Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế của người Hmông ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu và làm rõ sinh kế truyền thống, biến đổi sinh kế hiện nay của người Hmông ở xã Bản Lầu. Làm rõ những tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của đồng bào người Hmông ở đây. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế của người Hmông ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===***=== LỤC THỊ YẾN BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI HMÔNG Ở XÃ BẢN LẦU, HUYỆN MƢỜNG KHƢƠNG, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC Chuyên ngành: Nhân Học Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===***=== LỤC THỊ YẾN BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI HMÔNG Ở XÃ BẢN LẦU, HUYỆN MƢỜNG KHƢƠNG, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Nhân Học Mã số: 60.31.03.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Giáo Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các tài liệu và lập luận trong luận văn là trung thực.Những phần trích dẫn từ tài liệu và kết quả nghiên cứu của người khác đều được trích dẫn rõ nguồn.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiếu sót trong công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 Học viên Lục Thị Yến
- LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi luôn tự hào về ngôi trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi tôi học tập và thực hiện luận văn này. Nhân dịp hoàn thành công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình, tôi muốn cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Nhân học và các thầy cô giáo trong khoa.Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Lê Sỹ Giáo đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Bản Lầu, các hộ gia đình ởthôn Cốc Phương, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3 vì đã giúp đỡ tôi trong quá trình điền dã dân tộc học vàchia sẻ với tôi nhiều thông tin giúp tôi có thể viết luận văn. Xin cảm ơn cảm ơn bạn bè của tôi, đặc biệt là gia đình tôi về những giúp đỡ, quan tâm, động viên cổ vũ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm2015 Học viên Lục Thị Yến
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Nguồn tư liệu ................................................................................................. 3 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 3 6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................................... 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 4 1.2. Khung sinh kế bền vững- Một cách phân tích về biến đổi sinh kế ...... 8 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 10 1.4. Về địa bàn nghiên cứu - xã Bản Lầu .................................................... 11 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28 Chƣơng 2 SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI HMÔNG Ở XÃ BẢN LẦU ....................................................................................................... 32 2.1. Trồng trọt ................................................................................................ 32 2.1.1. Nương rẫy.............................................................................................. 32 2.1.2. Ruộng nước (ruộng bậc thang) ............................................................. 37 2.2. Chăn nuôi ................................................................................................ 40 2.3. Kinh tế phụ gia đình .............................................................................. 42 2.3.1. Các nghề thủ công ................................................................................. 42 2.3.2. Khai thác nguồn lợi tự nhiên ................................................................ 47 2.4. Chợ phiên và trao đổi buôn bán ........................................................... 47 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 49 Chƣơng 3 BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI HMÔNG Ở BẢN LẦU TỪ KHI ĐỔI MỚI ............................................................................................... 50
- 3.1. Biến đổi sinh kế...................................................................................... 50 3.1.1. Trồng trọt .............................................................................................. 58 3.1.2. Chăn nuôi .............................................................................................. 76 3.2. Các hình thức sinh kế mới ..................................................................... 78 3.2.1. Lao động làm thuê ................................................................................. 78 3.2.2. Kinh doanh, dịch vụ .............................................................................. 81 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 83 Chƣơng 4 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI SINH KỀ CỦA NGƢỜI HMÔNG Ở XÃ BẢN LẦU .................................................. 84 4.1. Những yếu tố tác động ........................................................................... 84 4.1.1. Yếu tố ngoại sinh ................................................................................... 84 4.1.2. Yếu tố nội sinh ....................................................................................... 91 4.2. Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của ngƣời Hmông ở xã Bản Lầu .................................................................. 93 4.2.1. Đời sống kinh tế .................................................................................... 93 4.2.2. Đời sống văn hóa .................................................................................. 97 4.2.3. Đời sống xã hội ................................................................................... 100 4.3. Các vấn đề đặt ra về phát triển sinh kế bền vững............................. 102 4.3.1. Vấn đề kinh tế ...................................................................................... 102 4.3.2. Vấn đề giữ gìn văn hóa truyền thống .................................................. 103 4.3.3. Vấn đề xã hội ....................................................................................... 104 4.3.4. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh biên giới ........................ 104 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 106 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112
- BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ANTQ : An ninh tổ quốc ANTT : An ninh trật tự BĐBP : Bộ đội biên phòng CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBKK : Đặc biệt khó khăn HQKT : Hiệu quả kinh tế KTCK : Kinh tế cửa khẩu KT – XH : Kinh tế xã hội Nxb : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở TTPBPLGD : Tuyên truyền phổ biến pháp luật giáo dục UBND : Uỷ ban Nhân dân VACR : Vườn ao chuồng ruộng XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí trung bình năm 2013 của xã Bản Lầu ........................................................................................................... 12 Bảng 1.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Bản Lầu giai đoạn 2011 – 2013 ..................................................................................................... 14 Bảng 1.3.Cơ cấu kinh tế của xã Bản Lầu năm 2013 ....................................... 15 Bảng 1.4. Quy mô trường lớp ở xã Bản Lầu giai đoạn 2010-2011 ................ 16 Bảng 1.5.Thống kê thành phần dân tộc của xã Bản Lầu năm 2013................ 20 Bảng 3.1: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Bản Lầu giai đoạn 2011 - 2013...................................................................................................... 51 Bảng 3.2 : Tình hình sử dụng đất đai xã Bản Lầu năm 2013. ........................ 55 Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của xã Bản Lầu năm 2013..................................... 59 Bảng 3.4: Diện tích chuối của xã Bản Lầu năm 2011-2013 ........................... 63 Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của xã Bản Lầu năm 2011- 2013 ................................................................................................................. 64 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu cơ bản về nguồn vốn nhân lực của xã Bản Lầu giai đoạn 2004-2014 ............................................................................................... 89 Bảng 4.2: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Thào Dìn năm 1987 (trước Đổi mới) ......................................................................................................... 94 Bảng 4.3: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Thào Dìn hiện nay ................... 95 Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Cư Phừ năm 2015 .................... 95 Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập của gia đình bà Giang Mỷnăm 2015 ................... 96
- DANH MỤC ẢNH Ảnh 1: Hình ảnh vườn chuối mô ở thôn Na Lốc xã Bản Lầu....................... 61 Ảnh 2: Cây chuối mô được chăm sóc rất cẩn thận ......................................... 63 Ảnh 3: Vợ chồng chị Thào Máy vui mừng vì sản lượng và giá chuối thị trường năm nay mang lại thu nhập khá cho gia đình ...................................... 67 Ảnh 4 : Người dân đem dứa bày bán ngay sau khi thu hoạch xong ............... 68 Ảnh 5:Anh Thào A Minh bên nương dứa của gia đình mình ......................... 70 Ảnh 6: Vườn trồng cao su tại xã Bản Lầu ...................................................... 74 Ảnh 7: Ông Cường bên vườn cao su của gia đình mình ................................. 75 Ảnh 8: Bà con đến xem mô hình chăn nuôi lợn đen nhà ông Thào Dìn thôn Na Lốc II, xã Bản Lầu. ......................................................................................... 76 Ảnh 9: Bà Sến đang cho đàn lợn đen nà mình ăn. .......................................... 77
- DANH MỤC HÌNH H.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai .............................................................. 29 H.2. Bản đồ hành chính huyện Mương Khương ............................................. 30 H.3. Bản đồ minh họa xã Bản Lầu .................................................................. 31 H.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của xã Bản Lầu năm 2013. ................ 51 H.5. Biểu đồ trình độ học vấn của người dân xã Bản Lầu .............................. 52 H.6. Nguồn tài sản vật chất trong gia đình...................................................... 57
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh kế là hoạt động tất yếu của con người để tồn tại, là cách thức con người tạo ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống. Trong các xã hội truyền thống, nhiều tộc người đã tạo cho mình những hoạt động sinh kế thích ứng với môi trường sống cụ thể. Là một trong những quốc gia có lịch sử phát triển hàng ngàn năm, nằm trong một khu vực địa lý đa dạng về nhiều mặt của châu Á, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Trong tổng số 54 tộc người, dân tộc Kinh chiếm 86% và 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm 14% dân số.Các dân tộc sống xen kẽ là chủ yếu, song lại có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển giữa các dân tộc.Trong khi các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 14% tổng dân số của cả nước, song địa bàn cư trú lại bao quát một diện tích rộng lớn của đất nước, chiếm tới khoảng 3/4 tổng diện tích đất liền, mà chủ yếu là khu vực miền núi, thậm chí còn được xác định là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Thực thế này cho thấy những nơi đã và đang có vị trí chiến lược quan trọngvề an ninh và quốc phòng chính là địa bàn cư trúc của nhiều dân tộc thiểu số và đây chính là khu vực có kinh tế còn phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Trong tình hình đó, các chiến lược phát triển về nhiều lĩnh vực trong đó có các hoạt động sinh kế cho các dân tộc thiểu số và khu vực miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú ý. Bản Lầu là xã giáp biên giới thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là một trong những xã vùng thấp của huyện Mường Khương, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, như: Kinh,Tày, Nùng,Dao, Hmông, v.v. trong đó người Hmông ở xã Bản Lầu đã kiến tạo cho mình những đặc trưng văn hóa riêng khó hòa lẫn với các tộc người khác. Từ bao đời nay, bằng lao động cần cù, sáng tạo, người Hmông xã Bản Lầu đã lựa chọn cho mình các hoạt động mưu sinh phù hợp với môi trường sống. Nhiều hoạt động kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp không chỉ thích ứng với điều kiện sống địa phương mà còn khai thác tốt các nguồn lợi từ tự nhiên hiện có để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. 1
- Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử, nhất là trong những năm vừa qua, dưới tác động của nhiều yếu tố mới, các hoạt động sinh kế của người Hmông xã Bản Lầu đã có sự biến đổi. Sinh sống trên vùng núi cao đầy khó khăn và thách thức, những năm gần đây, các hộ gia đình dân tộc Hmông xã biên giới Bản Lầu với sự trợ giúp của Chính phủ và từ bàn tay lao động cần cù của mình trên những nương dứa đã làm cho đời sống kinh tế no đủ, khác hẳn với những năm trước đây nhất là so với thời điểm những năm 1990, Bản Lầu được coi là xã "4 không", là "vùng đất trắng". Trong bối cảnh đó, tôi chọn sự biến đổi sinh kế của người Hmông ở Bản Lầu làm đề tài nghiên cứu của luận văn vì không chỉ đơn giản đây là nơi tôi sinh sống và trưởng thành mà còn vì Bản Lầu là một trong những xã thuộc khu vực tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, được Nhà nước quan tâm phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, vì thế có nhiều vấn đề cần nghiên cứu, lý giải. Trong nghiên cứu này, tôi có ba câu hỏi nghiên cứu chính là: Sinh kế của người Hmông trong truyền thống như thế nào? Sự biến đổi sinh kế trong những năm qua diễn ra ra sao?Những nhân tố nào đã tác động dẫn đến sự biến đổi sinh kế của người Hmông ở Bản Lầu? 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu và làm rõ sinh kế truyền thống, biến đổi sinh kế hiện nay của người Hmông ở xã Bản Lầu. - Phân tích các yếu tố nội sinh và ngoại sinh tác động đến sự biến đổi sinh kế của người Hmông ở xã Bản Lầu. - Làm rõ những tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của đồng bào người Hmông ở đây. Với các mục tiêu đó, tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: + Sinh kế truyền thống của người Hmông ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương là gì? + Hoạt động sinh kế hiện nay của người Hmông ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương là gì? + Những nhân tố tác động đến sự biến đổi đó là gì? 2
- + Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của họ ra sao? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế hay các phương thức mưu sinh của người Hmông ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến sinh kế và sự biến đổi sinh kế. Và nghiên cứu được giới hạn ở dân tộc Hmông ở xã Bản Lầu từ thời kỳ Đổi mới (năm 1986) đến nay. 4. Nguồn tƣ liệu Nguồn tư liệu của luận văn bao gồm có tài liệu thành văn và tài liệu điền dã dân tộc học. - Tài liệu thành văn: Bao gồm các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí liên quan đến sinh kế của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Hmông nói riêng, cùng với các tài liệu thứ cấp của UBND huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu. - Tài liệu điền dã dân tộc học: Do tác giả tiến hành khảo sát qua 3 đợt tại địa bàn xã. Đợt 1 (kéo dài 2 tuần, vào tháng 6 năm 2015), đợt 2 (kéo dài 2 tuần, vào tháng 7 năm 2015), đợt 3 (kéo dài 1 tuần, vào tháng 8 năm 2015). 5. Đóng góp của luận văn - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh kế truyền thống và những biến đổi trong sinh kế hiện nay của người Hmông ở một địa bàn cụ thể. - Đóng góp thêm tri thức về thực tiễn sinh kế truyền thống và sự biến đổi sinh kế cũng như các yếu tố tác động đến sự biến đổi đó ở người Hmông ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương với nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2: Sinh kế truyền thống của người Hmông ở Bản Lầu Chương 3: Biến đổi sinh kế của người Hmông ở Bản Lầu từ Đổi mới Chương 4: Một số yếu tố tác động đến biến đổi sinh kế của người Hmông ở Bản Lầu 3
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tộc người Hmông từ lâu đã là một đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước, trong đó, các nhà dân tộc học và nhân học có sự quan tâm hơn đặc biệt đến tộc người này ở nhiều góc độ. Có thể nói, ở Việt Nam, việc nghiên cứu các dân tộc thiểu số được đẩy mạnh từ những năm đầu 60 của thế kỷ trước và cho đến nay đây là chủ đề quan trọng của ngành Nhân học. Riêng đối với tộc người Hmông, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố nổi bật là một số nghiên cứu tôi xin tổng quan lại dưới đây. Hai tác giả Cư Hòa Vần - Hoàng Nam (1994),Dân tộc Mông ở Việt Nam, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội đã nói khá chi tiết về dân tộc Mông ở Việt Nam, trong đó giới thiệu khái quát về tang ma của người Mông như các nghi lễ, từng phong tục trong tang ma của đồng bào Mông trắng ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Hay tác giả Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa Hmông, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,cũng đã đi sâu mô tả và phân tích về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Hmông ở Lào Cai, qua đó nêu những yếu tố mới trong đời sống văn hóa tinh thần của người Hmông ở Lào Cai.Bên cạnh đó cuốn Những đỉnh núi du ca, một lối tìm về cá tính H’Mông(2014) của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến cũng đi sâu tìm hiểu bản sắc tộc người Hmông (Hmông là gì; khi chọn đỉnh núi để cư trú, Hmông là thế nào và khi cầm súng để tự vệ, Hmông là ai,…), xem xét cá tính Hmông trong hệ thống quyền lực của nhóm tộc người miền núi phía Bắc. Chính bởi trong mỗi hành động tộc người đều chứa một liên đới rộng hơn và sự dị biệt, nếu có, cũng không làm mất đi tính phổ quát, nên Nguyễn Mạnh Tiến vừa chọn các yếu tố nổi trội của Hmông, vừa tham chiếu các yếu tố ấy trong bức khảm văn hóa tộc người miền núi phía Bắc. Và từ đây, tái dựng những cách thức cộng sinh của hệ thống quyền lực này với người Việt ở các châu thổ trong suốt chiều dài lịch sử kiến tạo quốc gia. Bên cạnh đó, còn nhiều nghiên cứu về tộc người Hmông khác như 4
- Trong bài viết Dân tộc Miêu (Hmông ở Trung Quốc) (2005) của tác giả Nguyễn Duy Bính đã tìm hiểu những khái quát về cộng đồng tộc người Miêu ở Trung Quốc như: nhóm địa phương, ngôn ngữ, sinh hoạt kinh tế,văn hóa vật chất, y phục và trang sức, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần…, qua đó giúp người đọc có được một cái nhìn tổng quan, cũng như những mối liên hệ giữa người Hmông ở Việt Nam và người Miêu ở nước láng giềng. Công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện Công cụ sản xuất nông nghiệp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ H’Mông–Dao (2000)của tác giả Nguyễn Thị Ngân đã làm rõ sự đa dạng về các loại hình công cụ sản xuất của dân tộc Hmông, Dao, Pà Thẻn và xem xét sự thích ứng của các công cụ này với từng loại địa hình rẻo cao, rẻo giữa, rẻo thấp ở mỗi địa phương. Tác giả so sánh công cụ sản xuất của nhóm ngôn ngữ Hmông- Dao với các loại hình công cụ tương ứng của dân tộc khác. Ngoài ra, còn phải kể đến chương trình nghiên cứu “Những vấn đề kinh tế - xã hội vùng người Hmông Hoàng Liên Sơn” là chương trình hợp tác nghiên cứu tộc người dưới góc độ Dân tộc học phát triển đầu tiên của tỉnh Hoàng Liên Sơn. Các cán bộ nghiên cứu của tỉnh Hoàng Liên Sơn và Viện Dân tộc học đã tổ chức điền dã ở các huyện có đông người Hmông cư trú. trong hai năm 1987, 1989. Kết quả là chương trình nghiên cứu đã công bố 10 báo cáo tổng hợp và 15 báo cáo chi tiết theo 8 đề tài cụ thể như sau: Những tiềm năng thiên nhiên và phương hướng khai thác chúng; Những vấn đề dân cư và lao động; Những vấn đề lý luận và thực tiễn của định canh, định cư; Việc giải quyết các vấn đề về lương thực; Các vấn đề về phát triển cây con có thế mạnh kinh tế cao; Mối quan hệ giữa xã hội cổ truyền và việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa; Các vấn đề về phát triển văn hóa - giáo dục; Những vấn đề về cán bộ. Chương trình đã đạt được những kết quả bước đầu, đặt ra một số vấn đề về cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng người Hmông những năm sau này. Riêng về chủ đề sinh kế và biến đổi sinh kế thì có khá nhiều công trình nghiên cứu.Nhiều tác giả nhận định rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như hộ gia đình.Các đề tài nghiên cứu về sinh kế và biến đổi sinh kế gồm: 5
- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đăkrông - Quảng Trị (2005) của tác giả Hoàng Mạnh Quân là một đề tài nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa đảm bảo cho sự phát triển vững chắc cho tương lai. Tác giả Trần Bình viết về “Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam” (2001) và “Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam” (2005). Trong hai nghiên cứu này, tác giả đã khái quát về môi trường tự nhiên và xã hội của hai vùng, cùng với đó là các hoạt động kinh tế của người Xinh Mun, Khơ Mú, Si La, La Hủ, Thái... ở vùng. Tây Bắc và người Tày, Dao, Sán Chay, Hà Nhì… ở vùng Đông Bắc, qua đó, tác giả đã khẳng định hoạt động kinh tế là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giá trị văn hóa tộc người, đồng thời thấy được sự khác biệt về thế mạnh, môi trường tiềm năng giữa các vùng khác nhau, góp phần tìm hiểu được quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa của các tộc người, vai trò của tộc người với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, có thể kể đến tên các công trình: Phát triển nông thôn miền núi và dân tộc trong thời kỳ chuyển đổi (2007)của tác giả Trần Văn Hà ; cuốn Công nghiệp hóa từ nông nghiệp (2001) của tác giả Đặng Kim Sơn … Hầu hết các tác phẩm đã đi vào vấn đề thực trạng phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc; sự tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề kinh tế, xã hội hiện đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sự tác động của văn hóa truyền thống đối với những vấn đề đó. Đồng thời những công trình đó cũng đưa ra những biện pháp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào trên cơ sở phát huy các giá trị tích cực của văn hóa truyền thống, đặc biệt là những tri thức dân gian trong lĩnh vực sản xuất và hạn chế những lạc hậu của văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Cuốn Phát triển nông thôn bền vững – chính sách đất đai và sinh kế: Một số kết quả nghiên cứu 2004 – 2007 của các tác giả Võ Tòng Xuân, Trần Thị Phương, 6
- Lê Cảnh Tùng, được xuất bản năm 2008 với sự tài trợ của tổ chức SIDA/SAREC (Thụy Điển). Cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu liên quan tới chính sách đất đai và vấn đề sinh kế của người dân nông thôn như : sự phát triển của nông thôn và môi trường; các chính sách về đất đai cho người nghèo; ảnh hưởng của đô thị hóa đối với đời sống nông thôn… Một số luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến đề tài này như: Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư - Nghiên cứu trường hợp xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình(2008) của tác giả Trịnh Thị Hạnh. Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu sự thay đổi môi trường sinh kế của người Mường ở Hiền Lương, bên cạnh đó tìm hiểu sự thay đổi sinh kế và những thích ứng về văn hóa ở nơi tái định cư, đồng thời đưa ra các giải pháp để ổn định đời sống, phát triển sản xuất của người Mường ở nơi tái định cư và nhằm bảo tồn phát huy được các giá trị văn hóa của người Mường vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình trong tái định cư. Luận văn thạc sỹBiến đổi sinh kế của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay - Nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng,tỉnh Lạng Sơn(2012) của tác giả Phạm Thị Thu Hà làm rõ sinh kế truyền thống và hiện tại của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Đặc biệt, nghiên cứu này đã phân tích cácyếu tố tác động đến sinh kế của người Tày và sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của cư dân ở đây. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp để ổn định đời sống, phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Tày ở Tân Thanh. Tác giả Nguyễn Văn Sửu công bố hai nghiên cứu:Tác động của Công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế người nông dân Việt Nam - Trường hợp một làng ven đô Hà Nội trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ III (2008) và Khung sinh kế bền vững - Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèotrên Tạp chí Dân tộc học số 2/2010. Hai công trình nghiên cứu này đã giới thiệu về Khung sinh kế bền vững và sử dụng khung phân tích này để phân tích sự biến đổi sinh kế của các hộ gia đình nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển đô thị qua trườn hợp làng Phú Điền trong hơn một thập kỷ vừa qua. 7
- Ngoài ra, vấn đề sinh kế của người dân miền núi cũng được đăng tải nhiều trên các tạp chí như : Một số vấn đề về kinh tế gia đình hiện nay ở miền núi của Nguyễn Văn Huy, Tạp chí Dân tộc học số 4/1984; Thu nhập của nông dân miền núi và mối quan hệ gắn bó với hợp tác xã của Trần Văn Hà, Tạp chí Dân tộc học số 3/1986; Kinh tế hộ gia đình ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc của Lê Sỹ Giáo, Tạp chí Thông tin Lý luận số 5/1990…Các bài viết trên đã trình bày về đặc điểm kinh tế gia đình các dân tộc thiểu số nước ta trước Đổi mới. Qua đó đã làm rõ kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất dựa trên sở hữu tuyệt đối của Nhà nước về đất đai, nó phát sinh và phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế - xã hội và là nguồn thu nhập bổ sung của người lao động. Đó là cơ sở sản xuất nhỏ trong thời kỳ quá độ, chịu sự tác động cơ bản của quy luật giá trị và thị trường. Dù có một số lượng tài liệu nghiên cứu nhất định về người Hmông và sinh kế của tộc người này, vấn đề biến đổi sinh kế của một cộng đồng người Hmông ở vùng biên giới lại chỉ mới được đề cập sơ qua trong một số bài báo.Trên cơ sở đó, tôi chọn vấn đề này để nghiên cứu trong luận văn của mình. 1.2. Khung sinh kế bền vững- Một cách phân tích về biến đổi sinh kế Trong luận văn này, tôi sử dụng Khung sinh kế bền vững của DFID để phân tích về những biến đổi sinh kế của cộng đồng người Hmông ở địa bàn nghiên cứu trong mấy thập kỷ vừa qua. Khi sử dụng khung phân tích này, tôi muốn làm rõ mấy một vấn đề then chốt sau đây. Thứ nhất là khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững. Trong khi tác giả Bùi Đình Toái (2004) nhận định: “Sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó”. Thì định nghĩa về sinh kế bền vững, Chambers và Conway (1992) xác định một cách rõ ràng rằng: “Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự 8
- trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai”[ 27, tr.4 ] Thứ hai là Khung sinh kế bền vững lấy con người làm trung tâm để phân tích và giải thích về sinh kế thông qua lập luận cho rằng con người sử dụng các nguồn vốn của mình trong mối quan hệ với môi trường sống, các chính sách, thể chế để kiến tạo hay duy trì sinh kế bền vững của họ. Thứ ba, khi nhấn mạnh việc con người sử dụng các nguồn lực sinh kế để kiếm sống, Khung sinh kế bền vững xác định năm loại vốn được minh họa cụ thể trong sơ đồ 2.2 dưới đây. Sơ đồ 2.2: Tài sản sinh kế của ngƣời dân Nguồn: http://www.livelihoods.org/info/guidance_sheets_rtfs/Sect2.rtf Từ sơ đồ trên, năm loại vốn sinh kế này được xác định là: - Vốn vật chất: Gồm cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản mà con người cần để hỗ trợ sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp năng lượng, nhà cửa, đồ đạc, các phương tiện vận chuyển, thông tin. - Vốn tài chính: Tức là các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế. 9
- - Vốn xã hội: Là các tiềm lực xã hội, các mạng lưới và mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau. - Vốn tự nhiên: Chính là các loại tài nguyên tự nhiên, gồm có đất đai. - Vốn con người: Là nhân tố quan trọng. Loại vốn này là các kỹ năng, kiến thức, sức khỏe, năng lực lao động, giúp con người đạt được mục tiêu sinh kế. Như vậy, Khung sinh kế bền vững là một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo. Nó giúp chúng ta phân tích và giải thích được cách thức con người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống. Vận dụng Khung sinh kế bền vững vào nghiên cứu của mình, tôi muốn giải thích sự biến đổi sinh kế của cộng đồng người Hmông ở xã Bản Lầu khi đổi mới đến nay. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tôi phân tích các nguồn tài liệu thành văn và thu thập thông tin trên thực địa bằng các phương pháp trong điền dã dân tộc học như: - Quan sát tham gia: đây là phương pháp tiêu biểu trong Nhân học được thực hiện trên thực địa, kết hợp với ghi âm, chụp ảnh nhằm thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành quan sát mô hình địa hình về hoạt động sinh kế ở các thôn trong xã, nhằm thu thập thông tin cho việc phân tích hoạt động sinh kế của người Hmông ở đây. - Phỏng vấn sâu cá nhân nhằm thu thập thông tin định tính, có chiều sâu và đa dạng. Trong đó, sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp cấu trúc hóa rất thấp và đơn vị cá thể: Lịch sử cuộc đời (life history) Dùng phương pháp này với đối tượng là người cao tuổi trong thôn, bản. Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin về các loại hình sinh kế trong 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 285 | 68
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình
115 p | 154 | 36
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 363 | 33
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thủ pháp nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái
26 p | 120 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 70 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 86 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Sơn Vương
26 p | 85 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn