Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
lượt xem 4
download
Luận văn làm rõ khái niệm đời sống văn hóa ở khu dân cư; quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (vấn đề đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục – đào tạo, bảo vệ môi trường...).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LA THỊ ĐẠI CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN (2001 - 2015) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên, năm 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LA THỊ ĐẠI CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN (2001 - 2015) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh Thái Nguyên, năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015) là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Xuân Minh. Nội dung đề tài Luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các báo, tạp chí và một số cuốn sách (đã nêu ở phần Tài liệu tham khảo). Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015) đã được chỉnh sửa theo ý kến của Hội đồng. 4 năm 2017 uận văn La Thị Đại i
- LỜI CẢM ƠN ầy - TS Nguyễn Xuân Minh , Nam Khoa – Đại học văn. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Võ Nhai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Võ Nhai, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai,… , ể trong huyện Võ Nhai, tỉ 4 năm 2017 uận văn La Thị Đại ii
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ......................................................................................................... i Lời cảmơn ............................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................................ iii D ..................................................................................... iv D ............................................................................................... v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN 13 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ......... 13 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .............................................................. 13 1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................ 15 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Võ Nhai .................................................... 18 1.2.1. Đặc điểm kinh tế ....................................................................................... 18 1.2.2. Đặc điểm xã hội ........................................................................................ 20 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 30 Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢHUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2015) ............................................................... 31 2.1. Chủ trương của Trung ương về cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và sự vận dụng của địa phương ............................................. 31 2.1.1. Khái niệm văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư............. 31 2.1.2. Chủ trương của Trung ương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ........ 36 2.1.3. Sự vận dụng của địa phương .................................................................... 44 2.2. Quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai (2001 - 2015) ................................................................. 47 iii
- Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN (2001 - 2015)......................................................................... 64 3.1. Thành tựu ..................................................................................................... 64 3.1.1. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được nâng cao ......................................................................................... 64 3.1.2. Tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chung sức xây dựng nông thôn mới được tăng cường ....................................... 66 3.1.3. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc ngày càng lành mạnh, phong phú ................................................................................................ 69 3.1.4. Sự nghiệp giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh và thu nhiều kết quả ................ 71 3.1.5. Môi trường cảnh quan từng bước được xây dựng sạch đẹp ..................... 74 3.1.6. Dân chủ từng bước được phát huy, ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân được nâng cao; cơ sở chính trị được xây dựng vững mạnh ........................................ 76 3.1.7. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” được phát huy . 78 3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.......................................................... 81 3.2.1. Hạn chế ..................................................................................................... 81 3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ......................................................................... 83 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 84 KẾT LUẬN........................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 90 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 98 iv
- BCĐ Ban Chỉ đạo BVHTT&DL Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch CLB Câu lạc bộ LĐLĐ Liên đoàn Lao động QĐ Quyết định TDTT Thể dục thể thao UBND Ủy ban Nhân dân UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội iv
- Trang Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai huyện Võ Nhai ......................................... 16 Bảng 1.2: Thống kê các tộc người ở huyện Võ Nhai – Thái Nguyên ................ 21 Bảng 1.3. Kết quả thực hiện các mục tiêu của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đến hết năm 1998 .......... 25 Bảng 2.1. Kết quả xếp loại Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa giai đoạn 2009 – 2015 .............................................................................. 55 Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư từ năm 2009 đến năm 2015 .................. 56 Bảng 3.1: Số trường, giáo viên và học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Võ Nhai (từ năm 2005 đến năm 2015) ............................................. 72 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hoá luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, là nền tảng tinh thần, mục tiêu phát triển kinh tế, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Đời sống văn hoá là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa dân tộc; có tác động tích cực đối với các lĩnh vực khác của đời sống. Văn hóa có chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn nhân lực về trí tuệ, tâm hồn, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng. Do đó, văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của văn hoá, ngay từ thời kì vận động Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đưa ra Đề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943). Trong văn kiện này, Đảng ta xác định rõ: Văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá). Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống mới. Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần I (năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”. Với chức năng phối hợp hành động, nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân, từng bước nâng cao chất lượng của cuộc sống của mọi người dân, tại Hội nghị lần thứ 2 (1995), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa IV) đã quyết định mở Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; đồng thời ban hành Thông tư số 04-TT/MTTW ngày 3/5/1995 để hướng dẫn cuộc vận động. Sau 4 năm thực hiện, đến tháng 1/1999, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư số 01-TT/MTTW hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bổ sung và cụ thể hóa nội dung cho cuộc vận động. Tại Hội nghị lần thứ 5 (16/7/1998), Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ra Nghị quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, 1
- đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết nêu rõ: “Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng” [1, tr.58]. Vậy, xây dựng đời sống văn hóa là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng; đó cũng là một sự nghiệp lâu dài, gian khổ, đòi hỏi phải có quyết tâm cao của toàn xã hội và của cá nhân từng con người. Để thống nhất trong tổ chức thực hiện, ngày 12/6/2001, Chính phủ và Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định: Từ nay, trên địa bàn khu dân cư như: Thôn, ấp, bản, làng, sóc, xóm, cụm dân cư khu phố, thống nhất cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành tên gọi mới là cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn chủ trì. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trong cả nước nói chung, ở từng địa phương - trong đó có huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đang là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hết sức quan tâm. Đây là một chủ trương quan trọng, đúng đắn, mang ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị của đất nước, tạo nên một lối sống mới, phù hợp với con người mới, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức sâu sắc nội dung của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, được sự chỉ đạo của UB MTTQ tỉnh Thái Nguyên, UB MTTQ huyện Võ Nhai đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai cuộc vận động trên toàn huyện. Võ Nhai là huyện miền núi ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 40 km về phía đông bắc. Nhân dân các dân tộc huyện Võ 2
- Nhai có truyền thống cách mạng, đoàn kết xây dựng quê hương. Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Võ Nhai đã có nhiều chuyển biến về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh địa phương của Đảng bộ huyện Võ Nhai. Cùng với cả tỉnh, công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ở huyện Võ Nhai đã được triển khai. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Huyện Võ Nhai đã quán triệt và vận dụng chủ trương của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Nhờ đó, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ở huyện Võ Nhai đã đạt được nhiều kết quả. Để góp phần đánh giá đúng quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân Võ Nhai trong quá khứ và hiện tại, từ đó giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tôi lựa chọn đề tài Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015) làm Luận văn Thạc sĩ Sử học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam từ trước tới nay đã từng được đề cập dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Năm 1943, Đảng ta đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam, trình bày nội hàm chủ yếu của văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật, nêu rõ văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá) mà ở đó, người cộng sản phải hoạt động, phải lãnh đạo cách mạng chính trị và cách mạng văn hóa. Đề cương đã nêu bật những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cách mạng văn hóa ở Việt Nam là phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội. Đề cương đã xác định nền văn hóa dân chủ mới của Việt 3
- Nam phải được xây dựng theo ba tính chất cơ bản: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, bên cạnh những nhiệm vụ xây dựng kinh tế, xã hội, Nhà nước cách mạng và Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống mới. Năm 1946, Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương được thành lập. Một năm sau, ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới và được Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là tài liệu tuyên truyền học tập của các cấp chỉ đạo và của toàn dân. Khái niệm đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới” ba nội dung ấy, có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Năm 1946 tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Tiếp đó, từ ngày 16 đến ngày 20/7/1948, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông qua bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trình bày. Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hóa thực dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của những người làm công tác văn hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong kháng chiến đều hướng theo phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cách mạng kĩ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất. Đại hội IV năm 1976 và Đại hội V năm 1981 tiếp tục xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có hình thức dân tộc, có tính Đảng và nhân dân. Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI, VII, VIII; các nghị 4
- quyết của Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương không ngừng hoàn thiện các tư tưởng văn hóa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở. Năm 1986, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người. Toàn bộ các văn kiện Hội nghị Trung ương đều khẳng định văn hóa sẽ phát triển theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nhiều năm gần đây, một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về văn hóa đã được công bố: Năm 1998, cuốn sách Một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn của tác giả Phạm Việt Long được xuất bản.Tác giả đã phân tích và làm rõ một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn. Năm 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xuất bản cuốn Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Đây là cuốn sách tuyển chọn các bài báo cáo tiêu biểu, đại diện cho địa bàn dân cư ở các vùng, miền, thành thị cũng như nông thôn, địa bàn có các dân tộc, các tôn giáo…để bồi dưỡng điển hình và nhân rộng điển hình. Năm 1999, Nhà xuất bản Giáo dục phát hành cuốn sách: Cơ sở Văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam, bao gồm các lớp văn hóa và các giai đoạn văn hóa. Năm 2001, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng Đại học Quốc gia Hà Nội công bố một số bản báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc tế với chủ đề: Việt Nam trong thế kỉ XX được tổ chức tại thủ đô Hà Nội (19 - 21/9/2000). Đáng chú ý có một số báo cáo sau đây: Văn hóa và phát triển: Khuôn khổ UNESCO với bối cảnh những thành tựu của Việt Nam trong quá khứ và tiềm năng tương lai của Rosamria Durand – Đại diện UNESCO tại Việt Nam. Trong báo cáo tác giả trình bày rõ 3 vấn đề; 5
- 1- Khuôn khổ của UNESCO với văn hóa và phát triển; 2- Những thành tựu của Việt Nam; 3- Tiềm năng của Việt Nam trong tương lai. Củng cố các nền văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa của TS. Frank Proschan, Trường Đại học Indiana, Hoa Kì. Tác giả đề cập nhiều vấn đề về văn hóa; trong đó nhấn mạnh vấn đề văn hóa truyền thống của Việt Nam trước những biến đổi văn hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. "Trong bối cảnh này, rất cần xác định xem các cơ quan văn hóa của Việt Nam đang được áp dụng có đủ để đối mặt với những thách thức mới của xu hướng toàn cầu hóa đang tăng lên hay không...", để "đóng góp vào mục tiêu chung là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [67, tr.272]. Văn hóa truyền thống và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ XX của TSKH Lương Việt Hải, Viện Triết học. Tác giả chỉ rõ: "Các giá trị của truyền thống văn hóa là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ vừa qua cũng như trong những thập kỉ tới của thế kỉ XXI" [68, tr.304]. Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt Nam trong thế kỉ XX của PGS.TS Đỗ Long, Viện Tâm lí học. Trên cơ sở trình bày các vấn đề: Giao lưu và sự phát triển của con người; Giao lưu văn hóa và sự chuyển biến từ con người nông dân đến con người chiến sĩ; Con người Việt Nam bước vào thế kỉ XXI trong bối cảnh giao lưu văn hóa và phát triển thông tin, tác giả phân tích sự chuyển biến trong đời sống văn hóa từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Tác giả nêu rõ: "Phong trào xây dựng Đời sống mới đề ra nhiệm vụ trước hết là cải tạo đời sống văn hóa cũ, khẳng định đời sống văn hóa mới trong các tầng lớp quần chúng nhân dân, chống hủ tục, xây mĩ tục, chống mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, xây nếp sống vệ sinh, văn minh, khoa học, chống hành vi xâm phạm, bạo lực đối với con người, trước hết là đối với 6
- phụ nữ, xây quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa người với người từ trong gia đình, làng xã, phố phường đến toàn xã hội" [68, tr.421], v.v... Các Luận văn Thạc sĩ Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2001-2013) của học viên Nguyễn Thu Hằng (2015). Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (2001-2013) của học viên Phùng Trung Kiên (2016) đã trình bày một cách khái quát quá trình thực hiện và những thành tựu đạt được của cuộc vận động trong hai huyện nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Vấn đề này chỉ được đề cập rất khái quát trong một số cuốn sách và văn kiện của Đảng bộ địa phương; trong đó đáng chú ý là cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai tập II (1955 – 2000), xuất bản năm 2004. Trong chương 4 và 5 của cuốn sách, các tác giả đã dựng lại quá trình xây dựng, trưởng thành và kết quả lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - an ninh - quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự trưởng thành của Đảng bộ Võ Nhai và những bài học kinh nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều, nhưng tất cả các công trình nghiên cứu, tài liệu về văn hóa đã được công bố là những nguồn tài liệu quý giá giúp tôi đi sâu nghiên cứu để hoàn thành Luận văn Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2015). 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001- 2015). 3.2. Phạm vi nghiên cứu 7
- - Phạm vi nội dung: Luận văn làm rõ khái niệm đời sống văn hóa ở khu dân cư; quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (vấn đề đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục – đào tạo, bảo vệ môi trường…). - Về không gian: Huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) với diện tích tự nhiên 83.950,24 ha (845,1 km2) có 15 đơn vị hành chính gồm 14 xã, 1 thị trấn và 174 xóm, bản. - Về thời gian: Luận văn tập trung làm rõ vấn đề nghiên cứu từ năm 2001, khi bắt đầu triển khai cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên cơ sở thống nhất cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đến năm 2015. Tuy nhiên, để làm nổi bật những thành tựu của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Luận văn đề cập tình hình kinh tế, xã hội của huyện những năm trước đó. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát về huyện Võ Nhai: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Võ Nhai trước năm 2001. - Nghiên cứu quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015), rút ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế của cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015). - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu sau: 8
- Các văn kiện của Đảng, Chính phủ, các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, của Huyện ủy Võ Nhai về vấn đề nghiên cứu. Các kế hoạch, báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết, báo cáo thường niên, báo cáo theo từng giai đoạn Cuộc vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Võ Nhai, Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai. Các sách và bài báo khoa học, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên quan đến đề tài. Tài liệu khảo sát thực tế tại huyện Võ Nhai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa trên những nguồn tư liệu chọn lọc, trình bày hệ thống quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai. Trên cơ sở phân tích các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá thành tựu và hạn chế của cuộc vận động. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, điều tra, điền dã, phân tích, phỏng vấn trực tiếp để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp của Luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai nói riêng và cả nước nói chung. Trên cơ sở nhận định những mặt hạn chế, thiếu sót, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương trong những năm tiếp theo. 9
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Cấu trúc Luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết Luận, Phụ Lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương nội dung: Chƣơng 1: Khái quát về huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Chƣơng 2: Quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015). Chƣơng 3: Một số nhận xét về cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015). 10
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Nguồn: Tác giả biên vẽ) 11
- (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên) 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
112 p | 52 | 9
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 27 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 51 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 41 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái
93 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
114 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX
119 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1986 - 2015
96 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Aalavan (Lào) từ năm 1986 đến năm 2015
103 p | 25 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 30 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn