Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
lượt xem 5
download
Luận văn trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu; công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Phú Lương và sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số (2008-2014); đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2008-2014). Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ THU VÂN PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008-2014) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên - 2016 1
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 8 1.1. Khái quát về huyện Phú Lương.................................................................. 8 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................ 8 1.1.2. Các thành phần dân tộc ..................................................................... 14 1.1.3. Điều kiện về kinh tế - xã hội ............................................................. 12 1.2. Về phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương ......................................... 14 1.3. Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới ……………… ....18 1.2.1. Một vài khái niệm ............................................................................. 20 1.2.2. Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới .......... 22 Chương 2: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ ............ 27 DÂN TỘC THIẾU SỐ (2008-2014) ................................................................... 27 2.1. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới ................... 29 2.2. Tham gia phong trào thi đua yêu nước và phong trào của tổ chức Hội. .. 38 2.3. Xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới ...................................... 45 Chương 3: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ...... 51 HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008-2014) .......................................................... 51 3.1. Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn .............. 51 3.2. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ nông thôn............................................................................................. 55 3.3. Đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất dịch vụ ở nông thôn ......... 63 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72 2
- PHỤ LỤC ............................................................................................................ 77 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước người phụ nữ Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn xứng đáng với Tám chữ vàng: “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”. Đặc biệt là đối với phụ nữ dân tộc thiểu số họ cũng luôn là những người có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngày nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì người phụ nữ dân tộc thiểu số càng phát huy được vai trò của mình. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã có những bước thay đổi đáng kể. Đáng chú ý nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới cũng không thể thiếu vắng vai trò của những người phụ nữ. Đặc biệt tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên những người phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang khẳng định vai trò và sự ảnh hưởng to lớn của mình đối với công cuộc này. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ những người phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương đã có những đóng góp to lớn. Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo và đã đạt được những kết quả quan trọng. Huyện Phú Lương đã tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ là phụ nữ dân tộc thiểu số đã phát huy được vai trò của mình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vai trò đó lại được khẳng định một lần nữa trong quá trình đổi mới và phát triển của địa phương. Đặc biệt trong “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” tại huyện Phú Lương đến năm 2014 đã đạt được những thành công bước đầu. Để đạt được kết quả đó không thể không nhắc tới sự đóng góp và vai trò của những người phụ nữ dân tộc thiểu số. 4
- Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề phụ nữ dân tộc thiểu số với công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương từ năm 2008 đến năm 2014 nhằm vạch ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém để rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung có nhiều công trình khoa học và nhiều hội thảo đã được mở ra. Các công trình khoa học này đã nêu lên và đánh giá về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã đi thực tế tại tất cả các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương để nắm bắt tình hình, thu thập thông tin, tư liệu. Đây chính là nguồn tư liệu sát với thực tế nhất trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phụ nữ dân tộc thiểu số với công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình tham gia công cuộc xây dựng nông thôn mới của phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Mục đích nghiên cứu Khi chọn nghiên cứu đề tài này tôi một lần nữa muốn khẳng định vai trò của những người phụ nữ Phú Lương trong lịch sử nói chung, trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước nói riêng, nổi bật lên là vai trò to lớn của lực lượng phụ nữ người dân tộc thiểu số. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
