Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
lượt xem 4
download
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về kinh tế và văn hóa của châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong nửa đầu thế kỷ XIX. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được, luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, mối quan hệ tộc người, những bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân, gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền, những nhân tố thúc đẩy sự biến đổi kinh tế xã hội của địa phương trong thời kì lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU THỦY CHÂU VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên, năm 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU THỦY CHÂU VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên Thái Nguyên, năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - PGS.TS Đàm Thị Uyên - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Lịch sử Việt Nam, những người thầy đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo phòng Đào tạo sau đại học, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong khóa học. Tôi xin cảm ơn UBND huyện Văn Quan, Phòng Văn hoá Thông tin huyện, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Lạng Sơn; các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong huyện Văn Quan, các già làng, trưởng thôn và các gia đình ở Văn Quan đã cung cấp tư liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế ở địa phương. Trong quá trình thực hiện, do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè, đồng nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy ii
- Trang Trang bìa phụ L i cam đoan ...................................................................................................................... i L m ơn .........................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... iv Danh mục các bảng, biểu đồ ............................................................................................. v MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................. 5 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................... 6 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN ..................... 9 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................................... 9 1.2. Lịch sử hành chính của Văn Quan qua các thời kỳ lịch sử ...................................... 15 1.3. Các thành phần dân tộc ............................................................................................ 18 1.3.1. Dân tộc Nùng ......................................................................................................... 19 1.3.2. Dân tộc Tày ........................................................................................................... 20 1.3.3. Dân tộc Kinh.......................................................................................................... 22 1.3.4. Dân tộc Hoa ........................................................................................................... 23 1.4.5. Khái quát tình hình chính trị - xã hội .................................................................... 24 Tiểu kết ........................................................................................................................... 27 Chƣơng 2. RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ CHÂU VĂN QUAN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ........................................................................................................................... 28 2.1. Ruộng đất.................................................................................................................. 28 2.1.1. Tình hình ruộng đất ở miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX ................................. 28 2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất châu Văn Quan đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .................................................................................................................. 30 2.1.3. Tình hình sở hữu ruộng đất châu Văn Quan theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ............... 38 iii
- 2.1.4. So sánh tình hình sở hữu ruộng đất châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21 (1840). ........................................... 44 2.2. Hoạt động kinh tế ...................................................................................................... 51 2.2.1. Nông nghiệp .......................................................................................................... 51 2.2.2. Thủ công nghiệp .................................................................................................... 59 2.2.3. Thương nghiệp....................................................................................................... 62 2.3. Thuế khóa ................................................................................................................ 63 2.3.1. Thuế khóa thời Gia Long....................................................................................... 63 2.3.2. Thuế khóa thời Minh Mệnh ................................................................................... 65 Tiểu kết: ........................................................................................................................... 67 Chƣơng 3. TÌNH HÌNH VĂN HÓA CHÂU VĂN QUAN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ..... 68 3.1. Làng bản, nhà cửa: ................................................................................................... 68 3.2. Ẩm thực .................................................................................................................... 72 3.3. Trang phục ................................................................................................................ 74 3.4. Phong tục tập quán ................................................................................................... 76 3.5. Lễ tết ......................................................................................................................... 81 3.6. Tín ngưỡng, tôn giáo ................................................................................................ 83 3.7. Lễ hội ........................................................................................................................ 88 3.8. Văn học và tri thức dân gian..................................................................................... 90 Tiểu kết: ........................................................................................................................... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 100 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP: Đại học Sư phạm H: Hà Nội KHXH: Khoa học Xã hội M.s.th.t: Mẫu, sào, thước, tấc 10.1.3.5: 10 mẫu 1 sào 3 thước 5 tấc Nxb: Nhà xuất bản GS: Giáo sư PGS: Phó giáo sư TS: Tiến sĩ TTLTQG I: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I GD: Giáo dục Tr: Trang TCN: Trước Công nguyên iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Thống kê địa danh các tổng, xã của châu Văn Quan thế kỷ XIX ............... 16 Bảng 1.2: Thống kê địa danh các xã, trị trấn, thôn, phố .................................................. Bảng 1.3: Thống kê các dân tộc ở huyện Văn Quan .................................................... 18 Bảng 2.1. Thống kê tình hình ruộng đất châu Văn Quan theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ...... 31 Bảng 2.2: Sự phân hóa ruộng tư của châu Văn Quan theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ........... 32 Bảng 2.3: Bình quân sở hữu và bình quân thửa theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ......... 33 Bảng 2.4: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ..... 35 Bảng 2.5: Giới tính trong sở hữu tư nhân theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .................. 36 Bảng 2.6: Tình hình sở hữu ruộng tư của các chức dịch theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ....... 36 Bảng 2.7: Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ................. 37 Bảng 2.8: Thống kê tình hình ruộng đất của châu Văn Quan theo địa bạ ................... 38 Bảng 2.9: Thống kê các loại ruộng phân theo đẳng hạng theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)... 39 Bảng 2.10: Quy mô sở hữu ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ................... 39 Bảng 2.11: Bình quân sở hữu và bình quân thửa theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .. 40 Bảng 2.12: Giới tính trong sở hữu tư nhân theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ........... 41 Bảng 2.13: Sự phân bố ruộng đất theo nhóm họ theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .. 42 Bảng 2.14: Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840).......... 43 Bảng 2.15: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .. 43 Bảng 2.16: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất huyện Văn Quan .......................... 44 Bảng 2.18: So sánh quy mô sở hữu của các nhóm họ của 13 xã có địa bạ lập 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21. ........................................................ 47 Bảng 2.19: So sánh quy mô sở hữu của các chức sắc .................................................. 49 Bảng 3.1: Thuế ruộng đất công, tư khu vực 3 thời Gia Long (1805) ........................... 64 Bảng 3.2: Thuế ruộng đất công, tư khu vực 3 thời Gia Long (1805) ........................... 65 Bảng 3.3: Thuế ruộng của vùng dân tộc thiểu số phía Bắc năm 1843 ......................... 66 Biểu đồ 2.1: Mối tương quan giữa số chủ và diện tích sở hữu ruộng tư (1805) .......... 32 Biểu đồ 2.2: So sánh quy mô sở hữu của các nhóm họ của 13 xã có địa bạ lập 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mệnh 21 ................................................ 46 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn. Là nơi cư trú của 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông.... Từ buổi sơ khai của lịch sử, nơi đây đã có người nguyên thủy sinh sống. Đất lành chim đậu, mảnh đất này đã thu hút cư dân từ bốn phương tìm về hội tụ. Văn Quan là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Trên địa bàn Văn Quan có 2 con sông Kỳ Cùng và sông Mò Phia cùng nhiều khe, suối chảy qua. Văn Quan là huyện nằm ở trung tâm tỉnh Lạng Sơn, Văn Quan cách thành phố tỉnh lỵ khoảng 45 km về phía Tây Nam. Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi. Đây là nơi sinh sống của nhiều tộc người, có tộc người là cư dân bản địa, có tộc người từ miền xuôi di cư lên, có những tộc người từ Trung Quốc di cư tới do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khi đã nhập cư và định cư tại địa phương, họ đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây dựng làng bản làm nơi sinh cơ, lập nghiệp. Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước. Việc xây dựng cộng đồng chính trị, xã hội trong lịch sử không tách rời với việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc gồm nhiều thành phần dân tộc. Tình hình đó luôn gắn liền và bị chi phối bởi yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền nói riêng và bởi yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc miền núi nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Việc phân bố lại dân cư gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh tế xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. 1
- Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có nhân dân các dân tộc Văn Quan. Bản thân tác giả là người dân ở địa phương khác, cũng như bao người dân khác sinh sống trên đất nước Việt Nam đều mong muốn hiểu biết thêm về một thời kỳ lịch sử: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như đời sống tinh thần phong phú của nhân dân các dân tộc Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX. Vì thế tôi lựa chọn đề tài “Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX” làm luận văn nghiên cứu khoa học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiếp cận được với một số tác phẩm của các tác giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Trước hết là cuốn: “Đất nước Việt Nam qua các đời” của tác giả Đào Duy Anh, Nxb Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 1994. Đây là tác phẩm tập trung nghiên cứu địa lý hành chính, cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang – Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, là công trình nghiên cứu đầy đủ , hệ thống về lãnh thổ Việt Nam. Cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, đại cương lịch sử Việt Nam đã đề cập khái quát về chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của mỗi triều đại trong từng thời kì lịch sử, đồng thời đưa ra những hệ quả của chính sách đó đối với tình hình nước ta. Tác phẩm Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn xuất bản năm 1997, tại Nxb Thuận Hóa (Huế) do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên đã nghiên cứu một cách sâu sắc về vấn đề ruộng đất và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn. Cuốn Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỉ XI đến giữa thế kỷ XIX) của tác giả Đàm Thị Uyên xuất bản năm 2007, Nxb Văn hóa dân tộc, 2
- Hà Nội là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số. Cuốn Lịch sử Đảng bộ Huyện Văn Quan 1930 – 1954 xuất bản năm 1994, Lịch sử Đảng bộ Huyện Văn Quan 1955 – 1985 xuất bản năm 1998, Lịch sử Đảng bộ Huyện Văn Quan 1986 – 2005 xuất bản năm 2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Quan, là các công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và có hệ thống về huyện Văn Quan trong thời kì kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tác phẩm “Dân tộc Nùng ở Việt Nam” của Hoàng Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, xuất bản năm 1992. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những kinh nghiệm trong sản và xuất, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, với những nghi lễ trong tang ma, cưới gả cũng như các phong tục tập quán từ xa xưa của đồng bào Nùng nói chung. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về văn hóa của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn nói chung và châu Văn Quan nói riêng. Cuốn “Thổ Ty Lạng Sơn trong lịch sử” của tác giả Nguyễn Quang Huynh, do Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2011, đã khái quát về chế độ thổ ty trong lịch sử, vai trò, vị trí của các dòng họ phiên thần, thổ ty ở Lạng Sơn đối với quê hương, đất nước. Cuốn “Địa chí Lạng Sơn”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, xuất bản năm 1999 đã có nhiều trang viết về kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh Lạng Sơn cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh. Luận văn thạc sĩ “Huyện Thất Khê (Lạng Sơn) thế kỷ XIX” của tác giả Lục Thị Thùy, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2014. Luận văn đã trình bày đặc điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất, sự phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa của huyện Thất Khê. Như vậy, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện về châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX. Chính vì thế, tác giả quyết định chọn đề tài “Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX” với mong muốn góp phần thiết thực vào khôi phục diện mạo lịch sử của địa phương, phát huy những giá trị vốn có của lịch sử văn hóa của các dân tộc tại Văn Quan nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. 3
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trước hết, bản thân không phải là người địa phương nhưng tôi có mong muốn tìm hiểu thêm về các vùng đất khác của Việt Nam trong lịch sử và nhằm góp thêm cơ sở khoa học về cư dân miền núi nói chung và phía Bắc nói riêng mà lâu nay còn ít người quan tâm. Đồng thời, việc tìm hiểu nghiên cứu này mong muốn góp phần nêu lên một cách chân thực, khoa học về một thời kỳ lịch sử trong quá khứ cũng như con người trên mảnh đất Lạng Sơn. Bổ sung thêm nguồn tư liệu góp phần lí giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam trung đại: chính sách về kinh tế của triều đình nhà Nguyễn trong tiến trình phát triển của lịch sử, mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình tồn tại và phát trển của đất nước ta hiện nay, góp phần lí giải về cơ sở xuất phát cho những chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hiện đại. Ngoài ra, còn bổ sung thêm tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ tình hình kinh tế - văn hóa của châu Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX để khôi phục lại bức tranh của một thời kỳ lịch sử đầy biến động trên mảnh đất Văn Quan. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Bao gồm các chính sách về kinh tế, chế độ sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, văn học dân gian của các dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về kinh tế và văn hóa châu Văn Quan. - Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX. - Phạm vi không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu châu Văn Quan theo địa giới lãnh thổ nửa đầu thế kỷ XIX với 3 tổng 14 xã. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tƣ liệu: - Nguồn tư liệu chung: Bao gồm một số sử sách và địa chí cổ: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Đồng Khánh 4
- địa dư chí, Kiến Văn tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí. Các sách chuyên khảo và các bài viết đề cập đến lịch sử, văn hóa người Tày, Nùng, Kinh… Của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. + Nguồn tư liệu địa bạ: Luận văn sử dụng 27 đơn vị địa bạ. Trong đó có 14 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805), 13 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh (1840). Có 13 xã có địa bạ ở hai thời điểm 1805 và 1840. Các bản địa bạ đều là bản chính hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, hầu như tất cả các xã của châu Văn Quan đều có địa bạ, đó là cơ sở để cho chúng tôi khôi phục lại tổ chức làng xã, kết cấu kinh tế -xã hội của châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX. + Nguồn tư liệu điền dã: Tác giả đã thu thập được một số tài liệu do người dân trên địa bàn huyện Văn Quan cung cấp, đến những bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số để quan sát, ghi chép về phong tục tập quán của họ. Thu thập các câu truyện dân gian, ca dao, thơ … để bóc tách những vấn đề lịch sử có thật trong quá khứ. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Đặc biệt chúng tôi chú trọng phương pháp giám định tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó. Đồng thời chúng tôi kết hợp chặt chẽ các nguồn tư liệu khác với nguồn tư liệu địa bạ, sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý nguồn tư liệu địa bạ. Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp mô hình hoá lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa bằng hệ thống bảng, biểu được sử dụng. Chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp liên ngành như điều tra, điền dã lịch sử; đồng thời so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác có liên quan nhằm rút ra sự tương đồng hay khác biệt về sở hữu ruộng đất của địa bàn nghiên cứu qua các thời điểm cũng như giữa địa bàn với các nơi khác. Mặt khác, chúng tôi cũng đặt việc nghiên cứu châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc để thấy được những tác động và ảnh hưởng giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về kinh tế và văn hóa của châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong nửa đầu thế kỷ XIX. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được, 5
- luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, mối quan hệ tộc người, những bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân, gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền, những nhân tố thúc đẩy sự biến đổi kinh tế xã hội của địa phương trong thời kì lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam. Lần đầu tiên công bố 27 tập địa bạ của châu Văn Quan được khai thác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. Trên cơ sở khai thác hầu hết các thông tin trên các địa bạ đó, so sánh đối chiếu về ruộng đất công, tư qua hai thời điểm Gia Long (1805), Minh Mệnh (1840) rút ra một số nhận xét bước đầu về tình hình văn hóa - kinh tế - xã hội và ruộng đất của Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Chương 2: Ruộng đất và kinh tế châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX. Chương 3: Văn hóa châu Văn Quan nửa đầu thế kỷ XIX. 6
- 7 (Nguồn: Địa chí Lạng Sơn) BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN
- (Nguồn: Địa chí Lạng Sơn) 8
- Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÂU VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Châu Văn Quan (nay là huyện Văn Quan) cách tỉnh lỵ Lạng Sơn 45km về phía Tây Nam, trên trục đường quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên, có địa giới phía Bắc giáp huyện Văn Lãng, nam giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, đông giáp huyện Cao Lộc, tây giáp huyện Bình Gia và Bắc Sơn. Đó là khu vực giới hạn từ vĩ tuyến 21044 đến 210 vĩ Bắc và 106024 đến 106043 kinh Đông. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Huyện Văn Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách phủ 41 dặm về phía Bắc, đông tây cách nhau 53 dặm, nam bắc cách nhau 131 dặm, phía đông đến địa giới châu Văn Uyên 25 dặm, phía tây đến địa giới huyện Vũ Nhai tỉnh Thái Nguyên 28 dặm, phía nam đến địa giới châu Ôn và huyện Hữu Lũng, tỉnh Bắc Ninh 52 dặm, phía Bắc đến địa giới các huyện Thoát Lãng và Thất Khê và địa giới huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng 79 dặm. Xưa là châu Yên Lan (theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi), thời thuộc Minh là đất huyện Bôi Lan thuộc châu Thượng Văn. Đầu đời Lê là châu Văn Lan. Phiên thần (không rõ họ) thế tập. Đời Gia Long đổi thành châu Văn Quan, vẫn cho phiên thần thế tập. Đầu đời Minh Mệnh đổi đặt thổ mục làm phó tri châu, sau lại lấy thổ tri châu. Năm thứ 15 đổi làm huyện. Năm thứ 16 bắt đầu đặt lưu quan. Lãnh 9 tổng, 56 xã phố” [32, tr. 431- 432]. Sau này, Sách Đồng Khánh địa dư chí miêu tả chi tiết về vị trí xưa của châu Văn Quan: “Huyện hạt phía Nam giáp huyện Võ Nhai tỉnh Thái nguyên và huyện Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh. Phía Bắc giáp huyện Thất Khê và châu Thoát Lãng. Phía Đông giáp châu Ôn và châu Văn Uyên. Phía Tây giáp châu Văn Uyên và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Từ địa giới phía Đông ở các xã Khâu Mông, Phồn Mậu đến địa giới phía Tây ở xã Phụng Cống đi đường hết chừng 2 ngày rưỡi. Từ địa giới phía nam ở xã Huân Phong đến địa giới phía bắc xã Hội Hoan, đi đường hết chừng 1 ngày rưỡi” [49, tr. 604]. Tổng diện tích Văn Quan hiện nay là 557,46km2. Về cơ bản Văn Quan là một huyện vùng cao, địa hình phức tạp, núi đất và núi đá vôi xen kẽ, có nhiều thung lũng thuận tiện cho việc làm ruộng và nương rẫy. Địa hình có độ cao trung bình 400m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Núi đá chủ yếu tập trung ở phía tây nam của huyện, thuộc các xã Bình Phúc, Yên Phúc, Xuân Mai, Tràng Phái, Lương Năng, Tri Lễ, Hữu Lễ, Tú Xuyên. Các xã còn lại chủ yếu là núi đất. 9
- Văn Quan thuộc vùng núi trung bình của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Điểm cao nhất của huyện là đỉnh núi Khau Phai. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc gây khó khăn đến quá trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Địa hình vùng núi đá bị cắt xẻ vô định hình, được hình thành chủ yếu vào kỷ Đêvôn Pécmi. Quá trình xâm thực đã tạo ra các hang động cácxtơ và đất cácxtơ hóa. Trong các thung lũng đá vôi trồng trọt rất tốt như Lùng Thúm, Lùng Cà, Lùng Yên, Lùng Tàu, Lùng Hàng, Lùng Khoọc, … Các vùng đất bị chia cắt bởi những khe rạch có nước, những con suối và sông. Dọc thung lũng và khe lạch cũng như những triền núi đất là đất lateritich hóa của núi trẻ được hình thành từ kỷ đệ tứ chủ yếu trên thềm đá bazan, rất tốt cho trồng trọt và phát triển cây lấy gỗ, cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là hồi và các loại cây ăn quả. Có những thung lũng rộng được nông dân khai phát thành ruộng lúa như cánh đồng Bình Phúc, Yên Phúc, Vân Mộng, Trấn Ninh, Tân Đoàn, Tràng Phái. Ngoài ra là ruộng bậc thang và nương rẫy được nhân dân trồng trọt quanh năm. Xen kẽ giữa vùng núi đất là những đỉnh núi cao, đỉnh cao nhất là đỉnh núi Khau Phai cao 868m, Khau Ràng cao 768m, tiếp đến là đỉnh Khau Nham thuộc địa phận các xã Bác La, Tịnh Sóc, Huân Phong; sao đó là các đỉnh Khau Diêu, Khau Đăng, Khau Thán,… Chính vì địa hình phức tạp nên việc đi lại rất khó khăn, thường phải vượt nhiều suối, lắm đèo như Lùng Pa, Hin Lăn, Kéo Đeng, Cầu Tập, Kéo Cáy,… Ở Văn Quan, rừng chiếm 38,773 ha, bằng 71,2% tổng diện tích toàn huyện, cung cấp cho cư dân địa phương nhiều lâm sản quý. Có hai loại rừng, rừng núi đất và rừng núi đá. Thảm thực vật điển hình của miền nhiệt đới và Á nhiệt đới, có nhiều loại gỗ quý: đinh, nghiến, lý, lát,… Cây Á nhiệt đới có thông lá kim, thông tre, hoàng đàn và rất nhiều loại cây rừng khác nhau; các loại tre, mây, song và cây lấy sợi. Nhiều loại cây ăn quả và cây thuốc chữa một số bệnh. Trong rừng còn có nhiều loại động vật quý như: các loại thú hươu, nai, hổ, cáo, cầy, lợn lòi, khỉ. Các loại chim: trĩ, gà gô, bìm bịp, cút, phượng hoàng đất. Các loại bò sát: trăn, rắn, kỳ đà, thằn lằn, … Thủy văn – sông ngòi: Văn Quan có hai con sông chảy qua là sông Kỳ Cùng và sông Thà Lải. 10
- Sông Kỳ Cùng, có chiều dài 35 km. Sông này bắt nguồn từ xã Bát Xa cao 1.166m thuộc huyện Đình Lập, chảy qua huyện Cao Lộc, qua thị xã Lạng Sơn vào địa phận huyện Văn Quan qua 5 xã: Đồng Giáp, Khánh Khê, Văn An, Song Giang, Trấn Ninh, từ đó qua huyện Văn Lãng, Tràng Định đổ sang Trung Quốc. Từ Nà Kiểng đến Điềm He sông chảy theo hướng Đông Tây. Từ Điềm He sông chảy đến hết ranh giới huyện, sông chảy theo hướng Nam Bắc. Đây là con sông lớn chảy dọc theo ranh giới tự nhiên giữa huyện Văn Quan và huyện Cao Lộc. Chi lưu của sông Kỳ Cùng ở Văn Quan là sông Tu Đồn (bản đồ ghi là Mỏ Phia hoặc Mỏ Pia). Sông Tu Đồn có hai nhánh chính: một nhánh bắt nguồn từ các xã Tri Lễ, Lương Năng, Tú Xuyên và một phần của xã Hòa Bình; một nhánh bắt nguồn từ xã Yên Phúc, Bình Phúc rồi hợp lưu ở Đức Hinh chảy qua Bản Lải xã Vĩnh Lại (còn gọi là Tả Lải – Sông Lải) rồi đổ vào sông Kỳ Cùng ở địa phận xã Song Giang. Ngoài ra, còn một hệ thống khe suối ở khắp các xã như suối Việt Yên, Đồng Giáp, Tràng Các, Tràng Sơn, Đại An, Chu Túc – Văn An, Tân Đoàn – Tràng Phái, … đều là nguồn cung cấp nước quan trọng, phục vụ cho đời sống và phát triển nông lâm nghiệp, nhưng lượng nước ít và thường khô cạn về mùa đông. Chế độ dòng chảy của sông biến động rất lớn về mùa mưa, các cơn lũ thường xuất hiện vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Nhưng nhìn chung lũ trên sông Kỳ Cùng có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào tùy theo lượng mưa mà mức độ lớn bé của lũ xảy ra khác nhau. Về mùa khô, dòng chảy nhỏ và lưu lượng bé nhất xuất hiện vào tháng 12, tháng 1. Nhiều đoạn lòng sông hẹp, nông, người và gia súc dễ dàng vượt qua. Sông Thà Lải: bắt nguồn từ vùng núi phía nam của huyện ở độ cao 523m, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc qua các xã Tri Lễ, Lương Năng, Xuân Mai, Vĩnh Lại, Song Giang và hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng với chiều dài khoảng 50km. Sông Thà Lải uốn khúc quanh co trong các thung lũng hẹp, xen kẽ vùng núi đất, đá. Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ khác chảy theo hướng Nam Bắc bắt nguồn từ xã Ên Phúc chảy qua xã Bình Phúc lên xã Xuân Mai gặp sông Thà Lải ở thị trấn Văn Quan. Ở các xã Vân Mộng, Việt Yên, Tân Đoàn… cũng có một mạng lưới khe suối nhỏ, kiệt nước về mùa khô, chảy len lỏi trong các khe đá, thung lũng nhỏ và vùng núi nhấp nhô. Mật độ khe suối của Văn Quan khoảng 0,6 đến 1,2km/km2. Nhưng do địa hình phức tạp, dòng chảy nhỏ và biến động lớn nên hiệu ích sử dụng nước, lũ lụt, hạn hán đã gây những tác hại thường xuyên và cục bộ ở mức độ khác nhau của từng vùng. Hệ thống hồ đập, dự trữ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp như: đập Bản Quyền, hồ Bản Nầng, hồ Suối Mơ…là nguồn nước chủ yếu cung cấp nước cho sản 11
- xuất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có một số hồ đập chứa nước nhỏ được xây dựng trên các khe suối. Do có hệ thống sông suối, hồ đập phân bố khá đồng đều nên thuận lợi cho công tác thủy lợi. Văn Quan là châu - huyện miền núi, có địa hình phức tạp, không thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông: sách Đồng Khánh địa dư chí ghi chép về tình hình giao thông của châu Văn Quan như sau: “Một đường nhỏ đi từ đông bắc huyện qua các tổng Chu Túc, Tú Xuyên, Huân Phong, Bình Gia, Cam Thủy đến giáp giới huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, đi hết khoảng 2 ngày rưỡi. Một đường nhỏ đi từ huyện lỵ đi về phía tây bắc, rồi chuyển về phía đông nam qua tổng Quang Bí châu Văn Uyên, đi đến các xã Hữu Đễ, Cử Xá đến giáp địa giới châu Ôn phủ Tràng Khánh, đi hết khoảng nửa ngày. Một đường nhỏ từ huyện lỵ đi về phía tây nam đến xã Cam Thủy, qua các xã Định Bảo, Vân Mạc, đến giáp giới huyện Thất Khê, đi hết khoảng 2 ngày” [49, tr.607]. Các tuyến đường này giữ vai trò quan trọng trong việc thông thương đi lại của cư dân Văn Quan cũng như trao đổi buôn bán hàng hóa, tiếp xúc và giao lưu văn hóa của cư dân địa phương với các địa phương lân cận. Tuy nhiên các tuyến đường này đều là đường đất nhỏ hẹp. Hiện nay, từ trung tâm huyện, có các trục đường giao thông chạy qua các xã trong huyện khá thuận tiện, có hai tuyến quốc lộ đi qua. Quốc lộ 1B nối liền từ Đồng Đăng – Lạng Sơn và Bình Gia, Bắc Sơn, Thái Nguyên. Quốc lộ 279 chạy từ Bắc xuống Nam là tuyến giao lưu với Đồng Mỏ - Chi Lăng, và các tỉnh miền xuôi. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, mở mang phát triển kinh tế và phát triển du lịch sinh thái giữa các vùng trong và ngoài huyện. Khí hậu huyện Văn Quan thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Về mùa này, khí hậu chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc từ Trung Quốc thổi vào. Thời tiết thường khô hanh, có những đợt rét đậm kéo dài. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 11, 12, 1, thỉnh thoảng có năm có mưa đá, gió xoáy, làm ảnh hưởng không ít đến cây cối, hoa màu, súc vật và cuộc sống sinh hoạt của nhân dân. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thời tiết trở nên nóng và ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1400mm. Cao nhất là 2029mm, thấp nhất là 765mm, lượng mưa phân bố trong năm không đều, thường mưa tập trung vào các tháng 6, tháng 7 và 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
112 p | 52 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 35 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 42 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 51 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 41 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
93 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
114 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX
119 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1986 - 2015
96 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Aalavan (Lào) từ năm 1986 đến năm 2015
103 p | 25 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn