intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở thành phố Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa từ năm 1986 đến năm 2015. Trong đó,tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như sự thay đổi cảnh quan và cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sự biến đổi về mặt xã hội như dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THẠO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên, năm 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THẠO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy Thái Nguyên, năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Quá trình đô thị của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nội dung đề tài luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các báo, tạp chí và một số cuốn sách (đã nêu ở phần Tài liệu tham khảo). Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Quá trình đô thị của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015” đã được chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng. Th năm 2017 ận văn Nguyễn Thị Thạo i
  4. LỜI CẢM ƠN - PGS.TS Hà Thị Thu Thủy UBND thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, ể trong thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thạo ii
  5. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan.................................................................................................................i Lời cảm ơn ...................................................................................................................ii Mục lụC ...................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... iv Danh mục các bảng ...................................................................................................... v Danh mục biểu đồ .......................................................................................................vi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 2 3. Đối tương, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .......................................... 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 7 5. Những đóng góp của đề tài ...................................................................................... 8 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 9 Chương 1. TỔNG QUAN ĐÔ THỊ HÓA, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1986........... 10 1.1. Đô thị và đô thị hóa ............................................................................................. 10 1.1.1. Đô thị................................................................................................................ 10 1.1.2. Đô thị hóa ......................................................................................................... 16 1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................................... 19 1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 19 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 21 1.3. Lịch sử hình thành thị xã Bắc Ninh .................................................................... 24 1.4. Kinh tế - xã hội thị xã Bắc Ninh trước năm 1986 ............................................... 26 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 30 Chƣơng 2. THỊ XÃ BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2006 ...................... 31 2.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................................... 31 2.2. Những biến đổi về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng .............................................. 32 2.2.1. Biến đổi về kinh tế ........................................................................................... 32 iii
  6. 2.2.2. Biến đổi về cơ sở hạ tầng ................................................................................. 36 2.2.3. Biến đổi về xã hội………………………………………………………… 2.3. Những thay đổi về cảnh quan và môi trường ...................................................... 43 2.3.1. Cảnh quan ........................................................................................................ 43 2.3.2. Môi trường ....................................................................................................... 47 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 48 Chƣơng 3. THÀNH PHỐ BẮC NINH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ........... 50 3.1. Những biến đổi về kinh tế, cơ sở hạ tầng ........................................................... 50 3.1.1. Biến đổi về kinh tế ........................................................................................... 50 3.1.2. Biến đổi về cơ sở hạ tầng ................................................................................. 61 3.2. Biến đổi về văn hóa - xã hội ............................................................................... 69 3.2.1. Về văn hóa ....................................................................................................... 69 3.2.2. Về xã hội .......................................................................................................... 77 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 91 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 95 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 99 iv
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT : Trung học phổ thông TP : Thành phố Nxb : Nhà xuất bản HĐBT : Hội đồng Bộ Trưởng NĐ - CP : Nghị định Chính phủ CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa NQ - CP : Nghị quyết Chính phủ HĐND – UBND : Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân QĐ – TTg : Quyết định Thủ tướng KCN : Khu công nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn GDP : Tốc độ phát triển kinh tế bình quân hàng năm CN – TTCN : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CCN : Cụm công nghiệp GD – ĐT : Giáo dục đào tạo THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở GTSX : Giá trị sản xuất iv
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và tổng sản lượng lúa của thị xã Bắc Ninh ....... 35 Bảng 2.2: Sản lượng một số cây trồng giai đoạn 1995 - 2000 ........................... 35 Bảng 2.3: Dân số thị xã Bắc Ninh giai đoạn 1995 - 2006.................................. 41 Bảng 2.4: Tỉ lệ sinh, tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thị xã giai đoạn 1995 - 2006......................................................................................... 41 Bảng 3.1: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2013 ......................................................................... 51 Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và tổng sản lượng lúa qua các năm của thành phố Bắc Ninh. ..................................................................................... 52 Bảng 3.3: Diện tích một số cây trồng giai đoạn 2011 - 2015 Bảng 3.4: Dân số thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2015 ........................... 77 Bảng 3.5: Tỉ lệ sinh, tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của thành phố giai đoạn 2006 - 2015......................................................................................... 79 Bảng 3.6: Giáo dục mầm non ở thành phố Bắc Ninh qua các năm học ............ 82 Bảng 3.7: Giáo dục phổ thông ở thành phố Bắc Ninh qua các năm học ........... 83 Bảng 3.8: Các thông số về bậc học THPT của thành phố năm học 2014 - 2015 .. 86 Bảng 3.9: Số cán bộ ngành y và ngành dược của thành phố Bắc Ninh từ năm 2010 – 2015 ........................................................................................ 90 v
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ....50 Biểu đồ 3.2. Sản lượng lương thực có hạt của thành phố Bắc Ninh qua các năm .53 Biểu đồ 3.3. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Bắc Ninh....56 Biểu đồ 3.4. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. ........58 Biểu đồ 3.5. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh qua các năm...................................................59 Biểu đồ 3.6. Số học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố qua các năm học ....84 Biểu đồ 3.7. Số giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố qua các năm học ..84 vi
  10. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh)
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Kèm theo đó là quá trình đô thị hóa, một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chuyển biến các xã hội nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang các xã hội đô thị - công nghiệp - thị dân. Ở Việt Nam do sự phát triển chậm chạp của công nghiệp và thương nghiệp trong lịch sử nên hầu hết các đô thị mang chức năng tổng hợp, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế, đồng thời giữ vai trò trung tâm văn hóa. Hiện nay, quá trình đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của công nghiệp hóa, mà biểu hiện của nó là sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu kinh tế mở có quy mô, chất lượng phát triển khác nhau. Bắc Ninh - một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng của nước ta - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người Bắc Ninh đã góp công to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất. Thành phố Bắc Ninh là thành phố duy nhất của tỉnh Bắc Ninh, nên đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh. Thành phố đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, thu hút được nhiều dự án đầu tư từ trong và ngoài nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối phát triển. Song song với những thuận lợi có được từ vị trí và tiềm năng phát triền, quá trình đô thị hóa diễn ra ở thành phố Bắc Ninh còn gặp nhiều khó khăn như bất cập trong quản lý, tính không đồng bộ trong quy hoạch, những hệ lụy mà đô thị hóa đem lại như môi trường tự nhiên bị thoái hóa, môi trường văn hóa bị ảnh hưởng và các vấn đề xã hội khác. Để tránh mắc phải những sai lầm, cần có cái nhìn cụ thể và khái quát, xem quá trình đô thị ấy diễn ra như thế nào, những nhân tố khách quan và chủ 1
  12. quan tác động, chi phối. Trên cơ sở đó có những bài học kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Tỉnh và cả nước, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa, hội nhập với quốc tế. Điều này có ý nghĩa thời sự, mang tính thực tiễn cao, đồng thời khắc họa sâu thêm kiến thức khoa học đối với người viết, đảm bảo tính toàn diện trong nghiên cứu lịch sử quân sự - chính trị mà còn là tất cả những gì xảy ra liên quan đến con người và xã hội loài người. Là một người dân của tỉnh Bắc Ninh, một giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông, tìm hiểu quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh cũng chính là tìm hiểu về lịch sử phát triển của vùng đất này trong quá trình hình thành kể từ ngày đổi mới. Đó sẽ là những nội dung được truyền đến học sinh trong các giờ dạy lịch sử địa phương, giáo dục cho các em lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm đối với địa phương. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạng nghiên cứu đề tái “Quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015” làm đề tài nghiên cứu để góp phần vào mục tiêu chung trên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề cập đến tình hình đô thị hóa tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, cuốn sách Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á do Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1996 đã đề cập đến xu thế đô thị hóa của một số thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, nhu cầu quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, tình trạng tăng dân số cơ học, các kinh nghiệm trong phát triển đô thị của các nước Đông Nam Á, vấn đề môi trường nhân văn, môi trường văn hóa của con người trong quá trình đô thị hóa… Có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa. Tiêu biểu như bài viết Đô thị ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và khuynh hướng biến đổi của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc là một bài viết chuyên sâu về khái niệm "Đô thị", phân loại đô thị, thực trạng và định hướng phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay…Cuốn sách Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ (2006) của nhóm tác giả 2
  13. Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thúy Hương, Patrick Gubry, Franck Castiglioni, Jean-michel Cusset là sự tập hợp những kết quả nghiên cứu đô thị vì sự phát triển (PRUD) do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ. Giáo trình Xã hội học Đô thị của GS.TS Trịnh Duy Luân... Qua các công trình này, chúng ta có thể hiểu thêm những thách thức của quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam dưới hai áp lực là kinh tế và dân số, đó là sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa và sự di dân từ nông thôn ra đô thị ngày càng tăng nhanh. Hội nhập quốc tế, đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế, phân quyền, phân cấp quản lý đô thị, biến đổi trong quản lý đô thị… là những đòi hỏi chính quyền địa phương phải tăng cường quản lý đô thị. Lê Thanh Sang (2008) với Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979 - 1989 và 1989 - 1999 đã đem đến cái nhìn tổng quan về đô thị hóa và các lý thuyết đô thị hóa ở Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, tăng trưởng đô thị ở Việt Nam trước và sau đổi mới… Ở Việt Nam, các đô thị cũng được hình thành sớm. Cuốn Đô thị cổ Việt Nam của Viện sử học, Hà Nội, 1989 đã miêu tả, giới thiệu 13 đô thị cổ ra đời và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỷ III đến thế kỷ XIX. Trong đó có những đô thị bị mai một hoàn toàn nhưng cũng có những đô thị tồn tại và liên tục phát triển cho đến nay, trở thành đô thị hiện đại, tiêu biểu như Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên vấn đề đô thị vẫn chưa được đề cập đến. Năm 1995, ấn phẩm Đô thị Việt Nam gồm hai tập của tác giả Đàm Trung Phường ra đời đánh dấu bước phát triển trong việc nghiên cứu đô thị hóa. Theo giáo sư: Cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách và tiếp cận một cách có hệ thống, toàn diện về vấn đề quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Tác phẩm nghiên cứu của giáo sư đã đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam hiện nay, nghiên cứu - định hướng phát triển đô thị trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và bước đầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đồng thời tác giả còn trình bày mở rộng những khái niệm về đô thị học trong mối 3
  14. quan hệ với những tiến bộ của khoa học mới, đem đến những thông tin có tích chất tham khảo về vấn đề đô thị. Có thể xem đây là công trình quan trọng để tiếp cận các vấn đề lí luận về đô thị nói chung cũng như về đô thị hóa nói riêng. Tuy nhiên, cuốn Đô thị hóa Việt Nam chưa có điều kiện đi sâu vào từng đô thị. Năm 1998, Nxb. Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị hóa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử. Ngoài nội dung đề cập đến những vấn đề mang tính lý thuyết chung về đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay: Đô thị hóa lấy tăng trưởng kinh tế, lấy con người làm trung tâm; nội dung cuốn sách còn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng đô thị Việt Nam, phát hiện các vấn đề nảy sinh và làm rõ vai trò quan trọng của các chính sách tác động đến sự phát triển đô thị ở nước ta. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu viết về các vấn đề khác nhau của đô thị hóa như: Trong đề tài khoa học của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam 1954 - 1989 cũng đề cập đến quá trình đô thị hóa ở TP Hồ Chí Minh đến năm 1989. Nghiên cứu về vấn đề làng xã ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân có công trình Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại TP Hồ Chí Minh. Công trình được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào năm 1999 gồm ba chương, trong đó chương một trình bày về tình hình đô thị hóa tại vùng ven và ngoại thành TP Hồ Chí Minh (gồm 10 quận, huyện)… Cũng đề cập đến văn hóa trong quá trình đô thị hóa, cuốn sách của tác giả Trần Văn Bính với nhan đề Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1998) đã đề cập đến môi trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Công trình này cung cấp cho chúng tôi một số thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa liên quan đến đô thị hóa. Tác giả Nguyễn Văn Tài trong cuốn sách Những mặt tồn tại trong quá trình đô thị hóa 4
  15. ở TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, tăng dân số cơ học. Đó là những vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa mà chắc hẳn thành phố Bắc Ninh đã và đang gặp phải và cũng là nội dung mà luận văn của chúng tôi đề cập ở thành phố Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa. Một số cuốn sách được biên soạn khá đầy đủ công phu như “Bắc Ninh thế và lực trong thế kỉ XXI” đề cập sơ lược về điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của Tỉnh từ năm 1986 đến nay, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”, tập I, II và III có đề cập đến vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh và sự ra đời của tỉnh Bắc Ninh với những nét phác thảo sơ bộ về văn hóa, con người và một số hoạt động kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đồng thời giới thiệu về quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng Bộ Bắc Ninh qua các thời kỳ lịch sử. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Bắc Ninh” xuất bản năm 2011, chủ yếu viết về quá trình thành lập, đấu tranh và phát triển của đảng bộ và nhân dân Thành Phố Bắc Ninh từ năm 1954-2006. Cuốn“Lịch sử Đảng Bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Hà Bắc”, “Lịch sử Thị Xã Bắc Ninh”, Lịch sử Đảng bộ các huyện, xã trên địa bàn Tỉnh cũng đã nêu tổng quan chung về tỉnh Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương… Ngoài ra cũng có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí của tỉnh Bắc Ninh đề cập đến một trong các lĩnh vực như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thương mại, du lịch, xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh… Một vài công trình có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Bắc Ninh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Đối tƣơng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài được xác định là quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015, trong đó tập trung làm rõ các giai đoạn, các bước thay đổi để Bắc Ninh từ một thị xã nhỏ trong tỉnh Hà Bắc 5
  16. trước năm 1996 trở thành một thành phố đô thị loại II có tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay. 3.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở thành phố Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa từ năm 1986 đến năm 2015. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như sự thay đổi cảnh quan và cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sự biến đổi về mặt xã hội như dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa… Rút ra một số đặc điểm trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Bắc Ninh, làm rõ những tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển của thành phố, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hóa, từ đó đề ra một số định hướng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị và đô thị hóa để làm cơ sở vận dụng cho nghiên cứu quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh. Đánh giá các nhân tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội) ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh. Phân tích sự biến đổi của thị xã - thành phố Bắc Ninh về cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn hóa - xã hội trong quá trình đô thị hóa. Nêu lên mặt trái của quá trình đô thị hóa, đề xuất các giải pháp cụ thể để giúp cho thành phố Bắc Ninh phát triển một cách bền vững. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu không gian được xác định là địa bàn thành phố Bắc Ninh. Tuy nhiên phạm vi lãnh thổ của thành phố hiện nay có sự thay đổi so với năm 1986. Sau năm 1975, thị xã Bắc Ninh có 5 phường: Đáp Cầu, Ninh Xá, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An và 2 xã: Kinh Bắc, Vũ Ninh. Ngày 03 tháng 05 năm 1985, xã Đại Phúc của huyện Quế Võ và xã Võ Cường của huyện Tiên Sơn (nay là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn) được sáp nhập vào thị xã Bắc 6
  17. Ninh. Năm 2015, thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính gồm: 16 phường (Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Ninh Xá, Tiền An, Vệ An, Vạn An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường, Vân Dương, Hạp Lĩnh, Phong Khê, Khúc Xuyên, Khắc Niệm); 3 xã (Hòa Long, Kim Chân, Nam Sơn)với 113 thôn, khu phố. Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2015 là giai đoạn lịch sử có nhiều biến đổi quan trọng và sâu sắc đối với tỉnh Bắc Ninh nói chung và đối với thành phố Bắc Ninh nói riêng. Năm 1986, tỉnh Bắc Ninh vẫn trực thuộc tỉnh Hà Bắc cũ. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Bắc để tái lập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Ninh gồm thị xã Bắc Ninh và 5 huyện: Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong.Thị xã Bắc Ninh trở thành trung tâm hành chính chính trị, kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Ngày 26 tháng 01 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành Thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bắc Ninh. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Nghị Quyết số 133/NQ - CP của Chính phủ về việc thành lập các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 25 tháng 06 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1044/QĐ - TTg về việc công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II. Đến năm 2015, thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính bao gồm 16 phường và 3 xã, với tổng diện tích tăng lên 82,64 km2 và dân số 190.585 người. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại một chặng đường phát triển của tỉnh Bắc Ninh nói chung, thành phố Bắc Ninh nói riêng. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tài liệu thứ nhất tạo cơ sở lý luận cho đề tài là công trình của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố về vấn đề đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Bắc Ninh nói riêng. 7
  18. Nguồn tài liệu thứ hai là các số liệu thống kê, các báo cáo năm, các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và thành phố Bắc Ninh cùng các cơ quan chức năng của thành phố có liên quan đến vấn đề đô thị hóa được chúng tôi khai thác để sử dụng cho đề tài. Nguồn tài liệu thứ ba là các tài liệu thu thập được thông qua khảo sát, điền dã thực tế địa phương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình đô thị hóa được nghiên cứu dưới góc độ của khoa học lịch sử, có nghĩa là tập trung xem xét diễn tiến của hiện tượng này trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2015 cùng những đặc điểm của nó, những nhân tố chủ quan và khách quan tác động, chi phối đến quá trình đó. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho thành phố Bắc Ninh trong thời gian tiếp theo. Do vậy, phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin còn có phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Tuy nhiên, với đô thị hóa là một quá trình diễn ra phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành giữa sử học, xã hội học, nhân học, văn hóa học, kinh tế học…Việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ giúp cho đề tài tiếp cận từ nhiều chiều, từ đó có thể có được kết quả đa dạng, phù hợp với tính chất của vấn đề đô thị hóa. 5. Những đóng góp của đề tài Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi tái hiện lại một cách khách quan, trung thực quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh trong khoảng gần 30 năm thực hiện đổi mới (1986 - 2015), đồng thời làm sáng tỏ quá trình chuyển biến của địa phương và cộng đồng tại chỗ trong lĩnh vực nghề nghiệp, văn hóa, lối sống…, trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Luận văn bước đầu phân tích, đánh giá những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh, rút ra một số 8
  19. bài học kinh nghiệm mang tính chất định hướng, trên cơ sở đó có những đề xuất, kiến nghị về quá trình đô thị hóa của thành phố trong tương lai. Dựng lại bức tranh đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh trong thời gian đổi mới, luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa nhiều tư liệu khác nhau, góp phần nghiên cứu về lịch sử thành phố Bắc Ninh nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung, đồng thời phục vụ công việc giảng dạy lịch sử địa phương ở từng trường phổ thông. 6. Cấu trúc của luận văn Đề tài “Quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015” ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục còn có ba chương. Chƣơng 1: Tổng quan đô thị hóa, lịch sử hình thành và sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Bắc Ninh trước năm 1986. Chƣơng 2: Thị xã Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2006. Chƣơng 3: Thành phố Bắc Ninh từ năm 2006 đến năm 2015. 9
  20. Chƣơng 1 TỔNG QUAN ĐÔ THỊ HÓA, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ BẮC NINH TRƢỚC NĂM 1986 1.1. Đô thị và đô thị hóa 1.1.1. Đô thị Đô thị là một trong những dấu hiệu lâu đời nhất của nền văn minh nhân loại, bắt đầu có khoảng 4000 năm đến 6000 năm trước đây hoặc lâu hơn nữa. Khi đó, đô thị chỉ là nơi tập trung khá đông người hoạt động nông nghiệp. Trải qua thời gian, những đô thị được hình thành sau hàng loạt biến động về dân cư, thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại. Ngày nay, những thay đổi về khoa học kỹ thuật và kinh tế làm biến đổi sâu sắc cấu trúc, chức năng, kiến trúc và quy mô dân số đô thị cũng như tỉ lệ dân cư đô thị. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, đô thị là nơi tập trung dân cư đông với mật độ dân số cao, lấy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp làm ngành kinh tế chính và có điều kiện sinh hoạt theo hướng tiến bộ, văn minh hơn so với những vùng xung quanh. Điều này đã được phản ánh tương đối trọn vẹn trong cách định nghĩa về đô thị của Bách khoa toàn thư Hoa Kỳ, rằng đô thị (city) như một cách sử dụng thông thường chỉ một tập hợp dân cư có quy mô đáng kể, chỉ một nơi mà điều kiện sống trái ngược với đời sống nông thôn và đời sống hoang dã. Nó là một hiện thực chung của xã hội văn minh. Ở Việt Nam, xuất phát từ lịch sử hình thành đô thị, nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ra khái niệm đô thị. Giáo sư Cao Xuân Phổ đã phát biểu: “Trong tiếng Việt, có nhiều từ để chỉ khái niệm đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã,… Các từ đó điều có hai thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng hành chính lấn át chức năng kinh tế bộ phận đảm nhận và cai quản đô thị là do nhà nước đảm nhiệm. Đô thị phương tây có ít tính chính trị hơn và thiên về chức năng kinh tế”.[42;103] 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2