Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
lượt xem 5
download
Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội thấy được tiềm năng phát triển của kinh tế du lịch ở khu vực miền Tây; đánh giá mức độ đóng góp của hoạt động kinh tế này đối với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ THỊ BÌNH THƯ KINH TẾ DU LỊCH KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI (1986 – 2013) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Thu Thủy Thái Nguyên, năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Người thực hiện Lý Thị Bình Thư i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả luận văn xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên, đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái; Huyện ủy, UBND các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ, cùng các ban ngành đoàn thể trong tỉnh Yên Bái, các địa phương đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Tác giả Lý Thị Bình Thư ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan......................................................................................................i Lời cảm ơn ........................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ...................................................................iv Danh mục bảng biểu ..........................................................................................v MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 Chương 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA KHU VỰC MIỀN TÂYTỈNH YÊN BÁI ........................................................................................................13 1.1. Địa lí tự nhiên ........................................................................................13 1.2. Con người và tài nguyên nhân văn.........................................................17 1.3. Điều kiện kinh tế....................................................................................24 Chương 2: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI (1986 -2013)...................................................................................27 2.1 Cơ sở phát triển du lịch khu vực miền Tây..............................................27 2.1.1.Chủ trương đường lối của Đảng, các cấp chính quyền .........................27 2.1.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .....................29 2.1.3.Nguồn nhân lực....................................................................................32 2.1.4.Lượng khách du lịch ............................................................................32 2.2. Các loại hình du lịch ở khu vực miền Tây..............................................37 2.2.1 Du lịch văn hóa....................................................................................38 2.2.2.Du lịch sinh thái...................................................................................43 2.2.3. Du lịch cộng đồng...............................................................................51 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI ..........................................55 3.1. Tác động về kinh tế................................................................................55 3.1.1.Đóng góp cho ngân sách của địa phương và của tỉnh ...........................55 iii
- 3.1.2 Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương ..........................56 3.1.3.Động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển ...........................56 3.1.4. Quảng bá cho sản xuất địa phương .....................................................58 3.1.5. Khuyến khích nhu cầu tại địa phương .................................................59 3.2. Tác động về xã hội.................................................................................60 3.2.1.Giải quyết việc làm cho người lao động..............................................60 3.2.2.Giải quyết tình trạng đói nghèo............................................................62 3.2.3. Góp phần nâng cao dân trí ..................................................................64 3.2.4. Làm thay đổi diện mạo các vùng có hoạt động du lịch ........................64 3.2.5.Góp phần phát huy các giá trị văn hóa dân tộc .....................................66 KẾT LUẬN ....................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................78 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU NỘI DUNG BCH Ban chấp CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá DLST Du lịch sinh thái NXB Nhà xuất bản VHTHDL Văn hóa, thể thao, du lịch UBND Uỷ ban nhân dân WTTC Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới iv
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, LƯỢC ĐỒ Trang Bảng 1.1: Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính khu vực miền Tây ........... 17 Bảng 1.2: Các điểm du lịch khu vực Mường Lò và Miền Tây......................... 23 Bảng 2.1: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch........................................................ 31 Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến miền Tây từ 2000 đến năm 2013............. 34 Bảng 3.1: Doanh thu từ TM -DV - DL giai đoạn từ 1986 -2013 ..................... 55 Bảng 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế ........................................................ 56 Bảng 3.3: Tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch miền Tây ............... 61 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý tộc, tầng lớp thượng lưu, đến nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân. Du lịch phát triển góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội; thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan như xây dựng, thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, bảo hiểm, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,… Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), năm 2012 du lịch đóng góp 6500 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu, tạo việc làm cho khoảng 260 triệu người trên thế giới. Dự báo trong 10 năm tới, ngành du lịch sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm. Cùng với đó giá trị đóng góp cho kinh tế toàn cầu sẽ tăng lên mức 10.000 tỷ USD mỗi năm, tương đương 10% GDP toàn cầu. Tới năm 2020, ngành du lịch sẽ tạo ra khoảng 328 triệu việc làm tương đương tỷ lệ 1/10 lao động toàn thế giới làm việc trong ngành du lịch[10]. Với hiệu quả to lớn đó, du lịch đã được nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam chọn là ngành ưu tiên phát triển số một trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: “ Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”[37].Trong chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 Đảng nhấn mạnh: “Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. ….Hình thành một số trung tâm 1
- dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế”[36, tr.9]. Hiện nay, ngành du lịch nước ta đang có bước phát triển đáng kể nếu năm 2007 đón và phục vụ 4,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam thì đến năm 2012 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,8 triệu lượt người. Doanh thu từ du lịch đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011; thu hút trên 1,7 triệu lao động làm trong ngành du lịch, trong đó có 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp[10]. Yên Bái là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ với trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống, là nơi có nền văn minh sông Hồng, sông Chảy, là trung điểm giao lưu giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của tổ quốc, có nhiều lợi thế về giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử cách mạng, hệ thống các đình, đền, chùa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bên cạnh đó, Yên Bái còn là nơi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên với danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, hồ Thác Bà, khu du lịch Suối Giàng…Những tiềm năng vốn có trên là điều kiện thuận lợi để tỉnh Yên Bái có thể khai thác, phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Cùng với công cuộc đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước, Tỉnh ủy- UBND tỉnh Yên Bái cũng có nhiều định hướng nhằm phát huy tiềm năng của tỉnh, từng bước đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Miền Tây Yên Bái gồm có các huyệnVăn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Nơi đây có thiên nhiên hùng vĩ, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, với 17 dân tộc anh em chung sống từ lâu đời, có một nền văn hóa đậm đà bản sắc. Nơi đây còn có cánh đồng rộng lớn thứ hai Tây Bắc – Mường Lò - nổi tiếng với gạo trắng nước trong, những người dân nơi đây sống nhân hậu, trung thực và hiếu khách.Vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hòa ấy từ lâu 2
- đã là điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. Để tạo nên sự khác biệt với các vùng miền khác về đặc thù văn hóa, UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Đề án “ Xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ 2013 -2020” với mục tiêu xây dựng Nghĩa Lộ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch miền Tây. Điều đó cho thấy, khu vực miền Tây được coi là khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Với mong muốn tìm hiểu thêm về tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch của khu vực, qua đó thấy được những nỗ lực của các địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững tạo nên sự phát triển của các ngành kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của địa phương tôi đã chọn đề tài “ Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái (1986 – 2013)” để làm luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đóng vai trò là một ngành kinh tế có vị trí vai trò quan trọng trong khu vực dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Du lịch hay kinh tế du lịch đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học…Cụ thể: 2.1. Các sách đã xuất bản trong nước Cuốn “Du lịch và kinh doanh Du lịch”, TS.Trần Nhạn – NXB Văn hoá Thông tin – Hà Nội 1996. Trên cơ sở khái niệm về du lịch và kinh doanh du lịch, các loại hình du lịch, cuốn sách tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch cũng như những tác động của hoạt động kinh doanh du lịch đối với các ngành kinh tế khác. Trong cuốn “Tổng quan về Du lịch”, NXB Giáo dục 1999, tác giả Vũ Minh Đức đã cho chúng ta có một cái nhìn cận cảnh hơn nữa về sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng như du lịch thế giới. Những tác động của du lịch thế giới đến các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. 3
- Cuốn “Pháp lệnh du lịch”, NXB Chính trị quốc gia 1999, văn bản pháp lí được Quốc hội khóa X thông qua, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 1999. Pháp lệnh là cơ sở để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế đẩy mạnh giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cuốn sách“Kinh tế du lịch” của tác giả Nguyễn Hồng Giáp, NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000, đã làm rõ khái niệm kinh tế du lịch, tiềm năng du lịch, đặc điểm các loại hình du lịch. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tác giả đưa ra được những tác động của kinh tế du lịch đến kinh tế - xã hội. Cuốn sách“ Kinh tế du lịch và du lịch học” của tác giả Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Bình (NXB trẻ, 2001). Cuốn sách đã cung cấp thông tin chi tiết về du lịch, kinh tế du lịch, đặc điểm các loại hình du lịch; đứng trên góc độ nghiên cứu tác giả đề cập đến vấn đề nghiên cứu học thuật đối với hoạt động du lịch. Cuốn “Giáo trình kinh tế Du lịch”, NXB Lao Động – Xã hội Hà Nội 2004 của tác giả GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS.Trần Thị Minh Hoà. Là cuốn giáo trình dành cho sinh viên khoa du lịch, tìm hiểu về du lịch với vai trò là một ngành kinh tế. Cuốn sách đã đề cập đến khái niệm du lịch, kinh tế du lịch, vị trí vai trò của du lịch cũng như các loại hình du lịch hiện có. Cuốn “Luật Du lịch”, NXB Chính trị Quốc gia cho biết Luật được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ VII, thông qua ngày 14-6-2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2006. Việc xây dựng Luật này nhằm thể chế hoá Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những vùng có tiềm năng phát triển du lịch. 2.2. Các bài Tạp chí, Luận văn Bên cạnh những cuốn sách tìm hiểu về du lịch, còn có những công trình khoa học tìm hiểu về du lịch như Luận án tiến sĩ của Vũ Đình Thụy với đề 4
- tài“Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn…” tại Đại Học Kinh tế quốc dân – Hà Nội năm 1996 đây là công trình khoa học làm rõ sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam từ 1986 và đưa ra những giải pháp chủ yếu để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với tác phẩm trên còn có rất nhiều các công trình khác tìm hiểu về du lịch như: “Tài nguyên Du lịch Việt Nam” của Nguyễn Văn Thành (2002), “Vài suy nghĩ về phát triển Du lịch Việt Nam – Du lịch nhân dân và Du lịch quốc tế” Dương Minh Trung (2004)…Chủ yếu khai thác về tài nguyên – tiềm năng của du lịch Việt Nam. (Tạp chí du lịch Việt Nam – Tổng cục du lịch). Ở Yên Bái, với mục đích từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; Sở văn hóa thông tin và du lịch đã phối hợp cùng các sở ban ngành, các nhà nghiên cứu để đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh nhà: Các bài viết: “ Định hướng đầu tư xây dựng thị trường, sản phẩm du lịch các tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai” của tác giả Hà Văn Siêu; “Yên Bái tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư” UBND tỉnh Yên Bái đã đề cập đến những định hướng chung về phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh với các tỉnh lân cận. Trong đó khu vực miền Tây là một trong những tuyến trong tuyến “du lịch về nguồn” của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai. Đối với khu vực miền Tây đã có các nghiên cứu: Luận văn “Người Thái đen với sự phát triển du lịch Mường Lò – tỉnh Yên Bái” của Đoàn Thị Hương Lý (2009) được bảo vệ tại Đại học KHXH & NV Hà Nội; tác giả đã cho thấy tiềm năng du lịch của vùng Mường Lò – nơi được xem là vùng đất tổ của người Thái đen. Qua nghiên cứu cho thấy văn hóa tộc người chính là một kho tài nguyên du lịch giá trị của vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ - Văn Chấn. 5
- Luận văn “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn” của tác giả Lê Lâm Bằng (2010); tác giả đã tìm hiểu đầy đủ những điều kiện về tự nhiên – xã hội cho sự phân bố và phát triển của cây chè trên địa bàn huyện Văn Chấn. Đặc biệt là vùng chè Suối Giàng – với những đề xuất bảo tồn và xây dựng mô hình liên kết ngành kinh tế để Suối Giàng trở thành vùng du lịch sinh thái với hoạt động nghỉ dưỡng, tham quan và nghiên cứu. Luận văn “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân bản Paket và bản Lè phường Trung tâm – thị xã Nghĩa Lộ” của tác giả Vũ Văn Trường (2011), tác giả đã đề cập đến thái độ trong việc bảo tồn nghề truyền thống của người Thái để phát triển du lịch cộng đồng. Luận văn “Khai thác Ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát triển du lịch” của tác giả Hoàng Mạnh Thắng (2011) khóa luận chuyên ngành du lịch được bảo vệ tại Đại học KHXH & NV Hà Nội. Với mục đích tìm hiểu để phục vụ cho phát triển du lịch nên nghiên cứu của tác giả đã khái quát được toàn cảnh về huyện Mù Cang Chải, tiềm năng khai thác du lịch mà cụ thể là hoạt động du lịch văn hóa, du lịch nông thôn gắn với khai thác Ruộng bậc thang một hình thức canh tác nông nghiệp của người Mông. Ngoài ra còn có nghiên cứu“đời sống văn hóa tinh thần của người Mông ở huyện Mù Cang Chải” – tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2012) qua việc nghiên cứu này tác giả cũng đã có ý kiến đề xuất việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa tinh thần của người Mông để phục vụ cho du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái ở địa phương. Luận văn “Văn hóa Thái với hoạt động du lịch Mường Lò (Nghĩa Lộ)”- tác giả Nguyễn Kim Lê (2012), trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Thái Mường Lò (Nghĩa Lộ), tác giả đã có những đánh giá về sự đóng góp của những giá trị văn hóa Thái trong việc phát triển du lịch ở thị xã Nghĩa Lộ. 6
- Phạm Thị Phương trong luận văn “Tiềm năng – Thực trạng và những giải pháp phát triển du lịch tỉnh Yên Bái” (2012), đã làm rõ những tiềm năng du lịch và thực trạng khai thác các tiềm năng đó của ngành du lịch Yên Bái; trên cơ sở những thực trạng tác giả cũng đã có đề xuất giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Yên Bái nhằm khai thác những thế mạnh sẵn có, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.3. Các công trình nghiên cứu địa phương Cuốn “Yên Bái nơi hội tụ của đồng bào dân tộc” của nhà nghiên cứu Hà Lâm Kỳ (NXB Văn hóa dân tộc, năm 1996). Cuốn sách đã khái quát về đặc điểm tự nhiên, tên gọi, tên gốc, đời sống của đồng bào dân tộc sinh sống trên đất Yên Bái. Cuốn “Mỗi nét tinh hoa” của tác giả Hà Lâm Kỳ làm chủ biên (NXB dân tộc, năm 2001), nêu lên những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Yên Bái; Tác giả cũng đề cập đến việc khai thác một loại hình du lịch, đó là du lịch văn hóa với những tiềm năng của nó. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ ” (Ban Tuyên giáo Thị ủy – 2005). Đã trình bày những nét cơ bản về dân cư cùng lịch sử hình thành của thị xã Nghĩa Lộ qua các thời kỳ lịch sử, từ 1986 –2005 Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã vận dụng các nghị quyết của TW Đảng tạo ra những bước chuyển mình rõ rệt về kinh tế - xã hội theo hướng thương mại- dịch vụ. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Mù Cang Chải” (của BCH huyện ủy – 2007) đã khái quát quá trình phát triển Đảng bộ huyện Mù Cang Chải trong việc lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2000. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Chấn 1954 -2007” (tập 2 - Ban tuyên giáo huyện ủy, 2006), đã nêu một cách tổng quát quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong các giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của 7
- địa phương, đặc biệt trong giai đoạn cùng cả nước thực hiện đổi mới đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cuốn “Yên Bái đất và người trên hành trình phát triển”của NXB văn hóa thể thao – Công ty Văn hóa trí tuệ Việt xuất bản năm 2006. Không chỉ nêu được một hành trình phát triển của Yên Bái, mà qua đó đã nhấn được những ngành kinh tế có tiềm năng và đóng góp cho tỉnh. Tuy nhiên, về du lịch mới dừng lại ở khắc họa những đặc trưng văn hóa và khả năng khai thác du lịch của tỉnh Yên Bái. Sự đóng góp của hoạt động du lịch còn nêu trong các tài liệu, bản báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của UBND huyện và huyện ủy các huyện thị miền Tây như: Tổng hợp số liệu kinh tế- xã hội – các phòng tài chính; Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ các huyện, thị; Báo cáo tổng kết của Sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh… Nhìn chung, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày chi tiết và có hệ thống về hoạt động kinh tế du lịch trong hơn 20 sau đổi mới ở khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái. 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về ngành kinh tế du lịch miền Tây: tiềm năng, các hoạt động du lịch và tác động kinh tế du lịch đối với kinh tế - xã hội của khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái. 3.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội thấy được tiềm năng phát triển của kinh tế du lịch ở khu vực miền Tây; Đánh giá mức độ đóng góp của hoạt động kinh tế này đối với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế- chính trị- văn hóa – xã hội của địa phương. Từ mục đích này nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là: 8
- - Làm nổi bật được những yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội để thấy được tiềm năng khai thác du lịch như một ngành kinh tế đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các huyện thị khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái. -Trên cơ sở những tiềm năng đó hoạt động du lịch được khai thác như thế nào , kết quả cụ thể của việc khai thác đó theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, ngành và địa phương. -Đánh giá được sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Từ đó phân tích, làm rõ những tác động hai chiều mà hoạt động kinh tế này về kinh tế, về xã hội tại các địa phương khu vực miền Tây. 3.3. Phạm vi nghiên cứu -Về thời gian nghiên cứu là từ năm 1986 đến năm 2013. -Về không gian là khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái bao gồm thị xã Nghĩa Lộ, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu và huyện Văn Chấn. Luận văn cũng có tìm hiểu những hoạt động du lịch ở một số địa phương khác trong tỉnh, để có bức tranh toàn diện về ngành kinh tế này lấy cơ sở cho việc đánh giá vai trò của ngành trong chiến lược kinh tế chung của tỉnh. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu - Nguồn tài liệu chung: + Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc từ Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX, X,XI + Các sách, báo chuyên khảo của ngành du lịch; sách giáo trình kinh tế học, kinh tế du lịch của một trường Đại học: Tạp chí du lịch, báo Đầu tư.. + Khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội của khu vực miền Tây Yên Bái. -Nguồn tài liệu địa phương: + Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Đại đại biểu Đảng bộ các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. 9
- + Báo cáo thống kê của Cục thống kê tỉnh Yên Bái; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Sở Văn hóa- thể thao và du lịch Yên Bái. + Báo cáo tình hình KT – XH của UBND các huyện, thị miền Tây. -Tư liệu điền dã: thông tin qua dân cư sinh sống trong các khu quy hoạch du lịch của địa phương như làng văn hóa Nghĩa An, khu sinh thái Suối Giàng, dân cư xã Dế Xu Phình, La Pán Tẩn…..tranh ảnh có liên quan đến hoạt động du lịch, các di tích, danh thắng, sinh hoạt văn hóa.. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Phương pháp lịch sử được sử dụng để tái hiện lại bức tranh toàn cảnh kinh tế khu vực miền Tây một cách chân thực, khoa học, phản ánh đúng lịch sử và quy luật vận động của quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của khu vực từ năm 1986 đến năm 2013 trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. Từ bức tranh chung của du lịch Yên Bái và khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái. Phương pháp lôgic được sử dụng để khái quát tiềm năng khai thác của du lịch miền Tây.Trên cơ sở đường lối chung của Đảng, chính quyền các địa phương đã khai thác các tiềm năng đó như thế nào để thấy rằng du lịch và các sản phẩm của du lịch đã góp phần hình thành nên một bộ phận kinh tế của khu vực. Phương pháp logic đã giúp cho việc nhận định, đánh giá vạch ra bản chất, lý giải, khái quát và rút ra kết luận một cách toàn diện và sâu sắc. Tìm hiểu về kinh tế du lịch tại một khu vực miền núi bao gồm 4 huyện thị xa ở miền Tây của tỉnh Yên Bái luận văn còn sử dụng kết hợp các phương pháp kinh tế học (phân tích, tổng hợp, so sánh), địa lí học, dân tộc học…cùng với phương pháp điền dã: điều tra phỏng vấn. 5. Đóng góp của luận văn 10
- Trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động kinh tế du lịch các địa phương đánh giá được đầy đủ hơn và khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của mình; có những giải pháp huy động các nguồn lực để hướng tới sự phát triển bền vững trong xu thế hội nhập, công nhiệp hóa-hiện đại hóa. Việc đánh giá được những đóng góp của hoạt động kinh tế và những ảnh hưởng tiêu cực của nó sẽ giúp các địa phương đưa ra những giải pháp và điều chỉnh hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại dịch vụ phát triển . Nguồn tư liệu để dạy học lịch sử địa phương. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1:Tiềm năng du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái. Chương 2:Hoạt động du lịch ở khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái (1986 -2013). Chương 3: Tác động của kinh tế du lịch đối với kinh tế - xã hội khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái (1986 -2013). 11
- Lược đồ hành chính khu vực miền tây tỉnh Yên Bái Nguồn:Cổng thông tin điện tử Yên Bái 12
- Chương 1 TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI 1.1. Địa lí tự nhiên Vị trí địa lý Khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái nằm ở cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khu vực bao gồm huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Phía Bắc giáp Than Uyên - Lào Cai; Phía Nam giáp tỉnh Sơn La và Phú Thọ; Phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên; Phía Tây giáp Sơn La, Lai Châu. Nằm ở vị trí này khu vực miền tây tỉnh Yên Bái là điểm giao lưu thuận tiện của giao thông vận tải đường bộ. Với quốc lộ 32, quốc lộ 37 thuận tiện cho lưu thông giữa các huyện, thị xã trong khu vực với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La. Giao thông thuận tiện là yếu tố rất quan trọng thu hút khách du lịch với khu vực miền Tây của tỉnh. Khiến cho du lịch ngày càng có điều kiện phát triển trở thành ngành kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Địa hình Điều kiện địa hình ở mỗi nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Địa hình khu vực chủ yếu là núi cao, nơi có địa hình núi cao nhất là Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Suối Giàngvới độ cao trên 1000m so với mực nước biển.Tiếp đến huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ với độ cao trung bình so với mực nước biển 400m. Khu vực miền Tây Yên Bái là vùng đồi núi với nhiều phong cảnh đẹp và là nơi có thể tiến hành các hoạt động du lịch. Các dãy núi cao, rừng già và đồi thấp tạo nên nhiều phong cảnh hùng vĩ, hữu tình, những hang động có vẻ đẹp kì vĩ, huyền diệu như hang Thẩm Han, Thẩm Lé, Thẩm Thoong, hang Cua Đỏ,… Điều kiện địa hình này cho phép Yên Bái phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tham quan nghiên cứu. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế - Văn hóa của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015
90 p | 69 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 35 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 42 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 51 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 -2015)
114 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
113 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
114 p | 52 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 -2015)
107 p | 32 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn