Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu sự biến đổi sinh kế của người dân tái định cư ở bản Phonesavat, trong đó gồm có người Khơmú, Lào và Hmông. Từ đó tìm ra nhân tố tác động tới biến đổi sinh kế và đề xuất một số giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phục hồi sinh kế bền vững cho người dân tái định cư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PAOTHAO CHAPEAR BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƢ THỦY ĐIỆN NAM NGƢM 2, BẢN PHONESAVAT, HUYỆN MƢƠNG PHƢƠNG, TỈNH VIÊNG CHĂN, LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC Hà Nội - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PAOTHAO CHAPEAR BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƢ THỦY ĐIỆN NAM NGƢM 2, BẢN PHONESAVAT, HUYỆN MƢƠNG PHƢƠNG, TỈNH VIÊNG CHĂN, LÀO Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học Mã số: 60 31 03 02 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Bá Nam Hà Nội - 2017
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài và kết quả nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017 Học viên Paothao CHAPEAR
- Lời cảm ơn Để hoàn thành đề tài luận văn “Biến đổi sinh kế của ngƣời dân TĐC tại thủy điện NN2: Bản Phonesavat, huyện Mƣờng Phƣơng, tỉnh Viêng Chăn”tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các qúy thầy, cô giáo trong Khoa Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và các thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt quá trình của lớp Cao học Nhân học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lâm Bá Nam, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Lào, Bộ Nông nghiệp Lào, Ủy ban Phát triển Nông thôn Lào, Thủy điện Nam Ngƣm2 và ngƣời dân tái định cƣ bản Phonesavat đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình đi thực địa và cung cấp thông tin để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ và góp ý kiến tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn Paothao CHAPEAR
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………….. 1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………..… 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………… 3 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài……………………………… 4 5. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………… 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………. 5 7. Phƣơng pháp xử lý tài liệu………………………………………… 8 8. Kết cấu luận văn…………………………………………………… 8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝTHUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU…………………………… 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………….……..….......... 9 1.2. Cơ sở lý thuyết………………………….………………................... 16 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu……………………………....…… 22 Tiểu kết chƣơng 1……………………………………………...….... 25 Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TRƢỚC NĂM 29 2011………………………………………………………………………... 2.1. Hoạt động sinh kế của ngƣời Khơmú................................................ 31 2.2. Hoạt động sinh kế của ngƣời Lào....................................................... 31 2.3. Hoạt động sinh kế của ngƣời Hmông ................................................ 38 Tiểu kết chƣơng2................................................................................ 44 Chƣơng 3: DI DÂN TÁI ĐỊNH CƢ, MÔI TRƢỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN 50 BIẾN ĐỔI SINH KẾ..................................................................................... 3.1. Thủy điện Nam Ngƣm 2 và yêu cầu di dân........................................ 51 3.2. Di dân và tái định cƣ........................................................................... 51
- 3.3. Thực trạng môi trƣờng sinh kế........................................................... 54 3.4. Tiền đề biến đổi sinh kế...................................................................... 59 Tiểu kết chƣơng3................................................................................ 62 Chƣơng 4: HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN SAU NĂM 64 2011............................................................................................................... 4.1. Hoạt động sinh kế của các tộc ngƣời sau khi tái định cƣ................... 66 4.2. Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp ....................................... 66 4.3. Định hƣớng sinh kế mới.................................................................... 70 4.4. Một số khuyến nghị............................................................................ 71 Tiểu kết chƣơng 4............................................................................... 73 Kêt luận.............................................................................................. 74 Tài liệu tham khảo.............................................................................. 75 Phục lục.............................................................................................. 78 87
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á DFID Bộ phát triển quốc tế Anh GDP Nguồn thu nhập phân cho đầu ngƣời HMP Huyện Mƣơng Phun NN Sông Nam Ngƣm NN1 Thủy điện Nam Ngƣm1 NN2 Thủy điện Nam Ngƣm2 NN3 Thủy điện Nam Ngƣm3 NT2 Thủy điện Nam Theum2 SK Sinh kế TĐC Tái định cƣ THCS Trƣờng trung học cơ sở UNDP Liên hợp quốc WB Ngân hàng thế giới
- MỤC LỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mức thu nhập của ngƣời Khơ mú trƣớc năm 2011………..… 38 Bảng 2.2: Mức thu nhập của ngƣời Lào trƣớc năm 2011………………. 44 Bảng 2.3: Mức thu nhập của ngƣời Hmong trƣớc năm 2011………..… 49 Bảng 3.1: Tổng 16 bản dân bị thiệt hại bởi dự án thủy điện NN2…….. 52 Bảng 3.2: Tổng số dân và các tài sản bị ảnh hƣởng bởi dự án………… 52 Bảng 3.3: Thực hiện đền bù các tài sản bị thiệt hại của ngƣời dân…… 57 Bảng 3.4: Các khoản tiền ngƣời dân đƣợc nhận từ đền bù...…………… 57 Bảng 3.5: Các nghề đào tạo mới và vốn hỗ trợ sinh kế………………… 59 Bảng 4.1: So sánh biến đổi sinh kế của ngƣời dân trƣớc và sau TĐC…. 70 Biểu đồ 2.1: Diễn biến mức thu nhập của các dân tộc trƣớc năm 2011... 49
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lào là một quốc gianằm trong khu vực Đông Nam Á với diện tích 236.800 km2 và dân số 6.5 triệu ngƣời (Lao Statistatics, 2015). Trong đó, khoảng 65.8%của dân số cƣ trú ở khu vực nông thônsốngdựa vào kinh tế nông nghiệptự cung tự cấp,chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Nƣớc Lào vô cùng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, nhƣng về phát triển kinh tế - xã hộicòn ở mức độ thấp so với các nƣớc ASEAN(ADB, 2015). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Lào đã và đang tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy điện và có thể nói là nhiều nhất tạiĐông Nam Á. Trong đó 24 công trình sản xuất điện đã hoàn thành, 38 công trình đang thi công và hơn 100 công trình nằm trong kế hoạch xây dựng trên toàn quốc. Chính phủ Lào ƣu tiên xây dựng nhiều công trình thủy điện đểđạt đƣợc mục đích xuất khẩu năng lƣợng điện cho các nƣớc trong khu vực, ngƣời mua là Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc. Năng lƣợng còn lại là để cung cấp trong nƣớc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế- xã hội [5, tr.3]. Đến nay, hàng loạt các dự án thủy điện đã đƣợc triển khaixây dựng với không ít thành tựu,bên cạnh đó cũng không ít tác động bất lợi tới đời sống ngƣời dân. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (WB, 2010),ngƣời dân Lào có xu hƣớng chịu áp lực ngày càng cao dƣới tác động của việc xây dựng các công trình thủy điện, khai thác mỏ và khai thác gỗ. Có khoảng 100.000 đến 280.000 ngƣời dân trong nƣớc sẽ phải tái định cƣ không tự nguyện do kết quả trực tiếp của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Lào đến năm 2020 [4, tr.131].Trên cơ sở đó, với sự quan tâm của Chính phủ Lào, vấn đề biến đổi sinh kế của ngƣời dân đã đƣợc bàn đến vì tài nguyên thiên nhiên là cơ sở sinh kế cho ngƣời dân Lào. Trong một số chính sách của Chính phủ Lào đã đƣợc đề ra để bảo vệ lợi ích của ngƣời dân có nhƣ: Nghị định số 68/TTCP, ngày 1
- 21/05/1999; Nghị định số 192/TTCP, ngày 07/07/2005; Nghị định số 112/TTCP, ngày 16/02/2010; Quy định số 2432/TN & MT, ngày 11/11/2005 và Chỉ thị số 36/TTCP, ngày 17/08/2009... Các chính sách này có nội dung đặt ra là công tác di dân và tái định của các dự án phát triển tại Lào phải đảm bảo cho ngƣời dân có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất phải bằng cũ trƣớc dự án xây dựng. Tuy nhiên, các công trình thuỷ điện vẫn không tránh khỏi làm nảy sinh bất cập tới sinh kế ngƣời dân, đặc biệt là từ công tác di dân, tái định cƣ và thực hiện đền bù. Thủy điện Nam Ngƣm 2 (NN2) là một trong các thủy điện đƣợc xây dựng có thu hồi diện tích đất 5.200 ha và chuyển cƣ đến 1.164 hộ dân. Công tác di dân,tái định cƣvà thực hiện đền bù của dự án thủy điện NN2 tuy đã đƣợc Chính phủ Lào quan tâm nhiều nhƣng đời sống ngƣời dân vẫn gặp nhiều khó khăn sau khi tái định cƣ. Theo đánh giá của Ủy ban phát triển nông thôn Lào (2015),số hộ sinh kế mới tốt hơn chỉ chiếm (10%), số hộ sinh kế đang trong điều kiện tiếp tục chuyển đổi với định hƣớng tốt hơn chiếm (20%) và số hộ sinh kế đang trong thách thức và khó khăn chiếm (70%). Trong Hội nghị Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Viêng Chăn (2015), ngƣời dân tỉnh Viêng Chăn nói chung, ngƣời TĐC của thủy điện NN2ở bản Phonesavat nói riêng muốn Nhà nƣớc có câu trả lời cho câu hỏi “Nhà nước Lào sẽ đưa dân đi về đâu trong thời gian tới?”. Đây là câu hỏi rất ngắn gọn và dễ nắm bắt. Nhƣng mặt khác, các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực này lại thấy đây là câu hỏi không đơn giản chút nào để trả lời. Trong câu hỏi này, ngƣờidân nhấn mạnh không chấp nhận các câu trả lời bằng một quyển sổ dày hàng trăm trang với một loạt các con số phức tạp và có sự so sánh từ công trình này đến công trình kia mà phải trả lời ngắn gọn. Bên cạnh đó, ngƣời dân yêu cầu không chấp nhận các tài liệu tuyên truyền viết bằng tiếng Anhhoặc viết bằng tiếng nƣớc ngoài vì khiến cho ngƣời dân không nắm đƣợc nội dung, trong đó 2
- phải viết bằng tiếng Lào[3, tr.5-7]. Nhƣ vậy, để trả lời đúng cho câu hỏi trên, rõ ràng việc nghiên cứu về biến sinh kế của ngƣời dân tái định cƣ ở bản Phonesavat là rất cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đểsinh kế ngƣời dân biến đổi theo định hƣớng bền vững. Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư ở Phonesavat, huyện Mường Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào”làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu sự biến đổi sinh kế của ngƣời dân tái định cƣ ở bản Phonesavat, trong đó gồm có ngƣời Khơmú, Lào và Hmông. Từ đó tìm ra nhân tố tác động tới biến đổi sinh kế và đề xuất một số giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu phục hồi sinh kế bền vững cho ngƣời dân tái định cƣ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu biến đổi sinh kế của 3 tộc ngƣời tái định cƣ bản Phonesavat thông qua 5 khía cạnh: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp, tự nhiên và lâm nghiệp trong thời gian trƣớc và sau tái định cƣ. - Tìm hiểu nhân tố tác động của biến đổi sinh kế thông qua 5 khía cạnh: việc thực hiện di dân tái định cƣ, các chính sách Nhà nƣớc đƣợc áp dụng, thực hiện bồi thƣờng, kế hoạch phục hồi sinh kế của dự án đối với ngƣời dân và các hỗ trợ sinh kế khác cho sự cố của dân. - Từ đó rút ra kết quảbiến đổi sinh kế của ngƣời dân tái định ở bản Phonesavat và bổ sung một số giải pháp về sinh kế. 3. Đối tƣợngvà phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi sinh kế của3 tộc ngƣờinhƣ: ngƣời Khơmú, ngƣời Lào và ngƣời Hmông dƣới tác động của dự án thủy điện 3
- NN2 và đang tái định cƣ ở bản Phonesavat, huyện Mƣờng Phƣơng, tỉnh Viêng Chăn, Lào. 3.2. Phạm vinghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong không gian của bản Phonesavat, huyện Mƣờng Phƣơng, tỉnh Viêng Chăn, Lào với diện tích tự nhiên là khoảng 2.000 ha. - Phạm vi thời gian: Chúng tôi quan tâm nghiên cứu vấn đề trong thời gian từ năm 2011 đến nay. Thời gian thực hiện là bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016. 4. Ý nghĩa lý luận khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Đây là đề tài mới nghiên cứu từ góc độ nhân học về biến đổi sinh kế của ngƣời dân TĐC ở bản Phonesavat từ năm 2011 đến nay. - Đề tài có giá trị tham khảo cho các công trình đi sau nghiên cứu về sinh kế trong chuyên ngành Nhân học. - Góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý thuyết khoa học Nhân học trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn về biến đổi sinh kế. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn đóng góp cơ sở khoa họccho cán bộ quản lý dự án thủy điện NN2 có những giải pháp hữu hiệu giảm thiểu tác động tiêu cực tới đời sống ngƣời dân, triển khai tốt công tác tái định cƣ và khôi phục sinh kế phù hợp với các thành phần tộc ngƣời trong dự án. - Giúp cho các ban ngành liên quan có một số phƣơng pháp quản lý hiệu quả bằng chính sách trong các dự án thủy điện đang triển khai di dân và TĐC ại Lào nói chung và thủy điện NN2 nói riêng. - Giúp cho sinh kế của các thành phần tộc ngƣời bản Phonesavat đƣợc cải thiện theo hƣớng bền vững gắn liền với văn hóa tiên tiến. 4
- 5. Câu hỏi nghiên cứu - Việc di dân TĐC của thủy điện NN2 có tác động nhƣ thế nào tới sinh kế của ngƣời dân? - Sinh kế của ngƣời dân có sự biến đổi ra sao sau khi TĐC ở bản Phonesavat? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Luận văn này dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét mọi sự vật, hiện tƣợng luôn tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và chúng luôn vận động, biến đổi không ngừng theo quy luật nhất định. Tác giả vận dụng luận điểm này để nhìn nhận tiếp cận vấn đề biến đổi sinh kế, trong đó không xem vấn đề nằm trong bối cảnh độc lập một chiều mà đặt trong bối cảnh hai chiều (trƣớc và sau TĐC). Do vậy, kết quả biến đổi sinh kế đƣợc coi là sự tác động của các yếu tố liên quan cùng tồn tại nhƣ là: vốn vật chất (cơ sở hạ tầng), vốn tài chính (thu nhập kinh tế), vốn con ngƣời (trình độ học vấn, sức khỏe), vốn tự nhiên (đất đai, vật liệu cây cối) và vốn xã hội (văn hóa và sự tƣơng trợ giúp đỡ nhau...). 6.2. Phương pháp thu thập thông tin 6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Luận văn này, có phân tích, tham khảo và kế thừa các nguồn tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài bao gồm các công trình nghiên cứu đi trƣớc, các nguồn tƣ liệu, số liệu và Chính sách nhƣ: Nghị định, Quyết định, Quy định... của Chính phủ Lào. Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu đánh giá tác động của dự án thủy điện NN2 và các nghiên cứu khả thi khác của các tổ chức trong nƣớc và quốc tế. Đây là một trong các phƣơng pháp tiếp cận vấn đề về biến đổi sinh kế mà chúng tôi cần tiến hành điều tra trong quá trình thƣc hiện luận văn này. 5
- 6.2.2. Phương pháp điền dã dân tộc học Phƣơng pháp điền dã dân tộc học là cơ sở phƣơng pháp thu thập các nguồn tài liệu chính thức đƣa đến giải quyết vấn đề sinh kế trong khoa học theo mục tiêu của luận văn. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành nhƣ sau: Phỏng vấn sâu: Chúng tôi có áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 90 hộ trên 1.176 hộ. Trong đó,40 hộ đƣợc chọn phỏng vấn là ngƣời Khơmú, 30 hộ đƣợc chọn phỏng vấn là ngƣời Lào và 20 hộ đƣợc chọn phỏng vấn là ngƣời Hmông. Mẫu đại diện này gồm có các nhóm tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình trong các nhóm tộc ngƣời khác nhau với lãnh đạo địa phƣơng, ngƣời cao tuổi, ngƣời trƣởng tộc, ngƣời trƣởng họ, ngƣời thầy cúng thầy mo và ngƣời dân. Họ là những đối tƣợngcó thể nắm bắt tốt đƣợc thông tin về các hoạt động sinh kế và am hiểu sâu về tập tục văn hóa. Hình thức phỏng vấn tập trung kết hợp lịch đại và đƣơng đại (trƣớc và sau TĐC). Những thông tin cần thu thập về sinh kế chủ yếu là: (1) Môi trƣờng xã hội và tự nhiên, (2) đặc điểm cƣ trú và mối quan hệ của các cộng đồng tộc ngƣời, (3) các hoạt động sinh kế, (4) kết quả thu nhập và thu hoạch, (5) các tài sản bị thiệt hại, (6) giá công đền bù, (7) ý kiến phản hồi của dân đối với dự án. Để thu thập đƣợc những thông tin này, tác giả luận văn cần tiến hành phỏng vấn ngƣời dân tại nhà một cách thân mật. Phƣơng pháp này sẽ khiến tự nhiên hơn cho ngƣời cung cấp thông tin. Thêm vào đó, chúng tôi phỏng vấn sâu tới 4 ngƣời cán bộ làm công tác di dân TĐC của dự án thủy điện NN2. Đầu tiên, phỏng vấn 2 ngƣời cán bộ trong phòng thu thập dữ liệu ban đầu để hỏi sâu về các hoạt động sinh kế, số lƣợng về tài sản sinh kế bị thu hồi hoặc bị thiệt hại, các thành phần dân cƣ cần di chuyển, giá công đã đền bù và các chính sách đƣợc áp dụng kết hợp với luật pháp liên quan. Thứ hai, tiến hành phỏng vấn 2 ngƣời cán bộ trong phòng lập kế hoạch để tìm hiểu về kế hoạch di dân TĐC, kế hoạch khôi phục sinh kế. 6
- Quan sát tham gia: Chúng tôi tiến hành quan sát tổng thể về cảnh quan thiên nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động sinh kế, khả năng và kỹ thuật thực hiện sinh kế của ngƣời dân. Các hoạt động sinh kế đƣợc quan sát thông qua: cây trồng, vật nuôi, nghề nghiệp, việc làm, đất đai, các lƣơng thực ăn uống, mặt hàng kinh doanh, các tài sản hiện diện trong nhà, công cụ lao động và phƣơng tiện lao động. Quan sát các điều kiện xã hội thông qua: bình đẳng giới, sự phân công lao động, các hƣớng chi tiêu, hoạt động đi lại, hoạt động văn hóa, tín ngƣỡng tôn giáo và tình hình trật tự xã hội. Địa điểm quan sát đƣợc tiến hành tại nhà, tại khu vực sản xuất, khu hoạt động văn hóa khi tổ chức lễ hội và khu trao đổi buôn bán. Để quan sát đƣợc phải khiến cho ngƣời dân cảm thấy thoải mái với sự hiện diện của mình để mình có thể quan sát và ghi nhận thông tin. Các công cụ đƣợc sử dụng vào quá trình quan sát này gồm có: máy lƣu ảnh/máy quay video và máy ghi âm. Thảo luận nhóm: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để tổ chức các buổi thảo luận nhóm khác nhau nhƣ thảo luận nhóm ngƣ dân và thảo luận hỗn hợp. Tổng số có 36 ngƣời đại diện từ các bên liên quan, chia thành 5 nhóm thảo luận, mỗi nhóm từ 7-8 ngƣời để thảo luận. Trong đó, có 1 cuộc thảo luận với nhóm nữ, 1 cuộc thảo luận với nhóm nam, 1 cuộc thảo luận nhóm hỗn hợp nam và nữ, 1 cuộc thảo luận với chính quyền địa phƣơng và 1 cuộc thảo luận hỗn hợp nhóm với cán bộ làm công tác di dân TĐC và cán bộ ban ngành liên quan tại khu TĐC. Các chủ đề thảo luận trên các lĩnh vực: (a) quyền đƣợc nhận thông tin của ngƣời dân, (b) bình đẳng giới trong tham gia ý kiến và quyết định vấn đề liên quan tới đời sống của họ, (c) quyền tham gia đánh giá các tài sản bị thiệt hại, (d) Sự thích nghi về kinh tế, xã hội, văn hóa, tự nhiên, cơ sở hạ tầng và các khía cạnh khác liên quan tới sinh kế. 7
- 6.2.3. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi Ngoài các phƣơng pháp trên, chúng tôi còn tiếp cận vấn đề bằng phƣơng pháp điều tra bảng hỏi tới các hộ gia đình để thu thập những thông tin định lƣợng liên quan đến biến đổi sinh kế và một số vần đề đang đặt ra. Mẫu đƣợc lựa chọn đƣợc tiến hành dựa trên các biến độc lập về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe, phân công lao động, các thành viên trong gia đình, các hoạt động sinh kế chính, các tài sản bị thiệt hại, số tiền đƣợc nhận từ đền bù, nguồn thu nhập chính và hƣớng chi tiêu lớn. Bảng hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn, đầy đủ và chi tiết các câu hỏi đóng và mở. Ngƣời đi phỏng vấn tuân thủ trình tự phỏng vấn theo các câu hỏi trong bảng hỏi và làm sao cho thuyết phục. Chúng tôi thực hiện phát hiếu bảng hỏi tới 120hộ dân trong các nhóm tộc ngƣời khác nhau tại bản Phonesavat để thu thập thông tin. Trong các thông tin đƣợc nhấn mạnh thông tin trong thời điểm trƣớc và sau TĐC. 7. Phƣơng pháp xử lý tài liệu Thứ nhất, chúng tôi tiến hành xử lý các tài liệu thu thập đƣợc theo phƣơng pháp so sánh. Tức là so sánh sự tƣơng đồng và sự khác biệt giữa các hoạt động sinh kế của ngƣời dân trong thời gian trƣớc và sau TĐC. Thứ hai, xử lý bằng phƣơng pháp sắp xếp thống kê, tính thành các con số, bảng số, hình diễn biến và mô tả thành văn.Từ đó làm sáng tỏ kết quả nét nổi bật về biến đổi sinh kế của ngƣời dân sau khi TĐC và một số vấn đề đặt ra. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4chƣơng chính nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Chƣơng 2: Hoạt động sinh kế của ngƣời dân trƣớcnăm 2011 Chƣơng 3: Di dân tái định cƣ, môi trƣờng và tiền đề biến đổi sinh kế Chƣơng 4: Hoạt động sinh kế của ngƣời dân sau năm 2011 8
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ở Lào Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Lào tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy điện làm biến đổi sinh kế của ngƣời dân nông thôn nông nghiệp. Sự biến đổi sinh kế này đã sớm là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, trong đó các nhà dân tộc học và nhân học có sự quan tâm nhiều hơn. Đến nay khá nhiều các công trình nghiên cứu đƣợc công bố là các nghiên cứu sau đây. Đầu tiên là công trình nghiên cứu về “Aiding or Abetting?Internal Resettlement and International Aid Agencies in the Lao PDR” của tác giả Ian G.Baird và Bruce Shoemaker (2005). Nghiên cứu này cung cấp một bản tóm tắt của một số khái niệm và các chƣơng trình gắn với tái định cƣ nội bộ tại ở Lào. Cách tiếp cận này dựa trên phƣơng pháp quan sát riêng tại địa phƣơng và phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân.Công trình này lập luận rằng: tái định cƣ nội bộ của cộng đồng dân tộc ở Lào chủ yếu là ngƣời bản xứ từ vùng cao, vùng sâu vùng xa và đến các vùng đất thấp hoặc đồng bằng dọc theo con đƣờng hoặc dòng sông lớn. Những sáng kiến tái định cƣ nội bộ có liên quan đến các chính sách của Chính phủ Làovào việc loại bỏ du canh du cƣ tự do và trồng cây thuốc phiện, an ninh quốc gia và tập trung hội nhập của ngƣời dân nông thôn với thành thị và quốc tế. Do vậy, tỷ lệ lớn các cộng đồng vùng cao và xa xôi ở Lào đã đƣợc tái định cƣ dƣới sáng kiến của các Chính sách này và đã làm tác động tiêu cực tới hệ thống kinh tế, xã hội và văn hóa của các tộc ngƣời bản địa, gây xáo trộn cƣ trú của các cộng đồng tộc ngƣời ở vùng nông thôn xa 9
- xôikhó mà xử lý. Công trình này có rõ về biến đổi sinh kế, nhƣng chƣa đi đến giải quyết vấn đề sinh kế và có xu hƣớng giúp tái định cƣ bền vững nhƣ thế nào của các cộng đồng tộc ngƣời dƣới tác động Chính sách nội bộ của Chính phủ Lào[24]. Công trình nghiên cứu về “Sinh kế nông thôn, đa dạng sinh kế và các lực lượng thị trường”của Bộ Nông nghiệp Lào(2006).Công trình này đề cập đến chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân Lào sống ở các khu vực nông thôn. Theo bài viết, các hộ gia đình ở nông thôn có chiến lƣợc đa sinh kế, tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để giải quyết lƣơng thực và kinh tế cho hộ gia đình. Ngƣời dân khắc phụccuộc sống của mình bằng các hoạt động nông nghiệp là chính và kết hợp với một số phi nông nghiệp đơn thuần. Tuy nhiên, bài viết chƣa phân tích sâu các khía cạnh của sinh kế của ngƣời dân [2]. Công trình nghiên cứu về “Tái định cư và tác động văn hóa cộng đồng bởi dự án thủy điện Nam Ngum 2” của tác giả Sengxay Sengkham(2006). Công trình này, tác giả cho rằng việc di dời và tái định pha trộn văn hóa, văn hóa của các dân tộc nên đƣợc bảo tồn và duy trì vì các dân tộc đã cùng chung sống ở đó từ rất lâu đời cho đến khi di dời, có thểvăn hóa là sự hạnh phúc và sự hài hòa trong xã hội và trong tự nhiên. Bên canh đó, bài viết có nói dự án đã không thực hiện nhƣ vậy, ngoài ra tác giả có bổ sung một số khía cạnh về việc bảo tồn các di sản văn hóa của các dân tộc sau khi tái định cƣ của ngƣời dân. Nhƣng chƣa thấy tác giả phân tích đến biến đổi sinh kế và định hƣớng phát triển sinh kế bền vữngcủa ngƣời dân [7]. Công trình nghiên cứu về “The Nam Theum 2 Resettlement Plan and Viability of Proposed Livelihood Options for Displaced Villages” của Sông Quốc tế(2009). Công trình này tiếp cận theohƣớng phân tích thực hiện các phƣơng án về sinh kế cho ngƣời dân tái định cƣ dựa trên cơ sở kế hoạch của dự án thủy điện Nam Theun2(NT2). Các tác giả đã đi sâu vào phân tích quá 10
- trình di dân, TĐC và các phƣơng án mà nhà đầu tƣ đƣa ra cho ngƣời dân sau quá trình tái định cƣ. Theo đó sẽ phải dời hơn 6.200 ngƣời dân bản địa lên trên cao nguyên Nakai và cải thiện đời sống cho họ thông qua dự án tái định cƣ. Nhà thầu đã đƣa ra kế hoạch dự tính cho ngƣời dân sau tái định cƣ là thu nhập của ngƣời dân tái định cƣ sẽ tăng gấp ba trong vòng bảy năm, hứa hẹn với ngƣời dân cung cấp đất nông nghiệp, giống cây trồng, hệ thống tƣới tiêu mới, giống vật nuôi mới và các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng, một hồ chứa thuỷ sản có khả năng hỗ trợ hơn 1.000 ngƣ dân. Mạng lƣới sông ngòi Quốc tế ủy nhiệm hai chuyên gia để xem xét tính khả thi của các giải pháp sinh kế khác nhau này để đề xuất cho các cộng đồng Nakai Plateau. Tuy nhiên kế hoạch phát triển đó mang tính khả thi thấp, khó áp dụng. Công trình của Cục Lâm nghiệp Lào tiếp cận và đi sâu vào phân tích và đánh giá tính khả thi của các phƣơng án giải quyết vấn đề sinh kế ngƣời dân TĐC của Công ty Điện lực NT2. Tuy nhiên chƣa đƣa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này[29]. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu Ngân hàng Thế giới (WB, 2010): “Natural Resources Management for Sustainable Development: Hydropower and Mining”. Công trình này tiếp cập theo hƣớng quy định của pháp luật về phát triển nguồn nƣớc, trong thông báo của Chính phủ Lào và sự đối thoại với chính quyền về quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đối với việc bảo vệ đa dạng hóa sinh kế của ngƣời dân phải có sự bảo quản và sử dụng tài nguyên nƣớc của ngƣời dân cho hợp lý. Bài viết có đƣa ra các nguồn nƣớc cung cấp cho sinh hoạt, tƣới tiêu và phát triển kinh tế của các cộng đồng ngƣời dân là rất quan trọng nhƣng đã bị phá hủy hoặc không an toàn do phát triển của các dự án thủy điện và các dự án khai thác mỏ. Với những tác động này pháp luật của Nhà nƣớc Lào kém quản lý. Chiến lƣợc của chính phủ dù đƣợc nêu trong chính sách quốc gia là phát triển bền vững cuộc sống ngƣời dân tại các khu vực dự án thủy điện gây ra, tức là nhờ di dân tái định cƣ, phát triển cơ sở hạ 11
- tầng và cải thiện đời sống ngƣời dân của các dự án thủy điện. Nhƣng các nguyên tắc quản lý thiếu kinh nghiệm, các dự án ít đƣợc áp dụng và thực hiện kém hiệu quả, cuối cùng đời sống ngƣời dân vƣợt xa nhƣ mong muốn “vừa phát triển thủy điện vừa đƣợc phát triển đời sống ngƣời dân”. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứ có nêu ra một sốgiải pháp xây dựng của các công trình thủy điện và mỏ để bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, đặc biệt nguồn nƣớc tƣới tiêu để phát triển đời sống ngƣời dân. Tuy nhiên, bài viết này chƣa đề cập đến các giải pháp cụ thể về phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân dƣới tác động của các dự án phát triển tại Lào [32]. Công trình nghiên cứu về “Một số vấn đề về giảm nghèo ở Lào” củaỦy ban Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo Lào(2013). Trong quan điểm giảm nghèo của bài viết này tác giả xác định những thách thức ít nhiều liên quan tới các chính sách giáo dục, sức khỏe và an ninh lƣơng thực, đó có thể là chƣa quan tâm đúng mức của Nhà nƣớc hoặc các nhà tài trợ làm trầm trọng hơn trong xóa đói giảm nghèo giữa nông thôn-thành thị và các cộng đồng với nhau. Đồng thời, chƣa xác định những thách thức trong sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn nhƣ khí hậu, thủy văn, đất đai và rừng núi. Ngoài ra, có cung cấp thêm các khuyến nghị cho các phƣơng pháp thay thế để cải thiện an ninh lƣơng thực, khả năng giáo dục và bảo vệ sức khỏe để phát triển sinh kế bền vững của ngƣời dân sống ở nông thôn cũng nhƣ các cách thu nhập kinh tế của họ. Công trình này rất quan trọng cho các công trình nghiên cứu đi sau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chƣa làm rõ về mức độ nghèo của dân và xác định định hƣớng từng bƣớc giảm nghèo ở Lào [4]. Một công trình nghiên cứu về“Văn hóa và các dự án tái định cư nông thôn tại Lào” của tác giả Sinavong(2014). Hƣớng tiếp cận này, tác giả tiếp cận sinh kế của ngƣời dân tái định cƣ từ góc độ văn hóa, cụ thể là yếu tố văn hóa 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình
115 p | 154 | 36
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 230 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 369 | 33
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 196 | 26
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 263 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 71 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 88 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Sơn Vương
26 p | 87 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn