Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú
lượt xem 6
download
Luận văn này nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú giai đoạn 2014 – 2016. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú từ nay đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHẠM VĂN ĐỒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHẠM VĂN ĐỒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TẤN PHONG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2017
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. VÕ TẤN PHONG (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 22 tháng 9 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Trương Quang Dũng Chủ tịch 2 TS. Hoàng Trung Kiên Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Hải Quang Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Quyết Thắng Ủy viên 5 TS. Lê Tấn Phước Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phạm Văn Đồng Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 09/09/1989 Nơi sinh: Bình Phước Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820171 I- Tên đề tài: Một số giải pháp n h ằ m h o à n t h i ệ n c ô n g t á c q u ả n t r ị nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Cao su đồng phú II- Nhiệm vụ và nội dung: Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Nội dung: Gồm 3 chương: chương 1 đưa ra cơ sở lý luận quản trị nguồn nhân lực; chương 2 đánh giá thực trạng tại Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú; chương 3 đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực. III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/01/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/8/2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Tấn Phong CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Phạm Văn Đồng
- ii LỜI CÁM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, Khoa Đào tạo Sau Đại học, Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em nghiên cứu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Võ Tấn Phong đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo và Trưởng phòng Tổ chức Hành chánh Công ty cổ phần cao su Đồng Phú đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Các Anh/chị Học viên ngành Quản trị kinh doanh khóa 21 và gia đình đã động viên, giúp đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn!. Phạm Văn Đồng
- iii TÓM TẮT Đề tài: “Một số giải pháp n h ằ m h o à n t h i ệ n c ô n g t á c q u ả n t r ị nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú” Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá về công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Công ty cổ phần cao su Đồng Phú. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú giai đoạn 2014 – 2016; đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú giai đoạn 2014 – 2016. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú từ nay đến năm 2020. Mô hình nghiên cứu đưa ra 3 thành phần. Mẫu khảo sát được thực hiện ngẫu nhiên với số lượng là 250 người lao động đang làm việc trong Công ty cổ phần cao su Đồng Phú. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê và dự báo. Trên cơ sở lý thuyết và phân tích dữ liệu thu thập được, nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cao su Đồng Phú
- iv ABSTRACT Thesis: ” Methods to improve human resources management at Dong Phu rubber joint stock company (DPR) ” This research is conducted to analyze and evaluate effectiveness of current HR management at DPR and its subsidiaries during the period from 2014- 2016. Solutions are then suggested in order to improve the system in the following years until 2020. The model of this research constitutes 3 parts. Research sample comprises 250 employees that are chosen randomly within the company and its subsidiaries. The method used is statistical projection. Based on the theories and the collected data, this research paper is able to conclude which factors affect the training and development of human resources at DPR.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ xi PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu: .........................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ........................................3 7. Bố cục dự kiến của luận văn: ..............................................................................4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC..................5 1.1. Khái quát, vai trò của quản trị nguồn nhân lực ....................................................5 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực ............................5 1.1.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực ...............................................................6 1.1.2.1. Vai trò của công tác quản trị nguồn nhân lực ........................................6 1.1.2.2. Vai trò của Phòng nhân sự .....................................................................7 1.2. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực .............................................7 1.3. Nội dung quản trị nguồn nhân lực ........................................................................8 1.3.1. Hoạch định nguồn nhân lực ........................................................................10 1.3.2. Phân tích công việc .....................................................................................13 1.3.3. Tuyển dụng .................................................................................................14 1.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................................15
- vi 1.3.5. Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên: ..................................................15 1.3.6. Lương, thưởng và các chính sách đãi ngộ...................................................16 1.4. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực tại một số công ty Việt Nam ..........18 1.4.1. Công ty Cổ phần thép Việt - Nhật (HPS) Hải Phòng .............................18 1.4.1.2. Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện (PTI) tại Hải Phòng .............19 1.4.1.3. Khách sạn 5 sao Sofitel Metropole Hà Nội ......................................19 1.4.1.4. Công ty thép Miền Nam ....................................................................20 1.4.1.5. Kinh nghiệm quản trị NNL của Cty TNHH MTV Cao su Bình Long ..................................................................................................................20 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm về quản trị nguồn nhân lực. ...........................21 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ..........................24 TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ ...............................24 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú .............................................24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty ....................................................24 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: ...............................................................25 2.1.3 Cơ cấu tổ chức:.............................................................................................26 2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty ........................................................28 2.1.5 Mô hình quản trị nguồn nhân lực của công ty: ...........................................29 2.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................................36 2.1.6.1. Lĩnh vực trồng khai thác cây cao su: ...................................................36 2.1.6.2. Về đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư vào các Công ty con: ................37 2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty giai đoạn 2014 - 2016 ................................38 2.2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính ..........................................................39 2.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi ............................................................39 2.2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ ...........................................................39 2.2.4 Cơ cấu NNL theo chức năng, nhiệm vụ .......................................................40 2.2.5 Cơ cấu nguồn nhân lực theo thâm niên làm việc .........................................40
- vii 2.3.Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Cao su Đồng Phú ......................................................................................................................42 2.3.1. Hoạch định nguồn nhân lực ........................................................................43 2.3.2. Phân tích và thiết kế công việc ....................................................................45 2.3.3. Tuyển dụng ..................................................................................................47 2.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................................50 2.3.5. Đánh giá kết quả thực hiện công việc .........................................................56 2.4. Đánh giá chung về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Cao su Đồng Phú ...................................................................................................................57 2.4.1. Những thành tựu đã đạt được ......................................................................57 2.4.2. Hạn chế và những nguyên nhân .................................................................58 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................60 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ ĐẾN NĂM 2020 .............................61 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Ngành Cao su Việt Nam nói chung và Công ty CP Cao su Đồng Phú đến năm 2020 ...........................................................61 3.1.1. Định hướng phát triển của Ngành Cao su Việt Nam ..................................61 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh của ngành ..................................................62 3.1.3 Định hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú ..........................................................................................................62 3.1.4. Mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty ................................................63 3.1.5 Dự báo nguồn nhân lực của công ty đến năm 2020 .....................................63 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ. ...........66 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ...............................................................................66 3.2.1.1 Giải pháp 1: Ứng dụng mạnh chính sách luân chuyển công việc nhằm phát triển tối đa năng lực của CBCNV; thường xuyên sàng lọc đội ngũ để thích ứng với môi trường luôn thay đổi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, . ..........................................................................................................................66
- viii 3.2.1.2 Giải pháp 2: Đ y mạnh các hoạt động nhằm tạo dựng Văn hóa Doanh nghiệp”; đáp ứng đời sống tinh thần ngày càng cao của người lao động nhằm tạo mối quan hệ gắn bó,cộng đồng trách nhiệm giữa người lao động và doanh nghiệp. ...............................................................................................................67 3.2.1.3 Giải pháp 3: Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp nhằm động viên người lao động, phát huy mọi năng lực, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất của người lao động ..........70 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể .................................................................................71 3.2.2.1 Giải pháp 1:Hoạch định nguồn nhân lực ............................................71 3.2.2.2 Giải pháp 2: Phân tích và thiết kế công việc .......................................73 3.2.2.3 Giải pháp 3: Tuyển dụng ......................................................................77 3.2.2.4 Giải pháp 4: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .............................81 3.2.2.5 Giải pháp 5: Xây dựng tiêu chu n đánh giá thành tích công tác .........86 3.2.2.6 Giải pháp 6: Thiết lập quy chế trả lương, thưởng, chế độ đãi ngộ hợp lý. .......................................................................................................................89 3.3 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................91 3.3.1 Đối với Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú ................................................91 3.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam .............................91 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95 PHỤ LỤC .....................................................................................................................
- ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV: Cán bộ công nhân viên CP: Cổ phần CS: Cao su NNL: Nguồn nhân lực QTNNL: Quản trị nguồn nhân lực TCHC: Tổ chức hành chính
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả hoạt động giai đoạn 2014 - 2016 ..................................................25 Bảng 2.2 Giới tính lao động của Công ty 2014 – 2016 (đvt: người) ........................39 Bảng 2.3 Độ tuổi lao động theo giới tính năm 2016 (đvt: người).............................39 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo trình độ từ năm 2014-2016 (đvt: người) .................40 Bảng 2.5 Tình hình lao động của Công ty 2014 – 2016 (đvt: người) .......................40 Bảng 2.6: Số liệu nguồn nhân lực Công ty theo thâm niên làm việc ........................41 Bảng 2.7: Biến động nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2014 – 2016 ...............41 Bảng 2.8: Bảng mẫu số liệu điều tra .........................................................................43 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về tiêu chí hoạch định nguồn nhân lực: ........................44 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về tiêu chí phân tích công việc : .................................46 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về tiêu chí tuyển dụng .................................................48 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về công tác đào tạo và phát triển ................................51 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về chương trình đào tạo ..............................................52 Bảng 2.14: Kết quả đào tạo giai đoạn 2014 – 2016 ..................................................53 Bảng 2.15: So sánh tốc độ tăng năng suất lao động và .............................................54 tốc độ tăng chi phí đào tạo giai đoạn 2014 – 2016 ...................................................54 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về cơ hội thăng tiến .....................................................55 Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về đánh giá kết quả làm việc của CB.CNV ................56 Bảng 3.1: Dự báo số lượng nguồn nhân lực công ty đến năm 2020 .........................64 Bảng 3.2: Dự báo cơ cấu nguồn nhân lực công ty đến năm 2020 ............................66 Bảng 3.3: Bảng mô tả công việc nhân viên kỹ thuật (Đề xuất) ................................74 Bảng 3.4: Bảng tiêu chu n công việc nhân viên kỹ thuật (Đề xuất) .........................75 Bảng 3.5: Bảng đánh giá thành tích công tác (Đề xuất) ...........................................88
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: QT NNL và các yếu tố môi trường ............................................................. 9 Hình 1.2: QT NNL Các yếu tố thành phần chức năng .............................................. 10 Hình 1.3: Quá trình hoạch định NNL ....................................................................... 12 Hình 1.4: Ích lợi của việc phân tích công việc .......................................................... 13 Hình 1.5: Quy trình tuyển dụng .............................................................................. 15 Hình 1.6: Quy trình đào tạo....................................................................................... 15 Hình 1.7: Quá trình đánh giá kết quả công việc........................................................ 16 Hình 1.8: Các yếu tố của lương và đãi ngộ ............................................................... 17 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú .................................. 28 Hình 2.2: Mô hình quản trị nguồn nhân lực Công ty CPCS Đồng Phú ................... 30 Hình 2.3: Quy trình tuyển dụng nhân viên ............................................................... 33 Hình 2.4: Những người chịu trách nhiệm về phát triển nhân sự ............................... 35 Hình 2.5: Quy trình tuyển dụng tại Công ty ............................................................ 47 Hình 2.6: Nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2014-2016 .................................. 49
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của bất cứ một xã hội hay một tổ chức nào. Nguồn nhân lực được tuyển dụng đầy đủ hợp lý và sử dụng một cách có hiệu quả thì tổ chức ấy mới có thể hoạt động tốt và đạt được những thành công như mong đợi. Hoạt động của mỗi doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi các nhân tố và mức độ ảnh hưởng khác nhau qua các thời kỳ, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn giữ được vai trò quyết định trong hoạt động của bất cứ tổ chức nào. Trong bất kỳ chế độ nào, con người cũng đều được xác định là mục tiêu và động lực phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng sâu rộng hơn, các vấn đề xung quanh con người ngày càng phức tạp hơn. Nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải do ưu thế về số lượng mà ở chất lượng. Vì vậy việc nghiên cứu con người cũng đòi hỏi chiều sâu hơn, khó khăn hơn và cần thiết hơn. Ngày nay, nguồn nhân lực được xem là nguồn lực của mọi nguồn lực, giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở phạm vi doanh nghiệp, nguồn nhân lực được xem là nguồn tài nguyên quý giá, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới, vấn đề quản trị nguồn nhân lực đang đặt ra nhiều đòi hỏi mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên mọi lĩnh vực, trong đó Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú không phải là một ngoại lệ. Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú được thành lập từ năm 1981 là một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực trồng và khai thác cao su nằm trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ngành nghề kinh doanh của công ty từ trước đến nay rất được mọi người quan tâm. Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty để phù hợp với mục tiêu phát triển trong thời gian tới là vấn đề đang được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm. Với mong muốn tìm giải pháp góp phần vào việc xây dựng đội ngũ lao động tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú từng bước chuyên nghiệp cả về số lượng
- 2 lẫn chất lượng và sự ổn định nguồn nhân lực lâu dài, tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp n h ằ m h o à n t h i ệ n c ô n g t á c q u ả n t r ị nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú ” để thực hiện luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình. 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề tài hội thảo, các bài viết trên báo, tạp chí đề cập tới vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực như: Đào tạo ngắn hạn và chiến lược phát triển nguồn nhân lực với tái cấu trúc doanh nghiệp” của Ths. Nguyễn Thế Phong; Các phương pháp đào tạo nhân viên và các cấp quản trị phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp Việt Nam” của Trần Thu Nga, Trần Thị Huệ Thu; Quản lý nguồn nhân lực” - Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân... Các nghiên cứu trên đã cung cấp các thông tin có ý nghĩa về cơ sở lý luận phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên với mỗi công ty thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì việc tiếp cận và áp dụng là khác nhau. Từ đó nó đặt ra những bài toán đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khác nhau mà mỗi doanh nghiệp cần tìm ra đáp số cho riêng mình. Dựa trên những cơ sở lý luận từ các công trình nghiên cứu này; trong bài luận này, tác giả đi tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo và phát triển tại công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, từ đó đánh giá được những ưu, nhược điểm và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú giai đoạn 2014 – 2016. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú từ nay đến năm 2020.
- 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú. - Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài chọn nghiên cứu toàn bộ cán bộ, nhân viên và một phần công nhân tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú; cụ thể như sau: + Hội đồng thành viên – Ban Giám đốc – Kiểm soát viên công ty; + Giám đốc xí nghiệp, trưởng, phó phòng , ban, đội trực thuộc; + Nhân viên các bộ phận, phòng ban trực thuộc. Tập trung nghiên cứu sâu vào khối lao động gián tiếp văn phòng, mặc dù bộ phận này chiếm số lượng không cao như lực lượng lao động trực tiếp, nhưng đây là bộ phận tham mưu trực tiếp cho Ban lãnh đạo công ty trong việc đưa ra các chính sách chiến lược và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. - Thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2016 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Sử dụng phương pháp thống kê và dự báo. Đề tài sử dụng các số liệu sơ cấp thông qua hình thức phỏng vấn cán bộ công nhân viên công ty. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của công ty. Bên cạnh đó, dữ liệu còn được thu thập từ ngành trồng và khai thác cao su đã công bố. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải hoạt động hiệu quả hơn. Không ngoài quy luật đó, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú là một trong những doanh nghiệp tiến hành đổi mới, đang trong giai đoạn hoàn thiện, tái cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu mới. Cách thức quản trị nguồn nhân lực của công ty còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong tương lai. Vì vậy, hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết đối với công ty trong thời gian tới. Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động
- 4 quản trị nguồn nhân lực ở cả ba chức năng thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình quản trị nguồn nhân lực sử dụng chung cho các đơn vị trực thuộc ngành Cao su thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước. Luận văn giúp Ban điều hành có một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực của đơn vị đồng thời có tác dụng như một nghiên cứu tiền khả thi giúp đơn vị sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị một cách hiệu quả hơn, góp phần định hình chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới cũng như giúp công ty cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. 7. Bố cục dự kiến của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng, hình vẽ và biểu đồ nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương,. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực. Chương 2: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực của Công ty CP Cao su Đồng Phú. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Kết luận. Tài liệu tham khảo.
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Khái quát, vai trò của quản trị nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực Nguồn nhân lực (NNL) của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. NNL khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp (DN) do chính bản chất của con người. Nhân viên có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ. Do đó, quản trị NNL khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Quản trị NNL nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong tổ chức tầm vi mô và có hai mục tiêu cơ bản. Một là sử dụng có hiệu quả NNL nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức. Hai là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với DN . Quản trị NNL và quản trị nhân sự có những điểm khác nhau. Quản trị nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo điều kiện cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng viễn cảnh của tổ chức [4,17]. Quản trị nhân sự chú trọng đến việc tuyển chọn, phát triển, khen thưởng và chỉ huy nhân viên nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Lúc đó, con người mới chỉ được coi là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, chưa có vai trò quan trọng trong các DN và quyền lợi của họ chưa được chú trọng đúng mức. Các chức năng quản trị nhân sự thường do cán bộ nhân sự thực hiện và chưa tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa chiến lược kinh doanh của DN với các chính sách, thủ tục nhân sự trong DN. Theo French và Dessler thì Quản trị NNL là triết lý, cuộc sống, thủ tục và thực tiễn liên quan đến việc quản trị con người trong phạm vi của tổ chức” [12,4].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Một số kỹ thuật kiểm thử phần mềm
79 p | 665 | 195
-
Luận văn Thạc sĩ: Một số vấn đề an ninh trong mạng máy tính không dây - Phạm Hồng Việt
100 p | 399 | 133
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà
26 p | 159 | 42
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay
19 p | 404 | 33
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2 p | 77 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Nhóm con c-chuẩn tắc và ứng dụng
55 p | 76 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Nhóm con của nhóm tuyến tính tổng quát trên trường
47 p | 87 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nâng cao tính hữu dụng của thông tin kế toán đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu Việt Nam
3 p | 91 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Điện lực
2 p | 83 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động dịch vụ khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành Phố Nam Định
3 p | 83 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Tập đoàn khách sạn Đông Á
107 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Phương pháp toán sơ cấp: Sử dụng bất biến trong giải toán sơ cấp
55 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Hoàn thiện marketing hỗn hợp cho sản phẩm Bảo hiểm Bảo an tín dụng của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
103 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm xe ô tô của Công ty Bảo hiểm Pjico Hà Nội
95 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Phát triển hoạt động truyền thông marketing sản phẩm Vietlott của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Xổ số Điện toán Việt Nam
146 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn