Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
lượt xem 4
download
Chọn đề tài “Kinh tế,văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX” để nghiên cứu, tác giả mong muốn nêu lên một cách chân thực, khoa học về kinh tế, nhất là tình hình ruộng đất và văn hóa của Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX. Ngoài ra, luận văn cung cấp thêm tư liệu về kinh tế, văn hóa của châu Lục Yên góp phần làm cơ sở nhận thức cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MAI THỊ BIẾN KINH TẾ, VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN TỈNH TUYÊN QUANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MAI THỊ BIẾN KINH TẾ, VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN TỈNH TUYÊN QUANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Thái Nguyên, tháng .... năm 2017 Tác giả Mai Thị Biến i
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, Bảo tảng tỉnh Yên Bái, UBND huyện Lục Yên, Phòng Thống kê, phòng Văn hóa huyện Lục Yên và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng .... năm 2017 Tác giả Mai Thị Biến ii
- MỤC LỤC Trang Trang bia phụ Lời cam đoan................................................................................................................ i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Mục lục.......................................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt............................................................................................. iv Danh mục các bảng ..................................................................................................... v Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ................................................................................................................ 4 4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5 6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................. 7 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................... 12 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..................................................................................... 12 1.2. Lịch sử hành chính huyện Lục Yên................................................................................. 16 1.3. Các thành phần dân tộc..................................................................................................... 20 1.4. Khái quát tình hình chính trị - xã hội huyện Lục Yên .................................................... 26 Chƣơng 2. KINH TẾ CỦA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ......... 33 2.1. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .............................. 33 2.1.1. Tình hình các loại ruộng đất ở châu Lục Yên ...................................... 34 2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư .............................................................. 35 2.1.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ...................................... 36 2.1.4. Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ ...................................................... 37 2.1.5. Tình hình sở hữu ruộng đất của chức sắc ............................................. 38 2.2. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ........................ 41 iii
- 2.2.1. Tình hình các loại ruộng đất ở Lục Yên ............................................... 41 2.2.2. Sở hữu ruộng đất tư .............................................................................. 42 2.2.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ...................................... 43 2.2.4. Sở hữu ruộng đất theo nhóm họ ........................................................... 44 2.2.5. Sở hữu của chức sắc ............................................................................ 45 2.3. Tình hình kinh tế ............................................................................................................... 48 2.3.1. Nông nghiệp ......................................................................................... 48 2.3.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp ...................................................... 54 2.4. Thuế khóa .......................................................................................................................... 58 Chƣơng 3. VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX .................. 61 3.1. Làng bản và nhà cửa ......................................................................................................... 61 3.2. Dòng họ và gia đình.......................................................................................................... 65 3.3. Ẩm thực ............................................................................................................................. 68 3.4. Trang phục......................................................................................................................... 71 3.5. Tục lệ ............................................................................................................................... 74 3.6. Tín ngưỡng, tôn giáo ........................................................................................................ 90 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH : Ký hiệu Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư M, s, th, t, p : Mẫu, sào, thước, tấc, phân. Ví dụ : 112 mẫu 5 sào 4 thước 6 tấc 7 phân sẽ viết tắt là 112.5.04.6.7. Tr : Trang TS : Tiến sĩ TTLTQGI : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Uỷ ban nhân dân iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ............34 Bảng 2.2. Quy mô sở hữu ruộng tư .............................................................................35 Bảng 2.3. Bình quân sở hữu và bình quân thửa ...........................................................37 Bảng 2.4. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ ......................................................38 Bảng 2.5: Tình hình tư hữu ruộng đất của các chức sắc ..............................................39 Bảng 2.6: Quy mô sở hữu và bình quân sở hữu của các chức sắc ...............................40 Bảng 2.7. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .......41 Bảng 2.8. Quy mô tư hữu ruộng đất của chủ sở hữu năm (1840) ...............................42 Bảng 2.9: Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ .............................................43 Bảng 2.10: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ ....................................................44 Bảng 2.11: Sở hữu ruộng tư của các chức sắc .............................................................45 Bảng 2.12: Diện tích sở hữu và bình quân sở hữu của chức sắc .................................46 v
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1805 ........................................................36 Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1840 ........................................................42 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, tiếp giáp với các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Tuyên Quang. Trước cách mạng tháng 8/1945, huyện có tên gọi là Châu Lục Yên thuộc tỉnh Tuyên Quang, nằm án ngữ sườn phía tây căn cứ địa Việt Bắc, giữ vị trí hết sức quan trọng trong tuyến hành lang bảo vệ căn cứ hậu phương kháng chiến của cả nước, là cầu nối liền căn cứ địa Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc và tỉnh Lào Cai, Hà Giang. Lục Yên là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương đối màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản, các dân tộc ở Lục Yên mặc dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau nhưng khi đã cùng nhau sinh sống tại nơi đây thì các dân tộc đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây làng lập bản để làm nơi sinh cơ lập nghiệp và phát triển lâu dài. Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước. Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc miền núi nói chung và Lục Yên nói riêng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Việc phân bố lại dân cư gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp bảo vệ môi trường sinh thái. Là vùng đất rộng người thưa, núi non hiểm trở, có vị trí chiến lược về quốc phòng, Lục Yên từ xa xưa luôn là một bộ phận của tổ quốc Việt Nam thống nhất. Đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước, giàu lòng nhân ái, dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức, đánh giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động và có đời sống văn hoá tinh thần khá phong phú, độc đáo. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có nhân dân các dân tộc Lục Yên. 1
- Việc nghiên cứu về kinh tế, văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX không những góp phần làm rõ hơn lịch sử kinh tế cũng như đời sống văn hóa của các dân tộc ở Lục Yên mà còn góp phần làm cơ sở nhận thức cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà trong việc đề ra đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc, trên mảnh đất Lục Yên giàu truyền thống. Cho đến nay, vấn đề kinh tế và văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỉ XIX chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, vì vậy tôi chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những công trình của các tác giả đã xuất bản có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài, có thể kể đến như sau: Vào những năm cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, ở nước ta xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế và ruộng đất, trong đó có cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê do Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội xuất bản năm 1959. Mặc dù cuốn sách không đề cập đến tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Lục Yên tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX, nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng để chúng tôi có thêm nhận thức trong quá trình hoàn thiện luận văn của mình [22]. Trong tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Vũ Huy Phúc, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1979 tác giả đã nêu lên những chính sách chủ yếu về ruộng đất của nhà Nguyễn, các thiết chế và cơ cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó, đồng thời chỉ ra những tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Nội dung của tác phẩm không trực tiếp đề cập đến châu Lục Yên tỉnh Tuyên Quang, nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về chế độ ruộng đất của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX [31]. Cuốn sách “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII” của tác giả Trương Hữu Quýnh do nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản. Cuốn sách gồm 2 tập được xuất bản lần lượt vào năm 1982 và năm 1983. Cuốn sách đã thể hiện 2
- những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu và tính chất kinh tế - xã hội của nó dựa trên cơ sở là các nguồn tư liệu phong phú bao gồm các bộ chính sử và các nguồn tư liệu địa phương (văn bia, gia phả…) [40]. Năm 1997, hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang đã cho xuất bản tác phẩm Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành. Một trong những nội dung của sách đã bàn về tình hình ruộng đất thông qua tài liệu địa bạ. Các chính sách về nông nghiệp đặc biệt là các chính sách về ruộng đất dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, các tác giả còn nêu được một số nội dung liên quan đến đời sống nông dân dưới triều Nguyễn [42]. Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX) của tác giả Đàm Thị Uyên do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2007 tại Hà Nội [56]. Tác giả Ngô Đức Thịnh đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa có thể kể đến: Tóm lược nội dung chính cuốn sách Văn hoá vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam (2003); Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam (1994); Tìm hiểu các luật tục các dân tộc Việt Nam (2004); Một cách tiếp cận về lịch sử văn hóa (2007); Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (2006). Là những sách có nội dung đề cập về văn hóa, vùng văn hóa, cũng như sắc thái đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Tháng 4 năm 2000, tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Yên Bái đã cho xuất bản cuốn Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (Nxb Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản), cuốn sách đã trình bày về lịch sử Yên Bái với điều kiện tự nhiên và các nền văn hóa cổ đã từng tồn tại trên đất Yên Bái xưa, về truyền thống yêu nước của nhân dân ở đây qua các thời kỳ lịch sử khác nhau về việc thành lập tỉnh Yên Bái và về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, truyền thống yêu nước, cách mạng, sáng tạo của nhân dân Yên Bái từ đó đến nay [53]. 3
- Trong cuốn Một số nét đặc trưng các dân tộc Yên Bái của Ban Dân vận và Dân tộc Tỉnh ủy Yên Bái xuất bản tháng 6 năm 2000, cuốn sách đã nêu được nguồn gốc, phong tục tập quán cũng như các hình thái kinh tế - xã hội của các dân tộc tỉnh Yên Bái [52]. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lục Yên xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Yên (1930-2005), xuất bản năm 2005. Trong cuốn sách này đã nêu khá đầy đủ và có hệ thống về lịch sử hành chính huyện Lục Yên, huyện Lục Yên trong thời kì kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước [4]. Bên cạnh đó còn có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành của một số tác giả có liên quan đến kinh tế, văn hóa châu Lục Yên như: Đàm Thị Uyên và Nguyễn Thị Trang (2004), Vài nét về kinh tế tỉnh tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 8 năm 2014 [58]. Ngoài ra, còn phải kể đến một số khóa luận, luận văn có nội dung liên quan đến đề tài của tác giả đó là: Tìm hiểu tục tang ma của người Nùng ở huyện Lục Yên - Yên Bái của Lộc Thị Hà, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc, năm 2014. Tác giả đã đề cập về tục tang ma của người Nùng ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái [15]. Luận văn: Kinh tế, văn hóa huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái thế kỷ XIX của Trần Thị Xuyên, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên, năm 2015 đã nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, chế độ ruộng đất, kinh tế, cũng như văn hóa nhân dân huyện Trấn Yên thế kỷ XIX. Luận văn này giúp tác giả nghiên cứu được những nét tương đồng, khác biệt giữa Lục Yên với các huyện khác trong cùng thời điểm nửa đầu thế kỷ XIX [59]. Như vậy, đã có một số sách, các bài báo đề cập đến từng khía cạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tuyên Quang nói chung và Lục Yên nói riêng. Nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về Lục Yên một cách hệ thống, mặc dù vậy các công trình nêu trên là nguồn tài liệu quý mà tác giả luận văn được kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ. - Mục đích Chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX” để nghiên cứu, tác giả mong muốn nêu lên một cách chân thực, khoa học về 4
- kinh tế, nhất là tình hình ruộng đất và văn hóa của Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX. Ngoài ra, luận văn cung cấp thêm tư liệu về kinh tế, văn hóa của châu Lục Yên góp phần làm cơ sở nhận thức cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này. - Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, trình bày lịch sử hành chính huyện Lục Yên, khái quát về tình hình chính trị – xã hội của huyện Lục Yên, đồng thời trình bày một số nét khái quát về các dân tộc ở Lục Yên. Làm rõ tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX. Nêu lên những nét cơ bản về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc châu Lục Yên ở nửa đầu thế kỷ XIX. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu Bao gồm các vấn đề về chế độ sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mảnh đất Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn thuộc phủ Yên Bình tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu - Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Đồng Khánh địa dư chí, Kiến Văn tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí… Những tư liệu trên đã ghi chép tên trấn, tổng, xã thôn thời Gia Long, Minh Mệnh; ghi lại số đinh tô thuế ở địa phương, miêu tả vị trí địa lý, thổ sản, phong tục tập quán … của các địa phương, trong đó có những tư liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu của tác giả luận văn. - Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Yên, Yên Bái một thế kỷ, Lục Yên đất ngọc …Những tài liệu này đã miêu tả vị trí địa lý của Lục Yên xưa và nay, văn hóa của các dân tộc trên mảnh đất Lục Yên. 5
- - Nguồn tư liệu địa bạ: Luận văn đã sử dụng 15 địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805), 9 địa bạ thời Minh Mệnh 21 (1840) hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. Tất cả những địa bạ trên là nguồn tư liệu chính để tác giả phục dựng lại tình hình ruộng đất và sở hữu ruộng đất ở châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX. - Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: Tác giả đã thu thập được một số tài liệu trên địa bàn huyện Lục Yên, đến những làng bản của cộng đồng cư dân thiểu số quan sát, ghi chép về các phong tục tập quán của họ, thu thập các câu chuyện dân ca, ca dao... liên quan đến văn hóa cổ truyền của nhân dân Lục Yên trong quá khứ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thiện luận văn, tác giả đã vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được vận dụng để tái hiện quá khứ thông qua tư liệu, đồng thời nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan. - Trong nghiên cứu về Lục Yên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp hệ thống – cấu trúc. Với phương pháp này, đối tượng nghiên cứu được coi như một hệ thống riêng gồm những yếu tố hợp thành. Về lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành và những chuyển thay đổi về địa giới, hành chính, các biến động lịch sử của địa phương. Về kinh tế, gồm có tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, các nghề thủ công nghiệp, hoạt động thương nghiệp và chế độ thuế khóa; Về văn hóa có các yếu tố như: Làng bản và nhà cửa, ăn uống, các tục lệ xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,… Từ đó rút ra những mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố trong một hệ thống. - Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm so sánh chọn điểm cùng vấn đề giữa hai thời điểm lịch sử hoặc với huyện khác trong tỉnh nhằm làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn, chúng tôi đã so sánh ruộng đất ở Lục Yên với huyện khác trong khu vực miền núi phía Bắc để rút ra điểm chung, riêng của ruộng đất ở Lục Yên. - Phương pháp bản đồ giúp hình dung cụ thể, sinh động về sự phân bố sông suối và đồi núi…của huyện. - Với giới hạn của đề tài, chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định tư liệu, nhất là các tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó. - Trong quá trình thực hiện, một số phương pháp khác được sử dụng nhằm thu thập và xử lý tối đa lượng thông tin như: phương pháp hồi cố, thống kê, phân tích, tổng hợp bằng hệ thống các bảng biểu. 6
- - Phương pháp điền dã giúp tác giả quan sát, phỏng vấn, ghi chép và chụp ảnh những nội dung liên quan đến luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn bước đầu làm rõ hơn các vấn đề kinh tế, văn hóa của châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang trong nửa đầu thế kỷ XIX. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được, luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, mối quan hệ tộc người, những vấn đề văn hóa vất chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân, gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền, trong thời kì lịch sử xã hội hồi nửa đầu thế kỷ XIX. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương Chương 1: Khái quát về địa bàn nghiên cứu Chương 2: Kinh tế châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX Chương 3: Văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX 7
- 8
- 9
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH YÊN BÁI 10 Nguồn:Tác giả vẽ
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LỤC YÊN Nguồn:Tác giả vẽ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế - Văn hóa của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015
90 p | 69 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
113 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
93 p | 40 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 41 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 -2015)
114 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
114 p | 52 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 -2015)
107 p | 32 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn