intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằn tìm hiểu và làm rõ về bản sắc văn hóa và hoạt động kinh tế của người Tày Đăm huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015. Mời các bạn cung tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHAMFENG SENKHAMCHAN ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN (TÀY ĐĂM) HUYỆN KHĂM TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 1975-2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHAMFENG SENKHAMCHAN ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN (TÀY ĐĂM) HUYỆN KHĂM TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 1975-2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu đầu tiên của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn đều trung thực.Những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ KHĂM PHENG SEN KHĂM CHĂN i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Hà Thị Thu Thủy, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban Nhân dân huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng và chính quyền địa phương huyện Khăm đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn. Trong thời gian đi thực tế, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các già làng, trưởng bản và những người cung cấp thông tin ở các làng bản người Thái Đen ở huyện Khăm. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khay (tỉnh Xiêng Khoảng), gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn KHĂMPHENG SENKHĂMCHĂN ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i MỤC LỤC............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ....................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1.Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................. 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 5 5.Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 5 6. Bố cục luận văn ............................................................................................... 5 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN KHĂM VÀ NGƯỜI THÁI ĐEN (TÀY ĐĂM) Ở HUYỆN KHĂM TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CHDCND LÀO ......... 7 1.1.Khái quát về huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng ............................................ 7 1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên .................................................................. 7 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 8 1.2. Người Thái Đen (Tày Đăm) ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng.............. 11 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 16 Chương 2: ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN (TÀY ĐĂM) Ở HUYỆN KHĂM, TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 1975 - 2015 ........................................................................... 17 2.1. Kinh tế nông nghiệp ................................................................................... 17 2.1.1. Trồng lúa nước......................................................................................... 18 2.1.2. Nương rẫy ................................................................................................ 21 2.1.3. Chăn nuôi ................................................................................................. 22 2.1.4. Tổng thu nhập từ nông nghiệp................................................................. 24 2.2. Khai thác nguồn lợi tự nhiên ...................................................................... 26 2.3. Nghề thủ công ............................................................................................. 29 iii
  6. 2.3.1. Đan lát ...................................................................................................... 30 2.3.2. Nghề dệt ................................................................................................... 32 2.3.3. Nghề làm mộc .......................................................................................... 35 2.4. Buôn bán trao đổi ....................................................................................... 36 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 39 Chương 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN Ở HUYỆN KHĂM TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 1975 - 2015........... 41 3.1. Văn hóa vật chất ......................................................................................... 41 3.1.1. Nhà ở........................................................................................................ 42 3.1.2. Trang phục ............................................................................................... 45 3.1.3. Ẩm thực ................................................................................................... 48 3.2. Văn hóa tinh thần ........................................................................................ 53 3.2.1. Ngôn ngữ, giáo dục ................................................................................. 53 3.2.2. Tín ngưỡng dân gian ................................................................................ 56 3.2.3. Phong tục tập quán .................................................................................. 60 3.2.4. Lễ, tết ....................................................................................................... 69 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 74 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 80 PHỤ LỤC ............................................................................................................... iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Thống kê thành phần dân tộc ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng năm 2014 ......................................................................................... 10 Bảng 1.2. Thống kê về người Tày Đăm ở tỉnh Xiêng Khoảng (năm2013)....... 13 Bảng 1.3. Thống kê về người Tày Đăm ở huyện Khăm (năm 2015) ................ 14 Bảng 2.1. Nông lịch của người Thái Đen huyện Khăm .................................... 22 Bảng 2.2. Sản lượng và thu nhập từ trồng trọt của người Thái Đen ở huyện Khăm năm 2015 .............................................................................. 25 Bảng 2.3. Thống kê số lượng vật nuôi của người Thái Đen ở huyện Khăm năm 2015 ......................................................................................... 26 Bảng 2.4. Thống kê hoạt động nghề thủ công của người Thái Đen trong 4 bản của huyện Khăm năm 2015 ...................................................... 30 Bảng 2.5. Thống kê số lượng hộ gia đình người Thái Đen làm nghề buôn bán ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng năm 2015 ......................... 37 Bảng 3.1. Bảng so sánh giữa ngôn ngữ nói của dân tộc Thái Đen với tiếng Lào và tiếng Việt ............................................................................. 54 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Các ngành của người Thái ở Lào ..................................................... 12 Sơ đồ 2.1. Quản lý nước trên ruộng lúa cấy ...................................................... 21 iv
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia đa dân tộc. Theo số liệu thống kê năm 2015, Lào có 49 dân tộc. Nền văn hóa phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của các dân tộc đó là cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian và ngôn ngữ. Huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng là một huyện nằm trong một tỉnh thuộc miền Bắc của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có nhiều dân tộc đang sinh sống và làm ăn như: Phuôn, Mông, Lào, Thái đỏ (Tày Đeng), Thái trắng (Tày Khao), Thái đen (Tày Đăm), Lự…Tày Đăm (Thái đen) là một dân tộc có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời. Người Tày Đăm có phong tục tập quán, văn hóa đặc trưng, riêng biệt của dân tộc mình. Điều đó thể hiện rõ trong ngôn ngữ nói, cách ăn mặc, phong tục tập quán và tín ngưỡng. Góp phần vào việc làm phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Lào. Hiện nay, cuộc sống sinh hoạt của người Tày Đăm có nhiều biến đổi. Về kinh tế: Người Tày Đăm đã biết làm nhiều ngành nghề để góp sức mình vào công việc xây dựng và phát triển đất nước Lào. Kinh tế của người Tày Đăm ngày càng phát triển, đời sống của họ ổn định hơn xưa. Về văn hóa: Người Tày Đăm vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa mình để có thể phân biệt được với văn hóa của các dân tộc khác, đặc biệt là tiếng nói. Để tìm hiểu sâu sắc về cuộc sống sinh hoạt, đời sống kinh tế và văn hóa của đồng bào Tày Đăm, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Đời sống kinh tế, văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào, giai đoạn 1975 - 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 1
  9. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, đã có một số tác phẩm nghiên cứu về dân tộc Thái Đen do tác giả là người Lào và Việt Nam đề cập. Dưới đây, tác giả sẽ thống kê những công trình nghiên cứu có liên quan về đời sống sinh hoạt của người Thái Đen ở Lào nói chung và ở huyện Khăm nói riêng theo thời gian công bố: Năm 2005, tác giả Khampheng Thipmountaly công trình “Quá trình hình thành và phát triển các dân tộc ở nước CHDCND Lào” ở Viện Nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo Lào. Cuốn sách này tập trung nghiên cứu về nguồn gốc và văn hóa của các dân tộc của Lào, trong đó có văn hóa của người Thái Đen. Năm 2006, cuốn “Phong tục tập quán của dân tộc Thái Đen” của tác giả Quangxaykhăm Khunsilihương, Ban Quản lý và phát huy văn hóa dân tộc Thái Đen tỉnh Luông Năm Tha, đã đề cập đến phong tục tập quán của người Thái Đen ở tỉnh Luông Năm Tha, nước CHDCND Lào. Năm 2007, Luận văn thạc sĩ “Trang phục cổ truyền của phụ nữ dân tộc Thái huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” của học viên Nguyễn Đại Đồng, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,giáo trình “Lào sức sá”, đề tài “Văn hóa của các dân tộc Lào” do Bộ Giáo dục và Thể thao Lào phát hành cũng nói đến văn hóa của dân tộc Thái Đen tại đất nước Lào. Năm 2008, Luận văn thạc sĩ “Bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong điều kiện đổi mới và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc” của học viên Lô Thị Quỳnh Lan, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổng quan về bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc (khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa của người Thái ở Tây Bắc cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói chung; mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và phát triển kinh tế; những ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế vùng Tây Bắc đến bản sắc văn hóa người Thái cũng như những thay đổi của bản sắc văn hóa Thái Đen bên cạnh sự phát triển kinh tế vùng Tây Bắc trong điều kiện mới). Đưa ra những đề nghị: xây dựng nơi lưu trữ, bảo tàng, trưng 2
  10. bày, biểu diễn những nét hay, đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc Thái; tổ chức các ngày hội văn hóa Thái; xây dựng và phát triển chữ viết, ngôn ngữ dân tộc Thái để bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc; triển khai và nhân rộng các mô hình bản văn hóa đã có như: bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), bản văn hóa dân tộc Thái Đen (Chiềng Cơi, thị xã Lai Châu). Năm 2009, trong các cuốn sách “Dân tộc học” của tác giả Viengmala Vangmuoi, khoa Xã hội học, Đại học Quốc gia Lào; “Tìm hiểu các dân tộc ở Lào” của Viện nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo Lào của NXB Sibunhương, thủ đô Viêng Chăn, đã đề cập đến các dân tộc sinh sống ở Lào, trong đó có dân tộc Thái Đen. Năm 2014, Cuốn “Dân tộc Thái Đen ở tỉnh Xiêng Khoảng” của tác giả Bounphone Onsouvanh, năm 2014, thủ đô Viêng Chăn đã tập trung nghiên cứu vào cuộc sống của người Thái Đen ở tỉnh Xiêng Khoảng. Năm 2015, khóa luận tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội“Tìm hiểu tang ma của người Thái Đen ở xã Nghĩa Lợi,tỉnh Yên Bái”, tác giả Lộ Thị Huyền đã trình bày về việc tổ chức lễ tang của người Thái Đen ở xã Nghĩa Lợi, tỉnh Yên Bái. Khóa luận tốt nghiệp “Văn hóa của dân tộc Thái Đen bản Xoong Tạy, huyện Xoong, tỉnh Hủa Phăn”, tác giả Phiensy Venmixay và Alithao Phialuong, trường Đại học Quốc gia Lào đã đề cập đến tình trạng văn hóa của dân tộc Thái Đen ở bản Xoong Tạy, huyện Xoong, tỉnh Hủa Phăn. Luận văn thạc sỹ “Lịch và Nông lịch của người Thái Đen ở Sơn La” của học viên Phạm Ngọc Hà, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cung cấp nội dung về Lịch và Nông lịch của người Thái Đen. Các công trình nghiên cứu và các tài liệu được tiếp cận trên đây đều có nội dung đề cập đời sống kinh tế văn hoá của đồng bào Thái Đen ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về kinh tế, văn hóa của người Thái Đen tại huyện Khăm, tỉnh Xiêng 3
  11. Khoảng (CHDCND Lào). Do vậy, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề này là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đồng thời khẳng định đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ “Đời sống kinh tế, văn hoá của người Tày Đăm (Thái Đen) ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào là không bị trùng lặp với các công trình đã công bố trước đây. 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh tế và đời sống văn hóa-xã hội của dân tộc Thái Đen tại huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng (CHDCND Lào); sự phát triển kinh tế và những biến đổi của văn hóa và xã hội trong thời hiện đại của cộng đồng dân tộc Thái Đen. 3.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằn tìm hiểu và làm rõ về bản sắc văn hóa và hoạt động kinh tế của người Tày Đăm huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Khai quát về huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng như: vị trí, địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đi sâu tìm hiểu về người Tày Đăm huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng như: tên gọi, lịch sử cư trú, thống kê. Tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh tế và văn hóa của người Tày Đăm ở huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015. 3.4. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung,nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Thái Đen. + Về không gian,nghiên cứu trên địa bàn huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng (CHDCND Lào). Trong đó tập trung vào 4 bản có số lượng người Thái Đen sinh sống lớn như: Xiêng Kiều, Na Thoong, Muông Xay và bản Xam. 4
  12. + Về thời gian,giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2015. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn từ liệu nghiên cứu chủ yếu của luận văn là tài liệu điền dã ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng tư liệu trong các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí của các tác giả Việt, Lào. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để tìm hiểu, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng theo trình tự thời gian (niên đại) và không gian từ quá khứ đến hiện tại. Để hiểu và làm rõ quá trình hình thành và phát triển trong đời sống người Tày Đăm huyên Khăm tỉnh Xiêng Khoảng. Trong nghiên cứu vấn đề, việc sử dụng phương pháp lịch sử giúp tác giả nghiên cứu các hiện tượng trong quá khứ của người Tày Đăm. Vì thế, tác giả đã kết hợp sử dụng phương pháp logic,nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất, cái phổ biến và đặc trưng trong hoạt động kinh tế văn hóa của người Tày Đăm huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn 1975-2015. Bên cạnh đó tác giả đã vận dụng phương pháp điền dã dân tộc học như: quan sát cảnh quan, phỏng vấn người dân). 5. Đóng góp của luận văn + Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về dân tộc Thái Đen ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng (CHDCND Lào). + Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm về dân tộc, các môn:Dân tộc học, Văn học Dân gian. 6. Bố cục luận văn Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung chính, kết luận, Phần nội dung gồm 3 chương: 5
  13. Chương 1: Khái quát về huyện Khăm và đồng bào người Thái Đen ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào Chương 2: Đời sống kinh tế của người Thái Đen ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào, giai đoạn 1975-2015 Chương 3: Đời sống văn hóa của người Thái Đen ở huyện Khăm,tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào, giai đoạn 1975-2015 6
  14. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN KHĂM VÀ NGƯỜI THÁI ĐEN (TÀY ĐĂM) Ở HUYỆN KHĂM TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CHDCND LÀO 1.1. Khái quát về huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng Huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng có nguồn gốc lịch sử từ lâu đời và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Huyện Khăm (hoặc Mường Khăm) thành lập trong thời phong kiến của Lào, mang tên là Thay Thồng (hoặc Mường Thồng Bản Ban). Thời đó, Lào Lạn Xang bị Xiêm xâm lược. Năm 1804, vua Anouvong đã mở cuộc đấu tranh chống Xiêm nhưng bị thất bại. Xiêm đã đưa 6000 cư dân Mường Khăm sang Bangkok. Khi đó, có một người đàn ông tên là Xiêng Khăm (dân tộc Phuôn) cư trú ở huyện Khăm (Bản Ban hiện nay) đã đứng ra tập trung cư dân đấu tranh chống Xiêm, làm cho Xiêm bị thất bại ở vùng Mường Thồng Bản Ban. Từ đó, cư dân đã bầu Xiêng Khăm làm người lãnh đạo vùng Thay Thồng. Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo, Xiêng Khăm đã đổi tên Thay Thồng sang Thồng Xiêng Khăm. Năm 1836, Xiêng Khăm qua đời, Phan Khăm lên thay, đã quyết định đổi tên Mường Thồng Xiêng Khăm sang Mường Khăm (huyện Khăm) cho đến hiện nay. 1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Huyện Khăm nằm ở phía Đông của tỉnh Xiêng Khoảng, nằm ở vị trí 19030’ vĩ độ Bắc và 103025’ kinh độ Đông, cách trung tâm tỉnh lị khoảng 52 km, diện tích 233.400 ha, chiếm 14,7% diện tích tỉnh Xiêng Khoảng. Huyện Khăm giáp với nhiều huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh như: Phía Đông giáp với huyện Noong Hẹt (69 km). Phía Tây giáp với huyện Pẹc và huyện PhuCụt (44,5 km). Phía Bắc giáp huyện Hủa Mường và huyện Viêng Thoong tỉnh Hủa Phăn (126,5 km). Phía Nam giáp huyện Khun (25 km). Địa hình của huyện được chia thành2vùng chủ yếu là núi và cao nguyên với tỉ lệ66,67% và 33,33%. Huyện Khăm nằm ở điểm cao khoảng 500-2000m so với mực nước biển; khu trung tâm nằm ở điểm cao 589m. 7
  15. Cũng giống như các huyện khác của tỉnh, trong1 năm, khí hậu ở huyện Khăm có 2 mùa rõ rệt, đó là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch. Mùa này thời tiết khô, lạnh. Huyện Khăm thuộc khu vực có thời tiết lạnh nhất nước (đặc biệt là mùa khô). Lạnh nhất từ tháng 12 - 2. Khoảng thời gian này, trời lạnh, có sương mù và mưa phùn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện Khăm là 230c [42, tr.1]. Là một huyện miền núi cao, phần lớn là rừng và đồi núi nên ruộng đất chủ yếu là ở ven đồi, chân núi, ven sông hoặc ven suối. Khu vực này đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, các loại cây thuốc, cây dùng vào nghề đan lát để làm hàng mỹ nghệ. Bên cạnh đó là nguồn lâm thổ sản khá phong phú như mật ong, nấm, các loại măng, rau rừng, củ, quả… cùng với một hệ động vật gồm các loại thú, chim. Điều này giúp cho cư dân có thể phát triển nghề khai thác rừng, đem lại nguồn lợi về sản phẩm phục vụ cho cuộc sống nhân dân cả huyện. Như vậy, có thể thấy với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên này, huyện Khăm có nhiều thuận lợi về môi trường tự nhiên, là cơ sở để phát triển nền kinh tế toàn diện từ nông nghiệp, lâm nghiệp đến thủ công nghiệp. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng là huyện có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhất là trồng lúa nước, làm nương rẫy. Những năm gần đây, trồng lúa nước của cư dân huyện Khăm có những biến đổi theo hướng hiện đại. Hệ thống thủy lợi được khôi phục và xây dựng đáp ứng nguồn nước cho làm ruộng và trồng trọt cả 2 mùa; diện tích ruộng đất được mở rộng, nhất là diện tích ruộng chiêm đã tăng lên 17,13%; việc trồng ngô đã tăng 64 lần so với năm 2004. Các loại cây trồng rất đa dạng và phong phú (có cây lúa, ngô, sắn, khoai, cây ăn quả và các loại rau). Bên cạnh đó là chăn nuôi gia súc với đa dạng loài như: trâu, bò, dê, lợn và gia cầm (vịt, cá, gà và chim cút). Đặc biệt, người dân 8
  16. còn đào ao thả cá với diện tích ao lớn, áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo kiến thức khoa học [29, tr.4]. Song song với việc phát triển kinh tế nông nghiệp là phát triển kinh tế thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống. Loại hình xưởng thủ công nghiệp được xây dựng nhiều ở huyện Khăm. Phổ biến nhất là xưởng chế biến gỗ, xưởng chế tạo và gia công đồ nội thất, xưởng sấy khô ngô và nghiền ngô. Xiêng Kiều là làng có đông người Thái Đen cũng là làng dệt vải nổi tiếng; Ko Nghiệu là làng đan lát (nhất là đan ép cơm, huột, làn…) Hàng năm, thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống cũng mang lại nhiều thu nhập. Năm 2010, thu nhập từ thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống là 100 triệu kíp. Du lịch cũng là một hoạt động kinh tế mang lại nhiều thu nhập cho huyện Khăm với các điểm du lịch nổi tiếng như: Hang Piu (Thẳm Piu), suối nước nóng… thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước [29, tr. 7]. Huyện Khăm có 90 bản với 8.397 ngôi nhà và 10.641 nhân khẩu. Theo thống kê của huyện thì tính đến năm2014, dân số của huyện Khăm là 51.326 người. Trong đó có 25.188 nữ, bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Đơn vị hành chính thấp nhất là làng bản. 90 bản trong huyện được chia thành 11 cụm bản như sau: 1: Cụm bản trung tâm huyện (gồm có 9 bản) 2: Cụm bản Loọng Piu (gồm có 6 bản) 3: Cụm bản Loọng Mạt Nưa (gồm có 8 bản) 4: Cụm bản Nhọt Cựa (gồm có 8 bản) 5: Cụm bản Àng Đoọc Khăm (gồm có 8 bản) 6: Cụm bản Loọng Mạt Tạy (gồm có 15 bản) 7: Cụm bản Viêng Xay (gồm có 4 bản) 8: Cụm bản Nặm Thẹ (gồm có 7 bản) 9: Cụm bản Loọng Khao (gồm có 7 bản) 10: Cụm bản Nặm Liệng (gồm có 15 bản) 11: Cụm bản Bun Thin Nặm Đơn (gồm có 10 bản) 9
  17. Huyện Khăm cũng là một trong 7 huyện của tỉnh Xiêng Khoảng có nhiều dân tộc làm ăn và sinh sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa đặc trưng riêng biệt của mình, góp phần làm cho nét văn hóa của huyện thêm đa dạng và phong phú. Trong đó dân tộc Lào chiếm tỷ lệ đông nhất, tiếp theo là dân tộc Mông và Tày (Thái). Dưới đây là những thống kế dân số của các dân tộc ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng năm 2014: Bảng 1.1. Thống kê thành phần dân tộc ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng năm 2014 Số lượng (người) Chiếm tỷ lệ STT Dân tộc Tổng số Nam Nữ dân số cả huyện (%) 1 Lào 16.938 8.453 8.503 33,02 2 Khơ Mú 9.194 4.626 4.568 17,91 3 Mông 11.270 5.834 5.436 21,95 4 Tày (Thái Đen, 10.247 5.377 4.870 19,96 Kháo…) 5 Phông 2.676 1.369 1.307 5,21 6 Dân tộc khác 1.001 497 504 1,95 Tổng cộng 51.326 26.138 25.188 100 Nguồn [42, tr.2] Như vậy, chiếm đại đa số trong tổng dân cư của huyện là dân tộc Lào, Mông Thái, Khơ Mú. Trong đó, Khơ Mú là cư dân cổ nhất, có mặt sớm nhất ở vùng đất này. Tiếp đến là người Lào và người Thái. Họ là những cư dân nông nghiệp trồng lúa, thường canh tác tại các vùng ven sông, ven suối, vùng chân núi. Nhìn chung, trải qua quá trình sinh sống, di cư, lập bản, nhiều dân tộc đã đến định cư ở vùng huyện Khăm. Thông qua các hoạt động kinh tế, văn hóa, các dân tộc đã có sự giao lưu về văn hóa, tạo nên một nền văn hóa đa dạng, nhưng cũng mang nhiều đặc trưng riêng của từng dân tộc. Trong đó, nổi lên là dân tộc Thái Đen mà tác giả sẽ trình bày rõ ở phần sau của luận văn. 10
  18. 1.2. Người Thái Đen (Tày Đăm) ở huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng Dân tộc Thái Đen là một trong 49 dân tộc anh em của Lào, thuộc nhóm ngôn ngữ Lào- Tày. Ở nước CHDCND Lào, dân tộc Thái Đen là dân tộc có nhiều tên gọi. Tên gọi cũ của dân tộc này là dân tộc “Tày”. Người Thái Đen tự gọi dân tộc mình là “Tày”.Còn dân tộc khác thường gọi họ là người Thay hoặc người Thái. Nhưng cả Tày, Thái, Thay đều có nghĩa là “con người” hoặc “loại người”. Tày Đăm là tên mà người Lào gọi theo cách ăn mặc của người Tày. Ví dụ: nhóm người Tày nào thường mặc màu đen người ta gọi là Tày Đăm (Thái Đen). Nhóm người Tày nào thường mặc màu trắng người ta gọi là Tày Khảo (Thái Trắng). Nhóm người Tày nào thường mặc màu đỏ người ta gọi Tày Đeng (Thái đỏ) [36, tr.20]. Người Kinh ở Việt Nam gọi người Tày Đăm là người Thái.Người Tày Đăm ở Việt Nam tự gọi mình là “Côn Tày” hoặc “Côn Thay”. Ở Việt Nam, người Tày Đăm còn có những tên gọi khác như: Tày Thanh, Man Thanh, Tày Mười, Hàng Tang, Tày Dọ. Người Thái ở Việt Nam có 3 ngành chính là: Thái Đen (Tày Đăm), Thái Trắng (Tày Đơn hoặc Khao) và Thái Đỏ (Tày Đeng). Ngôn ngữ của người Tày Đăm ở Việt Nam thuộc với nhóm ngôn ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai) là con cháu của người Tày Đăm di cư từ vùng đất thuộc miền Nam của Trung Quốc sang. Người Tày Đăm ở huyện Như Thành, tỉnh Thanh Hóa gọi họ là “Chao”, có nghĩa là “nòi giống” và gọi tổ tiên của họ là “Chao Đẳm” [24, tr.14]. Người Thái Lan thường gọi dân tộc Tày Đăm ở Thái Lan là “Lào Không, Thay Xộng Đăm hoặc Thái Xộng Đăm” vì họ thường mặc màu đen (đen có nghĩa là đăm). Đặc biệt là họ thường mặc quần màu đen (Xộng Đăm dịch nghĩa là quần đen) [44, tr.1]. Mặc dù dân tộc Tày Đăm có rất nhiều tên gọi như đã trình bày ở trên, nhưng tên phổ biến mà hiện nay người ta thường gọi họ là Tày Đăm (Thái Đen). 11
  19. Sơ đồ 1.1: Các ngành của người Thái ở Lào Tày Đăm là một trong đại gia đình các dân tộc đã cư trú tại đất nước Lào từ lâu đời. Dân tộc Tày Đăm có nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển gắn bó với nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của dân tộc Lào và đất nước Lào. Người Tày Đăm định cư ở các tỉnh miền Bắc của Lào từ tỉnh Bo Li Khăm Xay đến thượng Lào. Tập trung ở tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Luông Nặm Tha, Luông Phạ Bang…Dân tộc Tày Đăm ở Lào có nguồn gốc di cư từ vùng miền Nam của Trung Quốc (Mường Then). Do vùng đó xảy ra chiến tranh giữa các bộ tộc. Vì vậy, họ đã di cư xuống khu biên giới Việt Nam - Lào-Trung Quốc và định cư ở đó. Sau một thời gian, họ tiếp tục di cư vào các tỉnh miền Bắc của Lào như: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Luông Phạ Bang…và một số tỉnh của Việt Nam như: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và các tỉnh: Lơi, Xiêng Mày, Phêt Sa Bun của Thái Lan để tìm nơi định cư mới. Trong tạp chí “Mo Lạ Độc Lạn Xạng”, tác giả bài viết Phầu Tày Đăm (trang 129-130) đã viết: Dân tộc Tày Đăm là một trong nhóm người AiLao có nguồn gốc từ vùng biên giới phía Bắc Lào (miền Nam của Trung Quốc). Có trung tâm cũ ở Mường Then - quê hương của Khún Lo, người xây dựng Mường Loa cổ (Luông Phạ Bang hiện nay). Về vấn đề này, tài liệu lưu trữ của Trung Quốc cũng chứng mình rằng: Tổ tiên của dân tộc Tày Đăm là những người gọi tên dân tộc mình là “Tày”). 12
  20. Có thể nói, việc người Tày Đăm di cư vào Lào, Việt Nam và Thái Lan là do 2 nguyên nhân chủ yếu: chiến tranh và để tìm nơi sinh sống mới. Hiện nay, chưa có tài liệu nào xác định rõ người Tày Đăm di cư vào huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng vào khoảng thời gian nào. Nhưng sách sử Lào từ thời cổ đại đến năm 1946 của Maha Silavilavong đã trình bày: Đến khoảng năm 1893 có một dân tộc từ Trung Quốc đã vào Thượng Lào cướp bóc. Người Lào gọi họ là Hỏ Thung Đeng. Bọn chúng đã cướp và đánh đuổi các dân tộc ở Hủa Phăn và Luông Phạ Bang làm cho người dân bản địa ở các vùng đó phải chạy xuống vùng Thông Xiêng Khăm, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng (vùng huyện Khăm hiện nay). Trong số đó có người Lào, người Tày, và các dân tộc Môn-Khơ me… Theo tài liệu trên đây, có thể nói: Người Tày Đăm ở huyện Khăm có thể có nguồn gốc từ miền Bắc của Lào, chuyển cư qua tỉnh Hủa Phăn (Mường Xoòng. Tức huyện Viêng Thoong, tỉnh Hủa Phăn hiện nay). Điều đó đã được chứng minh là: những phong tục tập quán và cuộc sống sinh hoạt của người Tày Đăm ở huyện Khăm gần giống các phong tục tập quán và cuộc sống sinh hoạt của người Tày Đăm ở huyện Viêng Thoong, tỉnh Hủa Phăn. Do huyện Khăm giáp với huyện Viêng Thoong nên hiện nay có rất nhiều trai gái Tày Đăm ở hai huyện đã tìm hiểu và kết hôn với nhau. Theo thống kê năm 2013, người Tày Đăm định cư ở tỉnh Xiêng Khoảng có 6.040 người (2978 nữ). Chủ yếu ở3 huyện: Huyện Khăm, huyện Khun, huyện Pha Xay. Dưới đây là bảng thống kê về người Tày Đăm định cư ở tỉnh Xiêng Khoảng và huyện Khăm: Bảng 1.2. Thống kê về người Tày Đăm ở tỉnh Xiêng Khoảng (năm2013) Tên Số dân STT Số bản Số hộ gia đình Nữ (người) huyện (người) 1 Khăm 9 1121 4037 1988 2 Pha Xay 8 313 1755 866 3 Khun 1 56 248 124 Tổng cộng 18 1490 6064 2978 Nguồn [32; tr. 5] 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2