Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
lượt xem 6
download
Nghiên cứu đề tài này, ngoài làm rõ thực trạng hoạt động giao thương Việt Nam -Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ năm 1997–2015, luận văn còn muốn chỉ ra tác động của hoạt động giao thương của cửa khẩu Nặm Phao đối với kinh tế, xã hội tỉnh Bo Lị Khăm Xay (Lào) và tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam)(1997-2015).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– VATSANA DOUANGMALASY HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẶM PHAO ( 1997 – 2015) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– VATSANA DOUANGMALASY HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - LÀO QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẶM PHAO (1997 – 2015) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy THÁI NGUYÊN - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997 - 2015)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực. Những số liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu không có trích dẫn là do tác giả trực tiếp sưu tầm trong quá trình sưu tầm tài liệu địa phương. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn Vatsana DOUANGMALASY i
- LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã động viên, chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn. Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành tỉnh Bo Lị Khăm Xay: Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Nặm Phao, Cục Hải Quan tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Cục Thống kê tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Sở Công Thương tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Thư viện Đại học Quốc gia Lào…đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc nghiên cứu thực tế, cung cấp số liệu, tài liệu và nhiều thông tin hữu ích liên quan đến luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Vatsana DOUANGMALASY ii
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ....................................................................................................... i Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii Mục lục .............................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv Danh mục các bảng............................................................................................ v Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài ....................... 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7 6. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 7 Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẶM PHAO.......8 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .................................................................. 8 1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 8 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 9 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 13 1.2.1. Dân cư và nguồn lao động ....................................................................... 13 1.2.2. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 14 1.3. Lịch sử truyền thống hữu nghị Bo Lị Khăm Xay – Hà Tĩnh ..................... 17 1.4. Sự thành lập cửa khẩu quốc tế Nặm Phao .................................................. 19 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 21 iii
- Chương 2: HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẶM PHAO (1997-2015) .......................................................................... 23 2.1. Chủ trương phát triển quan hệ giao thương Việt Nam - Lào của tỉnh Bo Lị Khăm Xay ..................................................................................................... 23 2.2. Quan hệ giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ năm 1997-2015 .............................................................................................. 27 2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu ....................................................................... 27 2.2.2. Hoạt động xuất nhập cảnh ....................................................................... 43 Tiểu kết hương 2 ................................................................................................ 45 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẶM PHAO ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH (VIỆT NAM) VÀ TỈNH BO LỊ KHĂM XAY (LÀO) (TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015) .................................................................. 47 3.1. Những tác động tích cực ............................................................................. 47 3.1.1. Về kinh tế................................................................................................. 47 3.1.2. Về xã hội .................................................................................................. 62 3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 67 3.2.1. Những hạn chế ......................................................................................... 67 3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 69 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 74 KẾT LUẬN....................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 79 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu ODA Official Development Assistance UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XNK Xuất nhập khẩu XNC Xuất nhập cảnh iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Loại đất rừng bảo tồn ........................................................................ 10 Bảng 1.2: Loại đất sử dụng trên cả tỉnh ............................................................. 11 Bảng 1.3: Dân số tỉnh Bo Lị Khăm Xay trong giai đoạn 2010-2015................ 14 Bảng 2.1: Kim ngạch XNK Lào – Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (2001 – 2005) ........................................................................... 30 Bảng 2.2: Kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (2006-2015) ..... 38 Bảng 2.3: Tình hình XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (2006-2015) ....... 40 Bảng 2.4: Thống kê tình hình XNC qua cửa khẩu Quốc tế Nặm Phao (2005-2015) ....................................................................................... 44 Bảng 3.1: Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bo Lị Khăm Xay (2010 - 2015) ............................................................................. 64 v
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Nặm Phao (2001 – 2005) .................................................................................... 32 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Nặm Phao (2001 – 2005) ........................................................................... 34 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (2011-2014) ................................................................. 41 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam – Lào là hai quốc gia có nét tương đồng về kinh tế – xã hội. Trong suốt chiều dài lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Lào nói chung và mối quan hệ giữa nhân dân hai tỉnh Bo Lị Khăm Xay (Lào) – Hà Tĩnh (Việt Nam) nói riêng luôn là mối quan hệ láng giềng hữu nghị, gắn bó thân thiết. Ở hai bên biên giới, hai tỉnh Bo Lị Khăm Xay và Hà Tĩnh có nhiều dân tộc anh em như Kinh, Thái, Mường, Lào... sinh sống từ nhiều thế kỷ nay, trong đó có những dân tộc di cư từ nơi khác tới. Nhiều bản làng, người dân có quan hệ hôn nhân, quan hệ dòng tộc gắn bó và thường qua lại thăm nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để hai tỉnh Bo Lị Khăm Xay (Lào) và Hà Tĩnh (Việt Nam) tăng cường thúc đẩy hoạt động giao thương, nhằm gắn kết nhân dân hai địa phương, hai nước với nhau. Trong những năm gần đây, hoạt động giao thương qua biên giới giữa hai nước đã không ngừng phát triển góp phần quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh miền Trung, mà còn là đòi hỏi tất yếu trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế hai nước trong bối cảnh Lào hội nhập WTO và Việt Nam đang trên con đường trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh chóng. Từ khi tỉnh Bo Lị Khăm Xay được thành lập vào năm 1984, quan hệ giao thương giữa hai bên ngày càng được đẩy mạnh và có những bước phát triển tốt, bộ mặt cửa khẩu biên giới được quy hoạch khang trang, hiện đại hơn. Các hoạt động thương mại trao đổi hàng hóa, hoạt động đầu tư liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa,... ngày càng sôi động, đa dạng và phong phú, đời sống kinh tế – xã hội cư dân biên giới được nâng cao, an ninh quốc phòng được củng cố, mối quan hệ hữu 1
- nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai địa phương của hai quốc gia được tăng cường và phát triển. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nặm Phao là một trong những khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ Lào ưu tiên phát triển. Khu kinh tế này gắn với cửa khẩu quốc tế Nặm Phao sang cửa khẩu Cầu Treo, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, thuộc địa bàn huyện Khăm Kợt tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nặm Phao được thành lập nhằm mục đích đẩy mạnh thông thương giữa Lào với Việt Nam, thúc đẩy kinh tế phía Đông Bo Lị Khăm Xay và toàn tỉnh Bo Lị Khăm Xay phát triển. Nằm trên Quốc lộ 8A qua biên giới Lào – Việt Nam, Cửa khẩu Nặm Phao có một vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Bo Lị Khăm Xay và các tỉnh Trung Lào. Đây cũng là cửa ngõ ngắn nhất để Lào và các nước trong tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng hướng ra biển Đông. Khu kinh tế được xác định là loại hình khu phi thuế quan, với định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực như: thương mại, du lịch, dịch vụ và công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp hàng dân dụng. Tuy nhiên, hoạt động giao thương Việt Nam – Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của hai nước. Vấn đề đặt ra là tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Lào nói chung và tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay nói riêng. Để làm được điều đó chúng ta cần nắm rõ về thực trạng hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao, từ đó đánh giá được những tác động đối với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bo Lị Khăm Xay nói riêng và góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ năm 1997 - 2015” làm luận văn thạc sĩ. 2
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề giao thương giữa Việt Nam - Lào trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu dưới các mức độ và dưới các góc độ khác nhau. “Khuyến khích đầu tư - thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Hùng - NXB Thống kê, Hà Nội năm 2000. Tác giả phân tích một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, tình hình thực tế và chính sách đầu tư, thương mại các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và góp phần vào công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch hành động tích cực. Tác giả Chứ phôm Visay (2004) với cuốn “Vai trò của tài chính nhà nước trong viê ̣c phát triể n kinh tế hàng hóa ở CHDCND Lào hiê ̣n nay”, Luâ ̣n án tiế n si,̃ Chuyên ngành kinh tế chính tri ̣ xã hội chủ nghiã , Ho ̣c viện Chính tri ̣quốc gia Hồ Chí Minh. Ông đã phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế, đánh giá thực hiện giải pháp tài chính về vốn đầu tư phát triển của Lào trong những năm qua và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về sử dụng tài chính trong phát triển kinh tế. Từ đó, tác giả đề ra giải pháp tài chính chủ yếu nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế tại Lào đến 2010 như hoàn thiện các chính sách thuế, cơ cấu chi tiêu của chính phủ, chính sách tiền tệ - tín dụng, tạo môi trường chính trị ổn định, cải thiện môi trường pháp, tăng cường hiệu lực của chính sách quản lý vĩ mô. “Factors Effecting on Export-Import between Lao PDR and Principal Trade Partners”, luận văn thạc sĩ của Thạ Nu Xay Vo Lạ Vông – Đại học Quốc gia Lào năm 2012. Tác giả đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Lào với các nước đối tác thương mại chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: hàng hóa của Lào xuất khẩu chủ yếu là Điện, khoáng sản, 3
- gỗ và các sản phẩm từ nông nghiệp. Hàng nhập khẩu của Lào chủ yếu là dầu, cộng cụ công nghiệp, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng. Các đối tác thương mại chính của Lào là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. “A study on Relationship between International Trade and Economic Growth in Lao PDR”, luận văn thạc sĩ của Mạ Ni Vone Mâng Chạ Lơn – Đại học Quốc gia Lào năm 2012. Tác giả đã nghiên cứu môi trường chung của thương mại Lào với sự phát triển kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng tới sự tới sự phát triển kinh tế của Lào từ năm 1990 – 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Kinh tế của Lào từ năm 1990 – 2010 có xu hướng tăng lên liên tục, binh quân tăng hàng năm là 6.63%/năm, ngành phát triển nổi bật là ngành cộng nghiệp. Trình độ mở rộng kinh tế của Lào với các nước đối tác thương mại bình quân là 57.59%/năm. “Determinants of Import of Lao PDR”, luận văn thạc sĩ của Su Lị Ya Chăn Thạ Vông – Đại học Quốc gia Lao năm 2014. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng: dầu, xe cộ, hàng hóa công nghiệp, đồ điện, vật liệu xây dựng là hàng hóa chính của Lào nhập khẩu. Các nước đối tác thương mại mà Lào nhập khẩu là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu của 3 nước này chiếm 88.4% của tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong giai đoạn 2008 – 2012. “Efficiency of Tax – customs Collection: A comparison study between Paksan and Namphao International customs” là Luận văn thạc sĩ của tác giả Boun Liếng Duẩng Sạ Phao Thong - Đại học Quốc gia Lào năm 2015. Tác giả đã so sánh hiệu lực việc thu nộp ngân sách của cửa khẩu Quốc tế Nặm Phao và cửa khẩu Pạc Săn từ năm 2007 – 2014. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng: việc thu nộp ngân sách của cửa khẩu Quốc tế Nặm Phao có xu hướng tăng trưởng hàng năm, đặc biệt là năm 2013 – 2014 tăng đến 83,71% so với năm 2012 – 2013. 4
- Như vậy chưa có công trình nào nghiên cứu tổng kết 20 năm hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997-2015). Do đó nghiên cứu về “Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ năm 1997 - 2015” là một đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa thực tiễn thể hiện đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Qua đề tài, chúng ta thấy được vị trí, vai trò của cửa khẩu quốc tế Nặm Phao đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bo Lị Khăm Xay nói riêng và của cả nước nói chung đồng thời đề tài này sẽ là nguồn tài liệu giúp ích cho công tác biên soạn lịch sử địa phương. 3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ năm 1997 - 2015 với nội dung chủ yếu như: Hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thương mại dịch vụ, du lịch, đầu tư. 3.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, ngoài làm rõ thực trạng hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ năm 1997 – 2015, luận văn còn muốn chỉ ra tác động của hoạt động giao thương của cửa khẩu Nặm Phao đối với kinh tế, xã hội tỉnh Bo Lị Khăm Xay (Lào) và tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) (1997-2015). Theo đó, việc tìm hiểu nghiên cứu này mong muốn góp phần nêu lên một cách chân thực, khoa học về một thời kì lịch sử trong quá khứ và bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương trong bức tranh chung của Lịch sử hai dân tộc Việt - Lào. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của hoạt động giao thương qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. 5
- Làm rõ thực trạng hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997 - 2015). Thấy được những tác động, phát sinh trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ và xây dựng hai nước trong tình hình mới. Tổng kết những bài học kinh nghiệm thực tiễn bổ ích về hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Lào cũng như sự vận dụng linh hoạt của Đảng bộ tỉnh Bo Lị Khăm Xay. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Hoạt động giao thương qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao bằng con đường chính ngạch và tiểu ngạch trên địa bàn tỉnh Bo Lị Khăm Xay. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ năm 1997 đến năm 2015. Tuy nhiên trong chừng mực nhất định, luận văn có mở rộng về không gian và thời gian nhằm làm rõ hơn những yếu tố xã hội khác có ảnh hưởng đến hoạt động giao thương Việt Nam – Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Đề tài nghiên cứu dựa vào các nguồn tài liệu chủ yếu sau: Nghị quyết của Đảng, chính phủ về hoạt động giao thương, thương mại; Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bo Lị Khăm Xay, của các sở ban ngành trong tỉnh; văn bản hợp tác giữa hai tỉnh Bo Lị Khăm Xay (Lào) – Hà Tĩnh (Việt Nam). Các sách báo, tài liệu đã được công bố, trong đó có sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về tỉnh Bo Lị Khăm Xay (Lào) và tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam). Một số luận văn, luận án có liên quan đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Lào. Tư liệu điền dã. Nguồn tài liệu truyền thông quốc tế: Mạng Internet... 6
- 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác điều tra - khảo sát; thống kê - phân tích; phân tích - tổng hợp. 5. Đóng góp của luận văn Trình bày có hệ thống về thực trạng hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997 - 2015). Tổng kết những bài học kinh nghiệm thực tiễn bổ ích về hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. Làm rõ những tác động, phát sinh trong hoạt động giao thương giữa Lào -Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao đồng thời thấy được vị trí, vai trò của cửa khẩu quốc tế Nặm Phao đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và tỉnh Bo Lị Khăm Xay (Lào) nói riêng và của cả hai nước nói chung. Luận văn cũng sẽ là nguồn tài liệu giúp ích cho công tác biên soạn lịch sử địa phương. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Điều kiện hình thành cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. Chương 2: Hoạt động giao thương tại cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997 - 2015). Chương 3: Tác động của hoạt động giao thương của cửa khẩu Quốc tế Nặm Phao đối với kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và tỉnh Bo Lị Khăm Xay (Lào) từ năm 1997-2015. 7
- Chương 1 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẶM PHAO 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Bo Lị Khăm Xay là một tỉnh nằm ở miền Trung của đất nước Lào, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 150 km theo đường bộ. Tỉnh Bo Lị Khăm Xay được tái lập ngày 6 tháng 3 năm 1984 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Khăm Muộn. Diện tích tự nhiên: 14,863 km2 (chiếm 6,74% diện tích cả nước). Phía Bắc giáp thủ đô Viêng Chăn có chiều dài 49,41 Km và tỉnh Viêng Chăn có chiều dài 149,23 Km. Phía nam giáp tỉnh Khăm Muộn có chiều dài 184,87 Km. Phía đông bắc giáp tỉnh Xiêng Khuẩng có chiều dài 141,76 Km Phía đông giáp tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có chiều dài 215,82 Km. Phía tây giáp tỉnh Nạ Khon Phạ Nôm và tỉnh Nong Khai Vương triều Thái Lan có chiều dài 192,62 Km. Hiện nay tỉnh Bo Lị Khăm Xay có 7 đơn vị hành chính (1 thành phố Pạc Săn, 6 huyện – Tha Phạ Bạt, Pạc Kạ Đing, Khăm Kợt, Bo Li Kăn, Viêng Thong và Xay Chăm Phon). Bo Lị Khăm Xay có đường biên giới chung với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dài 215,82 km, bao gồm mốc biên giới 16 mốc ( từ mốc giới số ຖ (M).1 ຖ (M).14 và số ທ (N).1 ທ (N).2). Tỉnh Bo Lị Khăm Xay có Cửa khẩu Quốc tế Nặm Phao, có tuyến đường với tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An (Việt Nam) ở phía Đông. 8
- Trong điều kiện liên kết kinh tế phát triển mạnh và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược được của thế giới, đặc biệt ở khu vực Đông Á, vị thế tỉnh Bo Lị Khăm Xay trở nên vô cùng quan trọng, tạo cho tỉnh những tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Là một nút giao thông quan trọng, một bàn đạp cho Hai hành lang, một vành đai kinh tế trên cơ sở phát triển giao thương với các tỉnh phía Tây Nam của Việt Nam, các tỉnh, thành phố trong cả nước theo tuyến hành lang. Với vị trí địa lý đặc biệt này, tỉnh Bo Lị Khăm Xay trở thành đầu mối thông thương kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam với Lào nói riêng và quốc tế nói chung. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Địa hình Địa hình của tỉnh Bo Lị Khăm Xay rất đa dạng gồm có cả núi, cao nguyên, đồng bằng và thung lũng. Địa hình dài theo dãy Trường Sơn (Phu Luẩng) nghiêng dần về lưu vực sông Mê Kông, có độ cao trung bình từ 300 đến 700 m trong đó có cao nguyên đá vôi Khăm Kợt. Phía Tây dọc theo sông Mê Kông là đồng bằng bao gồm 3 huyện (huyện Pạc Săn, huyện Tha Phạ Bạt và huyện Pạc Kạ Đing), chiếm 36,3% diện tích toàn tỉnh. Có dân cư sinh sống chiếm 54,8% của dân cư cả tỉnh; Phía Đông dọc theo dãy Trường Sơn (Phu Luẩng) là vùng núi và cao nguyên bao gồm 4 huyện (huyện Khăm Kợt, huyện Viêng Thong, huyện Xay Chăm Phon và huyện Bo Lị Khăn), chiếm 63,7% diện tích cả tỉnh. Có dân cư sinh sống chiếm 45,2% của dân cư toàn tỉnh. Núi cao nhất là núi Choi Voi nằm ở huyện Khăm Kợt, vách đá cao nhất là vách đá Ka Đông nằm ở huyện Xay Chăm Phon, rừng nguyên sinh vùng cao chiếm 214,764 ha nằm ở vùng huyện Bo Li Khăn, huyện Pạc Ka Đing, huyện Khăm Kợt, huyện Tha Phạ Bạt và huyện Viêng Thong. Rừng nguyên sinh vùng thấp chiếm 5.868 ha nằm ở huyện Tha Phạ Bạt và huyện Pạc Ka Đing. 9
- Có 3 huyện nằm ở đồng bằng như: huyện Pạc Săn, huyện Tha Phạ Bạt và huyện Pạc Ka Đing; huyện Bo Li Khăn một nửa là vùng núi và một nửa là đồng bằng; và có 3 huyện nằm ở vùng núi non như: huyện Khăm Kợt, huyện Viêng Thong và huyện Xay Chăm Phon. Tài nguyên đất và rừng Có 2 nhóm đất chính, đó là loại đất bảo tồn và loại đất sử dụng. Trong đó cả hai nhóm đất chính được chia làm nhiều loại đất khác nhau như: Đất rừng bảo vệ, Đất rừng tự nhiên, đất nông nghiệp, đất để làm ruộng, đất trồng trọt cây ngắn ngày, đất trồng cây hoa quả, đất chăn thả, đất trồng cây công nghiệp, đất viễn thông, đất ở, đất chuyên dùng, đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng, sông suối và núi đá. Một số nhóm đất đang được sử dụng hiệu quả. Bảng 1.1: Loại đất rừng bảo tồn Loại đất Diện tích (ha) Phần trăm (%) Đất rừng bảo vệ 653,626 55,47% Đất rừng nguyên sinh 302,806 25,70% Đất rừng tự nhiên 176,520 14,98% Đất vùng sông suối 45,297 3,85% Tổng 1,178,249 100% Nguồn: Bộ Tài nguyên thiên nhiên và môi trường năm 2014 10
- Bảng 1.2: Loại đất sử dụng trên cả tỉnh Loại đất Diện tích(ha) Phần trăm (%) Đất nông nghiệp 303,617 39,79% Đất làm ruộng 158,993 20,83% Đất trồng cây trọt ngắn 77,550 10,16% Đất trồng cây hoa quả 27,706 3,63% Đất chăn thả 39,368 5,16% Đất trồng cây công nghiệp 18,835 2,46% Đất viễn thông 2,670 0,35% Đất ở, đất chuyên dùng 10,979 1,43% Đất lâm nghiệp có rừng 52,043 6,82% Loại đất khác 71,272 9,34% Tổng 763,033 100% Nguồn: Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường năm 2014 Khí hậu Bo Lị Khăm Xay có khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vị trí địa lý của tỉnh từng vùng khác nhau nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Vùng có khí hậu nhiệt đới bao gồm huyện Tha Phạ Bạt, Pạc Săn, Pạc Kạ Đing và một nửa của huyện Bo Lị Khăn. Còn vùng có khí hậu ôn hòa bao gồm huyện Khăm Kợt, Viêng Thong, một nửa của huyện Bo Lị Khăn và huyện Xay Chăm Phon. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế - Văn hóa của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015
90 p | 69 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 -2015)
114 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
93 p | 40 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 41 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
113 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
114 p | 52 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 -2015)
107 p | 32 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn