chức quản lý hồ sơ hành chính ở UBND thành phố Ninh Bình Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình nhằm nâng<br />
cao nhận thức và rèn luyện khả năng ứng dụng lý luận vào thực tiễn.<br />
1<br />
<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.<br />
- Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp<br />
tục hoàn thiện việc quản lý hồ sơ hành chính ở UBND thành phố Ninh Bình<br />
trong những năm tiếp theo.<br />
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Những vấn đề lý luận cơ bản về hồ sơ hành chính.<br />
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng việc giải quyết thủ tục hành chính và quản<br />
lý hồ sơ hành chính đang được áp dụng ở UBND thành phố Ninh Bình hiện nay.<br />
+ Đề xuất các giải pháp tổng thể và trước mắt nhằm tiếp tục hoàn thiện quy<br />
trình giải quyết thủ tục hành chính và việc quản lý hồ sơ hành chính ở thành phố<br />
Ninh Bình trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn.<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hồ sơ hành chính đang được áp<br />
dụng thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND thành phố Ninh Bình.<br />
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: giới hạn nghiên cứu đến loại hình hồ sơ<br />
hành chính hình thành trong quá trình giải quyết công việc thuộc quan hệ giữa<br />
cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân đang được áp dụng thực<br />
hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND thành phố Ninh Bình.<br />
4- Lịch sử nghiên cứu vấn đề .<br />
- Về mặt lý luận: đây là hướng nghiên cứu phổ biến trong các công trình<br />
nghiên cứu của các giảng viên, học viên của Học viện Hành chính Quốc gia. Các<br />
kết quả nghiên cứu thường thể hiện trong các sách, giáo trình, các bài viết trên<br />
tạp chí chuyên ngành hoặc các luận án, luận văn, khoá luận. Tuy nhiên có rất ít đề<br />
tài nghiên cứu sâu, riêng về hồ sơ hành chính.<br />
- Hướng nghiên cứu vận dụng lý luận vào thực tiễn nhằm làm sáng tỏ lý<br />
luận hoặc vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn và đưa ra một số<br />
đề xuất. Các kết quả nghiên cứu thường thể hiện trong các tạp chí chuyên ngành,<br />
thông tin của các địa phương, một số đề tài nghiên cứu của các giảng viên, sinh<br />
viên, học viên. Ví dụ: “Thủ tục hành chính một cửa và vấn đề tổ chức lại công<br />
tác văn thư, lưu trữ tại các đơn vị có liên quan” của GS.TSKH Nguyễn Văn<br />
Thâm đăng trên Tạp chí Văn thư – Lưu trữ, tháng 1 năm 2006; “Bàn về hồ sơ<br />
hành chính và vấn đề chuẩn hóa hồ sơ hành chính” của tác giả Hoàng Minh<br />
Cường đăng trên tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4 năm 2003; Cải cách thủ tục hồ<br />
sơ hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND các quận của Thành phố Hà<br />
Nội, luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lưu trữ của Phạm Thị Hồng Quyên…<br />
Những đề tài này phần lớn theo hướng mô tả, phân tích tình hình thực tế, đánh<br />
giá và đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị.<br />
2<br />
<br />
5. Đóng góp của luận văn.<br />
- Hệ thống hoá lý luận cũng như thực tiễn, đề xuất lên cấp trên để các nhà<br />
quản lý và hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát và sâu sắc về thực tiễn.<br />
- Góp phần chứng minh ý nghĩa và vai trò của hồ sơ hành chính và tổ chức<br />
quản lý hồ sơ hành chính đối với việc hiện đại hoá nền hành chính hiện nay.<br />
- Cung cấp cho những người quan tâm đến vấn đề cải cách thủ tục hành<br />
chính một số hiểu biết, kinh nghiệm từ thực tế ở UBND thành phố Ninh Bình.<br />
6. Phương pháp nghiên cứu :<br />
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin (chủ nghĩa duy vật biện<br />
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử).<br />
- Các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,<br />
phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp xử lý<br />
thông tin, phương pháp phỏng vấn...<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỒ SƠ HÀNH CHÍNH<br />
1.1. Những khái niệm cơ bản.<br />
- Khái niệm hồ sơ.<br />
- Khái niệm hành chính.<br />
- Khái niệm hồ sơ hành chính.<br />
1.2. Các loại hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND<br />
thành phố Ninh Bình.<br />
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND thành phố Ninh<br />
Bình.<br />
1.2.2. Các loại hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND<br />
thành phố Ninh Bình.<br />
a. Các loại hồ sơ hành chính.<br />
Hiện nay các loại hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của<br />
UBND thành phố Ninh Bình gồm các hồ sơ cụ thể như sau:<br />
- Hồ sơ thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, gồm:<br />
+ Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.<br />
+ Hồ sơ chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.<br />
+ Hồ sơ thừa kế đất ở và chuyển nội bộ trong gia đình.<br />
+ Hồ sơ đăng ký thế chấp và xoá thế chấp bằng quyền sử dụng đất.<br />
- Hồ sơ thuộc lĩnh vực tư pháp gồm :<br />
+ Hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc,<br />
xác định lại giới tính.<br />
+ Hồ sơ cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch .<br />
+ Hồ sơ cấp lại bản chính giấy khai sinh.<br />
+ Hồ sơ chứng thực bản sao từ bản chính.<br />
+ Hồ sơ chứng thực chữ ký.<br />
- Hồ sơ thuộc lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng gồm:<br />
+ Hồ sơ cấp phép xây dựng cho công trình, nhà ở riêng lẻ ở đô thị.<br />
+ Hồ sơ thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng cơ bản.<br />
- Hồ sơ thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh gồm:<br />
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh cá thể.<br />
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp tác xã.<br />
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) rượu, thuốc lá.<br />
- Hồ sơ thuộc lĩnh vực chính sách xã hội gồm:<br />
+ Hồ sơ xác nhận con thương binh, liệt sĩ và đối tượng hưởng chế độ đối<br />
với người có công.<br />
4<br />
<br />