- Tập trung tìm hiểu hoạt động của phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong các phong trào thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó khái quát được tầm quan trọng, vai trò to lớn của những người phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn không gian: huyện Phú Lương với diện tích 36.894,65 ha, gồm 16 đơn vị hành chính, trong đó có 14 xã thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Giới hạn thời gian: Từ khi Nghị quyết số 26-NQ/TW ra đời (5/8/2008) tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đến hết năm 2014. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu - Các văn kiện của Đảng, Nghị quyết, Quyết định của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, của Huyện Ủy và Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương. - Các Kế hoạch, chương trình, báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Phú Lương. - Các Kế hoạch, báo cáo của Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương. - Các văn bản của phòng Dân tộc huyện Phú Lương. - Các biểu thống kê, báo cáo của Chi cục thống kê và của Trung tâm Dân sốvà Kế hoạch hóa gia đình huyện Phú Lương. - Tài liệu thu thập được tại địa phương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện Luận văn này tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp thống kê, so sánh. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được vận dụng để tái hiện quá khứ, những sự kiện đã diễn ra thông qua tư liệu, đồng thời nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan. Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm so sánh sự phát triển nông thôn tại huyện Phú Lương trong các thời điểm khác nhau nhằm làm rõ vấn 6
- đề nghiên cứu. Việc so sánh nền kinh tế của địa phương trước và sau khi triển khai Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; so sánh các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong các năm là cơ sở đánh giá kết quả đến thời điểm nghiên cứu của phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Để phản ánh chân thực vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương với công cuộc xây dựng nông thôn mới trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng triệt để phương pháp điền dã dân tộc học. Thời gian thực hiện đề tài tôi đã có dịp đi đến các xóm, bản có nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số sinh sống. Qua những lần đi thực tế đã thấy được sự đóng góp to lớn của những người phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. 5. Đóng góp của đề tài - Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về phụ nữ dân tộc thiểu số với công cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Lương nói riêng. - Luận văn này hoàn thành sẽ góp phần cho việc khẳng định vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương đến năm 2014. Từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào giai đoạn tiếp theo của công cuộc này. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và tài liêu tham khảo, Luận văn này gồm có 3 chương nội dung: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Phú Lương và sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số (2008-2014). Chương 3: Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2008-2014) 7
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về huyện Phú Lương 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Từ ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Thái được chia tách thành 2 tỉnh: Bắc Kạn và Thái Nguyên, Phú Lương là 1 trong 9 huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên. Sau khi tỉnh Thái Nguyên được tái lập, Phú Lương là một huyện miền núi trực thuộc, vị trí nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc: giáp với huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn; phía Nam, Đông Nam: giáp với thành phố Thái Nguyên; phía Tây: giáp với huyện Định Hóa; phía Tây Nam: giáp với huyện Đại Từ; phía Đông: giáp với huyện Đồng Hỷ. Với diện tích 368,94 km2, dân số trên 107 nghìn người, gồm 16 đơn vị hành chính (14 xã, 02 thị trấn). Toàn huyện có 07 xã thuộc diện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và xã An toàn khu thuộc diện được hưởng Chương trình 135/CP của Chính phủ. Đặc điểm địa hình: Phú Lương là huyện có địa hình tương đối đa dạng, độ cao trung bình so với mặt biển từ 100 – 400m. Mật độ sông suối: Phú Lương có mật độ sông suối lớn (bình quân 0,2km/km2), trữ lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện. Khí hậu: Mang tính nhiệt đới gió mùa, với hai mùa nóng - lạnh rõ rệt. Tài nguyên rừng: Phú Lương là huyện miền núi thấp có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 17.246 ha, chiếm 46,7% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng: Phú Lương có mỏ than, mỏ đá và đất cao lanh. Phú Lương là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, là địa phương có nhiều lợi thế về khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, du lịch - dịch vụ. Với diện tích tự nhiên 368,94 km2, 16 đơn vị hành chính gồm 8
- 2 thị trấn và 14 xã. Huyện có điều kiện thuận lợi về giao thông để giao thương hàng hóa như tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B … nối kết Phú Lương với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang; đặc biệt là điểm nối với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, Phú Lương đã khai thác tốt những thế mạnh của mình để đạt được những kết quả kinh tế đáng ghi nhận. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 đạt 254 tỷ đồng. Đến nay trên địa bàn huyện có 23 làng nghề được cấp Bằng công nhận, 1.123 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Các cơ sở sản xuất, các làng nghề đã đi vào hoạt động có hiệu quả, thu hút 5.500 lao động ở khu vực nông thôn. Các ngành công nghiệp chủ lực của huyện là khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí sửa chữa, may mặc. Trong những năm qua, đã thu hút đầu tư được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn như nhà máy may Banpo, nhà máy gạch Tuynel Phú Lộc… Về đầu tư xây dựng cơ bản: Công tác đầu tư xây dựng được quan tâm và thực hiện tốt việc vận động, thu hút đầu tư, các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn đều triển khai thực hiện công khai, dân chủ và minh bạch. Tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Từ năm 2010 đến nay đã đầu tư 73 công trình với tổng mức đầu tư trên 437,6 tỷ đồng. 100% xóm đã có đường ô tô đến trung tâm xóm. Hệ thống điện lưới đã được đầu tư nâng cấp, từng bước đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân; đã xây dựng mới 36 trạm biến áp với 51 km đường dây các loại, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng; 98% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Về nông lâm nghiệp, thủy sản: Nông nghiệp là ngành kinh tê chủ yếu của huyện. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,4%. Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2012 là 41.826 tấ n. Diện tích và sản lượng các loại cây màu ngày càng nâng cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên diện 9
- tích đất canh tác. Giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất canh tác đến năm 2012 đạt 63 triệu đồng. Sản lượng chè năm 2012 đạt 41.580 tấn; sản lượng tăng 14,7%; chất lượng, giá trị sản phẩm chè được nâng lên, huyện đang tập trung xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chè có uy tín được khẳng định trên thị trường như: chè Thác Dài, Khe Cốc - Tức Tranh, Phú Nam - Phú Đô, chè Vô Tranh...Trong 3 năm đã trồng mới và trồng lại 521ha chè, bình quân mỗi năm trồng được 173ha, nâng tổng diện tích chè lên 4.377 ha trong đó chè kinh doanh là 4.063 ha (so với toàn tỉnh đứng thứ 2). Những năm gần đây trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Việc giao đất giao rừng cho dân được thực hiện một cách triệt để. Đặc biệt, việc phát triển lâm nghiệp của địa phương cùng với các dự án phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy sự tham gia thực hiện việc trồng rừng và bảo vệ rừng của toàn thể nhân dân. Chăn nuôi được đầu tư phát triển mạnh theo hướng trang trại chuyên môn hoá cao. Giá trị ngành chăn nuôi tăng bình quân 6%, năm 2012 đạt 90,6 tỷ đồng; sản lượng thịt hơi các loại năm 2012 đạt 10.585 tấn, tăng 4,6% so với năm 2010. Diện tích mặt nước đã được đầu tư để nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi trồng năm 2012 đạt 579 tấn. Công tác bảo vệ và phát triển rừng thực hiện có hiệu quả trong 3 năm trồ ng đươc̣ 3.019 ha, bình quân mỗi năm trồng được 1.006ha, ổn định tỷ lệ độ che phủ của rừng là 45%. Công tác bảo vệ rừng được tăng cường. Sản lượng gỗ khai thác từ năm 2010 đến nay đạt 73.469m3. Hiện có 30 hợp tác xã, các hợp tác xã kinh doanh có hiệu quả, giá trị sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã đạt doanh thu từ 700 triệu đến 1,6 tỷ đồng. Về công tác giải phóng mặt bằng : Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ chủ trương thu hồi đất giải phóng mặt bằng, vận động nhân dân hiến quyền sử dụng đất giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình xây dựng, lập phương án dự toán và chi trả tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo đúng quy định [19, Tr.2]. 10
- Thương mại - Dịch vụ: Tiếp tục phát triển du lịch theo hướng khai thác các tiềm năng hiện có, gắn phát triển du lịch với hoạt động dịch vụ, nâng cao các loại hình du lịch như Du lịch tâm linh, Du lịch về nguồn, Du lịch sinh thái. Quy hoạch khu trưng bày giới thiệu các sản phẩm như: Bánh chưng, chè các loại và các sản phẩm đặc sản khác của địa phương. Xây dựng mô hình mẫu của các làng nghề để giới thiệu quy trình trồng, chế biến chè để phục vụ và thu hút du khách. Cơ sở hạ tầng: Về mạng lưới điện: Thực hiện tốt chương trình nâng cấp, cải tạo lưới điện nông thôn giai đoạn 2012-2015 đảm bảo cung cấp điện ổn định và có chất lượng cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn và giảm tổn thất điện năng. Trong 2 năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm việc cấp điện cho các xóm vùng sâu, vùng xa chưa có điện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 144 trạm biến áp; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt trên 80%; hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 75%. Toàn huyện có 14/16 xã có hệ thống điện đạt tiêu chuẩn. Về mạng lưới giao thông nông thôn: Phú Lương có điều kiện thuận lợi về giao thông để giao thương hàng hóa như tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, với tổng chiều dài gần 40km, nối kết Phú Lương với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang; đặc biệt là điểm nối với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện có chiều 15km. Phú Lương còn có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày đặc với 545,8 km (gồm 125,4km đường liên xã và 420,4 km đường liên thôn, liên xóm). Đường liên xã: tổng chiều dài 125,4 km, với các tuyến đường chính như: Đường Đu - Khe Mát; Đu - Yên Lạc; Giang Tiên - Phú Đô - Núi Phấn; Yên Ninh - Yên Trạch - Phú Tiến; Đường QL3 - Phấn Mễ - Tức Tranh; QL3 - Bến Giềng - Vô Tranh; Dốc Võng - Trại Giam - Vô Tranh; Gốc Bàng đi Làng Hin - Phấn Mễ; Yên Đổ - Yên Lạc; Ôn Lương - Phú Tiến; Phủ Lý - ATK - Hợp Thành 11
- .... Hệ thống giao thông được tập trung đầu tư, nâng cấp, mở rộng đảm bảo cho việc đi lại và giao thương hàng hóa của người dân. Về mạng lưới thủy lợi: Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất và dân sinh; đã kiên cố hóa được 122,54 km kênh mương và nâng tổng số km kênh mương trên địa bàn toàn huyện là 386 km kênh mương dẫn nước và kênh mương nội đồng; nhiều trạm bơm được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp; hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới tiêu chủ động đạt trên 50% diện tích đất nông nghiệp. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh và cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo cung cấp cho tưới tiêu [19, Tr.3]. Những điều kiện về tự nhiên và tình hình kinh tế của huyện Phú Lương nói trên có tác động không nhỏ đến công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương trong giai đoạn này. 1.1.2. Các thành phần dân tộc Trên địa bàn huyện Phú Lương có trên 107 nghìn người, bao gồm 08 dân tộc chủ yếu cùng chung sống, trong đó tỷ lệ người Kinh chiếm 56,08%; người dân tộc thiểu số chiếm 43,92%. Nhân dân các dân tộc trong huyện sống đan xen, tương hỗ, tạo thành một cộng đồng thống nhất. Với tổng dân số của huyện là 107 nghìn người, đây là lực lượng lao động dồi dào, góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong số các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất với 23,34% tổng dân số; sống tập trung trong các xóm, bản, phân bố đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn. Dân tộc Sán Chay (gồm người Sán Chí và Cao Lan) chiếm 11,08% tổng dân số, sinh sống tập trung ở các xã Tức Tranh, Yên Lạc, Phú Đô. Dân tộc Nùng chiếm 5,54% tổng dân số, sống tập trung nhiều tại xã Động Đạt, Cổ Lũng, thị trấn Đu, Sơn Cẩm. Dân tộc Sán Dìu chiếm 4,32% tổng dân số, tập trung nhiều tại xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ. Dân tộc Dao chiếm 2,9% tổng dân số, phân bố ở nhiều nơi, số đông tập trung tại các xã Yên Đổ, Yên Ninh, Động Đạt. Dân tộc Mông chiếm 0,38% tổng dân số, sinh sống 12
- tập trung tại các xã Phú Đô, Động Đạt. Dân tộc Hoa chiếm 0,3% tổng dân số, sống tập trung ở xã Động Đạt, Yên Đổ, thị trấn Đu. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều dân tộc khác sống xen ghép như: Dân tộc Mường, Thái, Vân Kiều, Trại, Xê Đăng, Rơ Rá, Xa Rá, Tà Ôi… song số lượng rất ít trong tổng dân số của huyện. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đồng bào các dân tộc trong huyện đã xây dựng cho mình những truyền thống tốt đẹp trong lao động, sản xuất, và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong đời sống, phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, luôn biết tự vươn lên và tạo dựng những giá trị văn hoá trong cộng đồng các dân tộc [37, Tr.1]. Trong những năm qua, cùng với sự quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành và cán bộ, nhân dân, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; tập trung phát triển theo 4 vùng trọng điểm; phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường được quan tâm. Công tác giáo dục - đào tạo, giới thiệu việc làm; công tác văn hoá thể thao, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả. Quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh trật tự được giữ vững. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo, đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, gắn bó, giúp nhau phát triển kinh tế, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương. Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể luôn sát cánh, cùng cấp ủy, chính quyền chăm lo đời sống nhân dân. 13
- 1.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Toàn huyện có 16 xã, thị trấn với tổng dân số là dân số trên 107 nghìn người, có 08 dân tộc chủ yếu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40,3%. Lao động trên địa bàn huyện, hầu hết đã được phổ cập trung học cơ sở, chủ yếu là lao động ở nông thôn có đức tính lao động cần cù chịu khó, đây là nguồn nhân lực dồi dào để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội huyện, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, tuy vậy lao động nông thôn rất cần được đào tạo kỹ năng lao động để tiếp cận được với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với thế giới và khu vực. Triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, gắn với các phong trào do ngành giáo dục phát động; thực hiện giáo dục tri thức với giáo dục đạo đức lối sống. Duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; từng bước thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Công tác văn hoá, thể thao, phát thanh truyền hình ngày càng dược quan tâm. Chất lượng, tỷ lệ gia đình, cơ quan, làng bản văn hóa ngày càng tăng, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên. Công tác bảo tồn di sản văn hóa được chú trọng, việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá được quan tâm; phục dựng thành công một số nghi thức, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc và các điểm di tích trên địa bàn. Ma ̣ng lưới y tế từ huyện đế n cơ sở đươ ̣c củng cố , cơ bản đáp ứng đươ ̣c nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tích cực đôn đốc thực hiện xây dưṇ g y tế xã đa ̣t chuẩ n quố c gia, đến nay, có 14/16 xã, thị trấn đa ̣t chuẩ n quốc gia về y tế. Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Tích cực kiểm tra, hướng dẫn việc xây dựng, tổ chức hoạt động tại các cơ sở tôn giáo theo quy định. 14
- Ðẩy mạnh cải cách hành chính, thýờng xuyên thực hiện rà soát thủ tục hành chính để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, trong đó trú trọng đến các thủ tục hành chính được thực hiện thông qua cơ chế “một cửa” ở huyện và xã, thị trấn theo Quyết định 93 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến công tác thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác giải quyết các thủ tục liên quan đến phát triển doanh nghiệp. Tạo mọi điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tý tại huyện. Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khãn, thúc đẩy phát triển sản xuất cho doanh nghiệp. Các biện pháp an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, tố giác, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội. Chủ động nắm chắc tình hình, nhất là tình hình liên quan đến tôn giáo, dân tộc. Đẩy mạnh tấn công truy quét các loại tội phạm; bồi dưỡng, xây dựng lực lượng công an, đặc biệt là công an xã có bản lĩnh vững vàng, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý và thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội, trong những năm qua, Phú Lương đã từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Kinh tế liên tục có mức tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản. Giá trị sản xuất công nghiệp, thu ngân sách hàng năm đều tăng trên 20%; nông nghiệp phát triển khá và đi vào chiều sâu, giá trị các sản phẩm được nâng lên. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Điều đó có sự đóng góp công sức không nhỏ của những người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. 15
- 1.2. Phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Phú Lương Để khẳng định vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế, lần đầu tiên vào năm 1970 nhà kinh tế người Đan Mạch là Ester Boserup với cuốn “Vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế” (1970) được coi là người đầu tiên đặt lại vấn đề về cách nhìn nhận vai trò của người phụ nữ. Những năm qua, bình đẳng giới ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Các tầng lớp phụ nữ, trong đó có phụ nữ dân tộc thiểu số đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác, giành nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần quan trọng xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc và sự phát triển chung của đất nước. Để đạt được kết quả đó có phần đóng góp của những cán bộ nữ dân tộc thiểu số. Họ đã phát huy năng lực, chủ động, tập trung nguồn lực cho công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số: Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận và thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động hội; khuyến khích huy động nguồn nội lực của từng địa bàn, từng nhóm đối tượng. Trên địa bàn huyện Phú Lương tính đến năm 2014 có 54.854 người là phụ nữ. Trong đó phụ nữ là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng trên 60% tổng số phụ nữ trên toàn huyện. Lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Lương chủ yếu tập trung ở lứa tuổi lao động, từ 15 đến 35 tuổi. Đây chính là lực lượng lao động chủ yếu của các gia đình. Trong tổng số phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, phụ nữ là người dân tộc Tày và dân tộc Nùng chiếm đa số, họ sống ở hầu hết các xã, thị trấn tên địa bàn huyện. Tuy nhiên tập trung chủ yếu vẫn là ở các xã Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành. Tiếp theo phụ nữ là người dân tộc Sán Chay, Cao Lan sống chủ yếu ở 3 xã Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc. Các xã ở phía Nam của huyện chủ yếu là người dân tộc Sán Dìu. Trong lịch sử của dân tộc người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số luôn gương cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Phụ nữ dân tộc trên địa bàn huyện Phú Lương cũng đã tham gia 16
- tích cực trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các phong trào đấu tranh của nhân dân trong huyện Phú Lương diễn ra sôi nổi, trong đó những người phụ nữ luôn là hậu phương vững chắc cho chồng, con lên đường đi chiến đấu để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của quê hương, đất nước. Trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc, những người phụ nữ dân tộc thiểu số luôn có tinh thần nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hy sinh, đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Lương cũng đã và đang đóng góp một phần công sức trong sự nghiệp phát triển đât nước nói chung và sự phát triển của huyện Phú Lương nói riêng. Phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Lương có đẩy đủ khả năng tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận với dịch vụ y tế, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số dành thời gian để xem ti vi/ nghe đài, tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số tốt nghiệp trình độ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên đều tăng so với những năm trước đây. Đội ngũ trí thức và lao động kỹ thuật nữ người dân tộc thiểu số ngày càng tăng lên, họ đang có mặt ở nhiều vị trí chính trị, kinh tế trọng yếu của địa phương. Đây là một bước tiến đáng kể về bình đẳng giới, về tạo quyền năng cho phụ nữ trong xã hội. Phụ nữ dân tộc thiểu số đã thực sự đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương. Trình độ học vấn của phụ nữ dân tộc thiếu số tại huyện Phú Lương có trình độ Tiểu học chiếm 34,3%, trình độ Trung học cơ sở chiếm 37,2; 28,5% đạt trình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở lên. Về trình độ chuyên môn của cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đạt trình độ từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên đạt 75%, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đạt trình độ từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên đạt 100% theo đúng chuẩn quy định. Do được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ các Chương trình, Dự án 17
- nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về khoa học, kỹ thuật, cùng với tinh thần học hỏi, nghiên cứu cho nên lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có trình độ chuyên môn kỹ thuật khá cao [22, Tr.2]. Công tác phụ nữ dân tộc - tôn giáo được chú trọng, quan tâm phát triển hội viên trong phụ nữ có đạo. Hiện nay, hội viên phụ nữ là người dân tộc có 7.308 chị. Nhìn chung, hội viên phụ nữ dân tộc, tôn giáo tích cực sinh hoạt Hội và tham gia các phong trào thi đua, chấp hành tốt các quy định tại địa phương. 100% hội viên phụ nữ dân tộc - tôn giáo đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Nhân các lễ trọng của tôn giáo và tết cổ truyền của người dân tộc, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức đến thăm và tặng quà chúc mừng các gia đình khó khăn, gia đình chính sách. Trên địa bàn toàn huyện Phú Lương theo điều tra đến hết năm 2014 có 97 đối tượng là phụ nữ đang cai nghiên trong các cơ sở cai nghiện, trong đó có khoảng 45% là phụ nữ dân tộc thiểu số. Có trên 1.000 phụ nữ mắc các bệnh xã hội, trong đó có khảng 20% là phụ nữ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của phụ nữ dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới [16, Tr.3]. Theo điều tra tại các địa phương trên địa bàn huyện Phú Lương phụ nữ dân tộc thiểu số chủ yếu lao động trong ngành chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, dịch vụ. Do vậy đây chính là lực lượng lao động có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương. Vì thế cần phải nâng cao năng lực trong sản xuất đối với phụ nữ nói chung và đối với phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ chủ yếu là những người có điều kiện thuận lợi về đường giao thông, gần các cơ quan, trường học, gần chợ, …. Tại một số xã phụ nữ dân tộc thiểu số còn tham gia vào việc điều hành sản xuất, điều này cho thấy vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số đã được nâng lên, không còn bất bình đẳng như trước nữa. Ngày càng có nhiều phụ 18
- nữ là người dân tộc thiểu số thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội. Phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Phú Lương nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đặc biệt là trong các hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật và kiến thức về nông nghiệp, khuyến nông. Thông tin về khoa học kỹ thuật, kỹ thuật khuyến nông thường xuyên được truyền tải đến lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua hội nông dân, hội phụ nữ, cán bộ khuyến nông phụ trách các xã, thị trấn, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tình hình tư tưởng của cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ là người dân tộc thiểu số tương đối ổn định, phấn khởi, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng trước những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của huyện đạt được. Các tầng lớp phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực tham gia các phong trào thi đua và thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác trọng tâm của Hội, phấn khởi tham gia các hoạt động của địa phương, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tổ chức các hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012 – 2017, có nhiều công trình, hoạt động chào mừng 104 năm Quốc tế phụ nữ 8/3, 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 84 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam …. Tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Lương công tác tư vấn, hỗ trợ hôn nhân, gia đình đối với phụ nữ dân tộc thiểu số được đẩy mạnh. Nhiều mô hình được duy trì và nhân rộng, thu hút các nhóm phụ nữ tham gia, trong đó nổi bật là mô hình câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ gia đình không có tệ nạn xã hội, nhóm tín dụng tiết kiệm lồng ghép truyền thông dân số/sức khỏe sinh sản gắn với bình đẳng giới, mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường gắn với cuộc vận động "Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng", mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự 19
- giúp nhau, … bước đầu đáp ứng nhu cầu của phụ nữ nói chung và của phụ nữ dân tộc thiểu số ở địa phương nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi nói trên, phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Lương còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế của địa phương nói chung và của từng gia đình nói riêng. Các xã thuộc huyện cơ bản là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cho nên phương tiện thông tin nghe nhìn và sách báo đến với người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ dân tộc thiểu số tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn. Phụ nữ dân tộc thiểu số thiếu những kỹ năng lao động và thiếu tự tin ngay cả trong gia đình của mình. Mặt khác, trong những năm qua cũng có một số diễn biến phức tạp trên địa bàn như: Một số phụ nữ là người dân tộc thiểu số đi làm ăn xa và lao động trái phép tại Trung Quốc; nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra; ô nhiễm môi trường; tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp; việc di dời, giải tỏa, đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập. Vụ sạt nở tại bãi thải số 3 mỏ than Phấn Mễ; ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện và đặc biệt là tình hình thời tiết hạn hán lâu ngày dẫn đến mùa vụ bị thiệt hại đã ảnh hưởng đến một bộ số bộ phận không nhỏ của gia đình nói chung và các gia đình là người dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn. Đặc biệt là sự kiện Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây sự bất bình và phản đối của cán bộ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trong huyện đối với Trung Quốc. 1.3. Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới 1.3.1. Một vài khái niệm Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm về nông thôn được diễn giải là phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp [44, Tr.306]. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế - Văn hóa của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015
90 p | 69 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 -2015)
114 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
93 p | 42 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 41 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 53 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
113 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
114 p | 52 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 -2015)
107 p | 33 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn